Làm thế nào để bán được hàng trong 60 giây?

Thông thường, trong hoạt động bán hàng, bạn sẽ có khoảng 1 phút để khơi gợi sự quan tâm của các khách hàng. Quá thời gian đó, khách hàng sẽ không còn chú ý nhiều đến sản phẩm dịch vụ của bạn nữa. Vậy làm thế nào để bạn thành công trong 60 giây đầu tiên này? Từ trước đến nay, trong kinh doanh, sự cân bằng giữa công việc bán hàng và nghệ thuật giao tiếp luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không

ít khách hàng sẽ từ bỏ công ty bạn chỉ bởi những lời lẽ giao tiếp không mấy thích hợp. Và bạn khó có thể gây sự chú ý của khách hàng trong 60 giây đầu tiêu nếu không có cách thức giao tiếp và trò chuyện hợp lý. Tuy không hề đơn giản để làm được việc này, song, bạn đừng quá lo lắng. Trong mọi khó khăn vẫn luôn tồn tại một số cách thức khác nhau để vượt qua và thành công .

Giao tiếp với khách hàng là một nhân tố rất có giá trị đối với chúng ta trong bán hàng và marketing. Hãy đối mặt với nó: Người tiêu dùng giờ đây có sự hiểu biết nhiều hơn so với trước đây. Tất cả những gì chúng ta kinh doanh, những phương thức marketing chúng ta thực hiện cần chú trọng hơn đến khách hàng, chúng ta cần hiểu rõ hơn về khách hàng, thu hút được sự chú ý của họ ngay trong phút nói chuyện đầu tiên – và cách tốt nhất để thực hiện được điều này là đưa ra những câu hỏi thông minh. Bạn nên hỏi càng nhiều càng tốt trong khi giảm thiểu nói chuyện “suông” với khách hàng. Dưới đây là những câu hỏi hiệu quả nhất mà bạn nên sử dụng và khi nào nên sử dụng chúng.

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu Làm thế nào để bán được hàng trong 60 giây?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm thế nào để bán được hàng trong 60 giây? Thông thường, trong hoạt động bán hàng, bạn sẽ có khoảng 1 phút để khơi gợi sự quan tâm của các khách hàng. Quá thời gian đó, khách hàng sẽ không còn chú ý nhiều đến sản phẩm dịch vụ của bạn nữa. Vậy làm thế nào để bạn thành công trong 60 giây đầu tiên này? Từ trước đến nay, trong kinh doanh, sự cân bằng giữa công việc bán hàng và nghệ thuật giao tiếp luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không   ít khách hàng sẽ từ bỏ công ty bạn chỉ bởi những lời lẽ giao tiếp không mấy thích hợp. Và bạn khó có thể gây sự chú ý của khách hàng trong 60 giây đầu tiêu nếu không có cách thức giao tiếp và trò chuyện hợp lý. Tuy không hề đơn giản để làm được việc này, song, bạn đừng quá lo lắng. Trong mọi khó khăn vẫn luôn tồn tại một số cách thức khác nhau để vượt qua và thành công . Giao tiếp với khách hàng là một nhân tố rất có giá trị đối với chúng ta trong bán hàng và marketing. Hãy đối mặt với nó: Người tiêu dùng giờ đây có sự hiểu biết nhiều hơn so với trước đây. Tất cả những gì chúng ta kinh doanh, những phương thức marketing chúng ta thực hiện cần chú trọng hơn đến khách hàng, chúng ta cần hiểu rõ hơn về khách hàng, thu hút được sự chú ý của họ ngay trong phút nói chuyện đầu tiên – và cách tốt nhất để thực hiện được điều này là đưa ra những câu hỏi thông minh. Bạn nên hỏi càng nhiều càng tốt trong khi giảm thiểu nói chuyện “suông” với khách hàng. Dưới đây là những câu hỏi hiệu quả nhất mà bạn nên sử dụng và khi nào nên sử dụng chúng. Câu hỏi gợi mở vấn đề (Open-ended “prompting” questions) Khi giao tiếp với một khách hàng, bạn phải cố gắng để hiểu