Trong thời gian ngắn trở lại đây, thị trường chứng khoán
đón nhận một “làn sóng” nổi bật trong hoạt động mua cổ
phiếu quỹ, hay các cổ đông nội bộ mua lại cổ phiếu doanh
nghiệp mình. Đến nay, nhiều giao dịch đã có kết quả. Và phía
sau những kết quả đó có những điểm đang được giới đầu tư
bàn luận, dù không mới
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Làn sóng “Tôi mua lại tôi” trên thị trường chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làn sóng “Tôi mua lại tôi” trên thị
trường chứng khoán
Trong thời gian ngắn trở lại đây, thị trường chứng khoán
đón nhận một “làn sóng” nổi bật trong hoạt động mua cổ
phiếu quỹ, hay các cổ đông nội bộ mua lại cổ phiếu doanh
nghiệp mình. Đến nay, nhiều giao dịch đã có kết quả. Và phía
sau những kết quả đó có những điểm đang được giới đầu tư
bàn luận, dù không mới.
“Tôi mua lại tôi”
Nhớ lại năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào
khủng hoảng. Nhiều doanh nghiệp, qua đầu mối Câu lạc bộ Các
doanh nghiệp niêm yết, đã ngồi lại với nhau để đưa ra quyết sách
mua lại cổ phiếu của chính mình để làm cổ phiếu quỹ. Đồng thời,
hoạt động mua vào của các tổ chức, cá nhân là cổ động nội bộ
của doanh nghiệp cũng khá sôi động.
Nay, những chuyển động này một lần nữa lại gây chú ý, đặc biệt
trong hơn một tháng qua.
Không thể phủ nhận các giá trị liên quan, đặc biệt trong sự hỗ trợ
giá chứng khoán tại thời kỳ suy giảm; rộng hơn, khi có tiếng nói
chung và mở rộng, sẽ là sự hỗ trợ cho thị trường. Theo cách hiểu
thông thường, khi doanh nghiệp mua vào cổ phiếu quỹ, lượng
hàng lưu thông trên thị trường sẽ giảm, giúp tăng cầu và thông
thường sẽ ảnh hưởng tích cực đến giá chứng khoán.
Mặt khác, với chính doanh nghiệp, việc mua lại đó cũng góp phần
cải thiện một số chỉ số tài chính cơ bản, như giảm lượng cổ phiếu
lưu hành và giảm vốn chủ sở hữu và theo đó làm tăng các chỉ số
EPS, ROE… Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào “phong độ”
tạo lợi nhuận của doanh nghiệp, và quy mô mua vào lớn hay nhỏ.
Và một lợi ích khác, dĩ nhiên đi cùng với rủi ro, là “mình hiểu mình
hơn ai hết”, quyết định mua được xây dựng trên cơ sở đánh giá
cơ hội ở thị trường với thực tế sức khỏe của doanh nghiệp (cũng
không loại trừ những trường hợp mua vào vì mục đích khác mà
xa rời yếu tố nội tại đó). Khi giá cổ phiếu giảm sâu, thấp, doanh
nghiệp mua lại đồng nghĩa với việc tạo tiền để cho khả năng sinh
lời từ chính khoản đầu tư đó trong tương lai.
Với nhà đầu tư, phản ứng thường thấy là suy tính chung: khi
doanh nghiệp mua vào thì ắt đã phải đánh giá những rủi ro, yếu
tố cơ hội giữa thực tế với sức khỏe "bản thân". Nên những thông
tin loại này thường tạo tâm lý tích cực cho cổ đông và nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, các giao dịch loại này cũng có thể xem như một
“chứng chỉ” đối với năng lực tài chính. Bởi theo quy định hiện
hành, nguồn để mua lại phải là từ các nguồn như thặng dư vốn,
lợi nhuận để lại, hay từ các quỹ và nguồn hợp pháp… Theo đó,
một phản ứng thông thường khi tiếp nhận thông tin doanh nghiệp
mua vào, là nhà đầu tư sẽ kiểm tra chéo lại thực lực tài chính của
công ty có đảm bảo hay không…
Trong kỳ chật vật và suy giảm từ tháng 5 đến cuối tháng 8 vừa
qua, xét theo những điểm tích cực nói trên, “làn sóng” mua vào
cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp, hoạt động mua vào của cổ đông
nội bộ đã trở thành một trong những yếu tố hỗ trợ cần thiết cho
thị trường.
Có thể tin tưởng 100%?
Dĩ nhiên, có những lý do khách quan để có thể khẳng định rằng
hoạt động mua vào đó khó đảm bảm 100% kết quả như kỳ vọng.
Với những giao dịch thành công và trọn vẹn đã đành. Vấn đề là
thời gian gần đây, thông tin kiểm chứng lại những giao dịch đó có
thể gây thất vọng với nhà đầu tư.
Mới đây, theo thông tin công bố, một lãnh đạo của một doanh
nghiệp lớn trên HOSE đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu. Nếu chỉ
gói gọn ở giao dịch này thì rõ ràng là có nhiều ý nghĩa trong bối
cảnh thị trường “lao dốc không phanh”. Thế nhưng, tra cứu lại thì
đây là giao dịch “chuyển tiếp”, khi giao dịch đăng ký mua vào
trước đó không thực hiện được.
Chuyện này không phải là cá biệt. Đọc thông tin công bố giao
dịch nội bộ một tuần trở lại đây trên cả HOSE và HNX, dễ nhận
thấy nhiều trường hợp chốt lại giao dịch đăng ký mua vào trước
đó nhưng không trọn vẹn. Như đề cập ở trên, hẳn có những lý do
khách quan. Thế nhưng, không loại trừ khả năng có “dị ứng” khi
thông tin giải thích na ná nhau, như “giá không được như mong
muốn” (ngại bắt đáy?), hay như “không chuẩn bị đủ tài chính”
(liệu có thụ động khi đưa ra thông tin đăng ký mua vào?)…
Có lẽ chưa đủ để đại diện cho hoạt động mua vào nói chung,
nhưng những trường hợp đó có thể càng khiến nhà đầu tư thất
vọng; thậm chí khi niềm tin của nhà đầu tư bị lạm dụng thì những
giao dịch đó có thể tạo hiệu quả ngược.
Sẽ là rõ ràng nếu có một chuẩn cho các giao dịch này. Bên cạnh
khối lượng đăng ký, phương thức và thời hạn giao dịch, các đối
tượng cần thống nhất ở thông tin rõ ràng là các mức giá giới hạn.
Ví như, Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Cần Thơ (CPC) vừa
công bố thông tin mua vào 200.000 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ với
nguyên tắc xác định giá là dự kiến mua không cao hơn 25.000
đồng/cổ phiếu. Hay với Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Vĩnh
Phúc (IDV), thông tin đăng ký mua 135.000 cổ phiếu làm cổ phiếu
quỹ cũng xác định giá không quá 30.000 đồng/cổ phiếu…
Rõ ràng, những giao dịch có thêm yếu tố đó sẽ giúp nhà đầu tư
có thêm cơ sở để “căn” khả năng giao dịch thành công, thay vì để
rồi sau đó, phải đón những thông tin giải thích như trên mà hoài
nghi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lan_song.pdf