Ủy Ban Kinh tế Xã hội châu Á - Thái Bình Dƣơng (Economic and Social
Commission for Asia and the Pacific – ESCAP) thúc đẩy sự hợp tác toàn diện và bền
vững trong phát triển kinh tế - xã hội ở châu Á - Thái Bình Dƣơng, một khu vực năng
động đƣợc đặc trƣng với tốc độ phát triển nhanh và văn hóa đa dạng, nhƣng gặp nhiều
thách thức về tình trạng đói nghèo, suy thoái môi trƣờng, bất bình đẳng và bất ổn về an
ninh. Tổ chức ESCAP hỗ trợ các nƣớc thành viên phân tích các chiến lƣợc, các lựa chọn
chính sách và các hoạt động hợp tác kỹ thuật để giải quyết những thách thức chính của
quá trình phát triển và thực hiện các sáng kiến cho sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và
sự bền vững về môi trƣờng toàn khu vực. Thông qua các hội nghị, ESCAP hỗ trợ các
nƣớc thành viên có tiếng nói chung về các vấn đề toàn cầu bằng cách xây dựng năng lực
để đối thoại, thƣơng lƣợng và định hình chƣơng trình nghị sự phát triển trong bối cảnh
của sự toàn cầu hóa, đa phƣơng hóa và các vấn đề xuyên biên giới. Thúc đẩy kết nối nội
vùng và hội nhập khu vực là mục tiêu nhắm đến của chiến lƣợc này.
28 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Lộ trình tăng trưởng xanh Các-Bon thấp cho châu Á - Thái Bình Dương - Biến khủng hoảng khí hậu và sự cạn kiệt tài nguyên thành cơ hội phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở hạ tầng chúng ta thiết kế và đầu tƣ hôm nay.
Đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng có hiệu quả sinh thái và trang bị thêm cơ sở hạ tầng cũ cung cấp
cơ hội lớn cho tăng trƣởng kinh tế, tạo việc làm và đạt đƣợc các mục tiêu thiên niên kỷ.
Công cụ chính sách để đánh giá lựa chọn cơ sở hạ tầng cần phải tích hợp các khái niệm
về hiệu quả sinh thái từ góc độ đánh giá vòng đời. Ví dụ, khi đánh giá các dự án giao thông, nhƣ
đƣờng cao tốc thì không thể bỏ qua tính toán mức tiêu thụ năng lƣợng và lƣợng khí thải các-bon
tạo ra từ việc sử dụng nó.
Hiện tại chúng ta đang có các công cụ và cơ chế hữu ích nhƣ đánh giá môi trƣờng chiến
lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, đánh giá vòng đời và các đánh giá tích hợp khác. Nhƣng
chúng thƣờng không đƣợc sử dụng hoặc đang hoạt động kém. Để cơ sở hạ tầng đạt đƣợc hiệu
quả sinh thái đòi hỏi tăng cƣờng việc sử dụng các công cụ và cơ chế này.
Sự thay đổi đối cơ sở hạ tầng theo hƣớng hiệu quả sinh thái đòi hỏi:
Các khu đô thị đƣợc quy hoạch và thiết kế đa năng và có khu vực dành cho đi bộ, tăng
cƣờng không gian công cộng.
Khu vực này đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Sự bùng phát đô thị và xe
cộ tạo ra các nguy cơ cho sự bền vững và lành mạnh của đô thị. Các đô thị cần nhanh chóng thay
đổi theo hƣớng phát triển thành phố sinh thái.
Hệ thống giao thông chuyển từ đƣờng bộ sang đƣờng sắt, với đầu tƣ lớn hơn trong giao
thông công cộng và kiểm soát nhiều hơn việc sử dụng xe hơi cá nhân.
Hệ thống giao thông phát triển nhanh với lƣợng xe cộ lớn làm phát sinh các chi phí tiềm
ẩn, nhƣ ùn tắc, tiêu thụ năng lƣợng, phát thải khí các-bon, ô nhiễm không khí và tai nạn giao
thông, làm tăng thêm 10% GDP của quốc gia. Do đó, cần thiết phải chuyển sang hệ thống bền
vững hơn.
Các tòa nhà hiện tại cần đƣợc cải tạo thêm để cải thiện hiệu quả sử dụng năng lƣợng, các
tòa nhà xây mới cần thiết kế xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn xây dựng xanh.
