Thực hiện chủ trương hoàn thiện chương trình khung môn học của Bộ giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và kinh
doanh bậc đại học ở nước ta, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Vinh đã biên soạn cuốn
sách “Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam và nước ngoài”.
Cuốn sách do Tiến sỹ Nguyễn Đăng Bằng, chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Trường Đại
học Vinh, chủ biên.
Nội dung cuốn sách bao gồm:
Phần 1: Lịch sử kinh tế các nước ngoài
Phần II: Lịch sử kinh tế Việt Nam
63 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Lịch sử kinh tế quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành trong sự điều hành có tính kế hoạch cao, nhà nước tổ chức
thực hiện toàn bộ quá trình CNH.
- CNH gắn liền với nông nghiệp, tác động tích cực đến xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật cho nông nghiệp.
- CNH hóa tiến hành trong điều kiện không thuận lợi, nhưng với tốc độ nhanh. Có
nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản nhất vẫn là tinh thần lao động quên mình của nhân
dân Liên Xô.
Tuy vậy CNH ở Liên Xô đã làm cho nền kinh tế mất cân đối, giữa các ngành các
vùng. Chính vì vậy sau CNH một số vùng gặp khó khăn. Bởi vì cùng với CNH là tập
thể hóa và quốc doanh hóa. Tập thể hóa một cách gò ép nông dân dã làm cho nông
nghiệp bị đình đốn dẫn đến nạn đói năm 1930 cướp đi sinh mạng của hàng triệu người
Nga.
6. Thời kỳ chiến tranh thế giới 2 (1941 - 1945)
Ngày 22 tháng 6 năm 1941 nước Đức Quốc xã tấn công Liên bang Xô viết và bắt
đầu cuộc “Chiến tranh vệ quốc vĩ đại” của Liên Xô (1941 - 1945). Liên Xô tham gia
vào khối Liên minh chống phát xít gồm Anh, nước Pháp tự do và sau này là Mỹ, Úc,
New Zealand, Canada, Trung Quốc... Quân đội Liên Xô trong giai đoạn đầu 1941 -
1942 đã thất bại to lớn, bị đánh tan và đẩy lùi với tổn thất hàng triệu sỹ quan, binh lính
vì những nguyên nhân sau:
- Quân đội Xô viết kém rất xa Wehrmacht (lực lượng quân đội Đức Quốc Xã) về
mọi mặt: trang bị vũ khí (quân đội Đức được tái vũ trang từ trước, rất hiện đại, nhất là
sau khi chiếm được nước Pháp với các nguồn công nghiệp chiến tranh khổng lồ của
nước này), trình độ tác chiến, tinh thần chiến đấu và nhất là quân đội Đức đã đi trước
các nước khác khá xa về tư duy quân sự trong nghệ thuật chiến tranh đã phát kiến ra
các chiến thuật chiến tranh cơ động, thực sự là cuộc cách mạng trong nghệ thuật quân
sự với sự sử dụng tập trung các mũi nhọn xe tăng thiết giáp, không quân và bộ binh cơ
giới... Trong khi đó quân đội Xô viết cũng như các quân đội châu Âu khác vẫn còn
nặng về tư duy chiến tranh trận địa của Thế chiến thứ nhất (thảm bại của liên quân
Anh - Pháp năm 1940 tại chiến trường châu Âu cũng cho thấy rất rõ điều này).
Nền kinh tế của Đức đã được chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh và nước Đức có
tiềm lực công nghiệp khổng lồ với nguồn nhân công lao động chất lượng cao của các
nước châu Âu bị chiếm đóng cộng với lao động nô lệ của người Do Thái.
Sai lầm về chính trị của Stalin: tin rằng có thể tránh được chiến tranh với Đức và
không cho phép quân đội cũng như toàn quốc áp dụng các biện pháp quốc phòng hữu
hiệu vì sợ bị hiểu là khiêu khích Đức. Thậm chí không muốn tin vào sự thật khi chiến
tranh thực sự đã sắp nổ ra.
