Khái niệm Rule of Law có dòng lịch sử khá sâu và nó được nhìn một cách học
thuật là có liên quan đến khái niệm công lý và công bằng được thảo luận bởi
Aristote. Trong khi nền văn minh Hy Lạp phát sinh ra khái niệm phương Tây về
dân chủ nhưng về thực tiễn là nền dân chủ thực sự bị hạn chế ở thành bang
Athens, và chính đế chế Roma vô dân chủ đã sản sinh ra một truyền thống phương
Tây về sự lập pháp rõ ràng cũng như ứng dụng rộng khắp luật pháp:
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Lịch sử Rule of Law, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử Rule of Law
Khái niệm Rule of Law có dòng lịch sử khá sâu và nó được nhìn một cách học
thuật là có liên quan đến khái niệm công lý và công bằng được thảo luận bởi
Aristote. Trong khi nền văn minh Hy Lạp phát sinh ra khái niệm phương Tây về
dân chủ nhưng về thực tiễn là nền dân chủ thực sự bị hạn chế ở thành bang
Athens, và chính đế chế Roma vô dân chủ đã sản sinh ra một truyền thống phương
Tây về sự lập pháp rõ ràng cũng như ứng dụng rộng khắp luật pháp:
Thể chế luật pháp cơ bản của phương Tây sát nhập từ 1 môi trường văn hóa cụ thể
đó là đầu tiên Cộng hòa La Mã (Roma.) Luật La Mã phát triển trong một hệ thống
pháp luật nhiều thủ tục pháp lý được điều hành bởi những nhà luật gia dày dặn từ
đế chế La Mã, đế chế Byzantine, và sau này nền phong kiến châu Âu. Bởi vì nó
chưa bao giờ nằm trong hạn chế của hiến pháp trong hành pháp, nên nó không
mang đặc tính Rule of Law theo quan điểm hiện đại.
Một thủ tục pháp lý và điều luật nổi tiếng của Napoleon (1804-1811) là bảo đảm
công bằng mọi công dân trước pháp luật và bảo vệ quyền sở hữu tài sản cá nhân,
nhưng luật không xâm phạm đặc quyền của hoàng đế, đặc vụ, đặc cảnh và người
kiểm duyệt.
Di sản của đế chế một phần là khái niệm về một hệ thống pháp luật có tính khoa
học và thực tiễn rộng khắp để có thể duy trì trật tự và bền vững cho chế độ. Tuy
nhiên, như đã nói, di sản đó đã không mở rộng ra rằng bản thân chính quyền cũng
bị ràng buộc bởi luật pháp. Ý tưởng này có thể một sự đóng góp lớn nhất của
phương Tây về tư duy pháp luật.
Một cách chắc chắn, trong việc phán xét nhiều trường hợp, văn bản phôi thai về sự
cấp thiết của Rule of Law như la một khái niệm pháp luật phương Tây nền tảng là
Magna Carta, chính xác nó hiện thân ý tưởng sau:
Từ năm 1215 ở Anh và nhiều thế kỷ sau trong những quốc gia mà Anh có ảnh
hưởng hay không ảnh hưởng có một tiến trình đối với chính quyền về cách hành
xử Rule of Law. Sự tiến triển chính yếu đầu tiên về Rule of Law của Anh là sự
đồng thuận của Vua John trong Magna Carta vào tháng 6 năm 1215. Và bản chỉnh
sửa của hiến chương vĩ đại này được xác nhận vào năm 1297 bởi Vua Edward I và
đặt ra một văn kiện pháp lý của Anh đầu tiên hoặc vĩ đại. Một trong những câu
nguyên bản dưới đây đã mang những nét đặc trưng chính của lý thuyết Rule of
Law một cách tương đối trang trọng:
“Không người dân tự do nào bị bắt hay giam cầm, tước bỏ quyền, tài sản, bị đặt
ngoài vòng pháp luật, bị đày biệt xứ, bị tước đoạt địa vị trong bất kỳ cách nào. Và
chúng tôi (Vua) sẽ không dùng quyền lực để làm như vậy đối với người dân trừ
khi xét xử một cách hợp pháp công bằng bởi luật nhà nước.”
