MỤC LỤC
1. Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm xã hội
2. Quản lí tài chính bảo hiểm xã hội
3. Kinh nghiệm của một số nước về quản lí tài chính bảo hiểm xã hội
Tham gia đóng góp
22 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Lí luận chung về bảo hiểm xã hội và quản lí tài chính bảo hiểm xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Song nhìn chung thì chi phí quản lí là
phải phù hợp tránh những lãng phí không cần thiết, song chi phí quản lí cũng phải đủ
lớn để đảm bảo cơ sở cho hoạt động quản lí của BHXH được thực hiện dễ dạng. Hơn
nữa lương cho cán bộ nhân viên của ngành BHXH phải cân bằng với các ngành khác.
Quản lí hoạt động đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ.
Quỹ BHXH tại một thời điểm thường có số tiền kết dư rất lớn, đây là cơ sở của những
yêu cầu cần bảo toàn và phát triển quỹ. Như chúng ta đã biết thì quỹ thu trước, chi sau,
đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường với những cơ hội cũng như những rủi ro
có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên việc bảo toàn và phát triển quỹ lại trở thành nhu cầu
13/20
bức thiết. Nếu quỹ không chú trọng đến vấn đề đầu tư có thể sẽ đứng trước tình trạng
bội chi hay nói cách khác là chi vượt quá thu. Nếu đầu tư tăng trưởng quỹ có hiệu quả
thì đây là một nguồn thu bổ sung rất lớn cho quỹ để đảm bảo cân đối thu chi từ đó giảm
gánh nặng cho NSNN. Để hoạt động đầu tư thực hiện đúng vai trò của nó thì phải đảm
bảo những nguyên tắc như an toàn, tránh rủi ro, có lãi và trên hết là thực hiện được lợi
ích xã hội.
Quản lí hoạt động cân đối quỹ.
BHXH là chính sách xã hội nên khác với các loại hình bảo hiểm thương mại, BHXH
hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà mục đích lớn nhất là ổn định cuộc sống của
người lao động. Do vậy cân bằng thu chi là trạng thái mong muốn của mỗi nước khi
triển khai thực hiện BHXH. Để cân đối thu chi trên thực tế thường phải có sự hỗ trợ của
NSNN, đồng thời thì quỹ phải tìm cho mình những nguồn thu khác để đảm bảo cân bằng
quỹ. Trong đó các khoản chi và nguồn thu đã được trình bày ở trên. Quản lí cân đối quỹ
là việc làm hết sức quan trọng nhằm phát hiện ra những thay đổi dẫn đến mất cân đối để
có những biện pháp khắc phục kịp thời.
Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lí tài chính BHXH.
Đối với ngành quản trị nói chung và công tác quản lí tài chính BHXH nói riêng thì việc
xem xét các yếu tố tác động của môi trường tới hoạt động của đối tượng quản lí là rất
cần thiết. Các tác động của môi trường có thể mang đến những thách thức cũng như
những cơ hội cho chính bản thân các hoạt động tài chính của BHXH. Muốn quản lí tốt,
nhà quản trị cần nắm rõ những yếu tố này để đưa ra những quyết định hợp lí và có lợi
nhất cho đối tượng quản lí. Các tác động của môi trường thường được chia làm hai loại
là tác động của môi trường ngoài hệ thống và tác động từ môi trường trong hệ thống.
Tác động từ môi trường ngoài hệ thống bao gồm các ảnh hưởng từ môi trường kinh tế-
chính trị- xã hội của mỗi quốc gia. Nhìn rộng ra thì có thể là cả những ảnh hưởng của
môi trường thế giới. Khi chúng ta xem xét các yếu tố của BHXH dưới giác độ của các
công ước quốc tế mà Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) đã quy định. Nhưng các nhân tố
môi trường trong nước là quan trọng hơn. BHXH không chỉ là thể hiện tính ưu việt của
mỗi Nhà nước mà chính Nhà nước cũng là chủ sử dụng lao động lớn nhất trong xã hội.
Các chính sách, quyết định của Nhà nước tác động trực tiếp tới hoạt động quản lí. Môi
trường kinh tế như GDP, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, tình trạng nền kinh tế
tăng trưởng hay khủng hoảng, mức sống tối thiểu, các dịch vụ công cộng... . Đây là các
yếu tố tác động tới thu chi, cân đối quỹ BHXH sao cho phù hợp đảm bảo ổn định cuộc
sống cho người lao động. Bên cạch đó còn có các yếu tố như văn hoá, lối sống, truyền
thống, trình độ nhận thức,... nó tác động đến mức độ chấp nhận, sự đồng tình thực hiện
của mỗi cá nhân trong xã hôi. Chẳng hạn như ở nước ta có truyền thống “lá lành đùm là
rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” rất phù hợp với mục đích triển khai BHXH nên được
14/20
mọi người đồng tình thực hiện. Tất cả những yếu tố kể trên tác động tới nội dung của
những quy định trong các quy chế quản lí tài chính BHXH Việt Nam.
