Bất cứ khi nào người lập trình ngồi xuống thiết kế một giao diện, anh ta
sẽ phải đối mặt với một số vấn đề liên quan đến việc thiết kế: yêu cầu
thẩm mỹ, khả năng mở rộng, có thể chuyển đổi kích thước vàdễ chỉnh
sửa.
Layout managers sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề đó bằng việc thiết lập
những kích cỡ, vị trí của các đối tượng table layout (bố cục bảng). Chèn các
thành phần mà layout quản lý, tất cả các layout đều có khả năng mở. Trong
lập trình Java, chúng ta đã quá quen với những khái niệm về quản lý Layout.
Tuy nhiên các lập trình viên khi chuyển từ các ngôn ngữ lập trình khác sang
C Sharp, đều cần phải có thời gian làm quen với chúng. Nếu bạn bắt đầu từ
nền tảng Java, bạn nên tìm hiểu sự khác nhau giữa cách quản lý Layout
trong Java và sự thực thi chúng trong C Sharp. Nếu bạn vẫn chưa quen với
cách quản lý Layout thì hãy bắt đầu tìm hiểu từ cơ bản
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Layout manager trong c sharp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LAYOUT MANAGER TRONG C SHARP.
26/08/2007 11:07 PM
Bất cứ khi nào người lập trình ngồi xuống thiết kế một giao diện, anh ta
sẽ phải đối mặt với một số vấn đề liên quan đến việc thiết kế: yêu cầu
thẩm mỹ, khả năng mở rộng, có thể chuyển đổi kích thước và dễ chỉnh
sửa...
Layout managers sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề đó bằng việc thiết lập
những kích cỡ, vị trí của các đối tượng table layout (bố cục bảng). Chèn các
thành phần mà layout quản lý, tất cả các layout đều có khả năng mở. Trong
lập trình Java, chúng ta đã quá quen với những khái niệm về quản lý Layout.
Tuy nhiên các lập trình viên khi chuyển từ các ngôn ngữ lập trình khác sang
C Sharp, đều cần phải có thời gian làm quen với chúng. Nếu bạn bắt đầu từ
nền tảng Java, bạn nên tìm hiểu sự khác nhau giữa cách quản lý Layout
trong Java và sự thực thi chúng trong C Sharp. Nếu bạn vẫn chưa quen với
cách quản lý Layout thì hãy bắt đầu tìm hiểu từ cơ bản.
1. Layout Manager là gì?
- Là bất kì cái gì có thể quyết định vị trí và kích cỡ của các đối tượng Bố
cục bảng và cũng có thể chính là Bố cục bảng. Chúng có thể được sử dụng
trong mọi tình huống, tuy nhiên chủ yếu chúng được dùng trong Giao diện
đồ họa người dùng (GUI - Graphical User Interfaces). Những ai đã từng biết
lập trình đều có thể nhận biết được sự rắc rối của nó. Những năm gần đây
người ta đã phát triển một số công cụ hỗ trợ, hầu hết đều được viết bằng
ngôn ngữ C++, làm cho việc thiết kế giao diện trở nên dễ dàng hơn. Nhưng
cho dù có những công cụ tinh vi như vậy thì Các GUIs vẫn là một vấn đề
phức tạp.
2. Layout Manager giữa Java và C Sharp:
- Có 2 điểm khác biệt giữa Layout Manager trong Java và Thực Thi
Layout Manager trong C Sharp.
- Thứ Nhất: trong Java, Layout Manager được loại bỏ hoàn toàn trong
khu vực GUIs. Hay nói theo cách khác, những thứ duy nhất mà có thể
được quản lý bởi Layout Manager trong Java là các thành phần của chúng
(Components). Còn Trong C Sharp, Bất cứ cái gì mà thực thi giao diện Bố
cục thì đều có thể được quản lý. Điều này mở thêm những khả năng tương
tác thú vị trong khu vực đồ họa, thiết kế bản đồ...
- Sự khác biệt thứ 2 liên quan đến điều đầu tiên: Sự thực thi Layout
Managers trong Java không được gắn liền với các đối tượng GUIs nhưng nó
lại là khái niệm trừu tượng đối với việc sắp xếp các bố cục bảng, điều này có
thế có nhiều Layout Manager cho một khu vực riêng biệt của điều khiển
Cha. Bạn có thể khoanh một vùng chữ nhật đặc biệt trong điều khiển Cha và
thao tác Layout Manager, đưa các thành phần điều khiển con cho nó. Hơn
nữa, với những thao tác chuẩn về Layout Manager mà bạn biết trong Java sẽ
mang lại cho bạn những sức mạnh kì lạ trong việc thiết kế giao diện.