Trong hai năm 1941 - 1942 quân Đức đã chiếm đóng một phần lớn lãnh thổ phía
tây của Liên Xô nơi có 70% dân số và tiềm lực kinh tế của đất nước. Cuộc chiến tranh
47
này đối với Liên Xô là có tính chất sống còn: không những sự tồn tại của quốc gia bị
đe doạ mà dân tộc đứng trước nguy cơ diệt chủng (đối với Đức, chiến tranh chống
Liên Xô không phải là để kết thúc bằng một hiệp ước có lợi như mọi cuộc chiến tranh
khác trước đây, mà là để tiêu diệt số lớn giống người Slav “hạ đẳng”, đuổi số còn lại
sang vùng Siberia hoang dã để chiếm đất cho “không gian sinh tồn” của giống người
Đức Aryan “thượng đẳng” (xem kế hoạch Barbarosa và chủ nghĩa phát xít).
Chính phủ Liên Xô đã có những nỗ lực vô cùng to lớn di chuyển toàn bộ các nhà
máy và nguồn lực kinh tế sang các vùng sâu sau dãy Ural và Siberia và thiết lập dây
chuyền sản xuất tại chỗ mới thậm chí ngay trên đất trống ngoài trời. Chỉ sau một năm
sản xuất đã đạt mức trước chiến tranh và sau đó tăng lên với tốc độ rất cao, người Xô
viết đã lao động tự giác quên mình vì chiến thắng với các nỗ lực rất phi thường. Phần
lớn các dân tộc các nước Cộng hòa của Liên bang Xô viết đã đoàn kết hiệp lực tin
tưởng vào sự lãnh đạo của đảng cộng sản Liên xô và lãnh tụ Stalin để đẩy lùi mối họa
phát xít.
Trong các năm 1942 - 1943, các nỗ lực chiến tranh và kinh tế to lớn của Liên
bang Xô viết cộng với sự giúp đỡ kinh tế, vũ khí của đồng minh Anh - Mỹ trong Liên
minh chống Phát xít đã tạo được bước ngoặt cơ bản của chiến tranh bằng các chiến
thắng Stalingrad và Kursk. Đến cuối năm 1944 Liên Xô đã giải phóng được toàn bộ
đất đai của mình và đánh đuổi quân Đức trên lãnh thổ các nước Đông Âu và Trung Âu
và đưa chiến tranh vào chính nước Đức. Tháng 4 năm 1945, quân đội Xô viết công phá
Berlin. Nước Đức Quốc xã sụp đổ và đầu hàng.
Ngay sau chiến thắng đối với nước Đức, Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản và
vào tháng 8 năm 1945, đã dễ dàng đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật tại Mãn
Châu (Đông Bắc Trung Quốc ngày nay). Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật Bản đầu
hàng Đồng Minh và Thế chiến thứ hai chấm dứt.
Thế chiến thứ hai đã làm hơn 20 triệu người Xô viết thiệt mạng, hàng nghìn thành
phố làng mạc bị phá huỷ, các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp văn hóa của Liên bang
Xô viết bị phá huỷ. Nhiều dân tộc thiểu số do có thiện cảm với Hitler đã bị trục xuất
khỏi quê hương bản quán và bị tái định cư cưỡng bức. Hàng triệu sỹ quan, chiến sỹ
quân đội Xô viết bị Đức bắt làm tù binh sau chiến tranh lại tiếp tục bị đưa về nước
giam cầm trong các trại tập trung chỉ vì tội “hèn nhát rơi vào tay giặc”. Chỉ đến sau khi
Stalin chết (1953), những dân tộc bị đầy ải và các tù binh Xô viết này mới được về quê
hương xứ sở và được trả tự do.
Trên vùng đất mới xâm chiếm trong quá trình chiến tranh xuất hiện các nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa mới: Moldavia, Estonia, Latvia, Litva, Karelia.
Mặc dù có những khó khăn to lớn hậu quả của chiến tranh, Liên Xô bước ra khỏi
chiến tranh với tư thế người chiến thắng góp phần quan trọng nhất vào việc đánh thắng
chủ nghĩa phát xít với uy tín quốc tế cực kỳ cao và niềm phấn khởi tự hào lớn lao của
nhân dân đối với cường quốc xã hội chủ nghĩa của mình tạo tiền đề để Liên Xô mạnh
lên thành siêu cường thế giới sau thế chiến.
