1. Mục tiêu môn học
Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có thể:
1. Mô tả khái quát mô hình lập kế hoạch nâng cao sức khỏe theo tiếp cận sinh thái, giáo
dục (mô hình PRECEDE-PROCEED).
2. Lựa chọn được vấn đề sức khỏe ưu tiên và phân tích được các nguyên nhân của vấn đề.
3. Xây dựng được các giải pháp thích hợp để góp phần giải quyết vấn đề ưu tiên.
4. Trình bày được những nội dung cơ bản về phát triển cộng đồng nhằm nâng cao sức
khỏe.
5. Trình bày được một số nội dung và bài học từ một số chương trình nâng cao sức khỏe
tại các cơ sở/địa điểm cụ thể.
6. Lập được bản kế hoạch nâng cao sức khỏe.
2. Phƣơng pháp học tập
14 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Lập kế hoạch chương trình nâng cao sức khỏe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LẬP KẾ HOẠCH CHƢƠNG TRÌNH
NÂNG CAO SỨC KHỎE
(Giảng dạy đối tượng Cử nhân Y tế Công cộng
Định hướng Truyền thông – Giáo dục sức khỏe)
Tài liệu dành cho học viên
(Áp dụng phƣơng pháp Dạy - Học dựa trên tình huống)
HÀ NỘI – 2015
1
THÔNG TIN CHUNG
Môn học: Lập kế hoạch chương trình nâng cao sức khỏe
Mã môn học:
Số đơn vị học trình: 3
Năm học:
Bộ môn: Giáo dục sức khỏe
Danh sách giảng viên:
PGS. TS. Nguyễn Thanh Hương
ThS. Trương Quang Tiến
ThS. Hứa Thanh Thủy
ThS. Hoàng Khánh Chi
ThS. Nguyễn Thái Quỳnh Chi
ThS. Lê Thị Hải Hà
CN. Nguyễn Thị Nga
CN. Đinh Thu Hà
- Nhóm biên soạn:
ThS. Trương Quang Tiến
ThS. Hứa Thanh Thủy
CN. Nguyễn Thị Nga
CN. Đinh Thu Hà
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KCN Khu công nghiệp
SV Sinh viên
NCSK Nâng cao sức khỏe
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
QHTD Quan hệ tình dục
3
NỘI DUNG
1. Mục tiêu môn học
Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có thể:
1. Mô tả khái quát mô hình lập kế hoạch nâng cao sức khỏe theo tiếp cận sinh thái, giáo
dục (mô hình PRECEDE-PROCEED).
2. Lựa chọn được vấn đề sức khỏe ưu tiên và phân tích được các nguyên nhân của vấn đề.
3. Xây dựng được các giải pháp thích hợp để góp phần giải quyết vấn đề ưu tiên.
4. Trình bày được những nội dung cơ bản về phát triển cộng đồng nhằm nâng cao sức
khỏe.
5. Trình bày được một số nội dung và bài học từ một số chương trình nâng cao sức khỏe
tại các cơ sở/địa điểm cụ thể.
6. Lập được bản kế hoạch nâng cao sức khỏe.
2. Phƣơng pháp học tập
Áp dụng các phương pháp Dạy – Học tích cực:
- Tự học thông qua đọc trước tài liệu, làm bài tập tìm kiếm và tham khảo các nguồn tài
liệu khác nhau.
- Học trên lớp qua các bài thuyết trình của giảng viên.
- Thảo luận nhóm, thảo luận chung, làm bài tập ở nhà và tại lớp, trình bày theo cá nhân,
theo nhóm giải quyết tình huống.
- Với sự hỗ trợ của giảng viên và trợ giảng, sinh viên làm việc theo nhóm (5 sinh viên)
áp dụng các kiến thức đã học tại lớp và tự học để giải quyết 01 bài tập tình huống cụ
thể (trong số 2 bài tập tình huống được cung cấp) được sử dụng xuyên suốt môn học
(phương pháp học dựa vào tình huống - SBL).
3. Lịch giảng dạy - học tập
Lịch học cụ thể sẽ được Bộ môn thông báo trước khi bắt đầu học. Khung chương trình
được bố trí như sau:
Stt Tên bài Mục tiêu Số tiết
Thuyết
trình
SBL
1
Bài 1: Tổng quan
về lập kế hoạch
NCSK
Mô tả khái quát mô hình lập kế hoạch nâng cao
sức khỏe theo tiếp cận sinh thái, giáo dục (mô
hình PRECEDE-PROCEED).
