Liên kết chiến lược kinh doanh với hệ thống quản lý nhân lực

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chất lượng nhân viên có vai trò

cốt yếu quyết định sự thành công trong kinh doanh. Chính nhân tố con

người tạo ra năng suất và hiệu quả làm việc khiến cho chất lượng hoạt

động của cả doanh nghiệp được nâng cao. Hơn nữa, “những người

được tuyển vào làm việc” trong một doanh nghiệp, hay bất kỳ một tổ

chức nào sẽ tạo ra văn hóa kinh doanh, cái có thể làm bật lên vị thế và

sự khác biệt của một doanh nghiệp nào đó so với các đối thủ cạnh

tranh.

Không giống những nguồn lực khác như tài chính, hay tài sản, nguồn

nhân lực là cái tạo dựng nên doanh nghiệp và chỉ đạo hướng phát triển

của doanh nghiệp, trong khi nguồn lực tài chính vẫn chỉ là phương tiện

để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra.

Chiến lược kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng thể hiện mục

tiêu phải thực hiện và nó là thông số để đánh giá hiệu quả hoạt động

của doanh nghiệp. Các chiến lược kinh doanh có thể được xác định

dưới nhiều hình thức khác nhau và được đo lường bằng những chỉ số

khác nhau chẳng hạn như mục tiêu về sản xuất, tiếp thị và việc thực

hiện chức năng tài chính được điều phối và thực hiện như thế nào.

Trong phần lớn trường hợp các doanh nghiệp thường không để ý tới

việc xem xét mối liên hệ giữa chiến lược kinh doanh với chính sách

nhân sự với các kế hoạch và việc thực hiện.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Liên kết chiến lược kinh doanh với hệ thống quản lý nhân lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Liên kết chiến lược kinh doanh với hệ thống quản lý nhân lực Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chất lượng nhân viên có vai trò cốt yếu quyết định sự thành công trong kinh doanh. Chính nhân tố con người tạo ra năng suất và hiệu quả làm việc khiến cho chất lượng hoạt động của cả doanh nghiệp được nâng cao. Hơn nữa, “những người được tuyển vào làm việc” trong một doanh nghiệp, hay bất kỳ một tổ chức nào sẽ tạo ra văn hóa kinh doanh, cái có thể làm bật lên vị thế và sự khác biệt của một doanh nghiệp nào đó so với các đối thủ cạnh tranh. Không giống những nguồn lực khác như tài chính, hay tài sản, nguồn nhân lực là cái tạo dựng nên doanh nghiệp và chỉ đạo hướng phát triển của doanh nghiệp, trong khi nguồn lực tài chính vẫn chỉ là phương tiện để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Chiến lược kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng thể hiện mục tiêu phải thực hiện và nó là thông số để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các chiến lược kinh doanh có thể được xác định dưới nhiều hình thức khác nhau và được đo lường bằng những chỉ số khác nhau chẳng hạn như mục tiêu về sản xuất, tiếp thị và việc thực hiện chức năng tài chính được điều phối và thực hiện như thế nào. Trong phần lớn trường hợp các doanh nghiệp thường không để ý tới việc xem xét mối liên hệ giữa chiến lược kinh doanh với chính sách nhân sự với các kế hoạch và việc thực hiện. Nhà quản lý doanh nghiệp cần phải nhận thấy rằng quản lý con người khó hơn rất nhiều so với việc vận hành máy móc với những nút bấm và công tắc. Mặt khác, con người không phải là người máy; mỗi người đều có những ưu, nhược điểm của bản thân, cách xử lý công việc khác nhau cũng như năng lực khác nhau. Nếu được lựa chọn kỹ càng và quản lý tốt, nhân tố con người trong doanh nghiệp có thể là chìa khóa cho thành công trong kinh doanh, nếu không đó lại là cái tiềm ẩn rủi ro lớn nhất! Hãy xem bảng dưới đây để thẩy sự tương tác giữa các chiến lược kinh doanh và chính sách nhân sự: Chiến lược kinh doanh Đặc điểm của công ty Chính sách nhân sự Cạnh tranh dựa trên cơ sở chi phí thấp  Đầu tư dài hạn  Chi phí thấp cho các kênh phân phối  Yêu cầu phải có báo cáo chi tiết  Phân công trách nhiệm và trách nhiệm giải trình rõ ràng  Thiết kế sản phẩm đơn giản  Phải giám sát chặt chẽ hoạt động của nhân viên  Mô tả công việc rõ ràng  Tập trung vào các quy đinh và nguyên tắc  Đào tạo và tập huấn cụ thể  Trả lương theo sản phẩm  Mục tiêu của việc đánh giá hiệu quả làm việc là nhằm kiểm soát Cạnh tranh dựa trên sự khác biệt (chất lượng cao, dịch vụ khách hành, chăm sóc khách hành, v…v…)  Tăng cường tiếp thi  Thiết kế sản phẩm mới  Ưu tiên nghiên cứu và phát triển  Tập trung và danh tiếng, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ  Phải thu hút nhân lực có kiến thức và  Mô tả công việc rộng  Việc giám sát nhân viên không đi vào chi tiết  Một số việc chuyển ra thực hiện bên ngoài  Phân công công việc cho nhóm, không phải cho tay nghề cao từng cá nhân  Trả lương theo năng lực chuyên môn của từng người  Mục tiêu của việc đánh giá hiệu quả làm việc nhằm để phát triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflien_ket_chien_luoc_kinh_doanh_voi_he_thong_quan_ly_nhan_luc_2614.pdf