Ngày nay, lạm phát đang tác động đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Lạm phát được ví như “con dao hai lưỡi”, vừa có lợi lại vừa có hại. Song mặt lợi thì
rất ít, chủ yếu các nước đón nhận lạm phát với một tư thế gò bó không mong muốn. Bởi
vì lạm phát có thể làm các hoạt động kinh tế sẽ bị tê liệt. Mặt khác, nó còn gây bất ổn
nền kinh tế vĩ mô, hoạt động đầu tư bị chững lại, làm méo mó qúa trình phân bố nguồn
lực. Vì thế, lạm phát được xem như một loại thuế đánh vào nền kinh tế. Theo lẽ thông
thường thì tỉ lệ lạm phát nếu giữ được ở mức thấp hơn tỉ lệ phát triển kinh tế thì là điều
tốt. Do đó, các quốc gia đang ở giai đoạn kinh tế cất cánh thì có thể chấp nhận một tỉ lệ
lạm phát cao hơn các quốc gia đã phát triển. Tình trạng lạm phát có thể coi là căn bệnh
kinh niên kéo dài, đeo đẳng nền kinh tế nước ta. Vì vậy, kiềm chế lạm phát luôn là một
bài toán khó đặt ra cho các nhà lãnh đạo mà quá trình giải nó dài hay ngắn là tuỳ thuộc
vào trí tuệ mỗi người.
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Lạm phát - Nguyên nhân gây bất ổn nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LẠM PHÁT - NGUYÊN NHÂN GÂY BẤT ỔN NỀN KINH TẾ VĨ MÔ
CỦA VIỆT NAM
Nguyễn Thị Hằng
*
, Lê Tiến Dũng
Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Thái Nguyên,
Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Ngày nay, lạm phát đang tác động đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Lạm phát được ví như “con dao hai lưỡi”, vừa có lợi lại vừa có hại. Song mặt lợi thì
rất ít, chủ yếu các nước đón nhận lạm phát với một tư thế gò bó không mong muốn. Bởi
vì lạm phát có thể làm các hoạt động kinh tế sẽ bị tê liệt. Mặt khác, nó còn gây bất ổn
nền kinh tế vĩ mô, hoạt động đầu tư bị chững lại, làm méo mó qúa trình phân bố nguồn
lực. Vì thế, lạm phát được xem như một loại thuế đánh vào nền kinh tế. Theo lẽ thông
thường thì tỉ lệ lạm phát nếu giữ được ở mức thấp hơn tỉ lệ phát triển kinh tế thì là điều
tốt. Do đó, các quốc gia đang ở giai đoạn kinh tế cất cánh thì có thể chấp nhận một tỉ lệ
lạm phát cao hơn các quốc gia đã phát triển. Tình trạng lạm phát có thể coi là căn bệnh
kinh niên kéo dài, đeo đẳng nền kinh tế nước ta. Vì vậy, kiềm chế lạm phát luôn là một
bài toán khó đặt ra cho các nhà lãnh đạo mà quá trình giải nó dài hay ngắn là tuỳ thuộc
vào trí tuệ mỗi người.
Từ khoá: Lạm phát, kinh tế vĩ mô, con dao hai lưỡi, bàn tay vô hình, bàn tay hữu hình.
Ngày nay, lạm phát không chỉ là nguy cơ
đối với Việt Nam mà còn là mối đeo
đẳng đến toàn châu Á, gây đau đầu các
cường quốc lớn như Mỹ, Nga, Trung
Quốc, Hàn Quốc Vì vậy, nghiên cứu
lạm phát để tìm cách kiềm chế nó trong
tầm kiểm soát là bài toán nan giải của
nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Khái niệm về lạm phát
Trước hết, lạm phát là sự tăng lên theo
thời gian mức giá trung bình của hàng
hóa và dịch vụ so với thời điểm trước đó.