4
2 Bài 2: Xác định và
phân tích vấn đề
sức khỏe
Lựa chọn được vấn đề sức khỏe ưu tiên và
phân tích được các nguyên nhân của vấn đề
Xây dựng được các giải pháp thích hợp để góp
phần giải quyết vấn đề ưu tiên.
4 8
3
Bài 3: Lập kế
hoạch nâng cao
Lập được bản kế hoạch nâng cao sức khỏe. 4 8
4
sức khỏe
4
Bài 4: Phát triển
cộng đồng trong
NCSK
Trình bày được những nội dung cơ bản về phát
triển cộng đồng nhằm nâng cao sức khỏe.
4 4
5 Bài 5: NCSK tại
một số cơ sở
Trình bày được một số nội dung và bài học từ
một số chương trình nâng cao sức khỏe tại các
cơ sở/địa điểm cụ thể.
8 4
Tổng: 60 tiết *
24 24
Ghi chú: * 12 tiết sinh viên tự học.
4. Phƣơng pháp đánh giá môn học
- Điểm chuyên cần: Tham gia đầy đủ các buổi học (10%);
- Điểm đánh giá quá trình:
- Bài tập nhóm (2 bài * 10%/bài)
- Bài kiểm tra trắc nghiệm cá nhân (20%)
- Điểm đánh giá bài tập tình huống thông qua chấm điểm Khung kế hoạch NCSK giải
quyết VĐSK trong bài tập tình huống (50%)
5. Tài liệu tham khảo
Các tài liệu phải đọc
1. Đại học Y tế Công cộng (2006). Giáo trình Khoa học hành vi và Giáo dục sức khỏe .
2. Đaị hoc̣ Y tế công côṇg (2011), Lâp̣ kế hoac̣h các chương trình Nâng cao sức khỏe . Tài
liêụ giảng daỵ Cử nhân YTCC chuyên ngành Truyền t hông - Giáo dục sức khỏe.
3. Nutbeam, D. and E . Harris (2004). Theory in a Nutshell : A practical guide to health
promotion theories, McGraw-Hill Australia . (tài liệu đã dịch sang tiếng Việt ).
4. Bartholomew, L. K., et al. (2006). Planning health promotion program: an intervention
mapping approach . San Francisco , Jossey Bas. Chapter 13. (Tài liệu đã dịch sang tiếng
Viêṭ)
5. Garry Egger, Ros Spark, Rob Donovan. Health promotion: Strategies and methods. (Tài
liêụ đa ̃đươc̣ dic̣h sang tiếng Viêṭ ).
Các tài liệu đọc thêm
1. Blacke D.P. (2000), Settings for Health Promotion – Linking Theory and Practice. Sage
Publications, Inc
2. Glanz K. and et al (2008), Health Behavior and Health Education – Theory, Research,
and Practice; 4
th
edition, Jossey-Bass.
3. Green W.L. and Kreuter W.M. (1999), Health Promotion Planning – An Educational
and Ecological Approach. 3
rd
edition.
5
4. Hawe P., and et al. (2003). Evaluating Health Promotion. MacLennan, Australia; p: 41-
57.
5. James F. McKenzie and et al. (2005). Planning, Implementing and Evaluating Health
promotion Programs. Pearson Education.
6. Jenie Naidoo, Jane Wills (2009), Foundations of Health Promotion. 4th edition.
7. Lyn Talbot and Glenda Verrinder (2005). Promoting Health – The Primary Health Care
Approach. 3
rd
Elservier Australia, pp: 134-7
6
6. Bài tập tình huống
6.1. Nội dung lý thuyết
Mục tiêu Hoạt động Đánh giá
Bài 1: Tổng quan về lập kế hoạch nâng cao sức khỏe
1. Trình bày được tầm quan
trọng của tiếp cận lập kế
hoạch dựa vào cộng đồng
Đọc tài liệu trước khi tới lớp học,
nghe giảng, động não, thảo luận,
trình bày.
Phần động não/thảo
luận của sinh viên
2. Trình bày được một số mô
hình lí thuyết lập kế hoạch
Đọc tài liệu trước khi tới lớp học,
nghe giảng, trả lời câu hỏi.
Câu trả lời sinh viên
3. Trình bày được chi tiết các
giai đoạn lập kế hoạch nâng
cao sức khỏe theo mô hình
“PRECEDE-PROCEED”
Đọc tài liệu trước khi tới lớp học,
nghe giảng, động não, trình bày, trả
lời câu hỏi.
