Bất cứ quá trình tư duy nào cũng phải sử dụng, cũng phải đụng chạm đến các khái
niệm. Một lập luận, một chứng minh, một bác bỏ, một kết quả nhận thức có đ ược
từ một suy luận bất kỳ có tin cậy được hay không, con người ta có thể nhất trí với
nhau về một vấn đề nào đó hay họ bất đồng về chúng nhiều khi phụ thuộc vào
các khái niệm tham gia vào trong các quá trình này.
Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, sự không giống nhau trong nhận thức về các
khái niệm, sự dị biệt trong việc sử dụng ngôn từ để cố định và chuyển tải các khái
niệm dẫn đến nhiều khó khăn cho hoạt động tư duy, làm cho tốc độ, chất lượng
tư duy giảm sút và trong không ít trường hợp bị rối loạn, bế tắc.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Logic học và Pháp Luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Logic học và Pháp Luật
(phần 1)
Bất cứ quá trình tư duy nào cũng phải sử dụng, cũng phải đụng chạm đến các khái
niệm. Một lập luận, một chứng minh, một bác bỏ, một kết quả nhận thức có được
từ một suy luận bất kỳ có tin cậy được hay không, con người ta có thể nhất trí với
nhau về một vấn đề nào đó hay họ bất đồng về chúng …nhiều khi phụ thuộc vào
các khái niệm tham gia vào trong các quá trình này.
Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, sự không giống nhau trong nhận thức về các
khái niệm, sự dị biệt trong việc sử dụng ngôn từ để cố định và chuyển tải các khái
niệm … dẫn đến nhiều khó khăn cho hoạt động tư duy, làm cho tốc độ, chất lượng
tư duy giảm sút và trong không ít trường hợp bị rối loạn, bế tắc.
Để hạn chế những bất lợi này cho hoạt động tư duy, đặc biệt là trong những lĩnh
vực đòi hỏi có độ chính xác cao, quy mô tác động và điều chỉnh lớn… từ lâu con
người đã nghĩ tới một thao tác tư duy cực kỳ quan trọng và hữu ích: định nghĩa
khái niệm.
Ngay từ thời Hi Lạp cổ, trong nhiều tác phẩm, bài viết, các học giả đã tìm cách
định nghĩa các khái niệm. Ngày nay nhình lại, ta thấy, trong lịch sử phát triển của
nền văn minh nhân loại và suy cho cùng cũng là lịch sử phát triển của tư duy thì ở
bất cứ khoa học nào, từ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn đến khoa
học thực nghiệm cũng đều có và cũng cần đến định nghĩa khái niệm. Người ta khó
hình dung được rằng một ngành khoa học nào đó có thể tồn tại và phát triển mà ở
đó không có các định nghĩa khái niệm, hoặc có quá nhiều các ĐN không chuẩn
xác. Thật vậy, trong toán học ta bắt gặp các định nghĩa như: đạo hàm, quỹ tích,
giai thừa… Trong sinh vật học có các định nghĩa về di truyền, biến dị…Trong hóa
học có các định nghĩa về axít, bazơ, chất xúc tác, bão hoà….Trong ngôn ngữ học
có các định nghĩa về danh từ, tính từ, câu đơn, câu phức…Trong luật học có định
nghĩa về nhà nước, bộ máy nhà nước, pháp luật, quy phạm pháp luật, vi phạm
pháp luật, tội phạm…Điều này phần nào cho thấy, định nghĩa khái niệm tồn tại
phổ biến và không thể phủ nhận trong hoạt động nhận thức, hoạt động lý luận và
hoạt động thực tiễn của các ngành khoa học khác nhau và trong đời sống hàng
ngày, bởi, nếu không có ý nghĩa hoặc không cần thiết thì cố nhiên nó đã không tồn
tại hàng chục ngàn năm nay ở các ngành khoa học!.
Định nghĩa khái niệm là hình thức phản ánh hịên thực khách quan, do đó, một mặt
nó là sản phẩm của hoạt động nhận thức, mặt khác, đến lượt mình, nó trở thành
công cụ của nhận thức. Có định nghĩa, định nghĩa đúng, tốt, nhất quán sẽ giúp con
người hiểu thấu đáo, rõ ràng, chính xác và thống nhât các đối tượng, tránh được
nguy cơ cùng một đối tượng mà ai muốn hiểu thế nào cũng được.
Tuy nhiên, cũng cần thấy sự định nghĩa khái niệm trong khoa học, đặc biệt là các
ngành khoa học xã hội và các ngành khoa học còn trẻ là một việc làm rất khó
khăn, rất phức tạp. Dễ thấy, trong nhiều ngành khoa học, nhiều khái niệm chưa
được định nghĩa một cách chính thức, hoặc không chính xác, không thống nhất.
