Liên văn bản - Sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết của vấn đề

Trong khi đó, đối với các nhân vật việc lập lại Sơ Đồ, một cách không thấy được, đã không còn là một trò chơi nữa, và việc tìm kiếm sự thật - hay nói theo cách trong tiểu thuyết, “hòn đá triết học” - đã cuốn hút họ. Logic liên văn bản được thể hiện hoàn toàn qua miệng Belbo: “Hãy sống như là Sơ Đồ đang có. Hãy tạo ra hy vọng lớn không thể đánh bật gốc được, bởi vì nó không có gốc. Tôn giáo mà có thể tin được bằng cách không ngừng phản bội nó. Năm lối đi đến một mục đích. Sự nghèo nàn của trí tưởng tượng. Tốt hơn là mê lộ dẫn đến đâu cũng được mà không dẫn đến đâu cũng được”. Nhưng hắn còn thấy ra một sự thật khác - Sự Thật viết hoa của việc nhận thức thế giới bằng cách thần hiệp, hòa vào nó. Việc nhận thức thế giới đòi hỏi phải hoà đồng tuyệt đối với nó, chứ không phải “đọc” nó theo các biểu tượng và ký hiệu. Khoảng khắc của Sự Thật trong tiểu thuyết được gọi là “Khả năng biện minh cho cuộc sống và cái chết”.

Theo ý kiến của người kể truyện trong tiểu thuyết, Cazabon, tiểu vũ trụ và đại vũ trụ là giống nhau, bởi vì cái sau được trí tưởng tượng con người dựng theo mẫu cái trước, vì thế tri thức thần bí là sai lầm và luôn đưa ta trở lại với thân thể con người (chẳng hạn, phép thần bí của các con số là dựa trên tương quan số lượng các bộ phận và cơ quan của thân thể). “Hòn đá triết học” của Cazabon là đứa con trai. Nhưng chính Cazabon biết được khoảnh khắc Sự Thật Belbo trải qua và mô tả trong nhật ký của hắn; cách giải thích truyền thống về chân lý như là sự thống nhất thần bí với thế giới là thuộc về người kể truyện

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Liên văn bản - Sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết của vấn đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghịch lý giữa sự độc thoại của tác giả và những tạp âm thông tin. Tất cả các văn bản của người khác được xử lý lại theo các khuôn mẫu hậu hiện đại - “sự tự do của nhân vật đối với tác giả”, “hòn đảo-sách”, “nhân vật được tạo nên từ ngôn từ”, “sáng tạo như là sự hỗn hợp các văn bản có sẵn”, và mặc dù sự cách điệu khéo léo nhưng các giọng nói của văn hóa vẫn bị giọng của tác giả tiểu thuyết nuốt mất. LVB xóa bỏ các điều kiện cho tính đối thoại. Cuốn tiểu thuyết của Ackroyd mang tính luận chiến với một tác phẩm có chung ý đồ - tiểu thuyết Orlando (1928) của Virginia Woolf. Bản palimpsest, tức văn bản bậc hai được viết lên trên các văn bản cũ, do Ackroyd tạo ra trái ngược với quan niệm mang tính lịch sử về truyền thống trong tiểu thuyết của V. Woolf. Cuộc sống của nhân vật trong Orlando được xem xét như là sự tồn tại, biến đổi và thể hiện của truyền thống văn học với những chuẩn mực của nó, với sự đòi hỏi bắt buộc phù hợp với một thời đại nhất định và một lý tưởng không phụ thuộc vào thời gian và thị hiếu. Bản trường ca do Orlando tạo nên được viết hàng thế kỷ - từ thời nữ hoàng Elizabeth đến đầu thế kỷ XX. Cứ mỗi khi do các hoàn cảnh khác nhau mà việc viết bản trường ca bị gián đoạn rồi sang thời đại văn học khác mới được viết tiếp thì Orlando lại phải có hiểu biết về hoàn cảnh văn hóa mới. Vậy là “tập bản thảo vĩnh hằng” của Orlando do nó giữ lại được các