Ngoại trừ một số các mặt hàng như ô tô, đồ nội thất, và các
nguồn nguyên vật liệu với số lượng lớn, hầu hết các sản phẩm
đều được phân phối dưới hình thức đóng gói. Đóng gói nên được
hiểu là việc sử dụng các nhãn mác, giấy gói, vỏ hộp để có thể
đóng gói các sản phẩm.
8 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Làm thế nào để độc quyền sử dụng bao bì và nhãn hiệu hàng hoá?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm thế nào để độc quyền sử dụng
bao bì và nhãn hiệu hàng hoá?
Ngoại trừ một số các mặt hàng như ô tô, đồ nội thất, và các
nguồn nguyên vật liệu với số lượng lớn, hầu hết các sản phẩm
đều được phân phối dưới hình thức đóng gói. Đóng gói nên được
hiểu là việc sử dụng các nhãn mác, giấy gói, vỏ hộp để có thể
đóng gói các sản phẩm.
Đóng gói là một khâu hết sức quan trọng nhằm: Tạo điều kiện
thuận lợi trong việc lưu trữ và vận chuyển sản phẩm; Tăng cơ hội
hoạt động cho các phương tiện vận chuyển, Bảo hộ sản phẩm,
Nâng cao nhu cầu sử dụng sản phẩm, Tạo điều kiện thuận lợi
trong việc sử dụng sản phẩm, Tạo điều kiện cho khách hàng tái
sử dụng sản phẩm.
Nhãn hiệu hàng hoá
Nhãn hiệu là những dấu hiệu được gắn vào sản phẩm để nhận
biết hoặc phân biệt các loại hàng hoá, đồng thời cung cấp hoặc
hướng dẫn các thông tin chi tiết về quyền sở hữư sản phẩm,
cách sử dụng sản phẩm, các đặc tính, xuất xứ,…Dưới đây là một
số chức năng và yêu cầu cơ bản nhất khi dán nhãn mác cho sản
phẩm:
Nhãn, mác gắn trên sản phẩm cần phải cung cấp thông tin đầy đủ
về thành phần sản phẩm, nhà cung cấp sản phẩm, nguồn gốc,
xuất xứ của sản phẩm. Tại một số thị trường, những thông tin
như vậy là điều bắt buộc, ngoài ra trong một số truờng hợp cũng
cần phải có tên và mã sản phẩm.
Đối với nhiều loại sản phẩm thì các nhãn mác lưu ý về các sản
phẩm đó đang ngày càng trở nên quan trọng. Trong suốt quá
trình mua và sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng thường quan
tâm đến các thông tin lưu ý về sản phẩm và các phương pháp
bảo quản sản phẩm. Chẳng hạn đối với các sản phẩm dệt, cần
phải cung cấp những thông tin hướng dẫn về cách giặt, ủi.
Các nhãn mác lưu ý việc vận chuyển hàng hoá cũng được gắn
trên bao bì sản phẩm, chẳng hạn như “ hàng dễ vỡ’’, “hàng
nặng’’, “ xếp hàng hoá theo phương thẳng đứng”. Tất cả các
nhãn mác như vậy cần phải dựa trên tiêu chuẩn quốc tế.
Nhãn mác và bao bì thể hiện quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ có thể bảo hộ rất nhiều thông tin trên nhãn
mác và bao bì sản phẩm, do đó khi quyết định gắn nhãn mác,
bao bì cho sản phẩm cần phải xem xét kĩ các thông tin bảo hộ và
cần biết bảo hộ như thế nào, vào thời điểm nào là phù hợp. Sau
đây là những điểm cần lưu ý đối với nhãn mác sản phẩm:
* Chữ, từ ngữ, tên, khẩu hiệu, hình vẽ, biểu tượng, hình chụp,
hoặc sự kết hợp của tất cả các yếu tố này thể hiện trên nhãn
mác, bao bì đều được bảo hộ như một nhãn hiệu thương mại nếu
nhãn hiệu này có khả năng nhận biết và phân biệt nguồn gốc của
các sản phẩm hoặc dịch vụ.
* Các công ty có thể sử dụng nhãn hiệu tập thể trên bao bì để
cùng kinh doanh sản phẩm và quảng bá hình ảnh sản phẩm trên
thị trường, hoặc có thể sử dụng nhãn hiệu chứng nhận để đảm
bảo sản phẩm của họ phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra. Ngoài ra,
nhãn hiệu thương mại riêng của công ty cũng có thể được thể
hiện cùng với nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận trên
nhãn mác hoặc bao bì của sản phẩm.
* Một số sản phẩm có nguồn gốc địa lý đặc biệt cũng cần phải
dán nhãn mác, đóng gói và quảng cáo theo các chỉ dẫn địa lý.
Các chỉ dẫn này cho biết thông tin về chất lượng, danh tiếng, các
đặc tính liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Tất cả
các chỉ dẫn như vậy đều có quyền được bảo hộ một cách chính
đáng. Đối với một số sản phẩm cá biệt như rượu và cồn, các nhà
xuất khẩu cần phải hết sức lưu ý đến việc không sử dụng các
thuật ngữ trên nhãn mác, bao bì đã được bảo hộ như một chỉ dẫn
địa lý (ví dụ như Tequila, Champagne, Chianti,....) . Tuy nhiên
trong trường hợp các doanh nghiệp được trao quyền sử dụng
thuật ngữ làm chỉ dẫn địa lý, thì sản phẩm của họ cần phải có
chứng nhận của các bên có liên quan đến sản phẩm.
* Trong một vài trường hợp, nhãn mác có thể bao gồm cả tranh
ảnh, hình vẽ, các tác phẩm nghệ thuật hoặc các ứng dụng nghệ
thuật. Tất cả các yếu tố này đều được bảo hộ theo luật bản
quyền.
Tại một số quốc gia, kiểu dáng đóng gói cũng cần được bảo hộ
dựa theo ít nhất một trong các quyền sở hữu trí tuệ sau:
* Quyền bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, tức là bảo hộ hình dạng
và thiết kế của bao bì sản phẩm (như yếu tố trang trí hoặc yếu tố
thẩm mỹ trên bao bì).
* Hình dáng và bao bì của một sản phẩm có thể là các yếu tố để
phân biệt sản phẩm đó với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh,
chính vì thế có thể đăng ký bảo hộ các yếu tố này như là một
nhãn hiệu thương mại ba chiều. Chẳng hạn như hai dòng sản
phẩm khá nổi tiếng là nước giải khát Coca Cola và Origina đã
đăng ký bảo hộ kiểu dáng chai lọ dưới hình thức nhãn hiệu
thương mại ba chiều.
* Ở một số ít các quốc gia (như Mỹ), bao bì đặc biệt cho một sản
phẩm có thể được đăng ký bảo hộ làbao bì thương mại, nhằm
tránh tình trạng các đối thủ cạnh tranh sử dụng trùng hợp các đặc
điểm. Thông thường, bao bì thương mại bảo hộ toàn bộ hình ảnh
của sản phẩm, bên cạnh đó còn có thể bảo hộ các yếu tố khác
như phối hợp màu sắc, kết cấu, kích cỡ, kiểu dáng, hình dạng,
cách bố trí từ ngữ, hình hoạ và cách trang trí trên sản phẩm hoặc
bao bì của sản phẩm.
* Đối với trường hợp trên bao bì thể hiện các đặc điểm, chức
năng mang tính đổi mới, thì có thể được bảo hộ bởi bằng sáng
chế hoặc các hình thức tiện ích khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lam_the_nao_de_doc_quyen_su_dung_bao_bi_va_nhan_hieu_hang_hoa_3864 (1).pdf