Việc thiếu vắng các định nghĩa, định nghĩa không chính xác, không thống nhất
làm cho trong nhiều các trường hợp lập luận, chứng minh, bác bỏ (tức các thao tác
cơ bản của tư duy) rơi vào tình trạng rối loạn, sai lầm, không thống nhất bởi vì
tuyệt đại đa số các thao tác tư duy ấy phải dùng các định nghĩa khái niệm làm lý
do, làm căn cứ, làm cơ sở, nói cách khác là làm xuất phát điểm.
• Các KN không được định nghĩa.
Ttrong đời thường không phải khái niệm nào cũng nhất thiết phải được định nghĩa.
Tuy nhiên trong lĩnh vực khoa học, đặc biệt là khoa học pháp lý thì về nguyên tắc,
các khái niệm cần phải được định nghĩa càng sớm càng tốt, càng nhiều càng
hay.Việc các khái niệm nào đó không được định nghĩa một cách chính thức (ở
Việt Nam, trong lĩnh vực pháp luật các định nghĩa được thể hiện trong các văn bản
quy phạm pháp luật dưới dạng các quy phạm định nghĩa) sẽ gây nhiều khó khăn
cho nhà giải thích pháp luật, nhà áp dụng pháp luật và những người có liên quan.
Sau đây là một ví dụ minh hoạ.
Trong mục “chat” với bạn đọc trên báo Pháp luật Tp.HCM số 592 ngày 02-5-2002
đăng bài của thẩm phán Nguyễn Ngọc Quang, Phó chánh án TAND tỉnh Bình
Thuận với đầu đề"Thẩm phán khổ lắm" với nội dung cơ bản về vụ án như sau: A
là công nhân. B là cô gái bán cà phê chưa đủ 16 tuổi (trẻ em theo BLHS). Hai
người quen nhau đã lâu. Một hôm A sang quán B chơi, thấy quán không có ai bèn
nắm tay B, B cho nắm. Ôm ngang lưng rồi ôm vai, B cũng cho luôn. A cởi cúc áo
sờ ngực B, B cũng không phản đối. A bèn kéo B...ra phía sau quán. Đến lúc này B
phản đối, sau đó làm đơn thưa A ra CA, rằng A hiếp dâm B.
Công tác điều tra làm rõ A không có hành vi hiếp dâm nhưng lời khai của A và B
về các hành vi của A là trùng khớp nhau như mô tả ở trên. Trong hồ sơ của cơ
quan điều tra ghi:"A đã có hành vi sờ mó bộ phận sinh dục của B" và vì vậy Cơ
quan điều tra khẳng định A đãcó hành vi dâm ô đối với trẻ em nên đề nghị VKS
truy tố A theo tội dâm ô đối với trẻ em (đây là tội danh mới được quy định trong
BLHS 1999, đ116: Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em,
thì…. -NV). VKS đồng quan điểm với Cơ quan điều tra và đã truy tố A theo tội
danh này.
Trước Toà, Luật sư bào chữa cho A lại lập luận rằng, không thể kết luận thân chủ
của ông phạm tội này được bởi không có cơ sở để coi hành vi của thân chủ của
ông là hành vi dâm ô vì từ trước đến nay luật nước ta chưa hề đưa ra định nghĩa
thế nào là bộ phận sinh dục, hoặc quy định bộ phận nào là bộ phận sinh dục (cũng
là một dạng của ĐN khái niệm). Đại diện VKS đáp trả: Ngực con người là bộ phận
sinh dục chứ không việc gì phải bàn cãi nữa. LS phản đối: Ông nói vậy đâu được.
Này nhé, nếu anh em cán bộ cơ quan ông cởi trần đánh bóng chuyền, bà con đi
biển về thấy thế nói rằng:"Ồ, mấy ông cán bộ VKS để bộ phận sinh dục ra ngoài
trông bất lịch sự quá" thì ông có chịu không? Đại diện VKS phản ứng: Nhưng
ngực anh em cơ quan tôi là ngực đàn ông, còn đây là ngực đàn bà cơ mà. Ngực
đàn bà không phải là ngực đàn ông, thưa ông LS!. LS đáp trả: Và thưa ông đại
diện VKS, do vậy mà ông suy ra, ngực đàn bà là bộ phận sinh dục chứ gì? (đây là
phép suy luận sai lầm, do đó không thể khẳng định kết luận được rút ra từ suy luận
ấy là đúng đắn - NV).
