Ở thời kì thịnh vượng của CNTB nền kinh tế châu Âu phát triển mạnh và đạt đến trình độ của một nền đại công nghiệp
Nền sản xuất châu Âu chuyển nhanh từ công trường thủ công sang phương thức sản xuất bằng máy.
Máy hơi nước đã được phát minh ở thế kỷ XVIII bởi James Watt đã được cải tiến trở thành máy phát động dùng phổ biến trong các nhà máy.
76 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Lịch sử vật lý thời kỳ thịnh vượng của chủ nghĩa tư bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh sáng và điện từ.Năm 1819 ông tìm ra tác dụng từ của dòng điện (tác dụng của dòng điện lên kim nam châm).Ông rút ra kết luận : “ xung điện chắc hẳn không chỉ giới hạn trong dây dẫn, mà còn có phạm vi hoạt động khá rộng xung quanh dây dẫn”. Như vậy ông đã phát hiện được từ trường xung quanh dây dẫn. IV- NHỮNG BƯỚC ĐẦU CỦA ĐIỆN ĐỘNG LỰC HỌC2. Sự ra đời của điện động lực họcAmpe ( 1775- 1843) rất quan tâm đến thí nghiệm của Ocxtet, lúc bấy giờ ông đã là một nhà bác học nổi tiếng chống thuyết chất nhiệt và ủng hộ thuyết sóng ánh sáng.Ngay sau khi nghe thông báo về thí nghiệm ocxtet, ông đã khẩn trương làm thí nghiệm và liên tục thông báo kết quả thí nghiệm.Ông cho rằng trong thiên nhiên không có “chất từ”. có thể quy mọi hiện tượng từ về các tương tác điện động lực học.Ông đã đưa ra hai khía niệm cơ bản của điện học là sức căng điện và dòng điện.IV- NHỮNG BƯỚC ĐẦU CỦA ĐIỆN ĐỘNG LỰC HỌC2. Sự ra đời của điện động lực họcNhà bác học Ôm (1787 – 1854)Giữa những năm 20, dựa trên những kết quả đã đạt được trong điện động lực học, Ohm đã tìm ra định luật về mạch điện, mang tên là định luật ôm.Phải tới đầu những năm 40 định luật ôm mới được công nhậnIV- NHỮNG BƯỚC ĐẦU CỦA ĐIỆN ĐỘNG LỰC HỌC3. Cảm ứng điện từ và sự tiếp tục phát triển của điện động lực học3.1. Tiểu sử FaradayFaraday (1791- 1867) là con một gia đình thợ nghèo, sau khi biết đọc, biết viết, năm 13 tuổi đã đi học việc rồi làm công ở một hiệu sách và đóng sách cho đến năm 21 tuổi. Năm 1812 ông được nhà khoa học Đêvi nhận làm thư kí, rồi làm phụ tá phòng thí nghiệm và năm 1815 ông được cử làm trợ lí nghiên cứu.Năm 1816 Faraday độc lập nghiên cứu khoa học, sau khi được biết thí nghiệm của Ơcxtet thì chuyển hẳn sang lĩnh vực điện động lực học.Faraday là người theo đạo, nhưng về mặt khoa học ông là người duy vật, và không công nhận tôn giáo có quyền can thiệp vào khoa học.IV- NHỮNG BƯỚC ĐẦU CỦA ĐIỆN ĐỘNG LỰC HỌC3. Cảm ứng điện từ và sự tiếp tục phát triển của điện động lực học3.2. Sự phát triển của điện động lực họcFaraday tin rằng thiên nhiên là thống nhất: “Chúng ta không thể nói rằng một trong các sức mạnh đó là nguyên nhân của mọi cái khác, chúng ta phải coi rằng tất cả chúng đều phụ thuộc qua lại lẫn nhau và đều có một bản chất chung”.Năm 1821, ông đã tạo ra chiếc động cơ điện đầu tiên.IV- NHỮNG BƯỚC ĐẦU CỦA ĐIỆN ĐỘNG LỰC HỌC3. Cảm ứng điện từ và sự tiếp tục phát triển của điện động lực học3.2. Sự phát triển của điện động lực họcHiện tượng cảm ứng điện VôntaIV- NHỮNG BƯỚC ĐẦU CỦA ĐIỆN ĐỘNG LỰC HỌC3. Cảm ứng điện từ và sự tiếp tục phát triển của điện động lực học3.2. Sự phát triển của điện động lực họcHiện tượng cảm ứng từ điệnLenxơ (1804 – 1865) đã nêu lên quy tắc chung (định luật Lenxơ), sau đó Nơman (1798 – 1895) đã xây dựng công thức xác định suất điện động cảm ứng của dòng điện cảm ứng.IV- NHỮNG BƯỚC ĐẦU CỦA ĐIỆN ĐỘNG LỰC HỌC3. Cảm ứng điện từ và sự tiếp tục phát triển của điện động lực học3.2. Sự phát triển của điện động lực họcQuan điểm về bản chất của điện và từ:+Theo lý thuyết của Faraday cảm ứng là một trạng thái đặc biệt của môi trường bao quanh vật tích điện, khiến cho tại mỗi phân tử của môi trường điện dương và điện âm bị tách rời nhau ra. Sự phân cực của mỗi phân tử lại gây ra sự phân cực của phân tử lân cận, và trạng thái phân cực truyền trong môi trường lần lượt từ phân tử này sang phân tử khác.+ Tương tác giữa các điện tích được thực hiện nhờ cảm ứng. Bản chất các điện tích cũng xuất hiện do cảm ứng.+ Ông cho rằng chất điện môi cũng như trong vật dẫn đều có cảm ứng, nhưng trong vật dẫn sự phân cực luôn luôn bị phá vỡ, chính sự phá vỡ phân cực đó sẽ tạo ra dòng điện.IV- NHỮNG BƯỚC ĐẦU CỦA ĐIỆN ĐỘNG LỰC HỌC3. Cảm ứng điện từ và sự tiếp tục phát triển của điện động lực học3.2. Sự phát triển của điện động lực họcNăm 1845, ông phát minh ra hiệu ứng Faraday. Cũng vào thời gian này ông phát minh ra tính nghịch từ.IV- NHỮNG BƯỚC ĐẦU CỦA ĐIỆN ĐỘNG LỰC HỌC3. Cảm ứng điện từ và sự tiếp tục phát triển của điện động lực học3.2. Sự phát triển của điện động lực họcTừ năm 1846 trở đi, Faraday đã nói rằng các đường sức là có thật, và có bản chất vật lý.