“Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”
Vâng.Từ lâu, Hà Nội đã trở thành biểu tượng cho các giá trị văn hóa của dân tộc, là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam
Mỗi người Việt Nam từ mọi miền đất nước đều có nguyện vọng đến thăm Hà Nội. Du khách nước ngoài đến Việt Nam không thể bỏ qua Hà Nội. Hà Nội: là một vung đất cổ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước trong trường kì lịch sử, Thăng Long- Hà Nội có một tiến trình văn hóa lâu dài và một kho tàng văn hóa phong phú.
Ở Thăng Long – Hà Nội, những thành tựu văn hóa của các thời kì lịch sử khác nhau, các dạng thức khác nhau, là nơi hội tụ, kết tinh các giá trị văn hóa phong phú, đa dạng của dân tộc, của bốn phương.
73 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Lịch sử Thăng Long - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôm nóng Tây Hồ, để có dịp thưởng thức thứ đặc sản thú vị này.
BÁNH CUỐN THANH TRÌ
Đã quen ăn bánh cuốn ở Hà Nội, nếu ta đi ăn bánh cuốn ở một nơi nào khác, sẽ thấy mình trở thành người khó tính từ lúc nào không biết nữa. Bởi vì dù có thiên vị hay không thì bánh cuốn Hà Nội, mà lại là bánh cuốn Thanh Trì thì không thể chê vào đâu được. Người Hà Nội sành ăn nên ngay từ cái bánh cuốn cũng phải thật cầu kỳ chu đáo. Bột làm bánh phải làm từ thứ gạo ngon, thì bánh mới không nồng, sắc bánh mới trắng. Tráng bánh phải thật mỏng, mỡ thoa phải đều tay cho mướt mặt bánh để khi nếm vào thì thanh nhẹ, mát rượi. Phết nhân bánh cũng đòi hỏi sự khéo léo sao cho bánh không thô, nhân đều từng cái.
Trong thúng, bánh được xếp thành từng lớp gối nhau trên những tàu lá chuối xanh màu ngọc thạch, sắc trắng pha những đốm nhân màu hồng sậm của thịt và màu nâu tươi của mộc nhĩ nổi bật lên một cách hiền lành. Khi ăn, bánh được bàn tay người bán nhẹ nhàng bóc từng lớp mỏng tang rồi cuộn lại, bày lơ là trên những chiếc đĩa khiêm nhường. Bánh thơm dịu, êm êm được dầm vào trong chén nước mắm nhỏ xíu xinh xắn rồi đưa lên miệng, ta sẽ thấy cả một sự kết hợp nhịp nhàng. Mùi thơm của bánh và nhân quyện lẫn cái vị chua cay mặn ngọt của nước chấm, lại thêm vài giọt tinh cà cuống nữa thì thật là tuyệt.
Với cách bán hàng như thế, chỉ một cái thúng đội trên đầu, các bà, các cô vùng Thanh Trì đi khắp các ngõ phố rao bán. Người bán lại chiều khách và luôn sẵn sàng ngả thúng bánh xuống bên vỉa hè hay trong ngõ phố cho mấy bác xích lô, mấy chị bán hàng ăn. Bán như thế, ăn như thế, nhưng ngon, thật ngon và không lẫn với bất cứ thứ bánh cuốn nào.
Xưa khi ăn bánh cuốn Thanh Trì người ta thường thêm vài miếng đậu rán thật nóng, thật phồng. Tuy nhiên ngày nay có thể do ăn bánh cuốn như thế thanh nhã quá nên người ta đã điểm vào một vài miếng chả rán hay thịt quay ba chỉ giòn tan. Một thứ mềm mà thanh, một thứ thì nục nạc mà giòn, ngậy, béo tạo ra một mâu thuẫn nhưng cũng cho cái vị là lạ.
Bánh cuốn Hà Nội ngày nay có nhiều loại và đã trở thành món quà sáng rẻ mà ngon. Có loại ăn nguội, có loại ăn nóng, có loại có nhân thịt, có loại không nhân...mỗi thứ cho một khẩu vị riêng. Song người ta vẫn nhắc đến bánh cuốn Thanh trì như một sản phẩm của nghệ thuật ẩm thực dân dã.
7. Chả cá
Món chả cá đã có cách đây khoảng 100 năm, người chế biến ra món ăn này đầu tiên là gia đình họ Đoàn ở số nhà 14 phố chả cá Hà Nội.