Các tòa nhà tiêu thụ lên đến 40% năng lƣợng. Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lƣợng của
các tòa nhà sẽ giảm đƣợc phát thải CO2 và tổng năng lƣợng sử dụng
Hệ thống năng lượng cần nâng cao hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, mở rộng thị
phần của các nguồn năng lƣợng tái tạo và phát triển các công nghệ mới.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng có 675 triệu ngƣời không đƣợc tiếp cận với các dịch
vụ năng lƣợng hiện đại. Nhu cầu này có thể đạt đƣợc thông qua phát triển các hệ thống sử dụng
năng lƣợng tái tạo phân cấp ở các địa phƣơng.
Cơ sở hạ tầng nước dựa trên phân cấp quản lý tài nguyên nƣớc và quản lý nƣớc mƣa.
Lƣợng nƣớc bình quân theo đầu ngƣời của khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng thấp thứ
hai trên thế giới do quy mô dân số lớn và việc lạm dụng và sử dụng nƣớc quá mức. Nếu đƣợc
quản lý đúng cách, hệ thống quản lý tài nguyên nƣớc phân cấp có thể đảm bảo nguồn nƣớc, ngăn
chặn lũ lụt đô thị và phục hồi hệ sinh thái.
Chất thải cần đƣợc coi nhƣ nguồn tài nguyên và quản lý chất thải phải ƣu tiên xử lý tại
nguồn và tái chế.
Đô thị hóa nhanh chóng và tăng trƣởng kinh tế làm tăng chất thải đô thị, gây ra tình trạng
càng khó khăn cho việc xử lý nếu chỉ dựa trên lƣợng ngân sách đƣợc phân bổ. Thu hồi tài
nguyên từ rác thải thông qua tái chế, làm phân hữu cơ và sản xuất năng lƣợng từ rác thải có thể
giải quyết đƣợc các thách thức về chất thải trong khi tạo ra thu nhập và việc làm.
4. Hình thành các cơ hội kinh doanh xanh
Xanh hóa nền kinh tế đòi hỏi phải xây dựng cơ sở hạ tầng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng
hiện tại, xanh hóa các ngành công nghiệp hiện tại và tạo ra những ngành mới với các sản phẩm
và dịch vụ tốt hơn. Quá trình chuyển đổi này tạo ra các cơ hội cho doanh nghiệp. Chính phủ phải
tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hƣớng tới nền kinh tế xanh.
Các chính phủ cần phải thu hẹp khoảng cách giữa chi phí ngắn hạn và lợi ích dài hạn,
giảm sự không chắc chắn và sự rủi ro cho các nhà đầu tƣ. Các chính phủ cần phải tạo ra một thị
trƣờng cho hàng hóa và dịch vụ môi trƣờng.
Điều này đòi hỏi kết hợp của các công cụ tài chính, thông tin, kinh tế và luật pháp cho
phép giá cả thị trƣờng phản ánh đƣợc chi phí thực của việc sử dụng năng lƣợng và tài nguyên
thiên nhiên; sử dụng tài chính công có chiến lƣợc để thu hút đầu tƣ tƣ nhân; thực hiện các giải
pháp mua bán xanh; hỗ trợ nghiên cứu và phát triển; thúc đẩy tính minh bạch (thông qua báo cáo
môi trƣờng) và nhận thức của ngƣời tiêu dùng (thông qua nhãn sinh thái) cũng nhƣ thiết lập các
quy định rõ ràng và có tính toán trong dài hạn (hạn ngạch phát thải khí nhà kính) và cho các
doanh nghiệp có đủ thời gian để điều chỉnh.
Ba chiến lƣợc mũi nhọn nên thực hiện để hình thành các cơ hội kinh doanh bao gồm:
Xanh hóa các ngành công nghiệp hiện tại: Điều này đòi hỏi các ngành công nghiệp
khuyến khích sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn, loại bỏ dần các chất độc hại, thay thế nhiên
liệu hóa thạch bằng nguồn năng lƣợng tái tạo, cải thiện điều kiện an toàn lao động và giảm thiểu
rủi ro tổng thể cho ngành môi trƣờng. Nó cũng đòi hỏi các chính phủ thúc đẩy sản xuất sạch hơn,
thực hiện giải pháp 3Rs (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế).