Kết thúc bài viết này thẩm phán Nguyễn Ngọc Quang viết: Chúng tôi ngồi ở giữa
và quả thật cảm thấy rất lúng túng, rất khổ. Cho nên đành phải tìm cách hoãn
phiên toà và sau đó thận trọng làm một văn bản trưng cầu ý kiến để có được câu
trả lời chắc chắn: Ngực con người nói chung và ngực phụ nữ nói riêng có phải là
bộ phận sinh dục không, rồi sau đó mới có hướng giải quyết. Ai bảo thẩm phán
sướng?!
Có thể mẩu chuyện trên là chuyện vui (tán gẫu), tuy nhiên theo chúng tôi, nó đặt
ra một vấn đề rất nghiêm túc xét dưới góc độ khoa học, dưới góc độ pháp lý. Giả
sử rằng, sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ em là dấu hiệu buộc phải có để định tội
danh này thì việc định nghĩa thế nào là bộ phận sinh dục là không thể không có
trong pháp luật nói chung và trong pháp luật hình sự nói riêng, bởi, như trong câu
chuyện trên, nếu Toà xử theo hướng quan điểm của vị đại diện VKS thì đó là theo
quan niệm, theo cách hiểu của riêng ông ta chứ không phải là quan niệm, là cách
hiểu, là ý chí của nhà nước, mà điều này thì không thể chấp nhận được theo quan
điểm pháp chế XHCN. Còn nếu HĐXX xử theo quan niệm của vị luật sư thì tình
hình cũng tương tự.Và, phải chăng sự thận trọng của HĐXX của phiên toà này là
cần thiết, là đáng trân trọng? và phải chăng sự thiếu vắng định nghĩa trong trường
hợp này dẫn tới hậu quả là những người tham gia tố tụng có quan điểm trái ngược
nhau trong việc đánh giá bản chất vụ án, xác định sai tội danh?
• Các định nghĩa không chuẩn xác.
Trong trường hợp đã đưa ra các định nghĩa một cách chính thức nhưng định nghĩa
ấy không chuẩn xác về nội dung hay hình thức cũng dẫn đến các hậu quả tương tự.
Để chứng minh cho nhận định này chúng tôi xin nêu lại định nghĩa khái niệm con
chung tại Điều 63 Luật hôn nhân và gia đình nước ta (có hiệu lực từ 01- 01- 2001):
“Con chung là con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân (1) hoặc có thai trong thời
kỳ đó (2)”. Chắc chắn khi giải quyết các vấn đề liên quan đến con chung (tranh
chấp về con chẳng hạn) các nhà áp dụng pháp luật phải dựa vào định nghĩa này.
Giả định tình huống sau:Anh A kết hôn hợp pháp với chị C. Một tháng sau chị C
có bầu. Trong thời gian chị C có bầu anh A đâm ra hư đốn, phá tán tài sản, ngoại
tình nhiều lần, đánh đập chị C tàn nhẫn… nên chị C xin ly hôn và Tòa án đã cho
họ ly hôn. Một thời gian ngắn sau khi quyết định cho ly hôn của Toà án đã có hiệu
lực pháp luật, chị C (vẫn đang mang bầu) kết hôn với anh B. Một tháng sau kết
hôn với anh B, chị C sinh bé D. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp con chung thì
Toà án sẽ phán quyết như thế nào? D là con chung của A với C hay là con chung
của B với C? Nếu Toà án xử cho D là con chung của B với C (có lý, vì D được
sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của họ chứ không sinh ra trong thời kỳ hôn nhân
của A và C) thì A có thể kháng án (cũng có lý, vì D được có thai (hoài thai) trong
thời kỳ hôn nhân của A với C chứ không phải trong thời kỳ hôn nhân của B với C)
và ngược lại !?. Rõ ràng, định nghĩa này không ổn. Đó là chưa nói đến các bất cập
khác của ĐN này mà chúng tôi có thể sẽ đề cập tới trong một bài viết khác.
• Các định nghĩa không thống nhất.
Chúng ta không phủ nhận một thực tế là, cùng một sự vật, hiện tượng nhưng có
nhiều định nghĩa khác nhau, tùy vào yêu cầu cụ thể của ngành khoa học ấy, tùy
theo mức độ nhận thức của người làm định nghĩa, tùy hoàn cảnh lịch sử cụ thể khi
làm định nghĩa đó, thậm chí tuỳ quan điểm của giai cấp thống trị xã hội như trong
một số định nghĩa liên quan đến luật học, triết học, chính trị học….