đặc điểm riêng của mỗi thời đại văn hóa, chỉ rất gắng gượng mới có thể được gọi là palimpsest. Một điểm khác nữa giữa tiểu thuyết của V. Woolf và văn bản của Ackroyd là ở chỗ các thủ pháp LVB được chuyển từ ngoài vào trong, phục vụ cho việc thể hiện thế giới bên trong của Orlando, gắn với khái niệm tính tinh thần. Nói chung, LVB hiện đại chủ nghĩa luôn phục vụ cho sự tự thể hiện. Trong bài tiểu luận Văn học hiện đại V. Woolf đã công kích Galsworthy Wells và Bennet, gọi họ là các nhà duy vật vì họ chỉ chú ý đến con người thể xác, trong khi theo ý bà đã đến lúc mô tả tâm hồn con người. Cuốn tiểu thuyết của bà trở thành bản tiểu sử lý tưởng, tuy hơi huyền ảo của Orlando và là sự khai triển ý thức nhân vật theo niên đại, trong đó các thời đại khác nhau được phơi bày đồng thời. Tính lịch sử không chỉ được truyền cho bản thảo, mà cho cả thế giới bên trong của Orlando, điều này bộc lộ qua các biến cố và các chi tiết đời thường. “Phương pháp” trò chơi của V. Woolf đồng vọng với phép thông diễn cổ điển của Diltey; để làm sống lại cuộc sống đã mất cần thiết phải “sống lại nó”, “nhập vào các trạng thái tinh thần của người khác”. Điều này diễn ra được là chỉ nhờ vào ký hiệu, dấu vết được đưa đến cho cảm giác, tức là nhờ vào đối tượng của đời sống văn hóa. Cách tiếp cận này mâu thuẫn với những nguyên tắc đồng hiện của LVB. Bước ra ngoài phạm vi văn học Anh, chúng ta dừng lại ở hai tác giả mà tên tuổi họ rất có ý nghĩa đối với văn học thế kỷ XX. Sự tiếp nhận mối tương tác của các văn bản trong truyện ngắn Pière Ménare, tác giả Don Quichotte (1944) của J.L. Borges là có tính lịch sử. Văn bản trùng sát từng lời một với văn bản của Cervantes, nhưng được viết ra bởi một tác giả ở một thời khác, tức là được đưa vào một khung cảnh văn hóa khác, do đó có thêm những nghĩa mới. LVB ở Borges gắn với chủ thể của sáng tạo; văn bản của Cervantes được đọc khác đi không chỉ nhờ khung cảnh văn hóa mới, mà còn nhờ khung cảnh của sự sáng tạo riêng, nhờ nhãn quan và những đặc điểm cá nhân của Ménare. Nếu chỉ lặp lại, trích dẫn những văn bản của người khác thì không thể đạt được sự lặp lại ý nghĩa. Borges cũng chỉ ra trong truyện ngắn này một phương diện rất quan trọng của LVB, cụ thể là vai trò tích cực của quá trình đọc, của độc giả, người được quyền đặt văn bản vào một khung cảnh mới, nghĩa là được quyền đặt ra cho nó những quan hệ văn học khác, và rốt cuộc là đem lại cho nó một ý nghĩa khác. Tình huống đọc là tình huống sinh ra nghĩa, nhưng đối với Borges điều quan trọng còn là sự cầm giữ nghĩa, sự nối kết cái của mình và cái của người, điều cho phép ông tin rằng người đọc Shakespeare trở thành Shakespeare. Trong tiểu thuyết Quả lắc Foucault (1988) của Umberto Eco, tác giả để cho các nhân vật được tự do vô hạn trong việc giải thích các văn bản thuộc các truyền thống huyền bí và bí truyền. Ba nhà biên tập ngẫu nhiên có được một văn bản do các templier soạn trước khi dòng tu bị chính thức hủy diệt, đó là một sơ đồ mã hóa việc truyền tri thức bí mật vào tương lai. Các nhân vật của Eco đặt mục đích là lập lại Sơ Đồ, nhưng việc lập lại của họ ngay từ đầu đã mang tính chất trò chơi, dựa trên nguyên tắc kết hợp tự do các ý nghĩa chứ không nhằm dựng lại lịch sử. Để