Sau khi Thế chiến thứ hai chấm dứt, ngay lập tức các mâu thuẫn tư tưởng, chính
trị giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản đã phân các đồng minh cũ ra hai chiến
tuyến của Chiến tranh Lạnh: Hoa Kỳ đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa đấu tranh để hạn
chế và triệt tiêu sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản, còn Liên bang Xô viết lãnh đạo
phe xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa cộng sản và truyền bá chủ nghĩa
này ra khắp thế giới.
48
Tại châu Âu sau chiến tranh, các nước Đông Âu (Ba Lan, Hungary, Cộng hòa
Dân chủ Đức, Bulgaria, Tiệp Khắc, Romania, Albania, Nam Tư) mặc nhiên được Hoa
Kỳ và phương Tây coi là khu vực ảnh hưởng của Liên Xô. Tại đây Liên Xô giúp đỡ tài
chính và quân sự cho các nước này phục hồi nền kinh tế, thành lập các nhà nước xã hội
chủ nghĩa dưới sự kiểm soát của mình. Phần lớn các nước này vào năm 1955 đã tham
gia Khối Warszawa với Liên bang Xô viết làm trụ cột để đối đầu với khối quân sự
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo. Sau này
các quốc gia này tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế (COMECON). Liên Xô thông
qua lực lượng quân sự hùng hậu của mình đóng trên lãnh thổ đông Âu và bằng sức ép
kinh tế trong COMECON khống chế đường hướng chính trị của các đồng minh đông
Âu và sau này không ít lần can thiệp trực tiếp để ngăn chặn các nước này thoát ra khỏi
tầm kiểm soát của mình như tại Hungary (1956), Tiệp Khắc (1968) và Ba Lan (1982).
Ở châu Á sau chiến tranh, Liên Xô giúp những người Cộng sản thành lập nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên của Kim Nhật Thành tại vùng do Liên Xô
chiếm đóng trên bán đảo Triều Tiên. Đặc biệt ngay sau chiến tranh không lâu (1949),
với sự giúp đỡ to lớn về quân sự của Liên Xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo
nhân dân thực hiện thành công cuộc cách mạng giành độc lập, thành lập nước
CHDCND Trung Hoa.
7. Thời kỳ hoàn thiện CNXH (1951 - 1955)
Sau chiến tranh Liên Xô khẩn trương hoàn thiện công cuộc xây dựng CNXH.
Nhiệm vụ quan trọng thời kỳ này là phát triển mạnh các ngành sản xuất vật chất, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Công nghiệp nặng được tiếp tục phát
triển ở tốc độ cao. Sau 4 năm, công nghiệp tăng 85% (trong đó nhóm A tăng 91%,
nhóm B tăng 76 %). Các ngành như luyện kim, hóa chất, cơ khí phát triển rất nhanh.
Nhiều khu công nghiệp, nhà máy mọc lên. Năm 1954, nhà máy điện nguyên tử đầu
tiên trên thế giới được xây dựng.
Nông nghiệp có tăng nhưng chậm hơn, tốc độ chỉ 10%. Nhà nước đã bằng mọi
biện pháp để phát triển nông nghiệp song vẫn chưa đạt được như mong muốn.
III. KINH TẾ LIÊN XÔ THỜI KỲ CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN CNXH
(1956 - 1990)
1. Đặc điểm kinh tế Liên Xô giai đoạn 1956 - 1985
- Ổn định phát triển (1956 - 1965)
Thời kỳ sau Stalin, nhất là từ đại hội XX, Đảng Cộng sản Liên Xô (1956) đến
năm 1965 khi Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Khrushchyov đã bị bãi chức được gọi là
thời kỳ “tan băng”. Trong thời kỳ này lãnh tụ mới Nikita Sergeyevich Khrushchyov
phát động phong trào chống sùng bái cá nhân Stalin: công khai phát động lên án những
tội ác và sai lầm của Stalin, phục hồi danh dự cho các nạn nhân, giải tán các trại tập
trung của GULAG và cho phép các dân tộc bị định cư cưỡng bức trở về quê hương xứ
sở, truy cứu trách nhiệm hình sự các lãnh đạo NKVD và các cơ cấu quyền lực đã gây
ra tình trạng khủng bố, khôi phục pháp chế nhà nước. Việc này có tiếng vang cực lớn
và gây ra hệ quả hai mặt:
Một mặt phong trào này rất được lòng giới trí thức và những thành phần tự do tư
tưởng và được họ gọi là thời kỳ “tan băng”. Nó gây nên một trào lưu tự do tư tưởng,
văn hóa văn nghệ tự do và các xu hướng mới trong giới trí thức, văn hóa, khoa học.
