Khi vợ chồng gặp bất hoà có thể chỉ do một yêu cầu nào đấy không được đáp ứng
hoặc không khắc phục được một thói quen làm cho nhau khó chịu, nó có thể bắt
đầu từ một cái rất nhỏ cũng làm rạn nứt tình cảm vợ chồng. Khi đó, người
ta thường phản ứng theo một trong ba cách sau:
1. Hy sinh những điều mình thích và làm theo điều mà người kia muốn.
2. Không cần biết người kia nghĩ gì, cứ làm theo cách mình thích.
3. Lờ đi, coi như không có chuyện gì xảy ra.
8 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Làm lành không khó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm lành không khó
Khi vợ chồng gặp bất hoà có thể chỉ do một yêu cầu nào đấy không được đáp ứng
hoặc không khắc phục được một thói quen làm cho nhau khó chịu, nó có thể bắt
đầu từ một cái rất nhỏ cũng làm rạn nứt tình cảm vợ chồng. Khi đó, người
ta thường phản ứng theo một trong ba cách sau:
1. Hy sinh những điều mình thích và làm theo điều mà người kia muốn.
2. Không cần biết người kia nghĩ gì, cứ làm theo cách mình thích.
3. Lờ đi, coi như không có chuyện gì xảy ra.
Trong thực tế, cả ba cách đó đều không xua tan được bầu không khí bất hoà, có khi
còn đẩy mâu thuẫn đến chỗ gay gắt hơn. Nhà tâm lý học người Mỹ,
Wylliam John cho rằng trong hôn nhân, làm lành là một nghệ thuật mà nếu không
biết, bạn có thể phải chia tay cả với người bạn đời có thể sống hạnh phúc với
mình. Trong bài này chúng tôi giới thiệu những “quy tắc vàng” trong nghệ
thuật làm lành của Wylliam.
Quy tắc thứ nhất: Thương lượng vui vẻ và an toàn.
Đa số mọi người thường coi việc phải làm lành với vợ hay chồng nặng nề như đi
vào phòng tra tấn. Bởi vì những cố gắng của họ thường không đi
đến đâu, sau khi trở ra với những tổn thương về tình cảm. Vì thế
chẳng ai muốn đàm phán làm gì khi nhìn thấy trước chỉ toàn
những đau đớn và thất vọng. Cho nên trước khi bắt đầu đàm phán, bạn phải nắm
chắc quy tắc cơ bản là cả hai cùng vui vẻ. Hãy cất ngay vẻ mặt khó đăm
đăm của bạn đi và hãy nở nụ cười. Sao cho bạn cảm thấy như bạn sắp được
làm cái mà bạn thích, nó có cảm giác thú vị giống như khi ta làm một chuyện đầy
hào hứng trong hôn nhân. Bạn phải tin chắc mình sẽ vui vẻ và an toàn khi
đàm phán. Muốn thế cần tuân thủ 3 điều cơ bản dưới đây:
Hãy cất ngay vẻ mặt khó đăm đăm của bạn đi và hãy nở nụ cười
Thứ nhất: Duy trì sự hào hứng trong suốt quá trình đàm phán, bạn
hãy thẳng thắn thoải mái nêu vấn đề trong tâm trạng vui vẻ. Tất nhiên cuộc
đàm phán có thể mở ra triển vọng làm lành nhưng cũng có thể đi đến bế tắc, do đó
phải lường trước những phản ứng cảm xúc ngược lại. Người bạn đời có thể bắt đầu
cảm thấy lo lắng, cảnh giác về cái gì đó mà bạn sắp nói ra. Nếu thấy
tình hình không sáng sủa, bầu không khí không sẵn sàng, bạn nên
dừng lại. Wylliam thường huấn luyện cho khách hàng cách chuẩn bị tiếp nhận
những ý kiến trái ngược với mình. Bất kể tình huống nào cũng vui
vẻ, ngay cả trong tình huống mà đối phương nói hay làm cái gì đó
xúc phạm đến bạn.
Thứ hai: Đặt yêu cầu an toàn lên trên hết bởi vì mục đích của làm lành là
để cứu vãn hôn nhân, bởi thế không được thô lỗ hay giận dữ trong khi điều
đình dù đối phương tỏ ra thiếu lịch sự hay nóng nảy với bạn. Nếu bạn buột
miệng xúc phạm đối phương một câu là bạn đã rơi vào một trong những
“pha” nguy hiểm của sự điều đình. Khi thấy mình bị xúc phạm và
bạn muốn trả đũa là bản năng tự vệ trong bạn bắt đầu thức dậy, và trừ phi bạn có
một một nỗ lực phi thường để chống lại nó, còn thì bạn sẽ chuyển
cuộc thương lượng thành một cuộc đấu khẩu không đi đến đâu. Lúc này bạn nên
nhớ khẩu hiệu: an toàn là trên hết và không có cách nào thông minh hơn là tuân thủ
điều thứ ba sau đây.
Thứ ba: Nếu bạn thấy cuộc thương lượng như đi vào đường hầm không lối thoát,
nếu một trong hai người chỉ đòi hỏi thô lỗ, hoặc đùng đùng giận dữ,
thì cách hay nhất là rút lui. Bởi vì bạn không thể giải quyết vấn đề
tại một thời điểm bất lợi như thế không có nghĩa rằng bạn sẽ không tìm
thấy một cơ hội khác trong tương lai. Hãy chịu đựng “chiến tranh lạnh”
thêm một thời gian, và bạn sẽ ngạc nhiên về cơ hội làm lành khác mà bạn có thể
nghĩ ra. “Rút lui” không chỉ có nghĩa là đi chỗ khác mà là chuyển đề tài tới cái
gì đó thú vị hơn và đợi thời cơ khác. Bạn phải từ bỏ cách cư xử cứng nhắc,
như kiểu đã định hôm nay nói là phải nói hết, muốn ra sao thì ra.