được những gì đang diễn ra trong thế giới và tâm trí của họ. Sau đó, khách hàng sẽ hiểu được và chấp nhận những ý kiến của bạn. Cách tốt nhất để làm việc này là đặt ra những giới hạn nghiêm ngặt trong khoảng thời gian nói chuyện với khách hàng. Hãy giữ nó dưới 60 giây. Bạn đừng bao giờ nói chuyện quá 60 giây mà không đưa ra một đề nghị nào để cả hai bên cùng đồng ý tiếp tục bàn thảo. Đầu tiên, sự đồng ý này sẽ xuất hiện khi bạn đưa ra những câu hỏi gợi mở vấn đề. Nhìn chung đó là những câu hỏi: - Không thể đơn giản trả lời “Có” hay “Không”. - Không dẫn dắt, kiểm soát hay cố gắng lôi kéo những người khác. - Mở ra các chủ đề hội thoại mới. - Bắt đầu với những từ “khi nào”, “điều gì”, “như thế nào”, “ở đâu”. - Cần phải suy nghĩ trước khi trả lời. - Động viên khách hàng hé mở những cảm giác của họ. - Xây dựng mối quan hệ. Câu hỏi đóng (Closed-ended question) Đối lập với dạng câu hỏi gợi mở là dạng câu hỏi đóng. Các câu hỏi đóng, không giống như những câu hỏi mở, sẽ đặt một điểm kết cho một cuộc hội thoại và không đưa bạn đến gần hơn với cuộc gặp gỡ lần thứ hai. Vì vậy, bạn nên tránh những câu hỏi kiểu này, qua đó bạn sẽ thành công với công việc bán hàng trong 60 giây. Một ví dụ của câu hỏi đóng có thể là: “Bạn rất quan tâm đến việc thu hút những khách hàng mới, không biết có đúng như vậy không?”. Thời điểm tốt nhất để bạn sử dụng những câu hỏi đóng đó là trong trường hợp bạn cần khẳng định hay xác nhận những gì bạn nghĩ có thực sự diễn ra trong tâm trí khách hàng hay không. Nhìn chung đó là những câu hỏi: - Hữu ích để đưa ra những phản hồi trong cuộc hội thoại. - Có thể được sử dụng để thu thập những thông tin cụ thể hay những lời xác nhận. Câu hỏi làm rõ ý(Clarifying question) Trong khi giao tiếp với khách hàng, nếu cần đảm bảo rằng bạn đã hiểu chính xác những gì khách hàng nói, bạn có thể sử dụng dạng câu hỏi làm rõ ý. Những câu hỏi này sẽ giúp ích bạn rất nhiều để có được sự chú ý của khách hàng trong 60 giây đầu tiên. Một câu hỏi làm rõ tốt có thể bắt đầu với: “Như vậy, theo tôi hiểu thì quý vị đang nói rằng ….”. Chú ý: Bạn nên bắt đầu câu hỏi làm rõ của mình với lời văn như vậy và sau đó diễn giải một cách sáng tạo những gì bạn nghĩ. Thật tồi tệ nếu bạn bắt chước nguyên văn những gì bạn nghe được từ phía khách hàng bởi kiểu nói này có thể được xem như một sự hạ cố, mỉa mai và thiếu tôn trọng. Nhìn chung đó là những câu hỏi: - Đảm bảo sự nhất trí với khách hàng và chứng tỏ cho khách hàng thấy bạn hiểu chính xác những gì họ đã nói. - Thể hiện dưới ngôn ngữ của bạn những gì bạn đã được nghe. - Làm sáng tỏ sự khác biệt trong những từ ngữ đã được sử dụng. - Làm rõ nghĩa của những từ ngữ đã được sử dụng. Câu hỏi phát triển (Developmental question) Một khi bạn làm rõ những gì khách hàng nói, bạn có thể sử dụng sau đó một số câu hỏi phát triển để chuyển cuộc hội thoại giữa bạn với khách hàng từ chỗ giao tiếp lôi kéo ban đầu đến sự hiểu biết thân thiện, nắm rõ được những gì khách hàng mong muốn. Tương tự, những câu hỏi kiểu này cũng sẽ giúp bạn thành công trong công việc bán hàng ngay tại 60 giây giao tiếp đầu tiên. Nhìn chung đó là những câu hỏi: - Động viên khách hàng cho biết rõ thêm về những gì họ đã nói. - Bắt đầu khiến cho khách hàng thể hiện cảm giác và tình cảm của mình về chủ đề hiện tại. - Có được những hiểu biết sâu