Hầu hết các tác phẩm văn hóa nổi tiếng, các trường phái mới gây tiếng vang của Liên
Xô là kết quả của thời kỳ “tan băng” này. Các tầng lớp nhân dân cũng phấn khởi cảm
thấy tự do được giải phóng khỏi những nỗi sợ hãi thường trực đối với NKVD.
49
Mặt khác phong trào này cũng gây ra các hệ lụy tiêu cực cho Liên Xô. Nó động
chạm đến Mao Trạch Đông và gây ra chia rẽ với Trung Quốc và là nguồn gốc của sự
phân ly trong phong trào Cộng sản thế giới: từ nay phe xã hội chủ nghĩa phân thành
hai phía coi nhau như “kẻ thù số một”. Nó đồng thời động chạm đến một bộ phận lớn
các cán bộ của thời Stalin và tạo cho nhà lãnh đạo mới những kẻ thù. Những người
phản ứng ngấm ngầm sau này đã lật đổ được Khrushchyov.
Liên Xô vào thời kỳ Khrushchyov đã có sự tiếp cận mới về đối ngoại tìm cách
hòa hoãn với Hoa Kỳ, thi hành chính sách cùng tồn tại hòa bình, ngoại giao nhân dân
được phát triển, xóa bỏ tâm lý coi đế quốc như quỷ dữ, tránh gây căng thẳng có thể
làm phương hại đến hòa bình thế giới. Tuy nhiên trong thời kỳ này trên thế giới đã xảy
ra vài sự kiện làm căng thẳng tình hình thế giới đó là việc trấn áp phong trào dân chủ
tại Hungary (1956) và Khủng hoảng tại Cuba về vũ khí hạt nhân (1962). Phi hành gia
Yuri Alekseievich Gagarin và lãnh tụ Nikita Sergeyevich Khrushchyov ngày 14-4-
1961.
Thời kỳ của Khrushchyov ngoài sự giải phóng tương đối về chính trị, tư tưởng
còn có sự chuyển dịch lớn về kinh tế xã hội: Các nguồn lực thay vì trước đây chỉ dồn
cho các mặt hàng công nghiệp nặng cho nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất (công
nghiệp nhóm A) nay nhà nước Liên Xô tập trung hơn đến các ngành công nghiệp nhẹ
(nhóm B) và xây dựng, nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Xô
viết. Trong nông nghiệp đã cho phép kinh doanh vườn tược nhỏ của các hộ. Ở thời kỳ
này, người dân Liên Xô đã cho phép mình có được nhà ở căn hộ tiện nghi và các tiện
nghi sinh hoạt cao cấp, phát triển tâm lý hưởng thụ: có xe ô tô riêng và nhà nghỉ ngoại
ô (tuy chưa nhiều). Đời sống của dân chúng sung túc lên rất nhiều. Đây là thời kỳ Liên
Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên và đưa người đầu tiên vào vũ trụ - biểu
tượng của sự vượt lên của Liên Xô đối với đối thủ tư bản chủ nghĩa Hoa Kỳ. Những
thay đổi to lớn này đã tạo ra sự phấn chấn trong các tầng lớp người Xô viết.
Về cơ bản chính sách của thời kỳ này vẫn là cố gắng cải cách xã hội trong khuôn
khổ một xã hội tập quyền do Đảng lãnh đạo. Tuy đã đạt được một số thành quả quan
trọng nhưng cố gắng cải cách của Khrushchyov đã gây ra một số bất mãn và gặp phải
các địch thủ trong nội bộ Đảng và cuối cùng các lực lượng này đã thành công trong
việc hạ bệ Khrushchyov.
