Lịch sử thương hiệu Gucci

Khởi đầu từ một cửa hàng kinh doanh nhỏ tại vùng Florence (Italy) những năm 20 của thế kỳ trước, ngày nay, Gucci được biết đến là một trong những thương hiệu sang trọng nhất thế giới.

Năm 1921, Guccio Gucci mở một công ty đồ da và một cửa hàng nhỏ bán các loại vali, túi xách bằng da tại quê hương mình, Florence. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc tại khách sạn Savoy ở London, ông say mê những sản phẩm tinh xảo, thẩm mỹ cao của những người quý tộc Anh và đã giới thiệu sự tinh tế này tại Italy, thông qua những sản phẩm bằng da có một không hai, được thiết kế và sản xuất nhờ bàn tay lành nghề và sự khéo léo của những người thợ thủ công vùng Tuscan.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Lịch sử thương hiệu Gucci, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử thương hiệu Gucci Tâm Anh (theo Gucci) VnExpressGửi email  Bản in  05:04' PM - Thứ năm, 23/04/2009 Khởi đầu từ một cửa hàng kinh doanh nhỏ tại vùng Florence (Italy) những năm 20 của thế kỳ trước, ngày nay, Gucci được biết đến là một trong những thương hiệu sang trọng nhất thế giới. Năm 1921, Guccio Gucci mở một công ty đồ da và một cửa hàng nhỏ bán các loại vali, túi xách bằng da tại quê hương mình, Florence. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc tại khách sạn Savoy ở London, ông say mê những sản phẩm tinh xảo, thẩm mỹ cao của những người quý tộc Anh và đã giới thiệu sự tinh tế này tại Italy, thông qua những sản phẩm bằng da có một không hai, được thiết kế và sản xuất nhờ bàn tay lành nghề và sự khéo léo của những người thợ thủ công vùng Tuscan. Chỉ trong vòng vài năm, nhãn hiệu sản phẩm của Gucci đã có những thành công lớn, được nhiều khách hàng khó tính để ý. Các sản phẩm của Gucci tung ra thị trường gồm có túi, vali, găng tay, giầy và thắt lưng và dần trở thành những biểu tượng trong ngành thời trang, được đánh giá cao về tính thẩm mỹ và sự sáng tạo. Đối mặt với việc thiếu nguyên liệu tiêu chuẩn trong những năm khó khăn dưới thời độc tài phát xít ở Italy, Gucci đã tự trở thành một công ty vừa sáng tạo sản phẩm vừa cung cấp nguyên liệu. Sản phẩm túi xách "Bamboo Bag" được giới thiệu, trở thành một trong những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu đầu tiên trong vô số sản phẩm của Gucci. Một sản phẩm được các thành viên Hoàng gia và những người nổi tiếng ưa chuộng. Sản phẩm này vẫn còn được sản xuất cho tới ngày nay. Trong suốt những năm 50 của thế kỷ trước, dải băng trên nhãn hiệu của Gucci với ba sọc xanh lá cây - đỏ - xanh lá cây, lấy cảm hứng từ đai yên (ngựa), tiếp tục được ghi nhận là một sự thành công vang dội, được coi là một trong những dấu hiệu nhận biết thông dụng nhất của sản phẩm. Với các cửa hàng được mở ở Milan rồi New York, Gucci bắt đầu xây dựng hình ảnh toàn cầu của mình, là biểu tượng của một sản phẩm sang trọng và hiện đại. Guccio Gucci qua đời năm 1953 và con trai của ông, Aldo, Vasco, Ugo và Rodolfo đã theo bước cha mình. Những năm 60 của thế kỷ trước, Gucci giới thiệu thêm nhiều sản phẩm mới, được coi là bước đột phá vào thời điểm đó. Những sản phẩm này trở thành những thiết kế nổi tiếng còn mãi với thời gian. Đệ nhất phu nhân Mỹ, Jackie Kennedy, khi đó đã sử dụng chiếc túi đeo vai Gucci, sản phẩm ngày nay có tên "Jackie O". Liz Taylor, Peter Sellers và Samuel Beckett dùng "Hobo Bag". Các sản phẩm của Gucci cũng góp mặt trong bộ sưu tập tại Viện nghiên cứu Trang phục thuộc Bảo tàng Nghệ thuật New York. Thời gian này, Gucci tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh ra thế giới với những cửa hàng tiếp theo được mở ở London, Paris, Palm Beach và Beverly Hills (Mỹ). Giữa những năm 60, Gucci bắt đầu sử dụng logo là hai chữ "G" gắn liền nhau nổi tiếng. Những năm tiếp theo, Gucci tiếp tục mở rộng ra bên ngoài biên giới Italy, theo đúng mong muốn của Aldo Gucci, người con trai đầu của ông Guccio Gucci, với mục tiêu mới là khu vực châu Á. Các cửa hàng tại Tokyo và Hong Kong ra đời trong khoảng thời gian này. Công ty cũng tăng cường phát triển những sản phẩm mới, thực hiện nhiều nghiên cứu trên những chất liệu mới, lạ và sang trọng, nhưng vẫn tuân theo những tiêu chí từ ngày đầu. Những bộ sưu tập cổ điển được thiết kế lại trong những hình dáng, màu sắc hiện đại. Nhiều sản phẩm mới cũng được giới thiệu. Năm 1982, Gucci trở thành công ty đại chúng và quyền lãnh đạo được chuyển qua cho con trai của Rodolfo, Maurizio Gucci, người đang nắm giữ 50% cổ phần của Công ty. Năm 1984, Domenico De Sole sở thành Chủ tịch của Gucci America. Investcorp, một công ty đầu tư có trụ sở tại Bahrain, mua 50% cổ phần còn lại của Aldo Gucci và con cháu ông cuối những năm 80. Gucci tiếp tục tạo tiếng tăm trên toàn cầu thông qua việc kết hợp truyền thống và hiện đại vào sản phẩm của mình. Tom Ford trở thành Giám đốc sáng tạo của Gucci năm 1994 và đem nhãn hiệu sang trọng này tiếp cận với những người nổi tiếng, các ngôi sao trong các lĩnh vực. Domenico De Sole được chỉ định làm Giám đốc điều hành năm 1995. Năm 1998, Gucci là "Công ty thành công nhất châu Âu" do Liên đoàn Báo chí Kinh doanh châu Âu bầu chọn, vì những thành công trong kinh doanh, về tầm nhìn chiến lược và hệ thống quản lý, điều hành hiệu quả. Năm 1999, Gucci "kết duyên" với Pinault-Printemps-Redoute và chuyển đổi từ công ty một nhãn hiệu, trở thành Tập đoàn sở hữu với nhiều nhãn hiệu. After De Sole và Ford rời khỏi vị trí năm 2004, Mark Lee được chỉ định làm Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Gucci năm 2005. Ngày nay, Giám đốc sáng tạo của Tập đoàn do Frida Giannini đảm nhiệm. Gucci tiếp tục khai thác hướng tận dụng những nét truyền thống. Gucci luôn được nhắc đến là thương hiệu và sản phẩm cao cấp hàng đầu trong lĩnh vực thời trang. Nguồn:  VnExpress

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgucci_lich_su_thuong_hieu_.doc
Tài liệu liên quan