Chả cá có thể nói là một đặc sản mà chỉ ở mảnh đất kình kỳ ngàn năm văn hiến mới có. Chả cá gắn với thương hiệu Lã Vọng, đó là hình ảnh xuất hiện trong các nhà hàng xưa - một ông Lã Vọng, một tay cầm cần câu và một tay xách xâu cá.
Chả cá phải làm từ cá lăng thịt mới ngọt và không có xương. Những miếng thịt cá được lọc ra rồi tẩm ướp thật kỹ trong vòng mấy tiếng đồng hồ thì đem ra nướng.
Món chả cá được ăn cùng với bún và nhiều loại gia vị như lạc rang vàng đã bỏ vỏ, các loại rau thơm, hún, mùi, hành củ trắng, mắm tôm xứ nghệ, vắt tranh nổi vọt
.Chả cá được nướng bằng cặp tre trên bếp than hoa, nướng vừa chín tới thì đem ra phục vụ khách.
Trong các món quà của Hà Nội cũng cần phải nói đến chè, vì đó là một món quà rất được lòng mọi người, nhất là phụ nữ và trẻ em. Chè Hà Nội cũng là sản phẩm của đồng quê, nhưng nó lại mang đậm phong cánh của đất kinh kỳ, vừa tao nhã, vừa phong phú, vừa hào hoa với mùi thơm phảng phất của thiên nhiên.
Chè Hà Nội cũng là chè Việt Nam, nhưng đã được cải tiến, nâng cao và gia giảm; như món chè cốm, với nguyên liệu là cốm Vòng, đường kính, bột sắn dây, nước hoa bưởi. Bưng bát chè cốm trên tay, ngoài sự ngọt ngào tao nhã, người ăn còn như thoảng thấy đâu đây những ngày tháng ba hoa bưởi nở trắng vườn, mùi hương cốm của những cánh đồng lúa mùa thu xa tắp ở nơi chốn quê xưa. Trước đây ở Hà Nội cũng khá nhiều các quán nước giống ở thôn quê. Người Hà Nội thích uống trà tươi (còn gọi là trà xanh). Nước trà xanh phải uống thật nóng và nước phải có màu vàng sóng sánh thì đấy mới là ngon.
Người Hà Nội ít dùng nước vối, mặc dù số người ở đây phần lớn vẫn còn mang chút gì đó gốc gác chốn làng quê, nơi nước vối rất đỗi quen thuộc. Thế nhưng đôi khi vẫn có những người thích vối, và họ lại ủ một tích trà nụ vối nóng bỏng, thoảng hương mùi cúc chi.
Các quán ở Hà Nội bán nước trà khô là chủ yếu (trước đây thứ này được gọi là trà Tàu). Uống trà ở Hà Nội cũng giống như miếng trầu là đầu câu chuyện xưa kia, gặp mặt là uống, không khát cũng uống, vui cũng uống, buồn cũng uống, chia tay cũng uống, bàn chuyện làm ăn cũng uống, đợi chờ ai cũng uống... nên thứ nước trà khô đã trở thành một loại đồ uống phổ thông.
Nếu nước trà đã có từ lâu đời, thì cà phê mới có từ khi thực dân Pháp vào Hà Nội. Người dân đất Hà thành uống cà phê pha kiểu Pháp - bằng phin (cái lọc), và khác với các quán nước trà ồn ào, vui vẻ, quán cà phê Hà Nội thường êm đềm, tĩnh lặng. Khách uống ngồi trầm ngâm chờ đợi từng giọt cà phê rơi, hay tranh thủ xem một tờ báo, hoặc khe khẽ trò chuyện với người bạn đi cùng. Bước vào quán cà phê Hà Nội, người ta tưởng như cuộc sống đã dừng lại nơi đây, bởi tất cả những gì ồn ào và sôi động của nó đã bị bỏ lại ở bên ngoài. Phải chăng đó cũng là một kiểu thưởng thức quà Hà Nội.
