Người ta cho rằng số tự nhiên bắt nguồn từ các từ dùng để đếm
sự vật, và bắt đầu bằng số một.
Một bước tiến quan trọng đầu tiên là con người bắt đầu biết trừu
tượng hóa việc biểu diễn các số bằng các chữ số. Điều này đã
cho phép con người phát triển các hệ thống nhằm ghi lại các số
lớn. Ví dụ, người Babylon phát triển một hệ thống giá trị theo vị
trí rất hữu dụng mà chủ yếu dựa trên biểu diễn số ban đầu cho 1
và 10. Người Ai Cập cổ đại có một hệ thống chữ số với các chữ
tượng hình để diễn tả 1, 10, và tất cả các lũy thừa của 10 cho đến
một triệu. Một mẫu đá khắc thu được từ Karnak, xác định niên
đại khoảng 1500 TCN, và hiện nay đang được lưu trữ tại viện
Bảo tàng Louvre ở Paris, thể hiện số 276 như là 2 trăm, 7 chục
và 6 đơn vị; và cũng thể hiện tương tự với số 4.622.
4 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Lịch sử số tự nhiên và vai trò của số 0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử số tự nhiên và vai trò
của số 0
Người ta cho rằng số tự nhiên bắt nguồn từ các từ dùng để đếm
sự vật, và bắt đầu bằng số một.
Một bước tiến quan trọng đầu tiên là con người bắt đầu biết trừu
tượng hóa việc biểu diễn các số bằng các chữ số. Điều này đã
cho phép con người phát triển các hệ thống nhằm ghi lại các số
lớn. Ví dụ, người Babylon phát triển một hệ thống giá trị theo vị
trí rất hữu dụng mà chủ yếu dựa trên biểu diễn số ban đầu cho 1
và 10. Người Ai Cập cổ đại có một hệ thống chữ số với các chữ
tượng hình để diễn tả 1, 10, và tất cả các lũy thừa của 10 cho đến
một triệu. Một mẫu đá khắc thu được từ Karnak, xác định niên
đại khoảng 1500 TCN, và hiện nay đang được lưu trữ tại viện
Bảo tàng Louvre ở Paris, thể hiện số 276 như là 2 trăm, 7 chục
và 6 đơn vị; và cũng thể hiện tương tự với số 4.622.
Một tiến bộ nữa trong việc trừu tượng hóa con số nhưng diễn ra
trễ hơn nhiều: phát triển ý tưởng thể hiện số không như là một
con số với biểu diễn số của riêng nó. Vào khoảng 700 TCN,
những người Babylon đã dùng chữ số không trong hệ thống ký
hiệu giá trị theo vị trí nhưng một điều khá lạ là mãi cho đến lúc
nền văn hóa Babylon đến hồi suy tàn, người Babylon cũng chỉ
biết dùng chữ số không ở giữa các con số (ví dụ: khi viết số
3605 họ biết đặt chữ số không vào giữa), và chữ số này vẫn
chưa bao giờ được sử dụng để làm chữ số cuối cùng của một
số[2] (ví dụ: người Babylon thể hiện số 3600 và 60 như nhau -
người Babylon dùng hệ cơ số 60 - để phân biệt đâu là 3600 và
60 họ phải kèm thêm một chú thích bằng lời ở dưới[3]). Các nền
văn minh Olmec và Maya đã dùng số không như là một con số
riêng từ khoảng thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên (dường như
được phát triển một cách độc lập), tuy nhiên việc sử dụng này đã
không được phổ biến ra ngoài vùng Trung Mỹ. Khái niệm số
không mà chúng ta hiện nay vẫn dùng xuất phát từ nhà toán học
Ấn Độ Brahmagupta vào năm 628. Mặc dầu số không đã được
dùng như một con số bởi tất cả các nhà tính toán thời Trung Cổ
(dùng để tính ngày Phục Sinh) mà khởi đầu là Dionysius
Exiguus vào năm 525, nhưng nhìn chung vẫn không có một chữ
số La Mã nào được dành riêng để viết số không. Thay vì vậy,
thời đó người ta dùng từ Latinh là nullae, có nghĩa là "không có
gì" để chỉ số không.
Người ta thường xem các nhà triết học Hy Lạp Pythagore và
Archimedes là những người đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu một
cách hệ thống về các con số như là một thực thể trừu tượng. Tuy
nhiên, cùng thời kỳ đó, một số nơi như Ấn Độ, Trung Quốc và
Trung Mỹ cũng có những nghiên cứu độc lập tương tự.
Đến thế kỷ 19, một định nghĩa mang tính lý thuyết tập hợp của
số tự nhiên đã xuất hiện và phát triển. Với kiểu định nghĩa như
vậy, việc gộp cả số không (ứng với tập rỗng) vào trong số tự
nhiên đã trở nên thuận tiện hơn. Ưu điểm này được các nhà lý
thuyết tập hợp, nhà luận lý học và nhà khoa học máy tính sử
dụng về sau. Các nhà toán học khác, chủ yếu là các nhà lý thuyết
số, lại thích dùng định nghĩa cổ điển hơn và không gộp số không
vào trong số tự nhiên.
Giáo sư toán học của Đại học Quốc gia Singapore Lam Lay
Yong thì cho rằng người Trung Quốc biết đến sử dụng con số để
đếm từ khoảng năm 475 TCN thông qua phát hiện việc sử dụng
các bó que để làm phép tính thời kỳ này[4].
[sửa] Ký hiệu
Các nhà toán học dùng ký hiệu N hay cho tập hợp tất cả các số
tự nhiên. Theo định nghĩa, tập hợp này vô hạn và đếm được.
Để không bị nhầm lẫn về việc tập hợp số tự nhiên có số không
hay không, đôi khi người ta dùng thêm chỉ số dưới "0" để ám chỉ
là có chứa số không, và chỉ số trên "*" để ám chỉ không chứa số
không
N0 = { 0, 1, 2, ... } ; N* = { 1, 2, ... }.
(Đôi khi một số tác giả dùng chỉ số dưới hoặc chỉ số trên "+" để
ám chỉ khái niệm "dương" của số tự nhiên, tức là N+ hay N+ = {
1, 2, ... }. Thế nhưng, cần thận trọng với ký hiệu kiểu này, vì
trong một số trường hợp khác, ít nhất là đối với trường phái toán
châu Âu, ký hiệu này lại ám chỉ cho khái niệm "không âm", lấy
ví dụ: R+ = [0,∞) hay Z+ = { 0, 1, 2,... }. Trong khi đó, ký hiệu *
là chuẩn mực dùng cho khái niệm "khác số không" hay tổng
quát hơn là dùng cho một phần tử có thể nghịch đảo được. Tài
liệu giáo khoa chuẩn của Việt Nam[5], cũng dùng ký hiệu N*.
Các nhà lý thuyết tập hợp thường ký hiệu tập hợp tất cả các số
tự nhiên là ω. Nếu ký hiệu này được dùng thì hiển nhiên đây là
tập số tự nhiên có bao gồm số không.
[sửa] Định nghĩa hình thức
Trong lịch sử, quá trình đưa ra một định nghĩa toán học chính
xác về số tự nhiên là một quá trình nhiều khó khăn. Các định đề
Peano đưa ra những điều kiện tiên quyết cho một định nghĩa
thành công về số tự nhiên. Một số phép xây dựng cho thấy rằng,
với lý thuyết tập hợp đã biết, các mô hình của các định đề Peano
chắc chắn tồn tại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lich_su_so_tu_nhien_va_vai_tro_cua_so_0_5595.pdf