tránh những suy luận cá nhân, họ giao việc thiết lập quan hệ giữa các văn bản cho máy tính, và cũng đưa thêm vào những văn bản ngẫu nhiên như “Mini Maus - cô dâu của Mikki”, cái đã dẫn tới “phát hiện” thần học về việc Kitô cưới Marie Magdaline. Vậy là theo logic phi thứ bậc lạ lùng của LVB, các văn bản được viết theo truyền thống tìm kiếm một tri thức tuyệt đối và thống nhất lại được giải thích đủ kiểu và có thêm đủ ý nghĩa tùy thuộc vào sự đối chiếu chúng với nhau. Cuốn tiểu thuyết của Eco lại thành một “thư viện Babylon” gồm những hợp tuyển các văn bản bí truyền, lịch sử các dòng tu, tuyên ngôn của các hiệp sĩ thuộc dòng tu Rosenkreuzer (Hoa hồng và Khổ ác), phục vụ cả cho độc giả ngây thơ, theo định nghĩa của tác giả, cũng như cho độc giả sành sỏi có khả năng thiết lập được các quan hệ mới. “Thiết lập quan hệ” - đó là khái niệm chủ chốt trong tiểu thuyết của Eco; nhưng quan hệ cần tìm không phải mang tính logic, mà là tính phức điệu. “Trong hoàn cảnh thiếu niềm tin thì sự va chạm của hai tư tưởng đều sai lầm như nhau có thể tạo nên một quãng âm thanh dễ chịu” - người kể truyện nghĩ. Phép siêu hình của quy luật tương ứng trong tri thức truyền thống, đòi hỏi sự giống nhau của các cấp độ khác nhau của tiểu vũ trụ và đại vũ trụ, được các nhân vật của cuốn tiểu thuyết biến thành cơ chế giản đơn của sự tương ứng vạn vật với nhau. Ba chương cuối tiểu thuyết nêu lên ba quy tắc cơ bản của việc lập lại Sơ Đồ: các quan niệm gắn với nhau theo phép loại suy (khoai tây và táo là theo hình dạng và nguồn gốc cây trồng, táo và rắn là theo liên tưởng với Kinh Thánh, con rắn và cái bánh rán là theo hình dạng, bánh rán và phao an toàn, phao an toàn và bộ đồ tắm, bộ đồ tắm và biển, cứ thế cho đến khi quay lại khoai tây); mọi quan hệ đều vận hành, nghĩa là, tất cả gắn với tất cả. Các nguyên tắc của “cơ chế tương ứng” vốn mang tính liên văn bản từ gốc giúp xác định các cấp độ cấu trúc khác nhau của cuốn tiểu thuyết - cơ chế tạo nghĩa, sự xây dựng kết cấu. Mẫu hình của cấu trúc nghệ thuật đối với Eco là cấu trúc chứa được khả năng chơi trò ý nghĩa trên nhiều cấp độ. Niềm vui sáng tạo là ở việc tạo ra các cấp độ này và để độc giả tự do tìm kiếm các quan hệ mới. Các liên văn bản hiển lộ và ẩn ngầm (chẳng hạn, ít ai có thể biết cuốn tiểu thuyết của Benito Mussolini được đưa vào tác phẩm của Eco) ông gọi là các “file”, chúng đưa ra sơ đồ công nghệ hoạt động của các liên văn bản và khơi gợi độc giả noi theo các nhân vật tiếp súc tự do với các văn bản. Một trong những đề tài của cuốn tiểu thuyết tác giả xác định là “bệnh hoang tưởng của sự diễn giải”, ngụ ý nhu cầu tìm kiếm sự giải thích duy nhất đúng là bản chất vốn có của con người. Các nhân vật làm việc lập lại Sơ Đồ đã bị tạo phẩm của mình chi phối đến mức không còn phân biệt được thực, giả. Không phản ánh lịch sử, Sơ Đồ sản xuất lịch sử: lịch sử cá nhân của các nhân vật (hai người đến cuối tiểu thuyết là chết, còn người thứ ba đang chờ chết) cũng như lịch sử của các tổ chức thần bí nắm giữ việc lập lại Sơ Đồ và tưởng mình là những người tham gia vào đấy. Niềm tin của họ đem lại tính hiện thực cho Sơ Đồ và tái hiện, theo quan niệm của Eco, cơ chế của mọi niềm tin bắt nguồn từ nhu cầu sâu xa của con người