Lịch sử các học thuyết kinh tế

Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh

Hoàn cảnh ra đời của kinh tế học tư sản cổ điển Anh

Đặc điểm của kinh tế học tư sản cổ đỉển Anh

Học thuyết kinh tế của William Petty

Học thuyết kinh tế của Adam Smith

Học thuyết kinh tế của David Ricardo:

Đánh giá chung

 

Học thuyết kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển:

 

ppt23 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Lịch sử các học thuyết kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử các học thuyết kinh tế Chuơng 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh và học thuyết kinh tế tư sản hậu cổ điển Nội dung Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh Hoàn cảnh ra đời của kinh tế học tư sản cổ điển Anh Đặc điểm của kinh tế học tư sản cổ đỉển Anh Học thuyết kinh tế của William Petty Học thuyết kinh tế của Adam Smith Học thuyết kinh tế của David Ricardo: Đánh giá chung B. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển: A. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh I. Hoàn cảnh ra đời của kinh tế học tư sản cổ điển Anh: Thế kỷ XVI – XVII, CN trọng thương đã hòan thành vai trò tích lũy tư bản nguyên thủy. Thế kỷ XVIII, ra đời của một lý thuyết mới làm cơ sở cho cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản, hướng lợi ích của họ vào lĩnh vực sản xuất. Phái trọng nông ở Pháp đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu, phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở Anh, giai cấp tư sản nhận thấy lợi ích trong việc phát triển công trường thủ công công nghiệp. Họ chỉ rõ, muốn làm giàu phải bóc lột lao động. Kinh tế học tư sản cổ điển Anh A. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh II. Những đặc điểm của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh Đối tượng nghiên cứu: chuyển đổi từ lưu thông sang sản xuất, nghiên cứu quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất. Mục tiêu nghiên cứu: nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản trên cở sở phát triển lực lượng sản xuất. Nội dung nghiên cứu: lý luận Giá trị - Lao động; ủng hộ tự do kinh tế, chống lại sự can thiệp của nhà nước, nghiên cứu sự vận động của nền kinh tế do các quy luật tự nhiên điều tiết. Tính chất hai mặt của phương pháp nghiên cứu: Phương pháp trừu tượng hóa để tìm hiểu các mối liên hệ bản chất bên trong các quá trình kinh tế Mô tả hời hợt và rút ra một số kết luận sai lầm. Các đại biểu: William Petty (1623 – 1687); Adam Smith (1723 – 1790); David Ricardo (1772 – 1823) A. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh III. Học thuyết của William Petty (1623 – 1687): Vài nét về William Petty: Sinh trưởng trong gia đình thợ thủ công tại Anh Có nhiều tài năng (cơ khí, vật lý, y học, âm nhạc, toán học) Là người đặt nền móng cho kinh tế học tư sản cổ điển với phương pháp luận trừu tượng khoa học, duy vật tự phát Học thuyết kinh tế của William Petty thể hiện rõ tính hai mặt (ban đầu còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương) A. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh III. Học thuyết của William Petty (1632 – 1687): 2. Học thuyết giá trị lao động của William Petty: Là người đầu tiên đưa ra nguyên lý về giá trị lao động. Nghiên cứu về giá cả: đưa ra hai khái niệm là giá cả tự nhiên và giá cả chính trị. Một lý luận quan trọng của ông là: “lao động là cha của của cải, còn đất đai là mẹ của của cải”. Chưa phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, chưa biết đến tính chất xã hội của giá trị. Chưa thành công trong việc giải thích mối quan hệ của lao động phức tạp và lao động giản đơn. A. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh III. Học thuyết của William Petty (1632 – 1687): 3. Lý luận về tiền tệ: William Petty nghiên cứu hai thứ kim loại giữ vai trò tiền tệ là vàng và bạc. Ông khuyến cáo, nhà nước không thể hy vọng vào việc phát hành tiền không đủ giá, vì lúc đó giá trị của tiền tệ sẽ giảm xuống. Ông cũng là người đầu tiên nghiên cứu số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông trên cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa trong lưu thông và tốc độ chu chuyển của tiền tệ. Ông phê phán những người trọng thương về quan điểm tích trữ tiền không hạn độ. A. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh III. Học thuyết của William Petty (1632 – 1687): 3. Lý luận về tiền lương: Ông cho rằng tiền lương của công nhân không thể vượt quá những tư liệu sinh hoạt cần thiết. Ông ủng hộ đạo luật cấm tăng lương. Quan điểm về tiền lương của William Petty được xem xét trong mối quan hệ với lợi nhuận, giá cả tư liệu sinh hoạt và cung cầu về lao động. Những lý luận của William Petty còn sơ khai nhưng đã đặt nền móng cho kinh tế chính trị tư sản cổ điển, đặc biệt là lý luận về giá trị - lao động A. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh IV. Học thuyết kinh tế của Adam Smith: Vài nét về Adam Smith (1723 -1790): Là nhà khoa học có kiến thức sâu rộng: thần học, luật, chính trị, kinh tế, thiên văn, vật lý Năm 1766 xuất bản tác phẩm “Sự giàu có của các quốc gia” nổi tiếng toàn thế giới A. Smith đã trình bày một cách có hệ thống các phạm trù kinh tế, xuất phát từ các quan hệ kinh tế khách quan. Học thuyết kinh tế của ông có cương lĩnh rõ ràng về chính sách kinh tế, có lợi cho giai cấp tư sản (là người đầu tiền xây dựng chính sách thuế khóa cho giai cấp tư sản) A. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh IV. Học thuyết kinh tế của Adam Smith: 2. Lý luận về “bàn tay vô hình” Chiếm vị trí quan trung tâm trong học thuyết của Adam Smith Đề cao vai trò cá nhân, ca ngợi cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường, ủng hộ sở hữu tư nhân và nhà nước không can thiệp vào kinh tế. “Bàn tay vô hình” là sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan với điều kiện phải có sự tồn tại, phát triển của sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa. A. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh IV. Học thuyết kinh tế của Adam Smith: 3. Phê phán chế độ phong kiến ,CN trọng thương và CN trọng nông: Phê phán tính chất ăn bám của bọn quý tộc phong kiến; phê phán chế độ thuế khóa độc đoán, ngăn cản việc tích lũy của nông dân; bác bỏ việc hạn chế buôn bán lúa mì Vạch rõ sự vô lý của chế độ lao dịch và chứng minh tính chất ưu việt của chế độ lao động tự do làm thuê. Phê phán chủ nghĩa trọng thương đã đề cao quá mức vai trò của tiền tệ và ngoại thương Cho rằng độc quyền thương nghiệp sẽ cản trở cải tiến sản xuất. Muốn làm giàu phải phát triển sản xuất. Phê phán chủ nghĩa trọng thương dựa vào nhà nước để cưỡng bức kinh tế. Phê phán ảo tưởng của CN trọng nông về tính chất đặc biệt của nông nghiệp, chống lại luận điểm cho rằng công nghiệp không là ngành sản xuất A. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh IV. Học thuyết kinh tế của Adam Smith: 4. Lý luận về kinh tế hàng hóa: a. Lý luận về phân công lao động Là người đầu tiên phân biệt lao động sản xuất vật chất và lao động không sản xuất vật chất Đánh giá cao phân công lao động (sai lầm: ông cho rằng trao đổi là bản năng của loài người và trao đổi sinh ra phân công lao động ) b. Lý luận về tiền tệ: Khẳng định tiền là hàng hóa đặc biệt làm chức năng phương tiện lưu thông, khuyên nên dùng tiền giấy. Khẳng định lượng tiền cần thiết trong lưu thông do giá cả quyết định A. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh IV. Học thuyết kinh tế của Adam Smith: 4. Lý luận về kinh tế hàng hóa (tt): c. Lý luận về giá trị lao động: Phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Khẳng định giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi. Giá trị là cơ sở của giá cả Adam Smith có hai định nghĩa về giá trị hàng hóa. 1. Giá trị hàng hóa do lao động hao phí để sản xuất hàng hóa quyết định. 2. Giá trị do lao động quyết định, mà lao động đó có thể mua bán, đổi lấy hàng hóa (luẩn quẩn, bộc lộ sự lẫn lộn giữa lao động sống và lao động quá khứ) Lý luận về giá trị - lao động của A. Smith có tiến bộ gì so với phái trọng nông? Còn hạn chế gì? A. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh IV. Học thuyết kinh tế của Adam Smith: 4. Lý luận về kinh tế hàng hóa (tt): d. Lý luận về tư bản: A.Smith quan niệm tư bản là những tài sản đem lại thu nhập ??? Khẳng định chỉ có lao động mới là nguồn gốc của tích lũy tư bản. Phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động. Nhưng ông phạm sai lầm lớn là không phân biệt được tư bản lưu động với tư bản lưu thông nên nhầm lẫn trong việc xác định tư bản cố định và tư bản lưu động.( khi phân tích tư bản lưu động ông đã bỏ qua bộ phận tiền lương công nhân) A. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh IV. Học thuyết kinh tế của Adam Smith: 4. Lý luận về kinh tế hàng hóa (tt): d. Lý luận về thu nhập: Dựa trên học thuyết về thu nhập để giải thích các quan hệ phân phối, kết cấu giai cấp (3 giai cấp: chiếm hữu ruộng đát, nhà tư bản và công nhân) và mâu thuẫn giai cấp. Lý luận về tiền lương: tiền lương là một phần thu nhập của công nhân làm thuê, là một phần của sản phẩm lao động. Ông ủng hộ việc trả lương cao. Ông cũng đã phân biệt được sự khác nhau giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa. Lý luận về lợi nhuận: chỉ rõ nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận (kết quả của lao động của công nhân). Chỉ ra xu hướng giảm xuống của tỉ suất lợi nhuận. Lý luận về địa tô: phân biệt được hai hình thái của địa tô tương đối (địa tô chênh lệch) nhưng ông lại chưa nghiên cứu địa tô tuyệt đối A. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh IV. Học thuyết kinh tế của Adam Smith: 4. Lý thuyết về lợi thế so sánh: A.Smith là người đưa ra lý thuyết về “lợi thế tuyệt đối”, cho rằng mỗi quốc gia có lợi thế tuyệt đối về sản xuất một mặt hàng nào đó hơn các quốc gia khác, do đó mỗi quốc gia phải biết chuyên môn hóa sản xuất loại hàng hóa mà họ có lợi thế hơn. Lý thuyết này của Adam Smith có nhiều hạn chế và về sau được phát triển bởi David Ricardo. Công lao của A.Smith và hạn chế trong học thuyết của ông? A. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh V. Học thuyết của David Ricardo Vài nét về David Ricardo ( 1772 – 1823) Là người Anh gốc Do Thái, bắt đầu kinh doanh từ năm 12 tuổi Làm nghề kinh doanh chứng khoán, trở thành người giàu nhất nước Anh. Nghiên cứu khoa học từ năm 25 tuổi, ngoài 30 tuổi nghiên cứu kinh tế chính trị Năm 1817, xuất bản tác phẩm “Những nguyên lý của chính trị kinh tế học”, trở thành đỉnh cao của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển A. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh V. Học thuyết của David Ricardo Lý luận về giá trị: Phê phán sự không nhất quán về trong định nghĩa về giá trị của A. Smith. Ricardo cũng đã đề cập đến lao động phức tạp và lao động giản đơn. Ông là người đầu tiên mô tả đầy đủ cơ cấu lượng giá trị: gồm ba bộ phận C, v và m * Hạn chế: Chưa phân biệt giá trị và giá cả sản xuất mặc dù đã nhìn thấy xu hướng bình quân hóa tỉ suất lợi nhuận. Coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi vật. Chưa phát hiện ra tính hai mặt của sản xuất hàng hóa Chưa làm rõ tính chất lao động xã hội quy định giá trị như thế nào, thậm chí cho rằng lao động xã hội cần thiết do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định. A. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh V. Học thuyết của David Ricardo 2. Lý luận về tiền lương, lợi nhuận, địa tô: Về tiền lương: coi tiền lương là giá cả tự nhiên của hàng hóa lao động, là giá cả các tư liệu sinh hoạt nuôi sống người công nhân và gia đình họ. Ông chỉ ra cấu thành tư liệu sinh hoạt cho người công nhân phụ thuộc các yếu tố lịch sử văn hóa. Về lợi nhuận: xác nhận giá trị mới do công nhân sáng tạo ra bao gồm tiền lương và lợi nhuận. Ông đã có nhận xét tiến gần đến lợi nhuận bình quân (xu hướng giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận) Về địa tô: D. Ricardo là người đầu tiên dựa trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động để giải thích địa tô. A. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh V. Học thuyết của David Ricardo 3. Lý thuyết về lợi thế so sánh: David Ricardo đã xây dựng lý thuyết về lợi thế so sánh tương đối: Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ đường hai chiều, có lợi cho mọi nước tham gia, vì bất kỳ nước nào cũng có lợi thế tương đối, tức là lợi thế có được trên cơ sở so sánh với các nước khác. Các lợi thế tương đối được xem xét thông qua trao đổi quốc tế, xác định được mối tương quan giữa mức chi phí lao động cá biệt của từng quốc gia lựa chọn phương án tham gia vào quá trình phân công chuyên môn hóa quốc tế sao cho có lợi nhất. A. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh VI. Đánh giá chung: Đóng góp: Đi sâu nghiên cứu, vạch rõ nhiều vấn đề có tính quy luật nội tại của phương thức tư bản chủ nghĩa như: lý luận giá trị lao động, tiền công, lợi nhuận, địa tô Phân tích nền kinh tế thị trường nói chung và cơ chế thị trường nói riêng trong chủ nghĩa tư bản. Hạn chế: Mang tính chất hai mặt trong phương pháp nghiên cứu Tuyệt đối hóa vai trò tự điều tiết của thị trường. Chưa có thái độ khách quan và thực tế đối với vai trò của nhà nước. Để lại nhiều quan điểm tầm thường, về sau trở thành trào lưu kinh tế học tầm thường. B. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển (kinh tế học tầm thường) Hoàn cảnh ra đời Xuất hiện từ cuối thế kỷ XVIII, phát triển mạnh ở những năm 30 thế kỷ XIX. Chủ nghĩa tư bản bắt đầu bộc lộ hạn chế và mâu thuẫn : mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng. khủng hoảng kinh tế đầu tiên nổ ra (1825) Giai cấp vô sản không ngừng lớn mạnh Xuất hiện CNXH không tưởng. Hệ thống lý luận của kinh tế tư sản cổ điển không còn phù hợp, đòi hỏi phải có học thuyết kinh tế mới. * Các đại biểu của trường phái: Thomas Robert Malthus (1766 – 1834) ở Anh Jean Baptiste Say (1767 – 1832) ở Pháp B. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển (kinh tế học tầm thường) II. Các đặc điểm chủ yếu: Là học thuyết mang tính chất chủ quan nhằm che đậy các mâu thuẫn và khuyết tật của chủ nghĩa tư bản, từ đó ca ngợi và bảo vệ cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Phương pháp luận: Chỉ chú ý các hiện tượng bên ngoài. Đặc biệt là áp dụng phương pháp tâm lý chủ quan trong phân tích kinh tế, coi kinh tế chính trị là khoa học về nghiên cứu đạo đức xã hội. Sử dụng nhiều tài liệu, số liệu thiếu khoa học, phi lịch sử để nghiên cứu. B. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển (kinh tế học tầm thường) III. Nội dung: Mục tiêu bảo vệ giai cấp tư sản, biện hộ cho chủ nghĩa tư bản một cách có ý thức Dần dần xa rời với những nội dung khoa học của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển là học thuyết mang tính chất phản động, trái với đạo lý của con người. * Quá trình phát triển: Thời kỳ đầu: mục tiêu của kinh tế học tư sản hậu cổ điển là phê phán những người xã hội chủ nghĩa không tưởng và tách những yếu tố tầm thường của kinh tế chính trị tư sản cổ điển để xây dựng thành hệ thống lý luận của mình. Công khai tách khỏi kinh tế chính trị tư sản cổ điển, phủ nhận và phê phán các học thuyết của kinh tế tư sản cổ điển, đặc biệt là học thuyết giá trị - lao động. Tập trung chống lại học thuyết kinh tế Mác, các luận điểm của Lênin.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptlsthkt_slide_c4_649.ppt