Quảng bá sản phẩm, dịch vụ xanh: Tăng trƣởng xanh cung cấp một cơ hội mới cho các
ngành công nghiệp xuất hiện. Ví dụ, tăng cƣờng hệ thống năng lƣợng cung cấp cơ hội phát triển
cho công nghiệp năng lƣợng tái tạo và các ngành công nghiệp liên quan. Xanh hóa nền kinh tế
đòi hỏi các dịch vụ mới. Các định hƣớng về sử dụng hiệu quả năng lƣợng cung cấp cơ hội cho
các công ty dịch vụ năng lƣợng.
Biến vốn tự nhiên thành cơ hội kinh doanh: Bảo tồn hệ sinh thái và đầu tƣ cho nguồn
vốn tự nhiên cung cấp cơ hội mới cho việc tạo ra lợi nhuận và tạo việc làm. Vƣờn quốc gia lƣu
giữ và bảo tồn đa dạng sinh học, văn hóa truyền thống có thể thu hút khách du lịch quốc tế quan
tâm đến du lịch sinh thái. Ví dụ, các khu ngập nƣớc ở Suncheun của Hàn Quốc mỗi năm thu hút
hơn ba triệu khách du lịch, mang lại lợi ích kinh tế lên tới 89 triệu đôla Mỹ. Ngoài ra, thực hiện
nông nghiệp bền vững nhƣ nông nghiệp hữu cơ kết hợp với bảo tồn sinh học cũng mang lại
những lợi nhuận kinh tế.
5. Hình thành và thực hiện chiến lược phát triển các-bon thấp
Các chính phủ trong khu vực nhận ra tầm quan trọng của giải quyết vấn đề biến đổi khí
hậu. Đồng thời, có một nhu cầu cấp thiết về duy trì tăng trƣởng kinh tế, đáp ứng các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống.
Tăng trƣởng xanh là sự hài hòa giữa bảo vệ môi trƣờng và tăng trƣởng kinh tế, sử dụng
thông tin khí hậu để định hƣớng tăng trƣởng kinh tế. Điều này đòi hỏi phải lồng ghép giảm nhẹ
và thích ứng với biến đổi khí hậu vào quá trình lập kế hoạch phát triển của quốc gia.
Các mục tiêu trung và dài hạn của chiến lƣợc cung cấp các tín hiệu rõ ràng cho khu vực
tƣ nhân và công chúng về hƣớng đầu tƣ tƣơng lai, nghiên cứu và phát triển cho đổi mới công
nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng. Kiểm kê phát thải khí nhà kính quốc gia cần phải đƣợc thiết lập
và củng cố nhƣ một công cụ cần thiết để hỗ trợ quá trình lập kế hoạch, cũng nhƣ để theo dõi các
xu hƣớng phát thải và giảm phát thải khí nhà kính.
Chiến lƣợc phát triển các-bon thấp cũng có thể cung cấp cơ sở cho việc lập kế hoạch,
phát triển và thực hiện các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia
(NAMAs). NAMAs cho phép các nƣớc đang phát triển đƣợc công nhận quốc tế đối với hành
động tự nguyện giảm phát thải của họ dựa trên bối cảnh cụ thể của đất nƣớc và có thể cung cấp
cơ hội để thu hút tài trợ và chuyển giao công nghệ. Nhằm mục đích này, một hệ thống đo lƣờng,
báo cáo và xác minh cần phải đƣợc giới thiệu để giám sát sự phát thải cũng nhƣ sự giảm phát
thải khí nhà kính, thúc đẩy tính minh bạch của các dòng tài chính, và cần phải phát triển các hỗ
trợ kỹ thuật cho mỗi hoạt động NAMA cụ thể.
Việc định giá cho các - bon, thông qua thuế các - bon và các chƣơng trình cho phép
thƣơng mại hóa lƣợng khí thải cắt giảm (cap-and trade schemes) rất quan trọng để giảm lƣợng
khí thải, giảm cƣờng độ phát thải các - bon và kích thích tăng trƣởng xanh, là nền tảng của bất kỳ
chiến lƣợc phát triển các-bon thấp.
Ngoài ra, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng có hiệu quả sinh thái và sự tham gia tích cực của
công chúng để theo đuổi lối sống các-bon thấp nên là một phần của chiến lƣợc.
Cuối cùng, chiến lƣợc phát triển các- bon thấp đòi hỏi phải có sự tham gia phối hợp giữa
các bộ, ngành, và có cam kết chính trị ở cấp cao nhất.
