Làm thế nào để giữ chân nhân viên giỏi trong doanh nghiệp?

Nguồn nhân lực là tài sản quý giá và quan trọng của doanh nghiệp, đặc

biệt là những người tài lại càng cần được đề cao hơn nữa bởi vì thiếu họ,

không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên ngay

cả khi một số doanh nghiệp Việt có được đội ngũ nhân lực dồi dào, rất

nhiều bài toán khác lại đặt ra cho các nhà quản lý.

Khó khăn lớn nhất của các nhà quản lý Việt là giữ chân người tài trong

doanh nghiệp. Các nhà quản trị nhân sự Việt gần đây đang đau đầu vì

hiện tượng “chảy máu chất xám” đang ngày càng gia tăng trong doanh

nghiệpViệt Nam. Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt không có giải pháp

nào khác là phải biết cách “bảo tồn” và phát triển vốn tài sản to lớn này

nếu còn muốn kinh doanh. Rất cấp thiết là họ phải phân biệt được một

nhân viên giỏi khác với nhân viên bình thường, đánh giá đúng vai trò,

sức ảnh hưởng của những nhân vật chủ chốt này trong tổ chức và quan

trọng nhất là tìm ra được phương thức để người tài gắn kết lâu dài với

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Làm thế nào để giữ chân nhân viên giỏi trong doanh nghiệp?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm thế nào để giữ chân nhân viên giỏi trong doanh nghiệp? Nguồn nhân lực là tài sản quý giá và quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là những người tài lại càng cần được đề cao hơn nữa bởi vì thiếu họ, không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên ngay cả khi một số doanh nghiệp Việt có được đội ngũ nhân lực dồi dào, rất nhiều bài toán khác lại đặt ra cho các nhà quản lý. Khó khăn lớn nhất của các nhà quản lý Việt là giữ chân người tài trong doanh nghiệp. Các nhà quản trị nhân sự Việt gần đây đang đau đầu vì hiện tượng “chảy máu chất xám” đang ngày càng gia tăng trong doanh nghiệpViệt Nam. Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt không có giải pháp nào khác là phải biết cách “bảo tồn” và phát triển vốn tài sản to lớn này nếu còn muốn kinh doanh. Rất cấp thiết là họ phải phân biệt được một nhân viên giỏi khác với nhân viên bình thường, đánh giá đúng vai trò, sức ảnh hưởng của những nhân vật chủ chốt này trong tổ chức và quan trọng nhất là tìm ra được phương thức để người tài gắn kết lâu dài với doanh nghiệp. Thế nào là một nhân viên giỏi? Hầu hết mọi người đều khẳng định nhân viên giỏi trong một doanh nghiệp là những cá nhân làm việc gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể, đề cao giá trị chung của doanh nghiệp. Họ làm việc luôn có sự cân nhắc công việc với các quan hệ xã hội, làm việc với lòng tự trọng và có nhu cầu khẳng định tài năng rất lớn. Và họ là những người đề cao sự logic, khoa học, không chấp nhận những điều áp đặt vô lý. Một doanh nghiệp có những con người làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, luôn hướng đến những mục đích cao đẹp thì tương lai của doanh nghiệp sẽ rất phát triển bởi có nội lực mạnh là đội ngũ nhân viên giỏi có Tâm và có Tài. Đội ngũ nhân viên giỏi tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Nguồn nhân lực cùng với vốn là hai nhân tố nhất thiết phải có khi quyết định thành lập một doanh nghiệp. Nguồn vốn tài chính giúp công ty bảo đảm bộ mặt bên ngoài của tổ chức nhưng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp bởi đó chính là Thế và Lực của doanh nghiệp đó. Nhân viên giỏi chi phối đến sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp bởi họ tác động trực tiếp đến hoạt động thực thi chiến lược kinh doanh của tổ chức. Chiến lược kinh doanh là yếu tố then chốt của kinh doanh thành công. Có chiến lược đúng đắn thì khả năng thành công đã là 50%. