Thai máy, còn gọi cửđộng thai, là một trong những dấu hiệu cho biết
mầm sống người mẹđang mang trong mình có khoẻ không. Theo dõi cử
động thai không chỉmang tính cảm xúc mà còn là thực hành có lợi cho thai,
đặc biệt trong các tháng cuối thai kỳ.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Lắng nghe thai máy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lắng nghe thai máy
Thai máy, còn gọi cử động thai, là một trong những dấu hiệu cho biết
mầm sống người mẹ đang mang trong mình có khoẻ không. Theo dõi cử
động thai không chỉ mang tính cảm xúc mà còn là thực hành có lợi cho thai,
đặc biệt trong các tháng cuối thai kỳ.
Bao giờ thai máy và máy ra sao?
Thai được tám tuần tuổi đã bắt đầu có cử động. Tuy nhiên, do những
cử động này nhẹ và khối lượng thai quá nhỏ, các thai phụ chưa thể cảm nhận.
Người mẹ chỉ cảm nhận được cử động thai khi thai vào khoảng 3 – 4 tháng.
Do đã có kinh nghiệm nên các bà mẹ sinh con rạ nhận ra dấu hiệu của thai
máy sớm hơn các sản phụ sinh con so. Sau năm tháng, nếu chưa thấy thai
máy là dấu hiệu đáng ngại. Những thai phụ có thành bụng dày khó cảm nhận
thai máy hơn người có thành bụng mỏng. Lượng nước ối quá nhiều hay quá
ít cũng làm thay đổi khả năng cảm nhận. Cảm nhận đầu tiên thường nhẹ
nhàng, giống như tôm búng, cá quẫy, có cái gì nhúc nhích trong bụng. Về
sau, khi thai càng lớn sẽ cảm nhận rõ hơn cử động đạp, quẫy của bé. Ở
những tháng cuối thai kỳ, thai phụ cần phân biệt để đừng nhầm lẫn thai máy
với cơn gò tử cung. Gò tử cung làm toàn bộ bụng cứng chắc lên, tuỳ mức độ
còn gây đau, trong khi thai máy chỉ cảm nhận ở một vùng bụng.
Giúp biết thai bình thường hay bất thường
Thai nhi có bốn trạng thái: một là tĩnh lặng, không có cử động, tim
thai ít dao động; hai là cử động thường xuyên, lớn, kèm cử động nhanh của
mắt và dao động nhiều của tim thai, tương ứng giai đoạn trẻ sơ sinh ngủ tích
cực; ba là cử động mắt liên tục, không cử động thai và không gia tăng tim
thai; bốn là cử động thai đơn độc kèm cử động liên tục của mắt và gia tăng
tim thai. Đa số thời gian thai ở trạng thái một và hai. Cử động thai người mẹ
cảm nhận được cũng hầu hết vào trạng thái hai. Theo dõi tim thai và cử động
thai bằng máy cũng chủ yếu quan sát được hai tình trạng đầu tiên này. Hoạt
động thai theo chu kỳ ngủ tĩnh – ngủ tích cực không ảnh hưởng bởi giấc ngủ
người mẹ.
Theo dõi thai máy để đánh giá sức khoẻ thai chỉ nên thực hiện trong
khoảng hai tháng cuối thai kỳ và trong khoảng một giờ. Càng quá ngày sinh,
cử động thai càng giảm. Trong lúc tỉnh thức, tối thiểu thai sẽ cử động 3 – 4
lần/giờ. Thấp hơn mức này, hoặc thai đang ngủ, hoặc đang có vấn đề sức
khoẻ. Cử động quá nhiều (hơn 20 lần) thì coi chừng thai đang bị stress hay
chính người mẹ đang căng thẳng. Lúc này cần bình tĩnh, nghỉ ngơi, sẽ thấy
thai có cử động nhẹ nhàng lại. Nếu cử động vẫn tăng nhanh, dồn dập, nên
đến bệnh viện kiểm tra. Những tháng trước đó, theo dõi thai cử động trong
ngày là dấu hiệu cho biết thai có hoạt động, tức còn sống, nhưng yếu hay
khoẻ không thể kết luận. Khi thấy cả một ngày mà thai không máy hoặc thai
máy ít hơn so với ngày trước thì cần chú ý đây có thể là dấu hiệu thai đang
bất thường. Một số người mẹ phản ảnh thai máy nhiều khi nằm nghỉ hay vào
buổi tối. Thật ra đây là lúc rảnh rỗi, người mẹ có nhiều thời gian theo dõi
thai nên nhận ra cử động thai dễ dàng hơn các thời điểm khác.