Và Thăng Long - Hà Nội quyến rũ hồn người không chỉ bởi cảnh sắc và hào khí mà còn bởi những thói quen nho nhỏ nhưng thanh tao trong văn hoá ẩm thực. Một làn hương hoa bưởi trong bát chè, chút hương vị đậm đà khó tả của bát phở buổi sáng, nhánh hành, tía tô điểm xuyết bát cháo đêm khuya... những điều nhỏ bé đó đã góp phần tạo nên một phong vị Thăng Long, một hương vị quà
Hà Nội, khiến ai một lần đã tới nơi này sẽ còn nhớ mãi.
Như một thói quen, hễ cứ muốn ăn một món gì đó là người ta lại nhớ ngay đến nơi “chuyên” bán loại đồ ăn này. Chẳng hạn như nếu muốn ăn ô mai, bạn sẽ phải lên Hàng Đường, muốn nhấm nháp lạc rang hung lìu phải ra Bà Triệu hay muốn ăn bánh cốm thì phải lên phố Hàng Than.
Thèm bát bún ốc chua cay thì hãy lên phố Cổ Ngư hay muốn uống cà phê đúng “chất” Hà thành thì hãy đến Hàng Hành…
Người Hà Nội không chỉ tinh tế trong cách thưởng các món ngon mà còn khéo léo trong cả cách chế biến món ăn và tự “sản xuất” nên các nguyên liệu góp phần hình thành món ngon đó. Chính vì vậy, sự tinh tế, cầu kì của người Hà Nội đã “thổi hồn” vào tất cả các khâu trong quá trình chế biến món ăn. Dễ hiểu tại sao, các món ăn của người Hà Nội dù là bình dân, vỉa hè, sang trọng cũng đạt đủ tiêu chuẩn về sắc, hương, vị. Đã “yêu” ẩm thực Hà Nội ai mà lại không biết đến những làng nghề ẩm thực nổi tiếng của vùng đất Kinh Kỳ: bún Tứ Kỳ, bún Phú Ðô, cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì, giò Chèm, nem Vẽ, … Chính những địa danh giản dị này đã ghi tên để tạo nên một bản đồ ẩm thực phong phú và riêng có của ẩm thực Hà thành. Nhờ tài khéo léo tạo nên những nguyên liệu, những món ăn nổi tiếng của người dân vùng đó đã khiến cho cái tên Phú Đô, Chèm, Tứ kỳ… chẳng có gì đặc biệt cũng lại dễ nhớ đến lạ lùng…
Phố Chả Cá
Chả cá Lã Vọng
Hiếm có thành phố nào lại có nhiều làng nghề, nhiều con đường gắn liền với những cái tên gợi hồn “ăn uống” như ở Hà Nội: Phố Chả Cá, phố Hàng Cháo, Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Đường…
Bún chả Hàng Mành
Cũng có những con phố mà chỉ cần nghe đến tên người ta đã liên tưởng ngay đến món ngon đặc trưng của con phố đó: Bún chả – Hàng Mành, café – Hàng Hành, bánh tôm – Tây Hồ, bánh cuốn – Thanh Trì, giò Chèm nem Vẽ, bánh dày Quán Gánh… Nó quen thuộc và gắn liền thành những cặp đôi khiến người ta tưởng nó như một lẽ tự nhiên, vốn sinh ra đã có rồi.
Phố cafe Hàng Hành
Sự độc đáo của các làng nghề chính là ở chỗ, cũng là món đó nhưng những nguyên liệu, sản phẩm chỉ trở thành đặc sản nếu nó được ra đời trên vùng đất, dưới bàn tay của những người dân ở làng nghề đó. Ví như, húng Láng chỉ có hương vị độc đáo khi được trồng trên đất Láng. Cũng có khi, từ những những nguyên liệu đời thường nhưng đã được bàn tay tài hoa cộng với tâm hồn tinh tế của người Hà Nội đã biến những món ăn trở thành những tác phẩm nghệ thuật truyền từ đời này sang đời khác, từ vùng này sang vùng khác…
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những cái tên làng, tên phố bình dị đó vẫn đủ sức gợi nhớ trong lòng người xa xứ, bởi những hương vị đặc biệt không trộn lẫn và không dễ tìm thấy ở chốn khác…
Ô mai Hàng Đường
Hà Nội là vùng đất ngàn năm văn hiến, một trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam. Là vùng đất cổ xưa nên cũng lưu truyền rất nhiều văn hóa lễ hội, là món ăn tinh thần để nhân dân ta nhớ nhớ lại truyền thống hào hùng, anh dũng của dân tộc. Các lễ hội tiêu biểu: Lễ hội đền Cổ Loa, lễ hội Đống Đa, hội Lệ Mật, lễ hội Phù Đổng, hội thổi cơm thi Thị Cấm, lễ hội đền Đồng Nhân...