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp Viêt Nam gần đây đang lâm vào tình trạng khủng hoảng về chiến lược kinh doanh bởi có một thực trạng là tỷ lệ nhân viên giỏi xin thôi việc ở công ty để sang làm cho doanh nghiệp nước ngoài đang có xu hướng gia tăng. Thực trạng này kéo dài sẽ làm giảm sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nghiêm trọng bởi khi nguồn tài sản nhân lực bị mất đi thì doanh nghiệp đó mất đi nguồn chất xám to lớn. Doanh nghiệp sẽ không thể đưa ra được các chiến lược kinh doanh. Một khi doanh nghiệp không còn khả năng đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả thì tất yếu sẽ không thể vượt qua được những doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt bởi Thế và Lực của họ mạnh hơn. Và kinh doanh sẽ thất bại là hậu quả tất yếu CSR- phương thức giúp giữ chân người tài cho doanh nghiệp hiệu quả Người tài trong doanh nghiệp rất hiếm. Để giữ được nhân viên giỏi, các nhà quản trị nhân lực Việt đã áp dụng nhiều cách thức như tăng lương, thưởng, tăng đào tạo, giao thêm quyền hạn cho nhân viên…Tuy nhiên bài toán giữ chân người tài cho doanh nghiệp vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Nên chăng có một phương cách mới cho bài toán này? Và dưới đây tôi xin luận bàn về phương thức CRS- phương thức dùng các giá trị thuộc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility) để làm “vũ khí” trong “cuộc chiến giành nguồn nhân lực”. CRS được chứng minh là cách thức tối ưu nhất để giữ chân nhân viên giỏi cho doanh nghiệp bởi nó hướng con người làm việc vì những nhu cầu cao đẹp. Nhân viên giỏi hài lòng với phương thức CRS bởi nó làm thỏa mãn những nhu cầu làm việc vì giá trị xã hội của họ. Đây là phương thức mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, để có thể vận dụng nó một cách hiệu quả, các nhà quản lý Việt lưu ý 3 điều sau đây : Phải gắn kết CRS với nhân viên; thực hiện CRS theo nguyện vọng của nhân viên và Giao quyền chủ động thực hiện nó cho nhân viên.  Gắn kết CSR và nhân viên: Doanh nghiệp cần phải tăng cường sử dụng các kênh thông tin nội bộ để giúp nhân viên hiểu và tự hào về các chiến lược CRS của công ty mình. Một số tổ chức không giữ được nhân viên giỏi bởi vì họ không nói cho nhân viên của mình về các nỗ lực thực hiện CSR của chính doanh nghiệp. Vì không biết nên họ không quan tâm và cũng không đánh giá đúng những gì doanh nghiệp đang làm. Gắn kết nhân viên vào CRS của công ty còn bằng cách cần làm cho họ tham gia nhiều hơn nữa vào các chương trình CRS.  Tìm hiểu và thực hiện CSR theo nguyện vọng của nhân viên: Doanh nghiệp nên bắt đầu các chương trình CRS ngay chính trong công ty bởi chính lợi ích và mong muốn của nhân viên trong tổ chức trước khi thực hiện chúng bên ngoài xã hội. Hãy bắt đầu các chương trình CRS bằng các việc làm như tạo điều kiện làm việc tốt, giảm bớt độc hại, nóng bức, đóng bảo hiểm xã hội và y tế cho nhân viên… Doanh nghiệp chỉ có thể giữ chân nhân viên một khi biết tìm hiểu và đáp ứng các nhu cầu của họ một cách cụ thể và chi tiết.  Giao quyền chủ động thực hiện CRS cho nhân viên: Đây là bước quan trọng nhất khi triển khai một chiến lược CRS. Chỉ khi để cho chính nhân viên tự đề xuất và tổ chức thực hiện những chương trình về CSR sẽ giúp nhân viên thấy rằng họ thật sự là một phần quan trọng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần họ và họ cũng cần doanh nghiệp nên công việc của doanh nghiệp cũng là của mình. Được chủ động trong công việc, nhân viên sẽ thấy tự hào, gắn kết hơn với doanh nghiệp và muốn ở lại lâu hơn để cùng nhau thực hiện những điều cần làm. Theo Doanhnhan360

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflam_the_nao_de_giu_chan_nhan_vien_gioi_trong_doanh_nghiep_815.pdf