Tình trạng lạm phát được đánh giá bằng
cách so sánh giá cả của một loại hàng
hóa vào hai thời điểm khác nhau với giả
thiết chất lượng không thay đổi. Khi hàng
hóa và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với
Nguyễn Thị Hằng, Tel: 0987 118 623,
Eemail: nvhuan@ictu.edu.vn
sức mua của đồng tiền giảm đi, và cùng
một số tiền nhất định, người ta chỉ có thể
mua được số lượng hàng hóa ít hơn so
với năm trước. Khi xác định nền kinh tế
có lạm phát hay không, người ta quan
tâm đến sự tăng giá chung chứ không
phải sự giao động đột ngột của mức giá
chung. Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ
số giá chung của giá cả, đó là chỉ số giá
tiêu dùng CPI.
Chỉ số lạm phát của một thời kỳ được tính
bằng:
Chỉ số CPI sẽ thể hiện sự biến động của
chi phí sinh hoạt, sự thay đổi của mức
giá chính là lạm phát.
Tình hình lạm phát ở Việt Nam
Nguyễn Thị Hằng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 59(11): 10 - 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tình trạng lạm phát có thể coi là căn
bệnh kinh niên kéo dài, đeo đẳng nền
kinh tế nước ta. Hơn 20 năm trước, trong
tình thế một nước vừa thoát ra khỏi chiến
tranh kéo dài có nền kinh tế cực nghèo,
lại đang trong thế bị bao vây cấm vận của
Mỹ, những người bạn xã hội chủ nghĩa
Liên Xô cũ và Đông Âu thì đang gặp
khủng hoảng toàn diện dẫn đến nguy cơ
tan rã, thế nhưng với đường lối Đổi mới
của Đại hội VI (1986) và nhất là với
những cách tân tiếp theo của Đại hội VII
(1991) của Đảng, chúng ta đã “đại thắng”
trong “cuộc chiến chống lạm phát”.
Thành tựu mà chúng ta đạt được là đẩy
tốc độ lạm phát từ “đại lạm phát” 3 con số
(800%) năm 1986 và GDP chỉ tăng 2,8%,
đã giảm xuống dần chỉ còn 5,2% năm
1993, trong khi đó tăng trưởng GDP đã
đạt đến 8,1%. Nhờ đó, tạo đà cho nền
kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phát triển,
về cơ bản là khả quan, tích cực suốt hơn
20 năm vừa qua. Thành công lớn về
chống lạm phát đó đã khiến cho thế giới
kinh ngạc và khâm phục, song điều quan
trọng hơn chính là đã để lại cho chúng ta
một bài học kinh nghiệm rất quý về cách
phòng và chống lạm phát mà thiết nghĩ
nên ôn lại để ngẫm nghĩ và vận dụng cho
phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn hiện
nay.
Tỉ lệ lạm phát Việt Nam thời kỳ 1986-1993
Như đã biết, tăng trưởng cao, lạm phát
thấp và một số chỉ số cơ bản khác của
kinh tế vĩ mô như cán cân thương mại,
thu chi ngân sách, cán cân thanh toán
quốc tế nếu đều đạt giá trị dương (có số
dư)... thì đó là những tín hiệu phát triển
khả quan, mong muốn của mọi nền kinh
tế. Giữa các chỉ số này có quan hệ tác
động tương hỗ chặt chẽ, nhất là giữa
tăng trưởng và lạm phát. Thông thường,
tính quy luật là: tăng trưởng cao thì lạm
phát thấp; khi lạm phát cao quá hoặc
thiểu phát đều làm cho tăng trưởng thấp.
Song tính quy luật này có những khác
biệt tuỳ theo trình độ phát triển cũng như
các đặc điểm riêng biệt của mỗi nền kinh
tế. Với các nước đang phát triển như Việt
Nam hiện nay, khi mặt bằng giá trong
nước còn thấp hơn nhiều so với mặt
bằng giá thế giới thì lạm phát ở mức
ngang bằng, thậm chí cao hơn tăng
trưởng kinh tế một chút thì chưa phải là
lo ngại lớn. Bởi vì khi mà xu hướng tăng
giá đang còn diễn ra từ từ ở mức thấp
(trung bình khoảng 1-2%/năm đối với các
nước phát triển, 4-6%/năm với các nước
đang phát triển) thì dù lạm phát có xảy ra
như vậy cũng chưa thể là đe doạ đến
phát triển kinh tế, cho dù có làm chậm
hơn tăng trưởng kinh tế. Xin đưa ra số
liệu hai năm gần đây là 2006 và 2007 để
minh chứng rõ hơn về luận giải này. Năm
2006, CPI tăng 6,6% nhưng GDP tăng
8,2%, có nghĩa lạm phát vẫn tăng nhưng
mức tăng còn chậm hơn tăng trưởng kinh
tế. Đó là biểu hiện tốt của sự phát triển.