Trì trệ (1965 - 1985)
Năm 1964, Hội nghị bất thường của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã bãi
nhiệm Bí thư thứ nhất Khrushchov và đưa Leonid Ilyich Brezhnev (Леонид Ильич
Брежнев) vào cương vị Bí thư thứ nhất (từ ngày 8 tháng 4 năm 1966 gọi là Tổng Bí
thư). Thời gian từ năm 1965 đến 1985 chủ yếu dưới quyền Brezhnev thường được gọi
đơn giản là thời kỳ “trì trệ” mặc dù thật ra “trì trệ” chỉ thực sự trầm trọng vào 10 năm
cuối của Brezhnev và khái niệm này có tính tương đối.
Thời kỳ này là thời kỳ mà những mâu thuẫn của xã hội Liên Xô đã chín muồi và
phát tác gây những hệ quả xấu cho nền kinh tế và đời sống tâm lý, chính trị, xã hội của
nhân dân. Trong kinh tế, nền sản xuất duy trì theo phương thức kế hoạch hóa và bao
cấp không tạo được sự kích thích quyền lợi của người sản xuất nên kỷ luật lao động
suy giảm, năng suất tăng kém. Việc trả lương theo mức chỉ tiêu kế hoạch và kế hoạch
hóa theo sản lượng thậm chí kéo lùi việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: sản phẩm
chế tạo ra càng đắt, càng nhiều nguyên liệu thì càng nhanh hoàn thành và vượt chỉ tiêu
kế hoạch sản lượng và càng có lợi cho người sản xuất, nên hàng hóa của Liên xô
nhanh chóng thụt lùi về chất lượng, mẫu mã và tính cạnh tranh so với các nước
phương Tây và nền kinh tế không được khuyến khích chuyển sang phát triển theo
50
chiều sâu. Kinh tế dựa nhiều vào khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn
đến tài nguyên cạn kiệt và ô nhiễm môi trường gia tăng. Kết quả là hàng hóa trong thị
trường nội địa luôn thừa thãi nhưng toàn là các sản phẩm khó tiêu thụ và đồng thời
luôn khan hiếm hàng hóa có giá trị, làm nảy nở đầu cơ, tích trữ và các loại kinh tế
ngầm bất hợp pháp. Thời kỳ này Liên Xô tiếp tục lao vào lập kế hoạch và triển khai
các dự án lớn rất tốn kém, được tuyên truyền rầm rộ mang tính phô trương nhưng sau
này thực tế cho thấy hiệu quả kinh tế kém, nặng về ý nghĩa tuyên truyền hình thức...
Cũng chính vì không có động lực kinh tế nên dù là đất đai rộng lớn, phì nhiêu mà sản
xuất nông nghiệp sa sút không đáp ứng được nhu cầu xã hội, càng ngày vấn đề nông
nghiệp càng trầm trọng, đến cuối thời Brezhnev thì đã thật sự nóng bỏng.
Tâm lý dân chúng chán nản trở nên thờ ơ đối với các chính sách của Đảng và
Chính phủ. Hơn nữa hệ thống cán bộ của Đảng và nhà nước - bộ máy theo chỉ định
(Номенклатура) đang trở thành tầng lớp bất bình đẳng mới ít chịu sự giám sát của
nhân dân mà như sau này Mikhail Sergeyevich Gorbachov đã từng gọi là các vị
“cường hào mới” gây bất bình lớn trong xã hội tạo tham nhũng lạm dụng chức vị và
làm suy thoái đạo đức xã hội.
Đây là thời kỳ Liên Xô chạy đua vũ trang và chạy đua vũ trụ với cường độ cao và
coi ưu thế quân sự và vũ trụ so với Hoa Kỳ như một minh chứng của tính ưu việt của
chủ nghĩa xã hội và đã có lúc Phương Tây cho rằng Liên Xô đã phá vỡ thế cân bằng
chiến lược. Thời kỳ này đối đầu giữa hai phe khá căng thẳng nhưng cả hai bên đều có
ý thức kiềm chế trong phạm vi an toàn. Trong thời gian này Liên Xô giúp đỡ Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa chống lại Quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam[1]. Cuộc
chạy đua vũ trang và vũ trụ càng làm trầm trọng thêm những điểm yếu của nền kinh tế
Xô viết và sau này nhiều người Nga cho đó là nguyên nhân để Liên Xô sụp đổ.