Lễ hội đền Cổ Loa
Lễ hội diễn ra tại xã Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Lễ hội hằng năm diễn ra từ ngày 6 đến 16 tháng giêng âm lịch (chính hội ngày 6) để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương người đã được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi.
Ông đã có công xây thành Cổ Loa, trị vì Âu Lạc trong 50 năm vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Trong dịp lễ hội tái hiện nhiều tích xưa như rước vua sống, lễ ươm gươm tại đền Sái, rước cỗ bỏng…
Lễ hội đền Cổ Loa có đám rước thần uy nghiêm của 12 xóm. Trong phần hội có nhiều trò chơi vui: chơi đu, thổi cơm thi, hát ca trù, hát chèo…Nhiều trò chơi như đánh vật, đánh đu, , đánh cờ người, kéo co, chọi gà, leo dây trong khi các cụ ông, cụ bà thì đi lễ chùa niệm Phật
Lễ hội Đống Đa
Lễ hội Đống Đa (thuộc quận Đống Đa – Hà Nội) hằng năm diễn ra vào ngày 5 tết Nguyên Đán (5/1 âm lịch).
Đây là nơi lễ hội chiến thắng, mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ), người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo.
Cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang. Sau đám rước “rồng lửa Thăng Long” là lễ dâng hương, lễ đọc văn. Hội còn có nhiều trò vui, đua tài, đua trí trên sân bãi tại gò Đống Đa lịch sử.
Lễ hội Thánh Gióng:
Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng (tên nôm là làng Gióng). Đây là một trong những hội lễ lớn nhất ở đồng bằng Bắc bộ, một diễn trường lịch sử - văn hoá, diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân. Hằng năm cứ đến ngày 9 tháng 4 âm lịch (ngày ông Gióng thắng giặc Ân), dân tứ xứ lại đổ về từ mọi ngả xa gần để xem lễ, dự hội làngHội bắt đầu từ ngày mồng 6 tháng 4. Trong những ngày này dân làng tổ chức lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay (cơm cà - thức ăn mà Gióng thích) lên đền Thượng. Ngày chính hội (9-4) có lễ rước kiệu võng từ đền Mẫu lên đền Thượng và tổ chức hội trận (diễn lại trận phá giặc Ân). Ngày mồng 10 làm lễ duyệt quân tạ ơn Gióng. Ngày 11 lễ rửa khí giới. Ngày 12 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất... Cuối cùng là lễ khao quân, đến đêm có hát chèoNhân vật anh hùng Gióng đã trở thành biểu tượng của sức mạnh và lòng yêu nước Việt Nam. Hội Gióng là một đỉnh cao của sinh hoạt văn hóa cổ truyền Việt Nam. Vì thế, người Việt Nam xưa và nay vẫn nhắc nhau lời răn:
"Ai ơi mồng chín tháng tư, Không đi hội Gióng cũng hư mất đời"
NGHỀ LỤA HÀ ĐÔNG( LÀNG LỤA VẠN PHÚC):
nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km, là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam Lụa Hà Đông từng được chọn may trang phục cho triều đình.
Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính như hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình. "Lụa Hà Đông" cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại.
*Lịch sử:
Làng Vạn Phúc vốn có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng 1200 năm, bà A Lã Thị Nương là vợ của Cao Biền, thái thú Giao Chỉ, từng sống ở trang Vạn Bảo. Trong thời gian ở đây, bà đã dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong làm thành hoàng làng.
Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho Việt Nam.
Năm 2009, làng Vạn Phúc có khoảng 1000 khung dệt, sản xuất nhiều loại lụa cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, trong đó có các loại lụa cao cấp như lụa vân quế hồng diệp, lụa vân lưỡng long song phượng.
Năm 2010, để kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, đã thiết kế mẫu lụa Long Vân với hoa văn mang hình tượng lưỡng long chầu Khuê Văn Các được cách điệu trong hình ảnh hoa sen.
Trong nhiều cửa hàng lụa ở Hà Nội và cả ở làng Vạn Phúc, lụa Trung Quốc chất lượng kém hơn được trà trộn vào bán với danh nghĩa lụa Vạn Phúc, làm giảm uy tín của lụa Vạn Phúc.