Nhưng sang năm 2007, mặc dù tăng
trưởng GDP đã đạt mức kỷ lục nhưng
CPI lại tăng vọt đến mức khá cao là
12,63%. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tính
đến tháng 10 năm 2007 đã lên đến
9,34% so với cùng kỳ năm trước, nhóm
nhà ở, vật liệu xây dựng cũng có sự gia
tăng và đạt tới con số 12%. Các mặt
hàng khác ở cùng thời điểm tăng 5%.
Điều này cho thấy sự tăng giá chung
của tất cả các mặt hàng.
Thực chất của tình trạng lạm phát chính
là sự giảm mã lực của đồng tiền. Đồng
nghĩa với nó là sự leo thang của giá cả
hàng hóa, khiến cho thị trường liên tục
biến động. Do đó, gây bất lợi cho tăng
trưởng lẽ ra có thể cao hơn nữa, mặt
Nguyễn Thị Hằng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 59(11): 10 - 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
khác là đã làm xáo động đến mặt bằng
giá cả hàng hoá, ảnh hưởng xấu trực tiếp
đến sản xuất và đời sống nhân dân. Để
xảy ra như vậy là không tốt. Tuy nhiên,
xét theo tính quy luật chung thì cũng
không nên quá bi quan, quá lo ngại vì đó
là động thái dễ xảy ra với hầu hết các
nền kinh tế thị trường dù là ở trình độ
phát triển nào.
Ảnh hưởng của lạm phát đến nền
kinh tế
Về mặt lý thuyết, lạm phát có thể ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên quá
trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ở
mức độ nhẹ và trong tầm kiểm soát của
chính phủ, lạm phát sẽ có lợi cho tăng
trưởng (ở mức 1 con số). Điều này cho
thấy hàng năm chính phủ có thể phát
hành thêm một lượng tiền mới để chi phí
cho những chương trình công cộng hoặc
giải quyết thiếu hụt ngân sách khiến đồng
tiền được xoay vòng tạo ra thêm của cải,
trực tiếp đẩy cao tổng sản lượng quốc
dân GDP lên thêm một mức. Một chút
lạm phát cũng khiến doanh nghiệp kiếm
thêm lợi nhuận vì thông thường từ khâu
nhập nguyên liệu (giá trước lạm phát)
đến lúc hoàn thành sản phẩm bán được
cao giá hơn cũng tốt thêm cho doanh vụ.
Ngoài những trường hợp kể trên, bao giờ
lạm phát cũng có ảnh hưởng xấu đối với
kinh tế. Mặt khác, nó còn làm bất ổn nền
kinh tế vĩ mô, giá cả thay đổi, hoạt động
đầu tư bị chững lại, làm méo mó qúa
trình phân bố nguồn lực. Vì thế, lạm
phát được xem như một loại thuế đánh
vào nền kinh tế. Nhiều người quan niệm
việc chính phủ in thêm tiền trong giới
hạn cho phép của nền kinh tế là một
hình thức thu “thuế lạm phát”. Chính
phủ sử dụng khoản phụ trội này để
quân bình ngân sách với hi vọng sang
năm kinh tế tiếp tục phát triển sẽ được
nộp ngân sách nhiều hơn.
Vậy tỉ lệ lạm phát bao nhiêu là vừa phải
với một nền kinh tế? Điều đó cũng tùy
thuộc vào tình hình phát triển kinh tế của
từng nơi, đặc điểm của nền kinh tế của
từng quốc gia khác nhau. Theo lẽ thông
thường thì tỉ lệ lạm phát nếu giữ được ở
mức thấp hơn tỉ lệ phát triển kinh tế thì là
điều tốt. Do đó, các quốc gia đang ở giai
đoạn kinh tế cất cánh (tỉ lệ phát triển sấp
sỉ 10%) thì có thể chấp nhận một tỉ lệ lạm
phát cao hơn các quốc gia đã phát triển
(tỉ lệ phát triển dưới 5% ).
