Bài tutorial này hướng dẫn những bước cơ bản trong chiếu sáng nội thất bằng
Vray.
Có thể bạn nghĩ rằng 1 setting và 1 cách đặt ánh sáng có thể sử dụng luôn mà
không cần thay đổi, nhưng tôi chưa bao giờ dừng lạiở 1 cách làm, và đây cũng
chỉ là một cách làm cơ bản. Hi vọng các bạn có thể biết được nhiều phương pháp
tốt hơn.
Scene này là đã được KT_Max sử dụng trong bài về chiếu sáng nội thất trong
scanline, tôi sử dụng luôn để bạn có để so sánh ưu và nhược điểm của từng loại.
Trong bài tôi dùng Max 7 và Vray 1.47.03.
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Lighting and rendering by vray, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIGHTING AND RENDERING BY VRAY
Bài tutorial này hướng dẫn những bước cơ bản trong chiếu sáng nội thất bằng
Vray.
Có thể bạn nghĩ rằng 1 setting và 1 cách đặt ánh sáng có thể sử dụng luôn mà
không cần thay đổi, nhưng tôi chưa bao giờ dừng lại ở 1 cách làm, và đây cũng
chỉ là một cách làm cơ bản. Hi vọng các bạn có thể biết được nhiều phương pháp
tốt hơn.
Scene này là đã được KT_Max sử dụng trong bài về chiếu sáng nội thất trong
scanline, tôi sử dụng luôn để bạn có để so sánh ưu và nhược điểm của từng loại.
Trong bài tôi dùng Max 7 và Vray 1.47.03.
Để bắt đầu, chuyển từ scanline sang Vray.
Ta cần test ánh sáng trước khi gán vật liệu, bước này rất quan trọng và sẽ tiết
kiệm được thời gian cho bạn.
Tạo vật liệu Vray màu xám RGB =210,210,210, rồi gán cho tất cả các đối tượng,
render thử. Nhìn không khác gì scanline.
Tiếp đến, ta tạo 2 Vraylight ở cửa sổ, mô phỏng ánh sáng môi trường chiếu sáng
qua cửa sổ. Setting chúng giống nhau. Bạn cũng có thể chỉ tạo 1 light cho toàn
bộ cửa, nhưng tôi làm thế này vì có thể sẽ làm ảnh đẹp hơn, nhưng đồng nghĩa
với việc tăng rendertime.
Render thử
Quá tối. Bước tiếp theo ta sẽ bật GI lên, bước này Vray sẽ tính toán sự phản xạ
ánh sáng của các nguồn sáng được sử dụng. Vray luôn được đánh giá là motor có
tính GI render nhanh nhất. Bước này bạn nên chọn setting nhỏ để cho nhanh.
Cũng tạm ổn rồi.
Bây giờ ta tạo ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ bằng 1 Directlight rồi render
lại.
Mọi thứ nhìn cũng được mặc dù vẫn còn lỗi.
Bước tiếp theo, gán vật liệu cho scene. Render lại
Tối hơn so với ảnh mà ta chỉ render với vật liệu màu trắng. Điều đó là vì màu
trắng là màu nhận và phát ra ánh sáng mạnh hơn, do đó làm ảnh sáng lên.
Bây giờ bạn có thể có nhiều lựa chọn:
_ Chỉnh lại cường độ light.
_ Tăng hệ số Dark mutil và Bright mutil trong bảng "G-buffer/Color mapping",
rồi render lại cho đến khi ưng ý.
_ Dùng Photoshop để sửa lỗi (cách này rất hay đỡ mất công render lại).
_ Cách cuối tôi mới sử dụng, thực tế trong các bài tút rất ít nhắc đến nó vì nó
cũng mới xuất hiện trong các phiên bản Vray gần đây. Nhưng tôi thấy nó thực sự
hữu ích. Đó là dùng Vray frame buffer để sửa lỗi.
Trước hết để kích hoạt, bạn chọn theo hình dưới, khi đó lúc render ảnh sẽ được
hiện trong bảng Vray frame buffer.
Render, bây giờ ta sẽ sửa những chỗ bị tối. Bạn bấm vào ô, rồi chỉnh lại sao cho
đúng với thực tế nhất, đây chỉ là cảm nhận của bạn thôi. Trong trường hợp này
tôi đã chỉnh theo hình dưới đây.
Ánh sáng khá tốt, với tôi thế là đã đạt yêu cầu. Finish được rồi.
Tăng subdiv của Vraylight lên 20 để giảm noise. Setting render ảnh final:
Tôi render cho khổ 1200x900, hết 16 phút trên máy Pen IV 3G, 1G Ram.
Save sang file .tga
Open with Photoshop, hoàn thiện phần môi trường, chỉnh lại 1 chút ánh sáng,
độ tương phản cho ưng ý.
Ảnh final
Để bắt đầu, download scene.
Đây là những bước cơ bản trong render bằng Vray. Các bạn có thể thấy ưu điểm
của Vray là khá dễ sử dụng, nhưng phải đánh đổi bằng thời gian. Nếu bạn sử
dụng tốt scanline thì đó là ưu điểm rất lớn của bạn.
Chúc các bạn thành công.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- _chieusangnoithatbangvray.pdf