+ Ông cho rằng vật chất bao gồm các nguyên tử có trọng lượng và các hạt ête không trọng lượng. Các nguyên tử và các hạt ête tương tác với nhau bằng những đường sức.+Tuy nhiên, Faraday không xác định cụ thể được đường sức là cái gì. Ông viết: “ Những ai tán thành giả thuyết ête đến một mức độ nào đó có thể coi những đường sức đó như là những dòng chảy, hoặc như những dao động đang truyền đi, hoặc như một chuyển động sóng dừng, hoặc như một trạng thái của sự căng”.V. SỰ PHÁT MINH RA ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNGTừ những năm 30 của thế kỉ XIX, tư tưởng về sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã được hình thành rõ nét.Người đầu tiên nghiên cứu vấn đề này là nhà vật lí người Pháp Xađi Cacnô (1793 – 1832):Xuất phát từ thực tiễn phải biến đổi nhiệt thành công để nâng cao hiệu suất của máy hơi nước, Cacnô đã nêu ra một phương pháp trừu tượng và khái quát để giải quyết vấn đề này, đó chính là phương pháp nhiệt động lực học. V. SỰ PHÁT MINH RA ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNGCacnô đã ghi trong nhật kí của mình: “Nhiệt là chuyển động đã thay đổi hình dạng. Nơi nào mà lực chuyển động bị hủy diệt thì đồng thời xuất hiện nhiệt với một lượng tỉ lệ chính xác với lượng lực chuyển động đã mất đi và ngược lại. Nói đúng ra, lực chuyển động không bao giờ được tạo ra, không bao giờ bị hủy diệt; thực ra thì nó thay đổi hình dạng nhưng không bao giờ biến mất”.Nếu trong câu trên, ta thay “lực chuyển động” bằng “năng lượng” thì đó chính là sự phát biểu của định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.V. SỰ PHÁT MINH RA ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNGNgười thứ hai đưa ra các quan điểm về định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng là Maye (1814 – 1878) một bác sĩ y khoa người Đức.Maye đã viết ba công trình:Công trình “Về việc xác định các lực về mặt số lượng và chất lượng” được viết năm 1841.Công trình “Nhận xét về các lực của thế giới vô sinh” được viết năm 1842.Công trình “Chuyển động hữu cơ trong mối liên hệ với sự trao đổi chất” được viết năm 1845.V. SỰ PHÁT MINH RA ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG V. SỰ PHÁT MINH RA ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNGNhà vật lí học người Anh Jun (1818 – 1889) là người có vai trò to lớn trong việc xây dựng cơ sở thực nghiệm của định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng:Ông đã tiến hành một loạt các thí nghiệm. Đó là các thí nghiệm: Thí nghiệm nghiên cứu sự tỏa nhiệt trong dây dẫn khi nguồn điện là một bộ pin hoặc là máy phát điện.Các thí nghiệm nghiên cứu sự chuyển hóa giữa nhiệt và công, xác định đương lực cơ học của nhiệt bằng cách cho công cơ học biến đổi trực tiếp thành nhiệt mà không cần sự trung gian của dòng điện.Ông không chỉ là người phát minh ra định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng mà còn là người đặt nền móng cho thuyết động học chất khí.V. SỰ PHÁT MINH RA ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNGBên cạnh những đóng góp to lớn của Jun và Maye, trước khi định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng được công nhận như một định luật tổng quát của thiên nhiên thì nó cần đến sự đóng góp của nhiều nhà khoa học khác như: Hemhônxơn (1821 – 1894), Uyliam Tômxơn, Claudiut, RankinTới những năm 50 của TK XIX, đinh luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng được đông đảo các nhà khoa học công nhận như một định luật tổng quát của thiên nhiên và nó được áp dụng ngày càng rộng rãi trong thực tiễn khoa học và kĩ thuật.KẾT LUẬN CHUNG Vật lý học thời kỳ thịnh vượng của CNTB đã đạt được nhiều thành tựu với các phát minh quan trọng trên các lĩnh vực như: cơ học, quang học, điện động lực học. Đây chính là kết quả của sự kế thừa những nghiên cứu của các nhà vật lý thời kỳ trước đó kết hợp với sự nghiên cứu, phát minh của các nhà vật lý học lúc bấy giờ.Đặc biệt trong thời kỳ này có sự ra đời của định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng là một bước tiến cách mạng trong sự phát triển của vật lý học và của khoa học nói chung. Định luật này đã gắn bó làm một mọi hiện tượng vật lý học, đã xóa bỏ sự ngăn cách siêu hình giữa các lĩnh vực khác nhau của vật lý học.Những phát minh của vật lý học trong thời kỳ này đã tạo những bước đệm quan trọng cho sự phát triển của vật lý học thời kỳ tiếp theo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lsvl_nhom_tbcn_nmaddp_4111.pptx