*Đặc điểm
Mặt hàng dệt tơ lụa Vạn Phúc có nhiều loại: Lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Khổ vải thường là 90-97cm. Theo ca dao truyền miệng, nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc có lẽ là lụa vân - loại lụa mà hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt.
The La, lĩnh Bởi, chồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn.
Lụa vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung có đặc điểm ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý ...
Lụa Hà Đông trong văn hóa đại chúng
Bài hát Áo lụa Hà Đông thuộc thể loại nhạc tiền chiến là một tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ thơ Nguyên Sa. Bài thơ của Nguyên Sa có đoạn:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Năm 2007, bộ phim cùng tên của đạo diễn Lưu Huỳnh ra mắt, bộ phim này đạt được giải thưởng tại một số liên hoan phim của châu
Đi đôi với những nghề truyền thống như dệt, nhuộm, thêu thì đúc đồng, nghề kim hoàn, vàng bạc, nghề giấy, nghề gốm sứ, nghề tiện, nghề khắc gỗ và in sắt, nghề sơn, nghề khảm xà cừ, nghề làm tranh khắc gỗ dân gian đã góp phần tạo nên vẻ đẹp cho Hà Nội.
LÀNG GỐM BÁT TRÀNG:
Ngoài làng Lụa ở Vạn Phúc- Hà Nội ,ở làng Minh Tràng còn có 1 làng nghề nổi tiếng mà hầu như ai cũng biết. Đó là làng Gốm Bát Tràng: nơi đó có 5 dòng họ lớn là các họ Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã nhóm họp và quyết định đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháu họ dời làng di cư về phía kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Họ dừng chân tại vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng. Năm dòng họ trên vùng 72 gò đất trắng ấy đã góp sức cùng nhau làm nên một Bát Tràng với những viên gạch mộc mạc, đơn sơ nhưng để lại một dấu ấn khó quên trong ca dao cổ.
Ước gì anh lấy được nàngÐể anh mua gạch Bát Tràng về xâyXây dọc rồi lại xây ngang Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân
Không chỉ viên gạch cổ, Bát Tràng còn là một làng nghề sản xuất gốm khá nổi tiếng từ bao đời nay. Sản phẩm gốm Bát Tràng như lọ độc bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ...
Làng gốm sứ Bát Tràng - ngôi làng cổ khoảng 500 tuổi nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 10km về phía Ðông Nam, bên tả ngạn sông Hồng, trước đây thuộc tỉnh Bắc Ninh nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.
Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ năm 1990 như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước trong khối EU. Nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng đang được lưu trữ tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới như Viện bảo tàng Royaux - Bỉ, Viện bảo tàng Guimet – Pháp.
NGHỀ DỆT HÀ NỘI:
Dệt vải lụa là một nghề thủ công có truyền thống lâu đời của Thăng Long –Hà Nội. Những yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của nghề đó là sự phong phú về nguyên liệu (bông, dâu tằm) cũng như thị trường tiêu thụ( nhu cầu của triều đình, quân đội,và thị dân khá lớn). Người ta vẫn thường nhắt tới làng dâu tằm Nghi Tàm, làng dâu tằm Bái Ân, Trích Sài với những sản phẩm nổi tiếng là gấm và lĩnh.
NGHỀ NHUỘM:
Việc phát triển vải lụa dẫn tới sự ra đời và phát triển nghề nhuộm. Điển hình là Phố Hàng Đào, làng Bích Lưu (nay ở cuối phố Hai Bà Trưng). Phố Hàng Bông, làng Kim Liên…
NGHỀ KIM HOÀN ĐỊNH CÔNG:
Làng Định Công thuộc huyện Thanh Trì gồm 3 thôn Thượng, Hạ, Trại, nhưng chỉ có thôn Thượng có nghề kim hoàn.