Ví dụ , trong hoá học khi định nghiã về nước, người ta có thể đưa ra các ĐN như:
“ Nước là hợp chất được tạo bởi hai nguyên tử Hiđro và một nguyên tử Oxi”;
“Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị”; “ Nước là chất lỏng không
duy trì sự cháy”… Trong pháp luật nước ta, với khái niệm tội phạm cũng có thể
gặp các ĐN khác nhau như: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố
ý hoặc vô ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, xâm phạm chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của
công dân, xâm phạm các lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa “ (
Điều 8 BLHS)
Hoặc trong một số sách báo khác tội phạm cũng đã được định nghĩa:
-Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải
chịu hình phạt.
-Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý và được quy định trong BLHS.
-Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi , được quy định trong Bộ luật
Hình sự
Theo chúng tôi, trong cùng một ngành khoa học, đặc biệt trong cùng một hệ thống
pháp luật của cùng một quốc gia, để tránh việc gây khó hiểu, rối rắm, lộn xộn …
khi tiếp cận các định nghĩa, nếu không thật sự cần thiết thì không nên dùng nhiều
định nghĩa khác nhau cho cùng một đối tượng nhận thức.
Hơn thế nữa, với các đối tượng thuộc các lĩnh vực gần gủi nhau, chẳng hạn các
ngành luật gần nhau, nhằm tránh tình trạng dùng khái niệm (chuẩn) của nghành
luật này để xem xét các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của nghành luật khác thì
trong bản thân từng nghành luật ấy phải sớm đưa ra các khái niệm làm cơ sở cho
việc hiểu chính xác các quy định liên quan đến các khái niệm của riêng nghành
luật đó.
Ví dụ, trong điều 20 BLDS nước ta định nghĩa “Người thành niên là người từ đủ
18 tuổi trở lên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”, nhưng trong
pháp luật Hôn nhân và gia đình lại cho phép “… không bắt buộc nữ phải từ đủ 18
tuổi trở lên mới được kết hôn….” (điểm 1.a Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP
ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao). Như vậy,
với định nghĩa này và với quy định này buộc người ta phải hiểu như sau:
Một là, Nhà nước ta cho phép người chưa thành niên kết hôn nếu lấy định nghĩa
trong BLDS làm chuẩn.
Hai là, Nếu không như thế, nghĩa là không phải Nhà nước ta cho phép người chưa
thành niên kết hôn thì khái niệm người thành niên trong pháp luật Hôn nhân và
trong pháp luật Dân sự là không đồng nhất, theo đó khái niệm năng lực hành vi
đầy đủ trong quan hệ pháp luật Dân sự và trong quan hệ pháp luật Hôn nhân là
không giống nhau. Điều này tất yếu dẫn tới các hệ quả rất rắc rối, phức tạp trong
giải quyết các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong các cuộc hôn nhân khi
người nữ tham gia quan hệ hôn nhân chưa đủ 18 tuổi.
Những điều trình bày trên đặt ra vấn đề: Những khái niệm nào đó chưa được định
nghĩa thì các nhà khoa học cần phải định nghĩa nó. Những khái niệm đã định nghĩa
rồi nhưng định nghĩa không chính xác hoặc do có sự thay đổi, có sự phát triển của
tự nhiên, của xã hội hoặc của tư duy đã làm cho các định nghĩa này không còn phù
hợp nữa thì cần phải thay đổi, bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp có nhiều định
nghĩa, nhiều cách hiểu về cùng một sự vật, hiện tượng, trong cùng một lĩnh vực thì
các dấu hiệu bản chất được đưa vào các định nghĩa ấy phải không được mâu
thuẫn, không được bài xích lẫn nhau. Cuối cùng, trong các lĩnh vực khác nhau có
thể có và cần phải có các cách hiểu khác nhau thì với từng lĩnh vực ấy cần đưa ra
các định nghĩa tương ứng nhằm làm cho nhận thức của mọi người về chúng đạt
được sự tách bạch, chính xác, thống nhất.
Trong công tác pháp luật rất nhiều tư duy pháp lý nhất thiết phải dựa vào định
nghĩa khái niệm đã được xác định ở các điều luật, các văn bản quy phạm pháp
luật. Mọi người nói chung và những người có liên quan đến công tác pháp luật nói
riêng, phải có đủ trình độ đưa ra các định nghĩa đúng, nhất quán và khi giải thích
pháp luật, khi áp dụng pháp luật phải giải thích, phải hiểu chính xác, thống nhất
các khái niệm đã được định nghĩa đó.
...
Lê Duy Ninh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 198_1869.pdf
- 197_8631.pdf