Trong nội bộ Liên Xô các mâu thuẫn dân tộc càng ngày càng sâu sắc tuy được
chính quyền dấu kín nhưng ở nhiều nước Cộng hòa (đặc biệt là ở ba nước cộng hòa
Baltic - điểm đầu của sự phân rã Liên Xô sau này) dân địa phương không che dấu thái
độ căm ghét người Nga, và xuất hiện rất nhiều căng thẳng giữa các dân tộc giữa các
nước Cộng hòa và trong nội bộ từng nước. Và trong nội bộ các nước cộng sản Đông
Âu tình cảm chống Liên Xô cũng được bộc lộ công khai. Năm 1968 Quân đội Xô viết
đã phải can thiệp để ngăn cản Tiệp Khắc thoát khỏi tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa xã
hội và điều này càng làm gia tăng tinh thần bài Nga, bài Xô Viết trong dân chúng các
nước Đông Âu, họ coi Liên Xô là lực lượng chiếm đóng kìm hãm sự phát triển của dân
tộc mình. Việc Liên Xô đem quân chiếm đóng Afghanistan (1979) và sa lầy tại đây lại
càng làm nước này mất uy tín quốc tế (Xem Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan).
Chính quyền Xô Viết đã có cố gắng cải cách mà điển hình nhất là cố gắng cải
cách kinh tế của thủ tướng Aleksei Nikolayevich Kosygin (Алексей Николаевич
Косыгин) nhưng vì nhiều lý do của hệ thống mà đã không thu được kết quả. Các mâu
thuẫn càng ngày càng tích tụ và đến giữa những năm 1980 thì xã hội Xô viết đã ở tình
trạng cần có một cải cách cơ bản sâu rộng.
2. Đặc điểm kinh tế trong giai đoạn 1986 - 1990
Năm 1985 Tổng bí thư mới được bầu, Mikhail Sergeyevich Gorbachov, và những
người cùng chí hướng như Aleksandr Nikolayevich Yakovlev bắt đầu tiến hành chính
sách cải tổ (perestroika - Перестройка) và công khai hóa (glasnost - Гласность) để
giải phóng các tiềm năng chưa được khai thác của xã hội. Cải tổ tìm cách nới lỏng sự
kiểm soát tập trung của Đảng và nhà nước trong một số lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã
hội, tự do hóa ngôn luận, bầu cử cạnh tranh và tiến đến loại bỏ sự can thiệp của các cơ
cấu đảng vào kinh tế và một số mặt của đời sống chính trị xã hội. Nhưng những nỗ lực
51
cải cách đã không thu được kết quả như mong đợi. Khi sự tích cực của dân chúng dâng
cao thì khủng hoảng xuất hiện và trở nên sâu sắc: các tổ chức và trào lưu dân tộc chủ
nghĩa xuất hiện ngày càng nhiều và càng có xu hướng chống Xô viết đòi độc lập. Tốc
độ và quy mô của các sự kiện làm những người chủ xướng cải cách không còn kiểm
soát được tình hình và bị cuốn theo các sự kiện. Các thành quả kinh tế thì còn rất nhỏ
bé mà khủng hoảng chính trị ngày càng trầm trọng: các lực lượng đòi ly khai dần dần
nắm các vị trí lãnh đạo của các Nước Cộng hòa và ra các tuyên bố về chủ quyền của
Nước Cộng hòa. Xung đột sắc tộc trở nên phức tạp có đổ máu thậm chí có nơi chính
quyền các Nước Cộng hòa lãnh đạo cuộc xung đột với các Nước Cộng hòa lân cận.
Mâu thuẫn dân tộc cực kỳ lớn trong lòng Liên Xô trước đây vẫn bị dấu kín nay đã bộc
lộ và tiến triển không thể kiểm soát được. Một khi tình hình hỗn loạn thì các mối liên
hệ kinh tế giữa các vùng miền và các nước cộng hòa cũng bị gián đoạn làm tình hình
kinh tế trở nên nguy ngập, tình hình xã hội trở nên hỗn loạn. Các đảng viên cộng sản
phân ly và mất hoàn toàn sự kiểm soát và kỷ luật của Đảng và trở thành các lực lượng
quốc gia dân tộc chủ nghĩa. Ngay Xô viết Tối cao Nga, nước cộng hòa trụ cột của Liên
Xô, cũng ra nghị quyết đặt luật pháp nước cộng hòa cao hơn hiến pháp Liên Xô, quyền
lực của nhà nước Liên Xô dần trở thành hình thức.