Hiện nay, có quan điểm cho rằng nước ta
nên đặt ra mức lạm phát thấp hơn tăng
trưởng. Theo ý chủ quan, không nên đặt
mục tiêu này vì nó không có cơ sở khoa
học về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn.
Mục tiêu có thể đạt được của lạm phát ở
nước ta hiện nay là từ 14-15%. Nếu
chúng ta đặt ra và ràng buộc mục tiêu
lạm phát lúc này thì e nền kinh tế sẽ bị
cuốn vào nỗi lo “con rồng giựt đứt giây
xích” như một số chuyên gia nhận định.
Chúng ta nên học tập cách chống lạm
phát kiểu Mỹ. Chính phủ nước này giao
quyền theo dõi và dự báo lạm phát cho
ngân hàng Trung ương để họ có thể chủ
động, kịp thời đề ra biện pháp thích nghi
khi cần thiết. Khi thấy có dấu hiệu lạm
phát thì tăng lãi xuất, kìm hãm sản xuất
lại, không để lạm phát có cơ hội phát
triển.
Đối với các quốc gia công nghiệp mà xã
hội đã chuyển qua dạng xã hội tiêu thụ
rồi thì lạm phát tác hại theo một qui trình
3 bước: Lạm phát - Giảm phát – Suy
thoái kinh tế. Còn đối với các quốc gia
đang phát triển nói chung, tác hại dễ thấy
nhất là lạm phát phủ định tăng trưởng
kinh tế nếu bằng hay cao hơn tăng
trưởng kinh tế. Ví dụ theo CIA, World
Factbook, năm 2005, Việt Nam tăng
trưởng kinh tế 8,4% nhưng tỉ lệ lạm phát
lên tới 8,3%. Như vậy, trung bình người
dân có thu nhập cao hơn 8.4% nhưng đời
sống sinh hoạt mắc hơn 8,3% cùng thời
kỳ thì coi như cũng không tích lũy được
gì. Tiêu chuẩn đời sống không được cải
thiện bao nhiêu. Nếu không có biện
Nguyễn Thị Hằng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 59(11): 10 - 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
pháp ngăn chặn , lạm phát sẽ làm tê liệt
dần bộ máy kinh tế vì doanh nhân sẽ
không thiết tha hoạt động sản xuất nữa
vì không có lợi nhuận. Tâm lý chung sẽ
chỉ mua bán “chụp giựt” và chuyển tài
sản thành kim loại quý hay ngoại tệ
mạnh để tránh lạm phát. Điều này rõ
ràng không có lợi cho sự xoay vòng của
đồng tiền để phát triển nền kinh tế.
Ai là nạn nhân của lạm phát?
Cái giá của lạm phát: lạm phát tác động
đến các đối tượng khác nhau theo những
cách khác nhau. Tuy nhiên, khi lạm phát
xảy ra thì hầu hết mọi thành phần của
nền kinh tế đều trở thành nạn nhân của
lạm phát, bởi nhìn một cách tổng thể thì
mỗi người đều là người tiêu dùng. Lạm
phát sẽ khiến các công ty và người tiêu
dùng giảm chi tiêu, sẽ ảnh hưởng đến
sản lượng đầu ra của nền kinh tế trong
dài hạn.Tuy nhiên, thành phần chịu nhiều
thiệt thòi nhất là người về hưu bởi lương
hưu là ổn định, thường chỉ được điều
chỉnh tăng lên đôi chút sau khi giá cả
hàng hoá đã tăng lên gấp nhiều lần.
Vì vậy, lạm phát sẽ làm giảm sức mua,
dẫn đến giảm mức sống của họ. Kế đến
là những người gửi tiền tiết kiệm, bởi sự
mất giá của đồng tiền khiến cho những
người tích trữ tiền mặt nói chung và
những người gửi tiền tiết kiệm “đánh mất
của cải” một cách nhanh chóng. Một đối
tượng chịu thiệt thòi nữa là những người
cho vay nợ: khoản nợ trước đây có thể
mua được một món hàng nhất định thì
nay chỉ có thể mua được những món
hàng có giá trị thấp hơn. Vậy ai là người
được hưởng lợi? Có lẽ khi đồng tiền mất
giá dần thì người sung sướng nhất chính
là những con nợ vì nay khoản nợ họ phải
trả có vẻ nhẹ gánh hơn. Nhóm người
cuối cùng cũng phải chịu hậu quả đó là
những người nghèo trong xã hội (có thu
nhập dưới 1 USD/ngày).