Câu trả lời và trình bày
của sinh viên
Bài 2: Xác định vấn đề sức khỏe ƣu tiên
1. Mô tả được thực trạng sức
khỏe của cộng đồng
Đọc tài liệu trước khi tới lớp học,
nghe giảng, động não, bài tập nhóm.
Phần động não/thảo
luận của sinh viên
2. Xác định và phân tích được
vấn đề sức khỏe ưu tiên can
thiệp
Đọc tài liệu trước khi tới lớp học,
nghe giảng, động não, bài tập nhóm,
trình bày.
Câu trả lời của sinh viên
Kết quả bài tập SBL
hoạt động 3
3. Xác định và phân tích được
đối tượng đích
Đọc tài liệu trước khi tới lớp học,
làm bài tập nhóm, thảo luận, trình
bày.
Câu trả lời của sinh viên
Kết quả bài tập SBL
hoạt động 3
4. Nêu và lí giải được các giải
pháp nâng cao sức khỏe để
góp phần giải quyết vấn đề
Thảo luận, nêu các giải pháp phù
hợp; giải thích lí do; Nghe trình bày
tóm tắt chủ điểm
Câu trả lời của sinh viên
Kết quả bài tập SBL
hoạt động 4
Bài 3: Lập kế hoạch nâng cao sức khỏe
1. Trình bày được cách xây
dựng mục tiêu và các yêu
cầu của mục tiêu
Đọc tài liệu trước khi tới lớp học,
nghe giảng, động não, bài tập nhóm
Phần động não/thảo
luận của sinh viên
2. Trình bày được cách xây
dựng và lựa chọn giải pháp,
các hoạt động cụ thể
Đọc tài liệu trước khi tới lớp học,
nghe giảng, động não, bài tập nhóm,
trình bày
Câu trả lời của sinh viên
Kết quả bài tập SBL
hoạt động 5
3. Lập được bản kế hoạch
chương trình nâng cao sức
khỏe
Đọc tài liệu trước khi tới lớp học,
làm bài tập nhóm, thảo luận, trình
bày
Câu trả lời của sinh viên
Kết quả bài tập SBL
hoạt động 5
Bài 4: Phát triển cộng đồng trong nâng cao sức khỏe
1. Trình bày được các khái
niệm liên quan với phát
triển cộng động và tầm
quan trọng đối với nâng cao
sức khỏe
Đọc tài liệu trước khi tới lớp học,
nghe giảng, thảo luận và trả lời câu
hỏi.
Thảo luận và trả lời câu
hỏi của sinh viên
2. Trình bày được một số tiếp
cận phát triển cộng đồng
Đọc tài liệu trước khi tới lớp học,
nghe giảng, thảo luận và trả lời câu
Thảo luận và trả lời câu
hỏi của sinh viên
7
Mục tiêu Hoạt động Đánh giá
trong nâng cao sức khỏe hỏi. Kết quả bài tập SBL
hoạt động 1 và 2
3. Trình bày được một số ví
dụ minh họa phát triển cộng
đồng và những thách thức
trong quá trình thực hiện
Đọc tài liệu trước khi tới lớp học,
nghe giảng, trả lời câu hỏi.
Câu trả lời sinh viên
Kết quả bài tập SBL
hoạt động 1 và 2
Bài 5: Nâng cao sức khỏe tại một số cơ sở
1. Trình bày được các khái
niệm và tầm quan trọng của
tiếp cận nâng cao sức khỏe
trong trường học, cơ sở y
tế, nơi làm việc, cộng đồng
Đọc tài liệu trước khi tới lớp học,
nghe giảng, động não, thảo luận.
Phần động não/thảo
luận của sinh viên
2. Trình bày được các nội
dung chính của nâng cao
sức khỏe tại một số cơ sở
cụ thể nêu trên
Đọc tài liệu trước khi tới lớp học,
trình bày, thảo luận và nghe trình
bày tóm tắt
Câu trả lời sinh viên
6.2. Các chủ đề gợi ý
Có 3 chủ đề lớn để học viên lựa chọn như sau:
Sức khỏe bà mẹ trẻ em (2 nhóm). Các vấn đề sức khỏe ƣu tiên gợi ý:
Mang thai, nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên/ thanh niên
Dinh dưỡng trẻ em, tiêm chủng
Chăm sóc bà mẹ mang thai và trẻ em, tử vong mẹ... (vùng nông thôn, dân tộc thiểu
số)
Sử dụng rƣợu bia, thuốc lá (2 nhóm)
Tai nạn thƣơng tích (2 nhóm)
Đội mũ bảo hiểm (người lớn, trẻ em)
Đuối nước, điện giật, bỏng, ngã
Tai nạn nghề nghiệp
6.3. Mục tiêu
1. Xác định và phân tích được một số vấn đề sức khỏe trong chủ đề lớn, từ đó có cơ sở
để lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên.