rộng hơn về những gì đang được trao đổi với khách hàng. Câu hỏi định hướng (Directional question) Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng những câu hỏi định hướng để bán được hàng trong 60 giây đầu tiên. Những câu hỏi kiểu này sẽ hướng cuộc hội thoại tới một mức độ nhất định, qua đó giúp cho những vấn đề vướng mắc khác được hé mở. Những câu hỏi định hướng được xem như một tấm bản đồ cho cuộc hội thoại của bạn và nhờ vậy bạn có thể hiểu được những nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Nhìn chung, đó là những câu hỏi: - Chuyển cuộc hội thoại từ một chủ đề logic sang một chủ đề khác. - Mời khách hàng tham gia vào việc trao đổi thông tin qua lại. - Có thể được sử dụng để thay thế câu hỏi đóng trong trường hợp bạn buộc phải hỏi. Bạn đừng rơi vào cái bẫy của việc sử dụng những câu hỏi định hướng để kiểm soát hay lôi kéo khách hàng theo bất cứ cách nào. Điều này sẽ huỷ hoại các mối quan hệ kinh doanh với khách hàng mà bạn đã dầy công gây dựng, đồng thời giảm thiểu tối đa cơ hội để bạn có được lần gặp gỡ tiếp theo. Câu hỏi mang tính bày tỏ quan điểm (Opinion question) Một dạng câu hỏi khác mà bạn có thể sử dụng để đảm bảo thời gian nói chuyện trong giới hạn 60 giây là câu hỏi mang tính bày tỏ quan điểm. Dạng câu hỏi này sẽ vô cùng hữu ích trong việc hé mở đâu là những chủ đề mà khách hàng ưa thích, và đem lại cho bạn nhiều hiểu biết sâu sắc về những nhu cầu riêng lẻ của một ai đó. Những câu hỏi quan điểm cũng còn là một cách thức để bạn đảm bảo rằng một ai đó sẽ thực sự gắn bó với cuộc hội thoại của bạn. Như một quy tắc chung, những câu hỏi quan điểm là câu hỏi: - Đưa ra một câu hỏi thẳng thắn theo cách thức không đối chất. - Để một ai đó nói chuyện thẳng thắn và cởi mở. - Đưa ra cơ hội để chia sẻ tình cảm. - Biểu hiện sự quý mến và tôn trọng một ai đó. - Giúp đỡ mở rộng và kéo dài cuộc hội thoại. Câu hỏi mang tính kiểm chứng xã hội (social proof question) Cuối cùng, bạn có thể sử dụng dạng câu hỏi mang tính kiểm chứng xã hội nhằm đảm bảo thành công trong 60 giây. Đây là một cách gián tiếp để một người nhận ra rằng trường hợp của họ cũng tương tự như trường hợp cùa một người nào khác mà bạn đã từng làm việc và giao tiếp. Khi bạn đề cập và tham khảo tới một bên thứ ba, thái độ khách hàng sẽ tích cực và thân thiện hơn với những câu hỏi của bạn. Mặt khác, khi bạn đưa ra những câu hỏi kiểm chứng xã hội, rất có thể chúng sẽ không mấy liên quan đến chủ đề đang được thảo luận. Vì thế, những câu hỏi này đòi hỏi một sự khéo léo từ phía bạn. Nhìn chung, đó là những câu hỏi: - Giới thiệu một bên thứ ba có liên quan đến chủ đề thảo luận. - Có thể nâng cao sự tin cậy của một ai đó rằng bạn có thể hiểu được nhu cầu và mục đích của họ. - Củng cố và giải toả sự băn khoăn, thắc mắc của một ai đó. - Có thể được sử dụng để thể hiện những mối quan tâm hay các vấn đề vướng mắc trước khi chúng xuất hiện. Tóm lại, việc sử dụng thông minh những dạng câu hỏi trên sẽ có tác dụng rất lớn để các khách hàng biểu lộ cảm giác và tình cảm thực sự của họ về bất cứ chủ đề nào đang được thảo luận. Hãy xây dựng các mối quan hệ kinh doanh gần gũi với khách hàng, và họ sẽ không nhiều khả năng rời bỏ công ty bạn ngay cả khi bạn có những “lời ăn tiếng nói” thiếu thích hợp. Giải đáp một số thắc mắc đang tồn tại trong dư luận về KDTM Kinh