Một số nguyên nhân và biện pháp để
kiềm chế lạm phát
Nguyên nhân của nạn lạm phát là vấn đề
lớn, phức tạp, chưa thể luận giải kỹ trong
một khuôn khổ hạn định. Song, nhìn ở
những nét tổng quan nhất từ kinh nghiệm
thực tiễn đã xảy ra đối với tất cả nền kinh
tế dù ở trình độ phát triển nào và ở thời
điểm nào để liên hệ vào thực tiễn Việt
Nam thì rõ ràng là kinh tế nước ta vừa
qua mặc dù tăng trưởng ở mức cao
nhưng vẫn còn mất cân đối ở nhiều mối
quan hệ cơ bản: sản xuất và tiêu dùng;
hàng và tiền, thu và chi ngân sách, xuất
và nhập khẩu. Có một số nhóm nguyên
nhân chính trực tiếp dẫn đến những mất
cân đối đó. Thứ nhất, xét về mặt khách
quan của nạn lạm phát là do tác động từ
bên ngoài (nền kinh tế thế giới), tức là giá
cả các mặt hàng trên thế giới tăng cao,
nền kinh tế Mỹ bị suy thoái, đồng USD
tiếp tục mất giá, tình hình thời tiết, thiên
tai, sâu bệnh, dịch bệnh... Đây là những
nguyên nhân khách quan bất khả kháng
và chúng ta chỉ có giải pháp là dùng cơ
chế, chính sách và sự quyết tâm để khắc
phục. Nhóm nguyên nhân thứ hai quan
trọng nhất là do sai lầm chủ quan của
chúng ta trong các chính sách về tài
chính - tiền tệ, nhất là trong việc đưa tiền
ra lưu thông đã chưa có đủ các biện
pháp, cơ chế điều tiết hợp lý và kịp thời.
Như vây, nạn lạm phát ở nước ta xảy ra
có nguyên do từ sự yếu kém vốn có của
nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế chậm cải
thiện, nền công nghiệp còn mang nặng
tính tài nguyên, giá trị sản xuất công
nghiệp thấp, nguồn đầu tư còn dàn trải
và thất thoát Mặt khác, công tác dự
báo và dự kiến các biện pháp, kế hoạch
để ứng phó với những tác động tiêu cực
của kinh tế thế giới trong điều kiện hội
nhập chưa được quan tâm đúng mức
Có thể thấy mối liên hệ giữa lạm phát và
các tập đoàn kinh tế là rất lớn. Các tập
đoàn lớn như VNPT, EVN, tập đoàn cao
su VRG, Vinashin đều có xu hướng
tăng cường đa dạng hóa đầu tư. Mặt tích
Nguyễn Thị Hằng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 59(11): 10 - 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cực thì đã rõ, nhưng mặt trái của xu
hướng này là kinh doanh đa ngành sẽ
làm mất đi lợi thế so sánh và góp phần
trực tiếp vào việc gia tăng lạm phát bởi
sự đầu tư chỉ tập trung vào hạ tầng nên
sẽ làm tăng lượng tiền lưu thông và
chênh lệch cung cầu, tức là làm tăng lạm
phát tiền tệ và lạm phát cơ cấu. Mặt
khác, hậu quả kinh doanh và đầu tư của
các tập đoàn thường thấp, lại mang tính
chất cơ hội vì các dự án thường ngắn
hạn nên rủi ro cao. Do đó, phải ngăn
chặn sự liên minh của các tập đoàn
trong việc vay và cho vay vốn, đầu tư
đa ngành. Như vậy, lạm phát ở Việt
Nam hiện nay là kết quả tổng hợp của
một số hiện tượng kinh tế đặc thù đi
liền với sự kết hợp thiếu đồng bộ giữa
một số chính sách vĩ mô.