2. Xác định và phân tích được đối tượng đích và vấn đề sức khỏe ưu tiên để can thiệp.
3. Trình bày và lý giải được về các giải pháp được lựa chọn trong chương trình nâng cao
sức khỏe.
4. Áp dụng được mô hình PRECEDE-PROCEED trong việc lập kế hoạch một chương
trình nâng cao sức khỏe.
5. Áp dụng được một số cách tiếp cận phát triển cộng đồng vào trong quá trình xây dựng
và triển khai chương trình nâng cao sức khỏe.
8
6.4. Các câu hỏi của bài tập tình huống
1. Từ chủ đề lớn, hãy nêu các vấn đề sức khỏe tồn tại, sự liên quan giữa vấn đề sức khỏe
và chất lượng cuộc sống?
2. Trong số các vấn đề sức khỏe đã nêu ở câu 1, hãy xác định một vấn đề sức khỏe ưu
tiên; phân tích vấn đề sức khỏe đã lựa chọn.
3. Lựa chọn các cách tiếp cận nâng cao sức khỏe nên được áp dụng để giải quyết vấn đề
sức khỏe đã lựa chọn và xác định các giải pháp tương ứng với từng cách tiếp cận nêu
trên.
4. Xây dựng kế hoạch nâng cao sức khỏe nhằm cải thiện vấn đề sức khỏe đã lựa chọn.
5. Làm thế nào để tăng cường năng lực của các đối tượng đích của chương trình NCSK
để đối tượng có thể tham gia các hoạt động của chương trình NCSK một cách hiệu
quả?
6.5. Các hoạt động cần thực hiện để trả lời các câu hỏi trong bài tập tình huống
6.5.1. Hoạt động 1 (dùng để trả lời câu hỏi 1)
(i) Tên hoạt động:
Xác định các vấn đề sức khỏe (giai đoạn 1 và 2 trong Mô hình lâp̣ kế hoac̣h PRECEDE -
PROCEED)
(ii) Nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện:
Giai đoạn 1: Chẩn đoán về xã hội: Từ chủ đề lớn, học viên tìm các tài liệu tham khảo để
xây dựng phần đặt vấn đề trên thế giới và Việt Nam (chừng nửa trang giấy); sau đó
chọn 1 vấn đề sức khỏe ưu tiên tại 1 địa bàn cụ thể để tập trung mô tả (1 trang).
Giai đoạn 2: Chẩn đoán về dịch tễ học:
o Nghiên cứu về sự phân bố các vấn đề sức khỏe của quần thể
o Tìm hiểu các yếu tố quyết định của các vấn đề sức khỏe? Mối liên quan giữa vấn đề
sức khỏe và chất lượng cuộc sống?
(iii) Sản phẩm của hoạt động:
1 đoạn liệt kê các vấn đề xã hội tồn tại (0,5 - 1 trang)
Một bảng phân tích đặc điểm của các vấn đề sức khỏe: Sự phân bố, các yếu tố quyết
định và mối liên quan giữa vấn đề sức khỏe với chất lượng cuộc sống
(iv) Khung thời gian thực hiện hoạt động
Thời gian dự kiến để nhóm sinh viên tự thực hiện hoạt động 1: 90 phút
Thời gian dự kiến để nhóm sinh viên thảo luận và có giải đáp thắc mắc tại lớp: từ 90
phút
9
6.5.2. Hoạt động 2 (dùng để trả lời câu hỏi 2)
(i) Tên hoạt động:
Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên và phân tích vấn đề đã lựa chọn (giai đoạn 3, 4 trong Mô
hình lập kế hoạch PRECEDE -PROCEED).
(ii) Nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện:
Lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên từ chủ đề lớn.
Lưu ý : Nhóm SV có thể sử dụng một hoặc nhiều cách để xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên
như dựa vào thang điểm BPRS, theo các tiêu chí của WHO hay phương pháp delphi...