doanh theo mạng (Network Marketing) hay còn được gọi là Kinh doanh đa cấp (MultiLevel Marketing) là ngành kinh doanh còn mới mẽ và gây nhiều tranh cãi tại Việt Nam. Giúp bạn có một vài khái niệm ban đầu về Kinh doanh theo mạng và giải đáp một số thắc mắc đang tồn tại trong dư luận. Hỏi: Kinh doanh theo mạng là gì? Ðáp: Nếu chúng ta xem nhà sản xuất là nhà sáng tạo số một bởi vì họ tạo ra của cải, vật chất cho xã hội thì nhà phân phối là nhà sáng tạo số hai bởi vì họ là người giúp lưu thông dòng của cải, vật chất đó.?Trong kinh doanh truyền thống, nhà sản xuất xây dựng hình tháp các tổng đại lý, đại lý bán buôn bán lẻ và hỗ trợ rất nhiều cho các chương trình quảng cáo khuyến mãi. Còn trong kinh doanh theo mạng, nhà sản xuất xây dựng hình tháp người tiêu dùng, dựa vào chính sách thưởng để khuyến khích người tiêu dùng tìm kiếm người tiêu dùng khác. Theo đánh giá của các chuyên gia về quảng cáo, quảng cáo truyền miệng là loại quảng cáo hữu hiệu nhất, kinh doanh theo mạng sử dụng ưu thế này trong việc truyền bá sản phẩm của mình. Kinh doanh theo mạng theo định nghĩa của nhà nước, được quy định tại khoản 11, điều 3 Luật cạnh tranh như sau: Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau. b) Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia. c) Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận. Hỏi: Ai có thể tham gia được vào kinh doanh theo mạng? Ðáp: Yêu cầu đầu tiên đó là người tham gia phải đủ 18 tuổi, còn lại chỉ là mong muốn. Khi ký hợp đồng kết nối vào mạng lưới phân phối viên (Distributor), Bạn chỉ là khách hàng bình thường của công ty như muôn ngàn khách hàng khác. Khi Bạn xây dựng mạng lưới khách hàng càng lớn, Bạn càng gắn chặt hơn với công ty và khi Bạn đã ở đỉnh cao của thành đạt, Bạn có thể? trở thành một cổ đông lớn của công ty. Việc tham gia vào mạng lưới khách hàng của công ty chỉ đơn giản như vậy, đơn giản như khi Bạn đủ 6 tuổi thì có thể vào học lớp một ở trường phổ thông. Nếu một đứa trẻ lớp một có thể mơ ước thành kỹ sư, bác sĩ hay bất kỳ một ai mà nó muốn thành thì một phân phối viên mới ký hợp đồng cũng có thể mơ ước mức thành đạt bao nhiêu tuỳ ý, còn kết quả lại tuỳ thuộc vào sự phấn đấu của Bạn Hỏi: Như vậy kinh doanh theo mạng không đòi hỏi đầu tư gì nhiều mà thu nhập lại rất cao. Ðây có phải là chiêu thức dụ dỗ người nhẹ dạ không? Ðáp: Có một quy luật: muốn có kết quả tương đương, người đầu tư ít tiền thì phải đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn. Cho nên đầu tư ban đầu trong kinh doanh theo mạng không lớn thì đầu tư bản thân phải rất lớn.Bạn có biết bà Rowling tác giả của truyện thiếu nhi nổi tiếng Harry Porter không? Sẽ không đúng nếu nói bà chỉ tốn tiền giấy mực thôi mà trở thành tỷ phú đô la. Ở ÐÂY KINH DOANH THEO MẠNG CHO CHÚNG TA một khả năng chứ không phải một sự hứa hẹn. Có một loại hình lừa đảo, được gọi là hình tháp ảo, dùng chiêu thức dụ dỗ người nhẹ dạ cả tin. Ðúng hơn loại hình này đánh vào lòng tham của những người chỉ thích làm ít, đầu tư ít mà có tiền nhiều. Thoạt nhìn chúng ta thấy hình tháp ảo có vẻ giống như kinh doanh theo mạng. Họ cũng mở công ty, cũng bán hàng nhưng là những mặt hàng không có giá trị, bị đội giá lên nhiều lần. Người tham gia chỉ bỏ ra ít tiền với hy vọng sau vài tháng có một thu nhập khổng lồ. Chính hình tháp ảo này làm ảnh