Mỗi thôn mang một sắc thái riêng, người thôn Hạ vừa cấy lúa, vừa trồng ớt,vừa nuôi chim, vừa trồng cây cảnh. Người thôn Trại trồng hoa. Còn dân thôn Thượng sống chính bằng nghề kim hoàn.Người ở làng Định Công tôn 3 anh em nhà họ Trần: Trần Hòa, Trần Điện, Trần Điền( vào thế kỷ VI, thời Lý Nam Đế) làm ông tổ nghề kim hoàn:
Làng anh gặt thự kim hoàn
Để anh đánh nhẵn cho nàng đeo tay”
Nghề làm đồ trang sức bằng vàng bạc,có hai khâu chủ yếu: chế tạo nguê( nhẵn, xuyến, bông tay, dây truyền, kiềng…). Về mặt kỷ thuật người ta chia ra làm 4 loại: đồ chơn, đồ chạm, đồ đậu, đồ đá.
Ngày nay với kỷ thuật công nghệ hiện đại thì nghề kim hoàn đã tạo được nhiều sản phẩm tinh xảo, độc đáo.
Có những tác phẩm không được vẽ lên từ sơn dầu, bột màu, không được khắc hoạ qua chổi lông, bút vẽ mà được hình thành từ cây kim sợi chỉ. Đó là những bức tranh thêu tay Việt Nam, những tác phẩm đặc sắc của người phụ nữ Việt Nam được sáng tạo bằng đôi bàn tay khéo léo.
Không biết nghề thêu có từ bao giờ, chỉ biết rằng năm 40 sau Công nguyên trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, lá cờ thêu 6 chữ vàng “ trả thù nhà, đền nợ nước” tung bay đã làm quân thù hồn xiêu phách lạc. Nghề thêu cho đến nay vẫn chỉ được coi là một nghề phụ, một công việc nội trợ của người phụ nữ Việt Nam. Về bản chất nghệ thuật thêu tay là vô cùng tinh tế.
Làng Quất Động, Thường Tín, thành phố Hà Nội, quê hương của ông tổ nghề thêu Lê Công Hành. Ông được tôn là ông tổ của nghề thêu, ren, đã có công truyền dạy và mở mang để nghề thêu đạt đến trình độ và kỹ thuật điêu luyện cho dân làng Quất Động và 4 xã lân cận. Hằng năm, ngày 12 tháng 6 âm lịch, dân làng 5 xã lại tổ chức lễ tế tổ trưởng để tưởng nhớ công đức của ông.
Nghề thêu qua một bức bưu ảnh cổ
Hơn 300 năm qua, nghề thêu đã phát triển rộng khắp với sức sống mãnh liệt, người làm nghề đã kéo nhau lập thành những phố nghề. Giờ đây đến Quất Động - quê hương của nghề thêu truyền thống với hàng trăm cơ sở tư nhân, quy mô từ vài chục đến hàng trăm cây kim. Người thợ thêu Quất Động không chỉ là những người thợ cần cù, tỉ mỉ mà họ còn là những người nghệ sỹ thực sự. Ngoài nghề thêu tay, làng Quất Động và những làng lân cận vẫn còn giữ cả nghề thêu ren.
.
Khi các vua triều Nguyễn lập kinh đô ở xứ đàng trong thì một số nghề thủ công kinh Bắc cũng được hội tụ và phát triển ở Huế. Nghề thêu vào đến thời ký này đã phát triển hơn cả về kỹ thuật và độ tinh xảo. Thời gian này tất nhiên thêu vẫn phục vụ chủ yếu cho nhu cầu đời sống của vua chúa cung đình. Với một tình yêu và ý thức sâu sắc, ông Thắng đã sưu tập những bức thêu cổ từ rất nhiều năm nay còn lại trong dân gian. Đó là những bức thêu giao tế, tế tự, là những câu đối, liễn trướng, hoành phi, y môn quần bàn hay các tấm thêu phục vụ cho hoàng gia và các quan chức cung đình thời Nguyễn như các khăn phủ, khăn treo trang trí trong nội thất tư gia của những gia đình phong kiến.Đó thật là những vốn quý để lại từ những tay nghề cao của nghệ nhân thêu thời trước.
Cụ Lê Văn Kinh đã có công khôi phục lại nghề thêu tay truyền thống của xứ Huế, cụ được phong là nghệ nhân dân gian và UNESCO xem như báu vật nhân văn sống,là thợ thêu hàng đầu với 70 năm tuổi nghề trong 77 tuổi đời hết tâm hết ý với nghề thêu.
Trong cơ chế thị trường, nghề thêu vốn là 1 nghề làm ra sản phẩm có mỹ cảm cao lại càng đòi hỏi trình độ tri thức của người họa sĩ thiết kế và từng bàn tay người thợ.