muốn tìm kiếm một Ý Nghĩa duy nhất biện minh cho tất cả và từ việc con người không có khả năng nhận lỗi cá nhân về sự chưa hoàn thiện của mình và của thế giới. Bí mật không có nội dung nên không thể khám phá được, đó là bí mật lý tưởng. Điều bí ẩn được lập ra trong Sơ Đồ của các nhân vật không có mắt xích cuối cùng, điều này khiến việc tìm kiếm trở thành bất tận. Theo thường lệ của mình, không có tham vọng độc đáo, Eco đưa ra những ẩn dụ liên văn bản về tồn tại: thí dụ, nhiều mặt phẳng chồng lên nhau, hay củ hành. “Vũ trụ được bóc ra như một củ hành khổng lồ vô tận, những củ hành lại gồm toàn những lớp vỏ. Vũ trụ là củ hành mà tâm ở khắp nơi còn chu vi thì không ở đâu cả” - bằng ẩn dụ này Eco dẫn độc giả đến “Lĩnh vực của Pascal” của Borges và nhờ sự giúp sức của Borges đưa một ngữ điệu mới vào lịch sử thế giới. Trong khi đó, đối với các nhân vật việc lập lại Sơ Đồ, một cách không thấy được, đã không còn là một trò chơi nữa, và việc tìm kiếm sự thật - hay nói theo cách trong tiểu thuyết, “hòn đá triết học” - đã cuốn hút họ. Logic liên văn bản được thể hiện hoàn toàn qua miệng Belbo: “Hãy sống như là Sơ Đồ đang có. Hãy tạo ra hy vọng lớn không thể đánh bật gốc được, bởi vì nó không có gốc... Tôn giáo mà có thể tin được bằng cách không ngừng phản bội nó... Năm lối đi đến một mục đích. Sự nghèo nàn của trí tưởng tượng. Tốt hơn là mê lộ dẫn đến đâu cũng được mà không dẫn đến đâu cũng được”. Nhưng hắn còn thấy ra một sự thật khác - Sự Thật viết hoa của việc nhận thức thế giới bằng cách thần hiệp, hòa vào nó. Việc nhận thức thế giới đòi hỏi phải hoà đồng tuyệt đối với nó, chứ không phải “đọc” nó theo các biểu tượng và ký hiệu. Khoảng khắc của Sự Thật trong tiểu thuyết được gọi là “Khả năng biện minh cho cuộc sống và cái chết”. Theo ý kiến của người kể truyện trong tiểu thuyết, Cazabon, tiểu vũ trụ và đại vũ trụ là giống nhau, bởi vì cái sau được trí tưởng tượng con người dựng theo mẫu cái trước, vì thế tri thức thần bí là sai lầm và luôn đưa ta trở lại với thân thể con người (chẳng hạn, phép thần bí của các con số là dựa trên tương quan số lượng các bộ phận và cơ quan của thân thể). “Hòn đá triết học” của Cazabon là đứa con trai. Nhưng chính Cazabon biết được khoảnh khắc Sự Thật Belbo trải qua và mô tả trong nhật ký của hắn; cách giải thích truyền thống về chân lý như là sự thống nhất thần bí với thế giới là thuộc về người kể truyện. Nhân vật thứ ba chết vì bệnh ung thư, hắn thấy căn bệnh của mình là sự trừng phạt cho thái độ coi thường ngôn ngữ và các văn bản. Trước khi chết hắn thấy mưu toan lập lại Sơ Đồ là sự phỉ báng Quy Luật đã thấm vào toàn bộ tồn tại: sự phá vỡ quy luật ở cấp độ này kéo theo những xuyên tạc ở cấp độ khác. Cứ thế các tế bào thân thể của Diotavelli mất đi khả năng phát triển bình thường. Như vậy, kết thúc của cuốn tiểu thuyết có thể được xem như sự khôi phục các giá trị truyền thống và lời răn dạy về sự trừng phạt cho thái độ hậu cấu trúc luận đối với ngôn từ, nhưng cũng là sự so sánh diễu cợt các nhân vật với những nhân vật khác - những nạn nhân của bệnh hoang tưởng diễn giải. Trường ý nghĩa tự sự thu nạp các quan niệm truyền thống và liên văn bản về sự thật và đức tin, thế giới và lịch sử, không nghiêng về cái