Những tác động của bản thân các yếu tố bên trong hệ thống như ý thức tự giác của các
đối tượng tham gia là người lao động và đặc biệt là chủ sử dụng lao động. Yếu tố trình
độ của các cán bộ trong ngành BHXH, điều kiện làm việc, trang thiết bị phục vụ công
tác,....cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lí tài chính BHXH. Trình độ cán bộ
càng cao, cơ sở vật chất kĩ thuật cang đầy đủ và hiện đại thì công tác quản lí tài chính
BHXH càng thuận lợi, thực hiện càng có hiệu quả.
15/20
Kinh nghiệm của một số nước về quản lí tài
chính bảo hiểm xã hội
Kinh nghiệm của một số nước về quản lí tài chính BHXH.
Tính đến năm 1993, trên thế giới đã có 163 nước thực hiện chính sách BHXH, trong đó
số các nước thực hiện chế độ hưu trí, tai nạn lao động, ốm đau, thai sản là nhiều nhất lên
tới 155 nước, chiếm khoảng 95%, ít nhất là chế độ thất nghiệp là có khoảng 63 nước,
chiếm 38,6%. Việc thực hiện các chế độ là tuỳ thuộc vào điều kiện tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội của mỗi nước. Tuy nhiên xu hướng chung hiện nay là đang dần thực
hiện ngày càng đầy đủ hơn các chế độ. Đối với lịch sử phát triển của ngành BHXH trên
thế giới thì BHXH Việt Nam còn rất mới, như vậy chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm
của các nước đi trước.
Quản lí tài chính BHXH ciủa Cộng hoà Liên bang Đức.
So với các nước trên thế giới, Cộng hoà Liên bang Đức là nước có lịch sử phát triển
được coi như sớm nhất. Điều luật BHXH đầu tiên đã ra đời và thực hiện từ những năm
1850. Cho đến nay, chính sách BHXH ở Đức bao gồm 6 chế độ sau:
+ Bảo hiểm thất nghiệp.
+ Bảo hiểm y tế.
+ Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ cho người già và người tàn tật.
+ Bảo hiểm ốm đau.
+ Bảo hiểm tai nạn lao động.
+ Bảo hiểm hưu trí.
Hoạt động BHXH của Cộng hoà Liên bang Đức thực hiện theo ba trụ cột chính là:
• Hệ thống BHXH bắt buộc.
• Hệ thống BHXH tư nhân.
• Hệ thống BHXH ở các xí nghiệp.
Trong đó hệ thống BHXH bắt buộc được tổ chức theo mô hình tự quản, bảo đảm tài
chính theo phương pháp lấy thu bù chi. Hệ thống BHXH tư nhân và hệ thống BHXH ở
các xí nghiệp hoạt động theo Bộ luật Lao động của Liên bang. Tự chịu là hình thức quản
16/20
lí tương đối độc lập với sự chỉ đạo của cơ quan quản lí Nhà nước cao nhất. Có thể hiểu
rõ thông qua cơ chế quản lí chung của Quỹ hưu trí sau. Cơ quan quản lí cao nhất là một
Hội đồng, hội động này bổ nhiệm Ban điều hành, từ Ban điều hành sẽ điều hành mọi
hoạt động của tổ chức. Hoạt động tài chính trong năm của Quỹ hưu trí viên chức Liên
bang diễn ra như sau:
Vào mùa hè hàng năm, các chuyên gia của Chính phủ Liên bang, tổ chức BHXH, Tổng
cục Thống kê sẽ dự kiến nhu cầu tài chính của năm tới theo phương pháp ước tính. Từ
đó đưa ra dự kiến số thu, dự kiến số chi, trên cơ sở này xác định tỉ lệ thu cho năm tới
và tiến hành đưa ra bằng một văn bản có hiệu lực pháp luật. Quỹ thu thường là đủ dùng
chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ, chi hoạt động của bộ máy quản lí và còn một
khoản để dự trữ gọi là khoản dự trữ trần. Do sự ổn định của nền kinh tế mà khoản dự
trữ này thường chỉ ở mức đủ chi cho các đối tượng do quỹ đảm bảo trong một tháng, từ
năm 2001 đã rút xuống khoản 0,8 tháng. Cách này có những ưu điểm như: hạn chế được
những tác động của môi trường kinh tế, dễ dàng cân đối quỹ, giảm thiểu tình trạng bội
chi, không hề gây gánh nặng cho NSNN,... .