Ngày 19 tháng 8 năm 1991 một số nhà lãnh đạo theo đường lối cứng rắn (Chủ
tịch Quốc hội Lukyanov, Chủ nhiệm KGB Kryuchkov, Phó Tổng thống Yanaev, Thủ
tướng Pavlov) với lý do khôi phục sự thống nhất của Liên bang Xô viết tiến hành đảo
chính, lập Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp, tước bỏ quyền lực của Tổng thống
Liên Xô Gorbachov và đưa quân đội vào thủ đô. Nhưng lực lượng đảo chính không đạt
được sự ủng hộ của dân chúng và quân đội, đảo chính càng làm tăng thêm mâu thuẫn
giữa các nước cộng hòa và các thế lực chính trị lãnh đạo các khu vực. Chỉ qua 2 ngày
(21, 22 tháng 8) Bộ trưởng Quốc phòng, Nguyên soái Yazov ra lệnh rút quân khỏi
Moskva, đảo chính thất bại. Trong việc đánh bại đảo chính có vai trò nổi bật của Tổng
thống Liên bang Nga Boris Yeltsin, người đã hiệu triệu dân chúng bảo vệ Nhà Trắng,
trụ sở chính phủ Nga. Thực ra chính CIA đã thông báo trước cho Boris Yeltsin biết
trước về những kế hoạch quan trọng của phe đối lập, giúp ông ta giành thắng lợi trong
cuộc đối đầu với Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp do CIA đã đặt máy nghe
trộm ngay dưới chân điện Kremli. Đích thân tổng thống Mỹ là Bush (cha) và thủ tướng
Anh là John Major đã gọi điện báo trước về âm mưu đảo chính và thúc giục Yeltsin
phải có hành động nhằm tranh thủ sự đồng tình và nắm chắc quân đội.
Sau đảo chính, tình hình biến chuyển nhanh chóng. Ngày 8 tháng 12 tại Minsk,
thủ đô của Belarus, các nhà lãnh đạo ba nước cộng hòa Nga, Belarus và Ukraina ra
tuyên bố ký thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG -
Содружество Независимых Государств), chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết. Ngày 21 tháng 12 tại Alma Alta, thủ đô của
Kazakhstan, tất cả các nước cộng hòa trừ ba nước vùng biển Baltic ký tuyên ngôn tôn
trọng các tôn chỉ và mục đích của thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia độc
lập. Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Liên Xô chính thức chấm dứt tồn tại.
Mô hình Liên Xô cơ bản là kinh tế nhà nước, là nền kinh tế phi cạnh tranh, không
theo cơ chế thị trường, tập trung hóa cao độ cả vĩ mô lẫn vi mô.
- Kinh tế nhà nước tập trung gồm 2 thành phần: Kinh tế tập thể trong nông nghiệp
(kalxoz) và kinh tế nhà nước trong công nghiệp và nông nghiệp (Sovkhoz)
- Đảng lãnh đạo toàn diện về kinh tế. Cấp ủy đảng các cấp đều đề ra kế hoạch
phát triển cho từng thời kỳ. Đại hội Đảng xác định chỉ tiêu kinh tế cho cả giai đoạn.