nào. Hệ thống tư tưởng và giá trị trong tiểu thuyết được xác định bằng tuyên ngôn trò chơi đức tin của người kể truyện: “tôi tin vào điều đó, nhưng đó không phải là sự thật”, và “đó là sự thật, nhưng tôi không tin”. LVB làm cho văn học thế kỷ XX gần gũi với các nền văn hóa kiểu quy phạm vốn không nhằm đến tác giả cá nhân, mà đến hình mẫu, đến văn bản đã có, hút thu ý chí chủ quan của tác giả. Văn học cho đến trước chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực vốn là ngôn ngữ từ chương, tính từ chương của ngôn ngữ đã mang trong nó hình ảnh thế giới và làm khó cái nhìn trực tiếp về hiện thực, gây khó cho việc nhận thức và tái tạo nghệ thuật đối với hiện thực. “Cái chết của tác giả”, sự biến tác giả thành một chức năng của văn bản được xây dựng ở điểm giao cắt và biến đổi của các ngôn ngữ văn hóa, sự văn bản hóa thế giới, tức là khả năng tiếp nhận nó chỉ thông qua văn bản, đã tạo cơ sở cho việc xích gần văn học đương đại với các nền văn học duy truyền thống. Nhưng sự khác biệt và sự hiện đại có tính nguyên tắc của quan niệm và hiện tượng đứng sau nó là ở sự phi thứ bậc hóa các quan hệ văn bản, ở sự phủ nhận các hình mẫu và quy phạm, ở sự xóa bỏ ranh giới giữa các văn bản (ranh giới niên đại và ranh giới hình thức) và ở sự tiếp nhận mọi văn bản như là bộ phận của một văn bản vĩ mô to lớn, độc lập với việc tác giả có ý thức làm theo hình mẫu hay không. Việc đưa vào văn bản vĩ mô các diễn ngôn phi văn học, và cùng với chúng là các lĩnh vực đời sống được chúng mô tả, tức là sự trùng khít sát sạt của thế giới và văn bản là đặc trưng cho thế giới quan của thế kỷ XX. Vì thế nên dùng thuật ngữ “LVB” theo nghĩa đầu tiên của nó - như sự biểu thị hiện tượng văn hóa thế kỷ XX và áp dụng cho các tác phẩm hiện đại có thể bao gộp các phương diện liên văn bản khác nhau trong nghĩa gốc của từ ở các cấp độ cấu trúc khác nhau. Việc hiểu hạn hẹp thuật ngữ chỉ như là mối tương quan cấu trúc của hai hoặc một số văn bản có tác giả hoặc việc chuyển dịch tư tưởng LVB như là hình ảnh thế giới sang các thời đại khác sẽ gây khó khăn cho việc sử dụng và tiếp nhận khái niệm này1 NGÂN XUYÊN dịch _______________ ([1]) R. Barthes: Tuyển tập các công trình. Ký hiệu học. Thi pháp học. M, 1989, tr. 418. (2) R. Barthes: Palimpsest: Văn học ở bậc hai. 1982; H. Bloom: The anxiety of influence (Mối lo ảnh hưởng, 1973), A map of misreading (Bản đồ đọc sai, 1975); M. Riffaterre: La production of text (Sự sản xuất văn bản, 1979), La syllepse intertextuelle (Sự tương hợp nghĩa liên văn bản, 1979). (3) Xem Surfiction: Fiction now... and tomorow (Siêu hư cấu: hư cấu bây giờ... và ngày mai) Chicago, 1975. (4) Xem: F. Jameson: The political unconscious: narrative as socially symbolic act (Vô thức chính trị: tự sự như một hành động xã hội). Ithaca, 1981. (5) Xem: M. M. Bakhtin: Những vấn đề thi pháp Dostoevski. M. 1972; M. M. Bakhtin: Những vấn đề văn học và mỹ học. M. 1975; M. Holoquist. Dialogism: Bakhtin and his world (Nguyên tắc đối thoại: Bakhtin và thế giới của ông), L, 1990.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclien_van_ban_su_xuat_hien_cua_.doc
  • pdflien_van_ban_su_xuat_hien_cua_khai_niem_ve_lich_su_va_ly_thuyet_cua_van_de.pdf
Tài liệu liên quan