hưởng rất lớn đến các công ty kinh doanh theo mạng vì sự ngộ nhận của xã hội. Hỏi: Có lẽ chỉ có những người thất nghiệp mới cần tham gia kinh doanh theo mạng bởi vì họ không có tiền nhiều? Ðáp: Thậm chí ngược lại. Những người thất nghiệp thường là những người không có khả năng làm việc độc lập, họ phải dựa vào ông chủ chịu thuê họ và vì chưa tìm được ông chủ chịu thuê họ nên họ bị thất nghiệp. Còn kinh doanh theo mạng đòi hỏi tính độc lập, ý chí vươn lên rất cao của từng cá nhân trong hệ thống. Kinh doanh theo mạng giúp cho mỗi phân phối viên tự hoàn thiện bản thân trong quá trình phấn đấu để thành đạt. Mặc khác, để trở thành khách hàng của công ty kinh doanh theo mạng thì ai cũng tham gia được. Ðã có nguyên thủ quốc gia, các nhà khoa học, doanh nhân... lại có những công nhân, nông dân, thợ hớt tóc...? ký hợp đồng để sử dụng sản phẩm của công ty kinh doanh theo mạng với giá ưu đãi. Nhiều người ban đầu ký hợp đồng chỉ đơn giản để sử dụng sản phẩm, sau đó họ chợt nhận ra sức mạnh của doanh nghiệp và họ dần dần trở nên chuyên nghiệp. Hỏi: Làm sao tôi biết được sản phẩm nào chất lượng thật, sản phẩm nào kém nhưng bị đội giá? Ðáp: Chỉ có người sử dụng mới trả lời được giá tiền mua có phù hợp hay không. Có hai cách để Bạn quyết định nên dùng sản phẩm hay không: 1.Bạn có lòng tin vào người giới thiệu Bạn hoặc trực tiếp tìm hiểu ở những người đã sử dụng. 2. Bạn nghiên cứu để hiểu rõ sản phẩm, khi đó Bạn đủ tự tin để dùng thử sản phẩm. Thường rất nhiều người hay quan tâm đến giá cả của sản phẩm, trên thực tế chất lượng và nhu cầu sử dụng sản phẩm quan trọng hơn nhiều. Hỏi: Tôi cần làm việc bao lâu để có mạng lưới lớn và để được "tự do tuyệt đối"? Ðáp: Sự thành công nhanh hay chậm hoàn toàn tuỳ thuộc vào Bạn chứ không bởi yếu tố bên ngoài. Những người thành công lớn họ thường có những tố chất sau: - Ðam mê: Chính sự đam mê đã đem lại hưng phấn cho họ và cho mọi người mà họ tiếp xúc. - Dám lãnh trách nhiệm: Họ làm việc miệt mài, họ không phàn nàn hoặc kêu ca khi gặp khó khăn. Họ sẵn sàng ?đứng mũi chịu sào? để những người khác noi theo. - Học tập không ngừng: Những người càng biết nhiều càng khiêm tốn để học hỏi thêm, còn những ai mắc bệnh ?thủ lĩnh?, chỉ có một tý hiểu biết đã vội cho rằng mình đủ kiến thức và không chịu học hỏi thêm. - Hài hước: Một tính cách rất đặc biệt của những người thành đạt là họ luôn luôn biết cười, luôn luôn vui vẻ, không phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài. Một chuyên gia lớn trong kinh doanh theo mạng đã nói: ?Nếu Bạn muốn có mạng lưới lớn, nếu Bạn muốn đạt sự tự do tuyệt đối, thì hai năm liền Bạn hãy làm việc quên ngủ? Hỏi: Nghe giới thiệu về sản phẩm và công việc tôi rất thích, nhưng về nhà vừa nói mấy câu thì người nhà tôi phản đối ngay và cho rằng tôi "bị lừa", tôi phải đối phó thế nào? Ðáp: Bạn đừng buồn rầu vì người nhà của Bạn không hề ghét bỏ gì Bạn mà đang muốn ?bảo vệ? Bạn. Tâm lý bảo vệ của người nhà có khi giúp Bạn thoát khỏi những cạm bẫy đời thường, cũng có khi trở thành lực cản, cướp đi những ?