Trong những ngày festival truyền thống, XQ Cổ Độ đã được khai trương với niềm tự hào về nghề thêu truyền thống của mình. Đơn thuần mũi chỉ đường kim nhưng qua cuộc rước lễ này để thấy giá trị nghề thêu được tôn vinh.
Một bức tranh thêu của XQ
Có thể nói tranh thêu Hà Nội đã hội tụ đầy đủ vẻ đẹp lịch lãm của miền Bắc, nét phóng khoáng của miền Nam và sự thâm trầm tao nhã của cố đô Huế xưa.
Giải pháp:
Nhằm khẳng định vị thế của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới cũng như các nỗ lực của ngành du lịch vượt qua giai đoạn khó khăn của kinh tế trong nước và thế giới, ngành du lịch đã có những kế hoạch ứng phó kịp thời và nhanh chóng khi đưa ra được các chương trình kích cầu du lịch phù hợp, qua đó hạn chế sự giảm sút, tiến đến phục hồi đà tăng trưởng du lịch một cách ngoạn mục, như Chương trình Ấn tượng Việt Nam, kích cầu du lịch trong nước trong năm 2009 và chương trình kích cầu du lịch “Việt Nam - Ðiểm đến của bạn” trong năm 2010 có sự phối hợp, ủng hộ của các ngành, các cấp.
Chiến dịch quảng bá xúc tiến Du lịch tại Trung Quốc, Đông Bắc Á, Tây Âu và Đông Nam Á
Thực tế cho thấy, quảng bá mạnh ở thị trường nào, khách ở thị trường đó tăng rất cao. Chiến dịch quảng bá xúc tiến Du lịch tại Trung Quốc, Đông Bắc Á, Tây Âu và Đông Nam Á đã hút được nhiều khách du lịch tới Việt Nam năm 2010. Điều này chứng minh rằng, chiến dịch quảng bá, xúc tiến của du lịch Việt Nam đã đi vào đúng trọng điểm cần xúc tiến, đạt hiệu quả thu hút khách.Khai trương Kênh truyền hình Du lịch
Ngày 9.10.2010, đúng vào dịp đất nước ta đang long trọng cử hành Đại lễ Thăng Long – Hà Nội ngàn năm tuổi, Kênh truyền hình Du lịch chính thức hòa sóng trên hệ thống Truyền hình cáp thuộc Đài truyền hình Việt Nam.
Kênh truyền hình Du lịch là kênh chính thống, được xây dựng nhằm tuyên truyền, quảng bá về Du lịch Việt Nam. Nội dung kênh tập trung giới thiệu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Du lịch, tô đậm hình ảnh điểm đến Việt Nam an toàn, thân thiện và hấp dẫn, cung cấp thông tin và quảng bá sản phẩm du lịch.Tổ chức Hội thảo quốc gia: “Phát triển Du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế” và Hội thảo quốc tế: “Du lịch - Động lực quan trọng phát triển kinh tế xã hội” do Tổ chức Du lịch Thế giới tổ chức tại Việt Nam
Du lịch đã đóng vai trò to lớn trong tạo công ăn việc làm, đóng góp vào thu nhập quốc dân và là động lực quan trọng cho phục hồi kinh tế ở nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, cần phải có biện pháp giải quyết những thách thức trong phát triển du lịch, các giải pháp nhằm tối đa hóa lợi ích phát triển kinh tế từ du lịch, tăng cường sự đóng góp tích cực của du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và cả khu vực.“Tour Du lịch quốc tế leo núi cắm cờ Thăng Long – Hà nội 1000 năm tuổi” trên đỉnh Fansipan năm 2010
Diễn ra từ 30.10-3.1.20101 tại tỉnh Lào Cai với sự tham gia của hơn 100 vận động viên đại diện cho các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn trên địa bàn Hà Nội, 8 tỉnh Tây Bắc, Hiệp hội leo núi Côn Minh (Trung Quốc) và cơ quan du lịch Thái Lan. Hành trình khám phá Đỉnh núi Fansipan cao 3143m, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất Đông Dương là sự kiện nhằm khơi dậy niềm tự hào của người dân Việt Nam và qua đó giới thiệu với bạn bè quốc tế về truyền thống lịch sử lâu đời, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lich_su_thang_long_7469.doc