Phân tích vấn đề sức khỏe ưu tiên
o Chẩn đoán hành vi và môi trường: Xác định các yếu tố quyết định hoặc nguyên nhân
của vấn đề sức khỏe (sinh học, hành vi, môi trường, dịch vụ y tế....). Có thể lựa chọn
một trong các mô hình các yếu tố quyết định sức khỏe để phân tích. Từ đó xác định
được hành vi/yếu tố môi trường ưu tiên cần thay đổi và đề ra mục tiêu ở cấp độ hành
vi và môi trường (mục tiêu chung của chương trình).
o Chẩn đoán giáo dục và tổ chức: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi/yếu tố ưu
tiên đã xác định ở giai đoạn trên (yếu tố tiền đề, tăng cường, tạo điều kiện). Từ đó đề
ra các mục tiêu ở cấp độ giáo dục và tổ chức (mục tiêu cụ thể).
o Chẩn đoán hành chính và chính sách: Phân tích các yếu tố thuộc về nguồn lực, tổ
chức, chính sách và quy định để có thể giải quyết vấn đề sức khoẻ. Từ đó đề ra các
mục tiêu về hành chính, chính sách (mục tiêu cụ thể).
(iii) Sản phẩm của hoạt động:
Một đoạn hoặc sơ đồ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe
Lập ma trận để phân tích và lựa chọn hành vi/yếu tố ưu tiên giải quyết
Một đoạn hoặc sơ đồ phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi/yếu tố ưu tiên
Một đoạn hoặc sơ đồ phân tích các yếu tố thuộc về nguồn lực, tổ chức, chính sách để
giải quyết vấn đề sức khỏe
Các mục tiêu ở các cấp độ tương ứng
(iv) Khung thời gian thực hiện hoạt động:
Thời gian dự kiến để nhóm sinh viên tự thực hiện hoạt động: 90 phút
Thời gian dự kiến để nhóm sinh viên thảo luận và có giải đáp thắc mắc tại lớp: từ 90
phút
10
6.5.3. Hoạt động 3 (dùng để trả lời câu hỏi 3)
(i) Tên hoạt động:
Lựa chọn các cách tiếp cận nâng cao sức khỏe phù hợp và xác định các giải pháp tương ứng
với từng cách tiếp cận hoặc các chiến lược hành động nâng cao sức khoẻ do WHO khuyến
cáo để giải quyết vấn đề.
(ii) Nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện:
Xác định được nguyên nhân của vấn đề sức khỏe cần can thiệp.
Xác định các cách tiếp cận có thể giải quyết được nguyên nhân trên được áp dụng vào
chương trình:
o Tiếp cận y tế
o Tiếp cận truyền thông thay đổi hành vi
o Tiếp cận giáo dục sức khỏe
o Tiếp cận Nâng cao quyền làm chủ về sức khỏe/Trao quyền
o Tiếp cận Vận động tạo ra môi trường xã hội thuận lợi
Nêu các giải pháp tương ứng với từng cách tiếp cận hoặc chiến lược hành động NCSK do
WHO khuyến cáo để giải quyết vấn đề sức khỏe
(iii) Sản phẩm của hoạt động:
1 đoạn phân tích nguyên nhân và lý giải cách chọn cách tiếp cận
1 bảng nguyên nhân, cách tiếp cận và giải pháp tương ứng
(iv) Khung thời gian thực hiện hoạt động:
Thời gian dự kiến để nhóm sinh viên tự thực hiện hoạt động: 90 phút
Thời gian dự kiến để nhóm sinh viên thảo luận và có giải đáp thắc mắc tại lớp: từ 90
phút
11
6.5.4. Hoạt động 4 (dùng để trả lời câu hỏi 4)
(i) Tên hoạt động:
Lập bản kế hoạch NCSK
(ii) Nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện:
Viết lại mục tiêu đã được xây dựng ở các giai đoạn trước
Xây dựng bảng kế hoạch hành động
o Lập kế hoạch hành động chương trình NCSK theo mẫu cho sẵn
o Nêu những có khăn thuận lợi có thể gặp phải khi triển khai chương trình và cách khắc
phục
(iii) Sản phẩm của hoạt động:
Các mục tiêu phù hợp
1 Bảng kế hoạch hành động (theo mẫu)
1 Bảng liệt kê những khó khăn thuận lợi và cách khắc phục
(iv) Khung thời gian thực hiện hoạt động:
Thời gian dự kiến để nhóm sinh viên tự thực hiện hoạt động: 120 phút
Thời gian dự kiến để nhóm sinh viên thảo luận và có giải đáp thắc mắc tại lớp: từ 120
phút
MẪU BẢNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
Mục tiêu 1:
Giải pháp can thiệp 1:
Stt Các
hoạt
động
Thời gian
(từ ...đến)
Ngƣời
thực
hiện
Ngƣời
phối hợp
Phƣơng
tiện
Ngƣời
giám sát
Kinh phí Kết quả
mong
đợi
12
6.5.5. Hoạt động 5 (dùng để trả lời câu hỏi 5)
(i) Tên hoạt động:
Phát triển cộng đồng
(ii) Nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện:
Xác định các bên liên quan của chương trình nâng cao sức khoẻ
Nêu các hoạt động nhằm tăng cường năng lực để đối tượng có thể tham gia các hoạt
động của chương trình NCSK một cách hiệu quả (vận dụng các cách tiếp cận phát triển
cộng đồng)
(iii) Sản phẩm của hoạt động:
1 đoạn (bảng) liệt kê các hoạt động nhằm nâng cao năng lực của đối tượng (1 - 2 trang)
(iv) Khung thời gian thực hiện hoạt động:
Thời gian dự kiến để nhóm sinh viên tự thực hiện hoạt động 1: 90 phút
Thời gian dự kiến để nhóm sinh viên thảo luận và có giải đáp thắc mắc tại lớp: từ 90
phút
6.6. Đánh giá
Bài tập tình huống được chấm điểm theo nhóm (Khung kế hoạch NCSK sẽ nộp vào
cuối khóa), được tính cho 50% điểm của cả môn học.
Điểm của các cá nhân có sự khác biệt tùy thuộc vào việc tham gia thảo luận nhóm và
đóng góp của cá nhân. Giảng viên sẽ căn cứ vào biên bản làm việc nhóm và tổng kết Phiếu
đánh giá tổng kết sự tham gia làm việc nhóm (Phụ lục 1) để chấm điểm riêng cho các cá nhân.
Yêu cầu ghi biên bản làm việc nhóm: Biên bản làm việc nhóm cần ghi đầy đủ các nội
dung sau đây: Thời gian, địa điểm, số người vắng mặt (lý do), nội dung chính, phân công
nhiệm vụ/kết luận của buổi làm việc.
Yêu cầu tổng kết Phiếu đánh giá sự tham gia làm việc nhóm: Phụ lục 1 trình bày ví
dụ về Phiếu đánh giá tổng kết sự tham gia làm việc nhóm. Các nhóm thiết kế Phiếu đánh giá
tổng kết sao cho phù hợp với số lượng các buổi làm việc nhóm và số lượng thành viên trong
nhóm
6.7. Một số nguồn tài liệu tham khảo gợi ý
Thư viện trường (báo cáo, luận văn), Bộ Y tế - Niên giám thống kê y tế
Sức khỏe bà mẹ trẻ em: Báo cáo của UNFPA, Tổng cục Thống kê
Thuốc lá, rượu bia: Báo cáo của Chililab, Hội Y tế công cộng
Tai nạn thương tích: Trung tâm chấn thương HSPH
13
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT SỰ THAM GIA LÀM VIỆC NHÓM
Tên nhóm .– Lớp .
Chỉ số đánh giá Điểm Tên học viên Tên học viên Tên học viên Tên học viên
Buổi TL 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
Tham gia góp ý kiến thảo
luận
2
Những đóng góp có giá trị
và đáp ứng được yêu cầu
đặt ra cho nhóm
3
Hoàn thành nhiệm vụ được
nhóm giao
3
Nhiệt tình nhận nhiệm vụ
được nhóm phân công
chuẩn bị cho buổi thảo
luận/làm việc tiếp theo
1
Tôn trọng, lắng nghe khi
thành viên khác phát biểu
1
Tổng cộng 10
Không tham gia thảo luận
(không có lý do)
0
Tổng cộng:
Chú ý: Thang điểm đánh giá có thể chia đến mức 0,25 điểm. Trước khi ghi điểm, các thành viên tham gia tự đánh giá điểm của mình và nhóm biểu quyết. Nếu
vắng >=50% số buổi thảo luận nhóm sẽ bị trừ hoàn toàn điểm đánh giá riêng cho cá nhân. GV sẽ cân nhắc bảng đánh giá này để chpo
Ngày tháng năm (Chữ ký của các thành viên trong nhóm)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sbl_lkh_hv_2015_0705.pdf