Một trẻ trai 8 tuổi được bác sĩ chuyên khoa hô
hấp giớithiệu đến khám tại Đơn vị Tâm lý Bệnh
viện Nhi Đồng 1 sau khi đã điều trị cơn ho kéo dài
đã 2 tháng như một bệnh hen suyễn mà không có
kết quả.
Ở phòng chờ khám bệnh, trẻ ngồi yên đọc truyện
Đô-rê-mon. Nhưng khi bước vào phòng khám, trẻ lên
cơn ho như tiếng chó sủa trong lúc bác sĩ hỏi mẹ về
cách mẹ nuôi dạy người con trai duy nhất này.
5 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Làm thế nào để biết trẻ ho do yếu tố tâm lý ?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm thế nào để biết trẻ ho
do yếu tố tâm lý ?
Cần phân biệt ho tâm lý và ho bệnh lý ở bé.
Một trẻ trai 8 tuổi được bác sĩ chuyên khoa hô
hấp giới thiệu đến khám tại Đơn vị Tâm lý Bệnh
viện Nhi Đồng 1 sau khi đã điều trị cơn ho kéo dài
đã 2 tháng như một bệnh hen suyễn mà không có
kết quả.
Ở phòng chờ khám bệnh, trẻ ngồi yên đọc truyện
Đô-rê-mon. Nhưng khi bước vào phòng khám, trẻ lên
cơn ho như tiếng chó sủa trong lúc bác sĩ hỏi mẹ về
cách mẹ nuôi dạy người con trai duy nhất này.
Ho là một cơ chế phòng vệ sinh lý quan trọng.
Nguyên nhân ho do tâm lý được nghĩ đến trong
trường hợp ho mạn tính mà không tìm được nguyên
nhân sinh lý.
Làm thế nào phân biệt cơn ho tâm lý và cơn hen
suyễn ?
Cơn ho tâm lý(psychogenic cough) được thấy trong
10% trẻ có triệu chứng ho mạn tính.
Bảng dưới đây sẽ giúp ta phân biệt cơn ho tâm lý và
cơn hen suyễn :
Cơn ho tâm lý Cơn hen suyễn
- Ho kiểu sủa hay bóp còi,
không kèm theo khò khè
- Ho mỗi 5-10 phút, nhưng
không làm trẻ khó chịu
- Không kèm theo suy hô hấp
- Không ho ban đêm
- Có thể chủ ý ho
- Không liên quan đến dị ứng
- Ho bắt nguồn từ họng với
cảm giác ngứa
-Có thể được gây ra trong tình
huồng đặc biệt :
ở phòng mạch hoặc trước
Ho kèm theo khò khè
- Lo âu có thể gây suy
hô hấp
- Ho đánh thức trẻ
trong đêm
- Không thể chủ ý ho
và khò khè
- Có liên quan đến dị
ứng
- Ho bắt nguồn từ
vùng ngực
người khác
- Khám lâm sàng bình thường
- Không đáp ứng với thuốc ho
và trị suyễn
- Khám lâm sàng có
khó thở và ran rít
- Đáp ứng với điều trị
suyễn
Những yếu tố có thể kích thích cơn ho như sau:
- Lo âu, căng thẳng do hoàn cảnh gia đình bất ổn:
cha mẹ bận đi làm, không quan tâm đến trẻ, cha mẹ li
dị hoặc có nhiều mâu thuẫn, trẻ sống xa cha mẹ.
- Căng thẳng trong môi trường học tập với thầy
cô, bạn bè
- Ảnh hưởng bạo lực của phim ảnh, trò chơi điện
tử.
Cha me nên làm gì trước cơn ho tâm lý của con?
Sau khi bác sĩ nhi khoa đã loại trừ các nguyên nhân
thể chất có thể gây chứng ho mạn tính ở trẻ, trẻ có
thể được khám tâm lý. Chuyên viên tâm lý giúp cha
mẹ tìm những yếu tố gây lo âu, căng thẳng trong
cuộc sống của trẻ.
Trẻ cần sự quan tâm của cha mẹ để trẻ có dịp giải
bày những khó khăn tình cảm hoặc những tình huống
mà trẻ không thể tự giải quyết được. Cha mẹ nên
dành thời gian lắng nghe mà không phê phán, chỉ
trích và giúp trẻ giải quyết những vấn đề khó khăn.
Môi trường an toàn cho trẻ trong gia đình và ngoài xã
hội rất cần cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lam_the_nao_8019.pdf