-Loét là hiện tượng mất lớp thượng mô lan đến mô bì giữa và sâu. Do vậy
loét khi lành để lại sẹo.
-Loét có thể khởi đầu bằng một vết trợt (érosion) chỉ lan đến đỉnh nhú bì.
Các vết trợt thường thấy sau khi bóng nước vỡ ra, lành không để lại sẹo
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Loét niêm mạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LOÉT NIÊM MẠC
I.Định nghĩa:
-Loét là hiện tượng mất lớp thượng mô lan đến mô bì giữa và sâu. Do vậy
loét khi lành để lại sẹo.
-Loét có thể khởi đầu bằng một vết trợt (érosion) chỉ lan đến đỉnh nhú bì.
Các vết trợt thường thấy sau khi bóng nước vỡ ra, lành không để lại sẹo.
II.Chẩn đoán loét niêm mạc căn cứ trên:
A. Hỏi bệnh:
-Tuổi
-Hoàn cảnh xảy ra (chấn thương, hội chứng nhiễm trùng, quan hệ tình dục,
do dùng thuốc, phát ban do bóng nước)
-Tiền căn: xảy ra đầu tiên hay có tiền sử giống như vậy (toxidermie)
-Tiến triển của sang thương: đặc tính cấp tính, mới xuất hiện, tiến triển kinh
niên hay tái phát.
B. Khám lâm sàng toàn diện:
Khám kỹ niêm mạc miệng, hậu môn, sinh dục:
-Số lượng, hình dạng tổn thương, kích thước
-Viêm hạch đi kèm
-Khám gan, lách
-Sốt
-Có sự hiện diện của các tổn thương da đi kèm.
C. Các xét nghiệm sinh học:
Tùy theo hướng chẩn đoán lâm sàng: tìm kiếm hội chứng viêm hay nhiễm
trùng, huyết thanh học chẩn đoán, tế bào học, sinh thiết da để làm xét nghiệm mô
học và miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, miễn dịch huỳnh quang gián tiếp.
III.Căn nguyên: có 6 nhóm:
A.Loét do chấn thương:
Chẩn đoán thường căn cứ vào tiền sử: phỏng hay thoa rửa các chất ăn mòn
(agents caustiques) như tím gentiane, Iode-mercure… Ở niêm mạc cần chú ý đến
hiện tượng máy cơ (tic) dẫn đến răng cắn vào niêm mạc, các tổn thương mãn tính
được gây ra bởi các chân răng bị gãy (cần thiết phải nhổ răng hay làm răng giả).
Nguy cơ các tổn thương niêm mạc có thể đưa đến ung thư hóa.
B.Aphtes:
-Thường gây ra loét niêm mạc miệng, tổn thương thường đau, hình tròn,
đáy giống như “beurre frais”, với đường viền đỏ ngoại biên. Số lượng sang thương
có thể thay đổi tùy theo các cơn kịch phát. Aphtes lành trong vài ngày nhưng
thường hay tái phát. Tổn thương có thể bộc phát khi ăn một vài thức ăn.
-Bệnh aphtes (aphtose) có thể hai cực (bopolaire) xảy ra ở miệng và bộ
phận sinh dục hay gặp trong hội chứng BehVet: aphtes lưỡng cực, có tổn thương
da giả viêm nang lông (pseudofolliculite), viêm khớp, viêm màng mạch nho.
C.Loét do nhiễm trùng ở hậu môn, sinh dục hay ở miệng:
1.Săng giang mai (chancre syphilitique):
-Là một vết trợt duy nhất, bờ không rõ hình tròn hay ovale, có đường kính
từ 0,5-2 cm, bề mặt phẳng có màu thịt, rỉ dịch, không đau, đáy cứng, vị trí ở qui
đầu.
-Hạch xuất hiện kèm theo sau khi săng xuất hiện 5-6 ngày. Hạch thường
một bên, không đau, chắc, di động, không có viêm quanh hạch.
-Săng bị loét có thể rất thường gặp do bội nhiễm dẫn đến phù viêm
(phimosis).
-Chẩn đoán dựa trên sự hiện diện của xoắn khuẩn Treponema trên sang
thương khi khảo sát dưới kính hiển vi nền đen. Điều quan trọng nhất là huyết
thanh chẩn đoán FTA thường dương tính từ 7-10 ngày sau khi săng xuất hiện (chú
ý đến giai đoạn tiền huyết thanh).