Công cụ thực hiện: Huy động tài chính, công nghệ và xây dựng năng lực
Việc thay đổi hệ thống là cần thiết cho theo đuổi các bƣớc đƣợc trình bày trong Lộ trình
này, tuy nhiên, cần huy động các nguồn lực tài chính, các chính sách để khuyến khích nghiên
cứu, phát triển và phát triển năng lực.
Tài chính
Tài chính công sẽ là phƣơng tiện để khởi động tăng trƣởng xanh. Lƣợng công quỹ phù
hợp xúc tác cho quá trình chuyển đổi là rất quan trọng. Vốn của chính phủ cũng có thể đƣợc sử
dụng để làm đòn bẩy cho các quỹ tƣ nhân.
Tài chính các-bon và cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái (PES) cũng có một vị trí quan
trọng cho phát triển các-bon thấp và đầu tƣ vào vốn tự nhiên.
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), tuy là một nguồn quan trọng của nguồn tài trợ cho
các nƣớc có nhu cầu đặc biệt, nhƣng vai trò của nó trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế
xanh không đƣợc nhấn mạnh đủ.
Công nghệ và đổi mới
Để đạt đƣợc sự bền vững môi trƣờng cần thay đổi trong chính sách công, chiến lƣợc kinh
doanh và hành vi cá nhân. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi có những công nghệ tốt hơn. Công nghệ
xanh sẽ không chỉ nâng cao chất lƣợng của sự phát triển kinh tế mà còn định hƣớng cho tăng
trƣởng.
Hầu hết hoạt động chuyển giao công nghệ hiện nay diễn ra ở khu vực tƣ nhân, tuy nhiên
khu vực công cần có một ảnh hƣởng tích cực hơn với tăng trƣởng xanh. Nghiên cứu và chuyển
giao công nghệ xanh tại nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng hiện nay còn ở
mức tƣơng đối thấp. Nếu khu vực này đẩy nhanh hơn quá trình này thì các nƣớc công nghiệp
phát triển hơn sẽ tăng cƣờng đầu tƣ vào khu vực này.
Nâng cao nhận thức và năng lực
Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh cần phải đƣợc đi kèm với các chính sách và
chƣơng trình xây dựng năng lực ở các mức độ khác nhau. Thứ nhất là, cần phải xây dựng năng
lực về thể chế ở cấp chính phủ để tạo ra và thực thi các chính sách cần thiết. Thứ hai là, cần thiết
phải xây dựng năng lực của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng
kiến thức mới và hiện có để xanh hóa các hoạt động của họ và tận dụng cơ hội kinh doanh của
nền kinh tế xanh. Thứ ba là, cần phải xây dựng các kỹ năng của lực lƣợng lao động tham gia vào
các hoạt động kinh tế xanh và các-bon thấp.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng đang bƣớc vào giai đoạn quan trọng: tốc độ tăng
trƣởng kinh tế cao đã giúp nhiều ngƣời dân thoát khỏi đói nghèo, và nhiều mục tiêu phát triển
đang trong tầm tay đạt đƣợc. Những điều này sẽ không đạt đƣợc thông qua các chiến lƣợc tăng
trƣởng thông thƣờng. Sự cạn kiệt về nguồn tài nguyên, biến động giá nguyên liệu và khủng
hoảng khí hậu đòi hỏi khu vực phải xem xét lại các chiến lƣợc kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên
thiên nhiên và phát thải nhiều khí nhà kính. Mỗi nƣớc trong khu vực cần hƣớng tới nền kinh tế
xanh trong đó sự phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trƣờng.
Lộ trình tăng trưởng xanh các-bon thấp cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương cung
cấp cơ hội hƣớng tới nền kinh tế xanh cho khu vực thông qua sự thay đổi 5 thành phần của hệ
thống kinh tế. Đặc biệt, “cấu trúc hữu hình” của nền kinh tế (gồm cơ sở hạ tầng giao thông, các
tòa nhà và hệ thống năng lƣợng) và “cấu trúc vô hình” của nền kinh tế (gồm giá cả thị trƣờng,
quản trị, quy định và lối sống) phải đƣợc định hƣớng lại theo hƣớng sử dụng hiệu quả tài nguyên.
Lộ trình này giúp các nhà hoạch định chính sách trong khu vực có đƣợc sự khái quát về các lựa
chọn chính sách, chiến lƣợc thực hiện cũng nhƣ các ví dụ thành công điển hình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lcggrm_a_summary_for_policymaker_vietnamese_quynh_8765.pdf