3. Thư viện Layout:
- Từ sự thực thi các Layout Manager mà tôi giới thiệu trong bài này, ta
thấy thư viện Layout này khá quen với các nhà lập trình Java quen thuộc, và
hy vọng sẽ dễ hiểu đối với những người mới bắt đầu. Cơ bản chỉ xung quanh
2 Giao diện: ILayoutable và ILayoutManager mà kế thừa từ ILayoutable.
Phần còn lại của thư viện bao gồm sự thực thi của 2 giao diện trên đối với
các vấn đề của việc thiết kế giao diện.
+ Control Box: Về cơ bản là những cấu trúc điều khiển Layout và
làm việc như lớp điều khiển đóng gói cơ bản.
+ ContainerBox: Được kế thừa từ ControlBox, nhưng nó có thể
chèn thêm các ControlBox và sắp xếp chúng.
+ AreaPane: Được kế thừa từ ContainerBox, nhưng hoạt động như
một điều khiển cấp độ cao. Nó có một khung hình chữ nhật, trong đó nó
quản lý các điều khiển khác nhau mà mới chèn thêm vào.
+ RezizeablePane: được kế thừa từ AreaPane. Điều khác nhau duy
nhất là nó có thể thay đổi kích cỡ của các đối tượng con trong điều khiển
cha. Nó cũng cung cấp thêm một số Layout mẫu trong thư viện:
BorderLayout: Bao gồm 5 đối tượng Layoutable khác nhau, mỗi đối tượng
tương ứng với các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây và một đối tượng ở giữa.
Tất cả những thành phần về kích cỡ đều được nén theo chiều của các hướng,
Bắc và Nam cao bằng chiều thẳng đứng, rộng bằng chiều ngang có thể. Còn
Đông và Tây thì ngược lại, có chiều rộng theo chiều ngang và chiều dọc theo
chiều thẳng đứng. Đối tượng Layoutable trung tâm chiếm tất cả khoảng
trống còn lại.
GridLayout: Gồm một số các dòng, các cột và tạo thành một các lưới(Grid)
để người sử dụng có thể chèn các điều khiển vào. Mỗi một thành phần trong
Grid được tạo với cùng kích cỡ và được sắp xếp từ trái qua phải theo thứ tự
được chèn vào.
FlowLayout: Chèn các điều khiển theo dòng nằm ngang. Mỗi khi dòng đó
quá rộng với độ rộng của Vùng chứa (Container), thì nó sẽ bắt đầu một dòng
mới. Nó có thể được định dạng theo lề trái, phải và giữa theo vùng chứa.
Ảnh trên là một ví dụ về phát triển GUI sử dụng thư viện Layout. Đoạn mã
sau thể hiện việc sắp xếp các điều khiển.
public class CalculatorForm : Form
{
public CalculatorForm()
{
Size = new Size(200, 250);
Text = "Calculator";
myCalculator = new Calculator();
//Đây sẽ là khung có cấp cao nhất mà tất cả các điều khiển khác sẽ được
chèn vào.
//Và cũng có thể thay đổi kích cỡ theo.
AreaPane controlPane = new ResizeablePane(this,
ClientRectangle, new BorderLayout());
myTextBox = new TextBox();
myTextBox.Text = "0";
// Chú ý rằng: Với các điều khiển được chèn vào khung, các ContainerBoxes
sẽ.
//Chèn tất cả các điều khiển mà gắn với chúng một cách tự động.
controlPane.Add(myTextBox, BorderLayout.Direction.North);
Panel p = new Panel();
//Mỗi khi các buttonPane có các điều khiển khách thêm vào nó.
//Nó sẽ tự đóng gói trong một ContainerBox.
ContainerBox buttonPane = new ContainerBox(p);
addButtons(buttonPane);
Button clearB = new Button();
clearB.Text = "Clear";
clearB.Click += new EventHandler(clear);
controlPane.Add(clearB, BorderLayout.Direction.South);
controlPane.Add(buttonPane, BorderLayout.Direction.Center);
}
private void addButtons(ContainerBox pane)
{
pane.layoutManager = new GridLayout(4, 3);
for(int i=1; i<10; i++){
Button b = getDigitButton(i);
pane.Add(b);
}
Button zero = getDigitButton(0);
Button plus = getButton("+");
Button minus = getButton("-");
plus.Click += new EventHandler(action);
minus.Click += new EventHandler(action);
pane.Add(plus);
pane.Add(zero);
pane.Add(minus);
}
// Những hàm riêng sẽ gọi cac Contructor.
//...
}
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- layout_manager.pdf