2.Loét do herpès:
-Herpès có thể ở sinh dục (rất thường là Herpès virus simplex type II) hay ở
miệng (Herpès virus simplex type I).
-Dạng rất nặng là nhiễm herpès nguyên phát đặc trung bởi hội chứng toàn
thân (sốt, mệt mỏi) và có các tổn thương ở miệng, thường là viêm miệng nướu
(gingivostomatite).
-Dạng tái phát thường rất kín đáo: sự tái phát có thể trở lại bởi một vài yếu
tố: kinh nguyệt, ánh sáng mặt trời, nhiễm trùng.
-Phát ban herpès đặc trưng bởi các mụn nước nhỏ, đau, hợp lại thành chùm
dể vở. Thường là ngứa hay có cảm giác phỏng trước khi phát ban. Các mụn nước
khi vỡ để lại các vết trợt thường thấy ở môi hay bộ phận sinh dục, vết trợt có kích
thước nhỏ, kết hợp với nhau thành đám có bờ đa cung.
-Có thể chẩn đoán ở giai đoạn mụn nước bằng cách lấy virus và tế bào học
chẩn đoán. Huyết thanh học chẩn đoán cho thấy sự chuyển đổi huyết thanh khi
nhiễm nguyên phát.
3.Hạ cam mềm (chancre mou):
-Do trực khuẩn Ducrey gây ra, thường vị trí ở bộ phận sinh dục, thời kỳ ủ
bệnh rất ngắn (1-3 ngày). Thường là một vết loét bị nhiễm trùng, đáy dơ, đau, bờ
rỏ (có 2 đường viền: đường viền trong bị hoại tử có màu hơi vàng, đường viền
ngoài màu đỏ xuất huyết)
-Đáy bị thâm nhiễm, mềm, có hạch viêm, hạch có thể có lỗ dò. Người ta có
thể tìm thấy sự nhiễm thêm giang mai khi làm huyết thanh học chẩn đoán giang
mai.
4.Loét do nhiễm trùng hay ký sinh trùng:
-Viêm qui đầu và âm hộ loét trợt do:
+Candida albicans: ngứa, thường trên cơ địa tiểu đường.
+Lậu: thường kèm theo viêm niệu đạo rõ rệt ở nam và kín đáo ở nữ.
+Trichomonas.
+Cầu trùng, chlamydiae.
-Lymphogranulomatose: bệnh Nicolas Faore: săng ở bộ phận sinh dục,
thường biến mất đi sau vài ngày, người bệnh có thể không nhận biết. Hạch là triệu
chứng quan trọng nhất, thường hạch có lỗ dò, hình dạng giống “bình tưới”.
-Viêm miệng loét trợt: nguyên nhân do:
+Bệnh nhiễm Candida
+Lichen phẳng loét trợt.
-Nhiễm amip: vị trí ở hậu môn.
D.Loét niêm mạc do bệnh bóng nước:
Cấp:
+Hồng ban đa dạng với tổn thương hình bia, có bóng nước trên niêm mạc.
+Ectodermose (bệnh ngoại bì loét trợt): tổn thương mô liên kết, hậu môn,
sinh dục, miệng thường có nguyên nhân do virus, chlamydia, mycoplasme.
+Toxidermie nặng (hội chứng Lyell).
Kinh niên:
+Pemphigus: tổn thương niêm mạc miệng 50% các trường hợp.
+Pemphigoide bulleuse.
E.Loét niêm mạc do bệnh về máu (hématopathies):
-Bệnh bạch cầu.
-Bệnh giảm bạch cầu hạt, bệnh giảm neutrophil.
F.Loét kinh niên:
Miệng : tổn thương bạch sản do hút thuốc lá hay lichen thường có nguy cơ
thoái hóa thành ung thư tế bào gai.
Bộ phận sinh dục :
+Bạch sản
+Viêm da do tia xạ
+Lichen scléroatrophique
+Bệnh Bowen
Tổn thương mãn tính này thường có nguy cơ tiến triển thành carcinoma tế
bào gai.
Ung thư bờ hậu môn.
-------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------
From: BS Hà Văn Phước - BV Da liễu TP. HCM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- loet_niem_mac_8792.pdf