Làm gì khi thai máy bất thường?
Khi tự theo dõi thai máy trong hai tháng cuối, nếu thấy ít hơn mức tối
thiểu 3 – 4 cử động thai trong một giờ thì có thể theo dõi tiếp trong một giờ
nữa hoặc đến kiểm tra tại bệnh viện. Theo dõi tại bệnh viện, ngoài quan sát
cử động thai còn theo dõi cả biến động tim thai theo cử động thai. Xét
nghiệm này gọi là NST (Non Stress Test), không có tác động gây kích thích
thai. Bên cạnh đó, còn có xét nghiệm ST (Stress Test), quan sát tim thai theo
sau kích thích thai, có thể kích thích bằng âm thanh hay lắc thai, mục đích
xem tim thai có thay đổi. Một số xét nghiệm khác là CST (Contraction
Stress Test), theo dõi tim thai qua biến động cơn gò tử cung, bằng cách tạo
ra cơn gò tử cung giống như chuyển dạ, nhằm thử thách xem thai có chịu
đựng nổi khi vào chuyển dạ không; xét nghiệm OCT gây cơn gò tử cung
bằng cách truyền oxytocin; xét nghiệm BST gây cơn gò tử cung bằng cách
se đầu vú, làm kích thích cơ thể tiết ra oxytocin nội sinh, đây cũng là lý do
bác sĩ thường khuyên các thai phụ không xoa đầu vú khi vệ sinh vào các
tháng cuối thai kỳ hoặc tránh để ai đó tiếp xúc khu vực này, vì có thể gây ra
cơn đau chuyển dạ, dễ sanh non. Theo dõi cử động thai tại bệnh viện còn có
thể áp dụng các trắc nghiệm sinh học (biophysical profile) hoặc qua siêu âm
kèm một số chỉ số khác (tim thai, động tác thở, nước ối…)
Cử động thai máy là dấu ấn đặc biệt, cho người mẹ cảm nhận rõ ràng
mầm sống hiện hữu trong cơ thể. Thường người mẹ cảm nhận thai máy vào
khoảng sau ba tháng, đã hết thai hành, nên cảm xúc cũng gia tăng theo chiều
thuận lợi. Chia sẻ điều này giữa vợ chồng càng làm tăng thêm sự gắn bó.
Nói ví von, cảm xúc khi nhận được cử động thai cũng giống như cảm nhận
của cặp nghệ nhân cùng sáng tạo sản phẩm và nhận ra sản phẩm đó đã thành
hình và phát triển tốt.
Nghe nhạc sinh con thông minh?
Một số chương trình chăm sóc thai khuyến khích kích thích thai nhi từ
tháng thứ năm trở đi bằng ánh sáng, âm thanh, cho người mẹ nghe nhạc cổ
điển không lời… với mục đích phát triển trí tuệ cho trẻ, gọi tắt là thai giáo.
Thực hành này có lợi không vẫn chưa có kết luận khoa học. Muốn biết chính
xác, phải có nghiên cứu cụ thể so sánh giữa thai nhi áp dụng thai giáo và
không áp dụng thai giáo. Đây là nghiên cứu thuộc dạng có can thiệp. Theo y
đức, can thiệp trên thai nhi khi chưa rõ tác dụng lợi hại là nghiên cứu không
tuân thủ y đức, do đó sẽ không có một nghiên cứu khoa học chính thống nào
làm điều này. Những khuyến khích thai giáo có chăng chỉ dựa vào quan sát,
lập luận. Bản thân thai nhi nằm trong bụng mẹ cũng đã phải chịu nhiều kích
thích từ bản thân người mẹ, như hoạt động trong ngày, tình trạng biến động
sức khoẻ, buồn vui giận dữ của người mẹ…
Thai giáo, nếu cần thực hành, nên là khuyên người mẹ bớt những tác
động tiêu cực có thể ảnh hưởng xấu cho thai, như cảm xúc tiêu cực, quá độ,
làm việc quá tải, quá no, quá đói…, như quan niệm xưa khuyên sản phụ cười
nhiều, nghĩ và làm điều thiện. Việc nghe nhạc nên coi là cách giúp người mẹ
thư giãn, quên đi phiền muộn, như vậy sẽ tốt cho sức khoẻ. Từ đó, thai nhi
cũng được hưởng lợi. Khi nghe nhạc, chọn loại nhạc gì, cổ điển hay dân ca,
cải lương… cũng cần phải phù hợp sở thích của người mẹ thì mới mong đạt
được mục đích thư giãn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18_6126.pdf