52
- Kế hoạch hóa cao độ: Đại hội Đảng xác định các nhiệm vụ ưu tiên của nền kinh
tế và phác thảo ra các chỉ tiêu kinh tế quan trọng của một thời kỳ dài thường là 5 năm
và định hướng dài 10 năm, đó là cơ sở để kế hoạch hóa. Sau đó Gosplan Liên Xô (Cơ
quan kế hoạch nhà nước - Госплан) sẽ lập ra kế hoạch cho các kế hoạch năm năm, đôi
khi có kế hoạch bảy năm với các chỉ số kinh tế cụ thể cho thời hạn 5 năm và từng năm
cụ thể. Các kế hoạch của Gosplan sẽ được chuyển giao cho các Bộ kinh tế. Bộ sẽ lập
kế hoạch chi tiết cho ngành mình và giao các chỉ tiêu kinh tế cho các doanh nghiệp
dưới sự chủ quản của bộ. Các doanh nghiệp trên cơ sở kế hoạch được giao sẽ tính toán
các nguồn lực và có thể đệ trình kế hoạch sản xuất lên các cơ quan chủ quản để đề
nghị hiệu chỉnh. Một khi kế hoạch được thông qua đó sẽ là pháp lệnh nhà nước. Để
đảm bảo tài chính cho các kế hoạch sản xuất các doanh nghiệp sẽ nhận được tiền theo
kế hoạch từ Gosbank (Ngân hàng nhà nước - Госбанк) và nhận nhiên, nguyên vật liệu,
và các sản phẩm trung gian theo kế hoạch từ Gossnab (Cung ứng nhà nước -
Госснабжение). Việc lập kế hoạch được thực hiện rất chi tiết: thậm chí Gosplan quy
định đến cả giá bán buôn và bán lẻ của các loại sản phẩm, như vậy sẽ rất phức tạp,
Gosplan của Liên Xô thực sự là một cơ quan ngang bộ với chức năng đặc biệt của
chính phủ Liên Xô thường do một Uỷ viên Bộ chính trị - Phó chủ tịch hội đồng bộ
trưởng phụ trách kinh tế chỉ đạo với đội ngũ đông đảo các chuyên gia kinh tế, các nhà
quản lý kế hoạch, nhưng việc lập kế hoạch chi tiết như vậy không thể nào sát được với
thực tế cuộc sống kinh tế của đất nước, không thể tính được các yếu tố thị trường. Vì
những lý do trên nền kinh tế của Liên Xô là nền kinh tế phi cạnh tranh và không định
hướng đến thị trường.
Những đặc điểm tập trung hóa, kế hoạch hóa cao độ dưới sự lãnh đạo của Đảng
như vậy có tác dụng dễ dàng tập trung được nguồn lực quốc gia cho các mục tiêu trọng
điểm, những ưu tiên của đất nước ví dụ điển hình như quá trình Công nghiệp hóa
những năm 1930 đã thành công bất kể các căng thẳng của nền kinh tế, cũng như các
dự án chạy đua vũ trang và các dự án lớn khác của Liên Xô sau này. Nhưng đồng thời
nó thường không gắn liền với hiệu quả kinh tế nên thường gây lãng phí rất lớn: Kinh tế
phát triển nhanh nhờ khai thác rất lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và năng suất
lao động tăng không tương xứng. Các chỉ tiêu phát triển được duy trì cao nhưng mức
sống của nhân dân ngày càng kém so với các đối thủ tư bản ở nước ngoài.
Kinh tế có kế hoạch và tách xa thị trường nên kinh tế Liên Xô tránh được lạm
phát, tránh được các khủng hoảng và các rủi ro của thị trường như trong các nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa, giá cả có khi được duy trì cố định trong vài chục năm. Nhưng nền
kinh tế như vậy là sẽ rất nặng nề không linh hoạt: một doanh nghiệp không hoàn thành
kế hoạch sẽ ảnh hưởng lây lan, do đó kế hoạch được coi như pháp lệnh nhà nước và có
tính bắt buộc rất cao. Vì kế hoạch hóa mang nhiều tính mệnh lệnh quan liêu và không
sát thị trường là một nguyên nhân chính làm hàng hóa Liên Xô có chất lượng và tính
cạnh tranh ngày càng kém so với nước ngoài. Giá cả cố định trong một thời gian khá
dài cộng với thu nhập tăng đều theo kế hoạch điều này là có lợi cho tầng lớp dân cư
lớp dưới kém năng động thích được sống bao cấp, sức mua của người dân tăng cao,
nhưng ngược lại sức mua tăng mà hàng hóa kém chất lượng không theo kịp yêu cầu
của xã hội nên gây nên nạn khan hiếm hàng hóa có giá trị tạo “văn hóa xếp hàng” ở
mọi nơi, gây bất bình trong dân chúng nhất là dân thành th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkt0030_p1_2039.pdf