Thế kỷ 17 và 18 là thời kỳ phám phá triết lý trí tuệ những hình thái và nền tảng
chính quyền để cải cách nhà nước châu Âu thời bấy giờ. Những nghiên cứu và
hành động trong thời kỳ này là rất quan trọng trong việc hiểu về Rule of Law.
Đầu tiên, câu hỏi đặt ra là tính pháp lý của nhà nước. Khi mà sự ủng hộ cho những
luật của nhà nước phong kiến không đòi hỏi từ từ tan rã, các học giả đặt ra câu hỏi
chính xác quyền hành nhà nước là gì. John Locke, Jean-Jacques Russeau và Count
Montesquieu đã có những đóng góp quan trọng nhất. Theo John Locke, nhà nước
phải dựa trên sự đồng thuận số đông. Nếu hoạt động nhà nước không dựa vào số
đông tức là không hiệu lực không hợp pháp.
Thứ hai, câu hỏi về cấu trúc nhà nước rõ ràng cũng được đưa ra. Những tư tưởng
của nhà quý tộc Pháp Montesquieu là ấn tượng hơn cả. Ông đã mở ra một thời đại
lập hiến trong đó hiến pháp như bản tuyên ngôn thể hiện ý chí của người dân.
1748 trong Tinh thấn pháp luật, Montesquieu viết:
Khi lập pháp và hành pháp thống nhất vào một cá nhân, thì không có tự do. Sự
lạm quyền sẽ nảy sinh. Vua và nghị sĩ sẽ ban hành luật độc tài và hành pháp theo
thái độ độc tài.
Lập lại, nếu như tư pháp không tách biệt khỏi lập pháp và hành pháp, thì không có
tự do. Nếu thẩm phán cũng là người lập pháp hay tư pháp sát nhập với lập pháp,
thì tự do và cuộc sống sẽ trong mối nguy hiểm của chuyên quyền. Nếu tư pháp sát
nhập với hành pháp thì thẩm phán sẽ hành động như người đi đàn áp.
Thứ ba, những ý tưởng nền tảng về quyền cá nhân được sát nhập. Như một sự đối
lập hoàn toàn đối với quyền lực chuyên quyền của phong kiến, giáo lý và quân sự.
Niềm tin này gắn mỗi cá nhân với những điều nhất định mà không chính quyền
nào hay cá nhân khác có thể tước đoạt. Ý tưởng này là quyền con người. Và trong
bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ, ý tưởng này lại được đưa ra “mọi cá nhân đều
có quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc.”
Một thế hệ sau những nghiên cứu của Montesquieu, cách mạng chủ nghĩa lập hiến
và dân chủ đã diễn ra. Từ 1776-1791, hầu hết những gì xứng đáng để nói lại cơ
bản về dân chủ đã được lưu lại.
Bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ ngày 4 thán 7 năm 1776 đã mang tư tưởng
của John Locke về tính pháp lý của chính quyền, đấng tạo hóa cho con người
những quyền không thể tước đoạt và nhà nước phải được sự ủy thác và đồng thuận
của mọi người để bảo vệ những quyền đó.
1789, Bang Massachusetts tiếp nhận Hiến pháp, đưa ra điều khoản thể hiện mối
liên hệ giữa phân quyền và Rule of Law:
Trong chính quyền này của Hội đồng trị sự, sở lập pháp không bao giờ thực hiện
quyền lực hành pháp và tư pháp. Sở tư pháp không bao giờ thực hiện quyền lực
hành pháp và lập pháp. Cho đến cuối cùng, đây là chính quyền dựa trên luật chứ
không phải chính quyền dựa vào cá nhân nào.