ước mơ? của Bạn. Tốt nhất Bạn khoan nói khi chưa thật sự hiểu hết công việc hoặc mời người nhà của Bạn đến buổi cho thông tin chứ Bạn đừng tự mình chống chọi với người nhà Hỏi: Tôi sẽ làm việc hăng hái và tôi sẽ đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Công ty có thể hỗ trợ cho tôi làm việc được không, chẳng hạn như trả lương, trợ cấp tiền xăng v.v. để tôi yên tâm làm việc? Ðáp: Tôi ví dụ: Bạn đến gặp nhà xuất bản và nói rằng Bạn chuẩn bị viết tiểu thuyết rất hay, tiểu thuyết này sẽ thu hút hàng triệu độc giả và sẽ đem lại lợi nhuận khổng lồ cho nhà xuất bản khi nó được tái bản nhiều lần. Bạn chỉ yêu cầu nhà xuất bản trợ cấp giấy bút và tiền cà phê buổi sáng để Bạn yên tâm viết tiểu thuyết. Bạn nghĩ là nhà xuất bản sẽ đồng ý trợ cấp cho Bạn hay không? Hỏi: Tại sao sản phẩm của các công ty kinh doanh theo mạng đều là những hàng chất lượng cao? Ðáp: Ðã có những công ty áp dụng phương thức kinh doanh theo mạng để bán những mặt hàng không chất lượng và kết quả là sự phá sản. Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn hàng đầu để các công ty kinh doanh theo mạng tồn tại được. Theo thống kê, nếu sản phẩm không đạt yêu cầu của người tiêu dùng, công ty sẽ không tồn tại quá 18 tháng. Kinh doanh theo mạng dựa trên giao tiếp giữa con người với con người, trong đó người ta bán niềm tin, bán uy tín trước khi bán sản phẩm. Và vì vậy để một ai đó thường xuyên dùng sản phẩm của công ty thì chất lượng của sản phẩm là yêu cầu đầu tiên. Kỳ 1: Làm giàu có thể học được? Bạn thân mến! Con đường đi tới sự Giàu có thực sự rất đẹp Bạn đang ở đâu trên con đường đó? Khát vọng làm giàu, tạo ra nhiều của cải vật chất, đem lại sự thịnh vượng cho bản thân và cho xã hội là khát vọng hàng ngàn đời nay của loài người. Tuy nhiên, từ khát vọng đến thực tế là một hành trình rất dài và không phải ai cũng đi đến đích. Dân gian Việt Nam có câu: "Con vua rồi lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa", chúng ta có thể hiểu ra với nghĩa rộng là con cái thường nối nghiệp của cha mẹ và kinh doanh cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chính vì vậy có một thực tế rằng ai cũng muốn nâng cao đời sống vật chất của mình, ai cũng biết "phi thương bất phú", nhưng hầu như chỉ có những người có ông bà, cha mẹ đã từng buôn bán, kinh doanh mới trở thành những doanh nhân. Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi: Tại sao con cái lại thường nối nghiệp cha mẹ không? Hay coi đó là một việc hiển nhiên? Xin thưa nó không hiển nhiên chút nào. Nghề nghiệp là một phần không nhỏ cấu thành chính con người và cuộc sống của chúng ta, bố mẹ chúng ta có thể không đem công việc về nhà, nhưng con người, cách ứng xử của họ với thế giới bên ngoài và cả những vấn đề nội tâm bên trong bị ảnh hưởng không nhỏ bởi chính công việc mà họ đang làm. Vô tình họ đã nuôi dạy con cái họ trong một môi trường phản ánh nghề nghiệp mà họ đang theo đuổi. Khi trưởng thành, đối mặt với việc chọn nghề nghiệp, theo bản năng con người sẽ chọn việc gần gũi với mình nhất và việc họ chọn lại nghề của bố mẹ họ cũng là điều rất dễ hiểu. Và thực tế cho thấy, xác xuất thành công của những doanh nhân có bố mẹ làm kinh doanh cao hơn những người khác rất nhiều. Thêm một câu hỏi nữa, thời xưa quy luật này gần như đúng 100%, con bác nông dân sẽ trở thành nông dân, con ông thầy đồ lại làm thầy đồ, con ông lang bốc thuốc lại trở thành ông lang bốc thuốc... nhưng tại sao ngày nay xác xuất này giảm đi rất nhiều. Câu trả lời cũng rất đơn giản, xã hội ngày càng mở, con người có thể tiếp cận các nguồn thông tin dễ dàng hơn và đặt biệt rất