Bên cạnh đó, nước ta vốn là nước có
kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Do đó,
Mặt bằng giá hậu 'sốt' gạo sẽ kích lạm
phát ở mức cao hơn. Vì vậy, các công ty
lương thực của tỉnh có đất, có ruộng
nên tổ chức nông dân thành lập các tập
đoàn sản xuất. Mục đích là tạo ra lúa
nguyên liệu đồng nhất về chủng loại,
chất lượng, có giá thành hạ. Mặt khác,
Tổng công ty lương thực phải có nguồn
hàng ổn định, nắm được sản lượng
thực tế và chất lượng lúa. Thông qua
tổng công ty này, Nhà nước sẽ nắm
được tình hình chung. Làm được điều
này, Chính phủ không sợ việc làm giá,
đầu cơ của một số thương lái, tư nhân
kinh doanh gạo.
Có thể nói, nông nghiệp là một căn cứ
chống lạm phát nhưng hiện đang bị bỏ
quên. Thật vậy, nông nghiệp là căn cứ
vững chắc nhất để chống lạm phát ở
Việt Nam hiện nay. Nhưng việc quan
tâm bảo vệ và đầu tư cho căn cứ này
đã bị xao lãng trong nhiều năm nay.
Trong đợt lạm phát sau năm 1986, chính
sách tiền tệ là liệu pháp mạnh nhất, kết
quả nhanh nhất. Nhưng chính thành công
trong nông nghiệp là nhân tố căn bản ổn
định. Gia tăng sản xuất nông nghiệp,
lương thực, ổn định nông thôn là ổn định
được đại cục. Năm 1989 Việt Nam xuất
khẩu hơn 1 triệu tấn gạo, không chỉ có
được ngoại tệ cân đối nhập khẩu, mà
điều quan trọng hơn là khẳng định nhu
cầu lương thực được đảm bảo, tạo được
niềm tin trong xã hội vào chính sách. Tốc
độ tăng CPI năm 1989 giảm xuống còn 2
chữ số (35%). Trong vòng 7 năm, từ
2001 - 2007, tổng diện tích đất nông
nghiệp đã bị thu hồi chuyển sang đất phi
nông nghiệp lên tới 500.000 ha, bằng 5%
quỹ đất nông nghiệp. Đáng ngại là xu
hướng chuyển dịch nhanh diễn ra ở 2
vùng đồng bằng lớn liên quan đến sản
xuất lương thực. Nhưng điều đáng nói
hơn là đất chuyển sang sử dụng công
nghiệp cũng chưa thực sự có hiệu quả.
Bình quân cả nước thì diện tích đất (các
khu công nghiệp) cho thuê đạt tỉ lệ 50%,
nhưng đó là so với đất có hạ tầng, có đủ
điều kiện cho thuê. Còn nếu so với diện
tích đất tự nhiên của các khu công nghiệp,
thì tỉ lệ sử dụng mới chỉ đạt 33%. Có một
nghịch lý lớn: Nếu như đất trồng lúa bắt
đầu giảm từ nơi có năng suất thấp nhất,
thì kết quả cuối cùng chỉ còn lại những
vùng đất xấu, khó khăn mới trồng lúa. Từ
nay đến 2010 sản xuất và xuất khẩu vẫn
còn tốt. Đến năm 2015, sản xuất đáp ứng
đủ cho nhu cầu tiêu dùng, nhưng dư thừa
để xuất khẩu có thể không nhiều. Sau
năm 2020 vấn đề tùy thuộc vào quỹ đất
được duy trì đến mức độ nào và những
tiến bộ về năng suất thay đổi ra sao.
Bài học từ các quốc gia trong vùng rất
đáng để nước ta suy nghĩ. Philippines,
Indonesia cũng đã từng là các nước sản
xuất gạo lớn (Indonesia đã từng cho Việt
Nam vay mượn 100 nghìn tấn gạo trong
các năm 1987-1988) thì nay đã trở thành
nước nhập khẩu. Trung Quốc đang đối
phó với nạn mất đất nông nghiệp và lo
lắng về an ninh lương thực đến mức phải
Nguyễn Thị Hằng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 59(11): 10 - 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tìm kiếm nguồn đất từ nước ngoài thuê để
trồng trọt. Điều này nhắc nhở về sự quan
tâm với các vấn đề khoa học, nghiên cứu
ứng dụng và đầu tư nông nghiệp cũng
như nông thôn.