Cộng hoà Liên bang Đức không có các tổ chức BHXH thực hiện cùng một lúc nhiều chế
độ, mà thông thường mỗi tổ chức chỉ chịu trách nhiệm thu, chi cho một loại chế độ nhất
định. Điểm đáng lưu ý ở nước này là những công chức Nhà nước ( những người được đề
cử vào bộ máy quản lí Nhà nước) không phải đóng BHXH, nhưng họ được nhận lương
hưu khi hết tuổi lao động. Khoản chi này được lấy từ nguồn thu thuế để trả. Có nhiều tổ
chức cùng tham gia thực hiện các chế độ BHXH, đặc biệt là sự có mặt của các tổ chức
BHXH tư nhân, có thể mang lại sự cạnh tranh giúp cho hoạt động ngày càng hiệu quả.
Quản lí tài chính BHXH của Trung Quốc.
Ngay sau khi thành lập nước, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành xây dựng một hệ
thống an toàn xã hội, chủ yếu bao gồm BHXH, cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội, trợ giúp
xã hội. Trong các chế độ đó BHXH giữ vai trò quan trọng nhất. Đến năm 1994, Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội đã thông qua Luật Lao động, trong đó chương IX có những quy
định cải cách hệ thống BHXH. Các chế độ BHXH chỉ được áp dụng ở các khu vực thành
thị và trong các doanh nghiệp. Tại các địa phương ở Trung Quốc đã cụ thể hoá các chế
độ, trong đó hai chế độ là hưu trí và thất nghiệp đã được xây dựng thành Điều lệ, các
chế độ khác về cơ bản còn là quy định tạm thời song có hiệu lực khá cao.
Về nguyên tắc mỗi chế độ có một quỹ riêng. Nguồn quỹ gồm hai khoản: Một khoản do
chủ sử dụng lao động nộp và một khoản do người lao động đóng. Riêng quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động thì chỉ do chủ sử dụng lao động đóng. NSNN sẽ hỗ trợ khi mất cân đối
thu chi do các nguyên nhân bất khả kháng, còn các trường hợp khác tự người lao động
và người sử dụng lao động bảo đảm. Các quỹ nhìn chung được chia làm hai phần: Phần
thứ nhất được đưa vào tài khoản cá nhân gồm toàn bộ số tiền do người lao động đóng
và một phần do chủ sử dụng lao động đóng; Phần thứ hai được đưa vào quỹ chi chung
17/20
trong trường hợp cần thiết là phần đóng góp còn lại của chủ sử dụng lao động. Qua đây
chúng ta nhận thấy hiện nay có khá nhiều nước quản lí quỹ theo từng chế độ, đây là
phương pháp quản lí mang tính mở dễ thích nghi với nhiều điều kiện của từng khu vực,
từng tầng lớp lao động. Đặc biệt việc hình thành tài khoản cá nhân, bản thân người lao
động có thể nắm bắt được số dư cũng như họ được hưởng hoàn toàn nên có những sự
điều chỉnh tránh tình trạng mất công bằng. Cách quản lí quỹ như vậy đã phân định được
rõ trách nhiệm của mỗi bên do vậy tránh tình trạng lẫn lộn giữa các quỹ, sử dụng sai
mục đích hay thất thoát.
18/20
Tham gia đóng góp
Tài liệu: Lí luận chung về bảo hiểm xã hội và quản lí tài chính bảo hiểm xã hội
Biên tập bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm xã hội
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Quản lí tài chính bảo hiểm xã hội
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Kinh nghiệm của một số nước về quản lí tài chính bảo hiểm xã hội
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
19/20
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources
– VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho
Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong
phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0
do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước
hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội.
Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành
một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi
ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, học
tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn
tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu
khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của
độc giả.
Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của các
tác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng như
đếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring.
Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễ
dàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảng
dạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER) . Khái
niệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phong
bởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phong
trào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và được
chấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới.
20/20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- li_luan_chung_ve_bao_hiem_xa_hoi_va_quan_li_tai_chinh_bao_hi.pdf