Tuyên ngôn nhân quyền Pháp 1789 và Điều luật về quyền công dân Mỹ 1791 đều
nêu ra một cách chính xác rằng quyền con người phải được bảo vệ trước nguy
hiểm tiềm tàng của sự chuyên chế độc tài bởi những cơ chế ngăn nhà nước lạm
dụng quyền lực. Điểm thú vị là cụm từ “Rule of Law” chưa bao giờ được sử dụng
trong 2 bảng văn bản lịch sử này bao gồm Hiến pháp Mỹ.
Giáo sư George P.Fletcher đã nói. Không giống như những bản hiến pháp châu Âu
điển hình, hiến pháp Mỹ không đề cập đến từ Rule of Law nhưng có ý tương tự:
ngăn cấm tước đoạt cuộc sống, tự do và tài sản mà không có thủ tục pháp lý.
Thực chất thủ tục pháp lý là cái bảo đảm chắc chắn nhất cho các quyền công dân,
được xem như gần với khái niệm Rule of Law.
Có những cụm từ khác gần với Rule of Law đến từ ngôn ngữ khác, Đức có
Rechtsstaat, Pháp có Etat de droit. Trong cả 2 trường hợp, ý tưởng đều lấy từ ý
tưởng của Magna Carta mà Vua Anh đã nêu ra: nhà nước phải bị ràng buộc bởi
luật.
Đến đầu thế kỷ 19, Rule of Law là nguyên tắc pháp lý dẫn đường cho sự phát triển
dân chủ ở Mỹ. Tuy nhiên, thực tế chính trị thời điểm đó không phát huy hết ý
nghĩa của từ Rule of Law. Xã hội phương Tây và Mỹ đã tràn đầy những hình ảnh
phi nhân văn đối với một số bộ phận dân cư. Nô lệ và nông nô phủ khắp nước Mĩ
cho đến biên giới châu Âu của Nga. Từ thế kỷ 19, chủ nghĩa thực dân và người
châu Âu nỗ lực ngăn chặn người không phải châu Âu mở rộng mà là thu hẹp họ
lại. Cách mạng công nghiệp giới thiệu những dạng bóc lột mới cái mà cũng làm
phát sinh những phong trào chính trị. Những tham gia phong trào nhận ra rằng
chính quyền dân chủ đương thời thực chất không cung cấp cần thiết về quyền con
người và Rule of Law.
Thế kỳ 20 đưa toàn bộ châu Âu vào thời kỳ hoang tàn bất kỷ nhân văn nhân quyền
và luật pháp, khi mà mối đe dọa bạo lực của một quốc gia đối với tất cả quốc gia
còn lại trên toàn lục địa đi cùng với những cuộc tấn công chưa có trong tiền lệ đối
với sự tồn tại của một dân tộc. Xung đột diễn ra đồng thời giống vậy ở châu Á
dẫm nát quyền con người. Cho đến khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, nhu cầu cấp thiết
để tạo cơ quan quốc tế gìn giữ hòa bình và tuyên bố trở lại quyền con người và
Rule of Law.
Bản tuyên ngôn về quyền con người 1948: Xét rằng điều cốt yếu là nhân quyền
phải được một chế độ pháp quyền bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng,
phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền.
Trong vòng 50 năm trở lại, khái niệm Rule of Law trở nên được đào sâu một cách
chắc chắn và định nghĩa rộng khắp. Việc sử dụng cụm từ này dường như mọi lúc
mọi nơi trong việc bàn luận về nhà nước tốt. Và Rule of Law được đánh giá như
điều kiện tiên quyết để đạt 2 thành công mà các nhà nước phương Tây theo đuổi:
sự phát triển dân chủ ở các nước phương Tây và sự cấp thiết rộng khắp của quốc
gia có nền kinh tế thị trường.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 139_4715.pdf