Mặt khác, hiện nay, việc đầu tư cho
nông nghiệp không thỏa đáng. Đầu tư
cho nông nghiệp và nông thôn thấp đã
ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và chất
lượng sản phẩm nông nghiệp và nền
công nghiệp thực phẩm. Năm 2000, vốn
đầu tư vào nông nghiệp là 17,2 nghìn tỉ
đồng chiếm 11,4% trong tổng vốn đầu tư,
năm 2006 chỉ còn 5,5%. Trong tổng số
chi tiêu công từ 1997-2002 thì phần chi
cho nông nghiệp chỉ chiếm 6%; trong đó
thủy lợi chiếm đến 60%. Theo một khảo
sát của Ngân hàng Thế giới, chi cho công
tác nghiên cứu có hiệu quả cao nhất vào
nông nghiệp, thế nhưng chỉ chiếm chưa
đầy 2%, phần lớn là chi trả lương, chi tiêu
hành chính. Môi trường kinh doanh lâu
nay Chính phủ nỗ lực nhưng hầu như
mới chỉ đến khu vực đô thị, với nông
nghiệp và nông thôn thì vẫn chưa. Số
doanh nghiệp hoạt động trong nông
nghiệp chỉ chiếm chưa đầy 1% tổng số
doanh nghiệp cả nước, FDI trong nông
nghiệp cũng chưa đến 5% tổng FDI.
Ngay ở Đồng bằng sông Cửu Long với
21% dân số nhưng chỉ đạt 16,5% tổng
vốn đầu tư từ ngân sách. Đầu tư thấp mà
yêu cầu phải có mức tăng trưởng cao và
cải thiện chất lượng sản phẩm, cải thiện
nông thôn là điều không thể. Các con số
này cho thấy Việt Nam chưa có sự chuẩn
bị tốt cho việc hội nhập vào WTO, đó cũng
là lỗ hổng lớn trong chính sách đảm bảo
cho sự bền vững của nền kinh tế.
Có thể nói rằng, lạm phát ở nước ta hiện
nay nên được xem xét thẳng thắn và có
căn nguyên từ chính sách tiền tệ. Do đó,
chính sách chống lạm phát nên mang
tính chất tiền tệ. Điều này đồng nghĩa với
việc hạn chế chính sách tài khóa bằng
cách giảm thuế một số mặt hàng tăng
nhanh hay kêu gọi hỗ trợ từ phía người
dân. Tuy nhiên, đấy chỉ là các biện pháp
tạm thời, che đậy bản chất thực sự của
lạm phát. Biện pháp gốc rễ của vấn đề là
phải giảm tốc độ tăng tiền và ứng dụng.
Điều đó sẽ giúp san sẻ chi phí chống lạm
phát một cách bình đẳng hơn.
Mặt khác, để đối phó với “cơn bão giá”
hiện nay, bên cạnh các biện pháp mà
chúng ta đã thực hiện, cần phải thực hiện
một cách đồng bộ một số giải pháp mang
tính chiến lược mà trước hết vẫn là vấn
đề tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước đã có
chủ chương rút về một khối lượng nguồn
tiền đang ứ động ở ngoài để tránh lạm
phát. Như năm 2007 chúng ta đã bỏ ra
khối lượng tiền Việt Nam lớn để mua vào
9 tỷ USD và mới thu về được khoảng
70%. Tiếp theo là việc điều chỉnh lại mức
cho vay (năm 2007 cho vay 47%, năm
2008 chỉ khoảng 30%), đưa lãi suất tăng
lên, tìm mọi cách để rút lại nguồn tiền
thừa rút, cụ thể là thông qua việc tăng lãi
suất...
Thứ hai là đưa ra các giải pháp xem xét
lại về cơ cấu đầu tư, kiểm soát chặt chẽ,
nâng cao hiệu quả chi tiêu công, tập
trung sức phát triển sản xuất công
nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ, bảo đảm
cân đối cung cầu về hàng hoá. Thứ ba là
công tác tuyên truyền, giải thích cho mọi
tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về hậu
quả của lạm phát và các giải pháp đã
được đưa ra nhằm giảm bớt những tác
động của tâm lý, giúp ổn định xã hội.