nhiều nghề nghiệp đã được con người đúc kết lại thành giáo trình và giảng dạy trong các trường học nghề, trường đại  học. Vậy là một nghề nghiệp nào đó không còn là đặc thù của một ai đó, một dòng họ nào đó nữa mà nó trở thành kiến thức chung của toàn nhân loại. Câu hỏi tiếp theo, tại sao những ngành như bác sĩ, giáo viên, kỹ sư chuyên ngành,... đều đã có trường dạy từ rất lâu, nhưng các trường dạy làm giàu thì xuất hiện rất muộn và hiện mới phát triển ở các nước phương Tây. Phải chăng học làm giàu khó hơn các ngành khác? Câu trả lời là học làm giàu không khó, thậm chí dễ hơn học làm bác sĩ, kỹ sư... nhưng làm giàu là một ngành tổng hợp rất nhiều loại kiến thức khác nhau, nó là một dạng khoa học về con người, nên khó đúc kết. Khoa học học làm giàu phải chờ đến khi các ngành học liên quan phát triển đến một mức độ nào đó mới đủ chín để hình thành. Hơn nữa, mặc dù kiến thức học làm giàu không khó, điểm khó nằm ở chỗ vận dụng và vượt qua những rào cản tâm lý để thực hiện những điều học được như thế nào, nên ngành giáo dục cũng phải có những bước đột phá đưa ra những phương pháp giáo dục hoàn toàn mới. Ngoài ra, còn một yếu tố nữa đã làm cho ngành học làm giàu chậm phát triển, có lẽ do vật chất có sức hấp dẫn quá lớn, nên những người nắm được quy luật kiếm tiền  thường không muốn chia sẻ rộng rãi. Quay trở lại vấn đề tại sao xác xuất thành công của những doanh nhân có bố mẹ làm kinh doanh lại cao hơn những người khác, đơn giản vì họ đã trải qua trường học làm giàu mà giảng viên chính là cha mẹ họ. Rất may mắn cho chúng ta, trên thế giới hiện có rất nhiều tỷ phú như Donald Trump, Anthony Robbins, T. Harv Eker, Robert T. Kiyosaki,… sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm làm giàu của họ và dựa trên các kiến thức đó có rất nhiều các trung tâm dạy làm giàu với phương pháp đào tạo hoàn toàn mới mẻ đã thu hút hàng triệu người tham gia, tìm kiếm và tạo dựng cho mình cuộc sống đẹp hơn, giàu có hơn và ý nghĩa hơn. Nhưng khoa học làm giàu bao gồm những kiến thức gì? Chúng ta học gì ở môn khoa học làm giàu? Nên bắt đầu học từ đâu? Cách học như thế nào? Kỳ 2 - “Những kiến thức căn bản của khoa học làm giàu” sẽ “bật mí” cho các bạn về điều đó. Khoa học làm giàu Tại sao chỉ một số ít người giàu có trong khi phần lớn nhân loại sống trong cảnh nghèo đói? Hàng triệu người đang sử dụng luật hấp dẫn để thành công trong cuộc sống. Điều đó không còn là bí mật. Bạn cũng có thể học cách sử dụng luật hấp dẫn để đạt được những điều mà mình hằng mong muốn trong đời. Đó có thể là tiền bạc, tình yêu hay hạnh phúc. Tuy nhiên, trong loạt bài này, chúng ta chỉ tập trung bàn về cách tạo ra sự dư thừa về tiền bạc cũng như sự giàu có. Tại sao lại tập trung vào vấn đề tiền bạc? Tiền tự thân không tốt cũng không xấu. Xét đến cùng, tiền chỉ là một loại phương tiện. Trong thời gian gần đây, học về những quy luật tạo ra tiền đã trở thành một nhu cầu quan trọng đối với nhiều người trên thế giới. Khảo sát một nhóm 100 người bất kỳ, kể từ khi họ bắt đầu khởi nghiệp cho tới 40 năm sau, khi họ đến độ tuổi nghỉ hưu, bạn sẽ thấy: Chỉ 01 người duy nhất trở nên giàu có 04 người được đảm bảo về tài chính 05 người tiếp tục phải làm việc dẫu họ không mong muốn 36 người chết trước khi nghỉ hưu 54 người còn lại chết trong cảnh nợ nần, phá sản - phải sống phụ thuộc