Nhìn chung các biện pháp tiền tệ, tâm lý,
đầu tư, ngân sách... trên đây đều đang
được thực hiện. Bên cạnh đó, Chính phủ
cũng có những biện pháp nhằm khắc
phục những hệ lụy của năm trước đó là
việc tăng nhanh đến mức “quá nóng” của
các thị trường chứng khoán, bất động
sản, vàng đã dẫn đến gia tăng tình trạng
đầu cơ ở các thị trường này, những hậu
quả của thiên tai, dịch bệnh... Ngoài ra,
phải triệt để thực hành tiết kiệm trong sản
xuất và tiêu dùng, tăng cường các biện
pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất
Nguyễn Thị Hằng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 59(11): 10 - 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
của nhân dân, mở rộng việc thực hiện
các chính sách về an sinh xã hội Hiện
nay, nhà nước ta đang đề ra giải pháp
điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng để tập
trung kiềm chế lạm phát. Sự điều chỉnh
này là cần thiết nhằm hướng các giải
pháp vào mục tiêu ưu tiên hàng đầu hiện
nay là kiềm chế bằng được lạm phát, bảo
đảm tốc độ tăng giá giảm dần. Giải pháp
này bước đầu đã cho ta kết quả khả
quan. Tuy nhiên những thách thức, khó
khăn ở phía trước vẫn còn rất lớn.
KẾT LUẬN
Chắc chắn rằng, còn rất nhiều khó khăn,
thách thức lớn đặt ra cho nền kinh tế
nước ta trước “cuộc chiến chống lạm
phát’. Song quyết tâm cao của Chính phủ
với vai trò “bàn tay hữu hình” kiểm soát,
điều tiết đúng đắn, chặt chẽ hơn, chúng
ta tin rằng những biểu hiện bất ổn về tình
hình lạm phát gia tăng mà thực chất là do
những tác động mang tính quy luật và cả
không quy luật bởi “bàn tay vô hình” của
kinh tế thị trường điều khiển sẽ từng
bước khắc phục và bị đẩy lùi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. D. Begg, S. Fischer, R. Dornbush(1991),
Economics, Third Edition, Me Graw – Hill
book.
[2]. Nguyễn Văn Công(2005), Bài giảng và thực
hành kinh tế vĩ mô, NXB Lao động – xã hội, Hà
Nội.
[3]. N. Gregory Mankiw(1999), Kinh tế vĩ mô
(Macroeconomics), NXB Thống Kê, Hà Nội.
[4]. P. Samuelson and W. Nordhaus(1989),
Kinh tế học, Viện quan hệ quốc tế, Hà Nội.
[5]. T.S Vũ Như Vân(2009), Những vấn đề
kinh tế học phát triển, ĐHSP Thái Nguyên.
Nguyễn Thị Hằng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 59(11): 10 - 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
SUMMARY
INFLATION – THE CAUSE OF UNSTABLENESS OF VIETNAM’S
MACROECONOMICS
Nguyen Thi Hang, Le Tien Dung
Aculty of information technology, Thai Nguyen university
Nowadays, inflation is affecting many countries in the world, Vietnam is in that case. Inflation is
considered as “a double-edged sword”, both advantageous and harmful. Because of its serious
disadvantages, all of the countries in the world consider inflation as an unexpected issue causing
serious unstableness and slow investment to the macroeconomics. On the other hand, the
process of resource distribution is sharply affected owing to the inflation. Inflation is considered as
a kind of tax touching the economy. It is said that the economy will be in stable status if the
inflation rate is controlled at a level lower than the growth rate. High inflation rate is acceptable in
the growing countries, not for the developed ones. Therefore, how to keep the inflation rate
controlled raises a difficult question for the leaders.
Keywords: Inflation, Macroeconomics, a double-edged sword, Invisible hand, visible hand.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lam_phat_nguyen_nhan_gay_bat_on_nen_kinh_te_vi_mo_cua_viet_n.pdf