vào các khoản trợ cấp xã hội, sự giúp đỡ của họ hàng, bạn bè, các quỹ từ thiện với mức sống ít ỏi. 5% thành công, 95% thất bại Đây là con số thống kê ở Mỹ. Phần còn lại của thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn. Điều gì đã làm cho 5% này trở nên khác biệt? Có những triệu phú có trình độ học vấn cao, nhưng cũng có những triệu phú ít học. Có những triệu phú sinh ra trong giàu có, những cũng có những triệu phú xuất thân từ tầng lớp nghèo khó, thậm chí là vô gia cư. Có những triệu phú lớn lên ở các nước phát triển, nhưng cũng có những triệu phú sinh ra ở các quốc gia đói nghèo. Có những người thợ sửa ống nước trở thành triệu phú, nhưng cũng có những bác sĩ chết trong đói nghèo. Không có một quy chuẩn chung nào cho những người giàu, ngoại trừ một điều DUY NHẤT… Những người giàu trên thế giới đều hiểu và vận dụng những quy luật của luật hấp dẫn vào cuộc sống của chính họ. Các triệu phú đều hiểu rằng sự giàu có trên trái đất luôn đủ đầy và dư thừa cho tất cả mọi người, chứ không cần phải tranh giành một mất - một còn. Tất cả chúng ta đều có thể trở nên giàu có. Nhân loại cần học cách khai thác quy trình tư duy đúng đắn để hấp dẫn sự giàu có… Khoa học làm giàu đã được sử dụng bởi tất cả những người giàu có và khôn ngoan trên trái đất qua hàng thế kỷ nay cũng có thể trở thành kiến thức của bạn. Nhưng trước tiên, Bạn hãy trả lời câu hỏi sau… Bạn nghĩ thế nào về sự giàu có? Bạn sẽ không thể sống một cuộc đời thực sự đầy đủ và thành công nếu bạn không giàu có. Để giải phóng tâm hồn và phát triển tài năng, bạn cần sử dụng rất nhiều thứ và bạn không thể có được những thứ đó nếu không có tiền để mua. Bạn nghĩ như thế nào về điều đó? Nhiều người cảm thấy không thoải mái khi đề cập đến vấn đề tiền bạc. Hãy nhớ rằng cảm giác phản ánh nhận thức và tư duy nằm sâu trong con người bạn. Nếu cảm thấy không thoải mái với suy nghĩ rằng bạn xứng đáng trở nên giàu có, chỉ đơn giản là do nó còn xa lạ với bạn. Chúng tôi sẽ giúp bạn làm quen với suy nghĩ đó. Bạn có nhận thấy rằng những người giàu có đều rất thoải mái khi nói về vấn đề tiền bạc? Bạn đang hấp dẫn hay đang ngăn cản tiền bạc bước vào cuộc sống của bạn? Bạn có thực sự cần đến khoa học làm giàu? Hãy thử làm bài tập sau.Đánh dấu vào ô phù hợp với bạn: Tôi mong muốn cuộc sống của tôi giàu có và phong phú hơn. Tôi thích kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Tôi muốn chu cấp nhiều hơn cho gia đình tôi. Tôi thỉnh thoảng lo lắng về vấn đề tiền bạc Tôi làm việc rất chăm chỉ nhưng chưa bao giờ đạt được mức thu nhập như mong muốn. Tôi mong muốn rất nhiều thứ trong đời nhưng không thể đạt được. Ngoài nghề nghiệp hiện tại, tôi không còn nguồn thu nhập nào khác. Bây giờ hãy tưởng tượng… Hãy tưởng tượng bạn có thể sử dụng những suy nghĩ của bạn để đưa ra quyết định – không một chút do dự - bởi vì bạn biết rõ ràng rằng rằng mình muốn ở đâu và nên làm gì.. Hãy tưởng tượng bạn có thể tạo dựng cuộc đời như bạn hằng mơ ước. Hãy tưởng tượng hàng ngàn người được hưởng lợi từ sáng tạo của bạn – một cuốn sách, một tác phẩm nghệ thuật hay một doanh nghiệp. Hãy tưởng tượng bạn tạo ra những việc làm, thay đổi cuộc sống, sản xuất ra những sản phẩm đem lại lợi ích cho nhân loại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclam_the_nao_de_ban_duoc_hang_trong_60_giay_437.doc