Đó là cách phá huỷ hôn nhân chứ không phải cứu vãn nó.
Quy tắc thứ hai: Tìm ra cái mà đối phương quan tâm .
Sau khi bạn đã dựa vào quy tắc cơ bản là bảo đảm an toàn và thảo luận thú
vị, bạn hãy sẵn sàng để điều đình. Nhưng phải bắt đầu từ đâu ?
Trước hết bạn phải đi từ vấn đề mà đối phương quan tâm. Không ít đôi hoàn toàn
không hiểu nguyên nhân chính của sự xung đột và cũng không biết đối phương
quan tâm tới cái gì. Có khi chính họ cũng không biết thật ra mình
muốn gì ? Wylliam thường giúp đỡ các đôi làm sáng tỏ những vấn đề riêng
tư của mỗi người khiến họ sửng sốt khi mọi cái hoá ra rất đơn giản. “Tưởng
gì, hoá ra có thế mà cứ cãi nhau mãi”. Có người thốt lên như
vậy. Và chỉ khi họ hiểu những vấn đề của nhau, hiểu quan điểm của người kia, họ
mới nhận ra mâu thuẫn không nghiêm trọng như họ tưởng. Họ tìm ngay ra
giải pháp và xung đột được giải quyết.
Sự hiểu nhau là chìa khóa đi tới thành công của sự điều đình, khi
đó chẳng cần phải cố gắng lắm cũng thoả mãn nhau. Sẽ dễ dàng hơn nhiều
khi ta điều đình với ai mà biết rõ họ muốn gì. Còn không,
ta sẽ gạt phăng yêu cầu của họ khiến họ cảm thấy bị coi thường và thế là bùng nổ
giận dữ. Nếu bạn muốn tìm kiếm những giải pháp thiết thực cho vấn đề
của bạn, thì bạn sẽ tìm thấy chúng khi bạn sẵn sàng nhượng bộ
trước những yêu cầu của đối phương để đi đến một thỏa thuận chung.
Có người bước vào đàm phán với một lô đòi hỏi của mình, với
mục đích giành phần thắng bằng mọi giá, họ rất mù mờ về yêu cầu của người kia.
Một anh chồng đem ở đâu về một con mèo nhưng vợ anh ta không thích
mèo vì chị dị ứng với lông của nó nên chị yêu cầu chồng đem cho
ai hay vứt con mèo đi. Nhưng anh chồng lại cho rằng mèo là loài
động vật đáng yêu nhất và anh không thể vứt nó. Một hôm anh ta đi làm về không
thấy con mèo đâu, hỏi ra mới biết vợ đã đem cho một người quen.
Anh chồng nổi giận, bắt vợ đi đòi về, thế là hai vợ chồng cãi nhau
to, giận nhau hàng tháng trời. Wylliam đề nghị mỗi người nhớ lại và viết ra giấy
nội dung cuộc cãi nhau. Vừa nhìn vào hai văn bản này, ông
đã phát hiện vấn đề thực sự không phải con mèo mà là từ ngày vợ
làm được nhiều tiền đã tỏ ra coi thường chồng. Chị tự quyết mọi việc trong
nhà không cần hỏi ý kiến chồng hoặc có hỏi nhưng làm ngược lại. Thì ra
vấn đề là anh chồng có mặc cảm mình bị vợ coi thường, anh ta muốn
khẳng định mình vẫn là chủ gia đình. Cuối cùng họ đã
nhượng bộ nhau và vấn đề được giải quyết thế mà trước đó cả hai cùng khăng
khăng hoặc là con mèo, hoặc là ly hôn, còn bà mẹ vợ thì
quyết định đi mua con mèo khác về đền cho anh con rể và bảo anh ta đem
về phòng riêng mà nuôi.
Sự hiểu nhau là chìa khóa đi tới thành công của sự điều đình, khi
đó chẳng cần phải cố gắng lắm cũng thoả mãn nhau
Cách thứ ba : Tháo gỡ mâu thuẫn một cách sáng tạo.
Bạn đã tìm ra mối quan tâm của người kia, bây giờ bạn hãy
sẵn sàng cho phần sáng tạo là tìm ra giải pháp mà bạn nghĩ sẽ làm cho cả
hai hạnh phúc. Giải pháp này có thể không liên quan gì đến vấn đề mà các
bạn đang mâu thuẫn. Chẳng hạn có một bộ phim hay đang chiếu ngoài rạp mà cả
hai đều muốn xem. Bạn có thể nghĩ ra cách mua vé để vợ chồng cùng đi xem. Trên
đường về, trong khi dư âm của bộ phim còn khiến tâm trạng cả hai hứng
khởi, bạn có thể kêu khát nước và ngỏ ý muốn bạn đời cùng vào một quán giải khát
nào đó. Biết đâu chính ở đó, cuộc hoà giải được kết thúc một cách hoàn hảo. Thử
nhớ lại quá trình yêu nhau trước khi cưới, chắc hẳn các bạn cũng có những
phen lục đục nhưng hồi ấy sao bạn lắm sáng kiến thế, còn bây giờ bạn chỉ
nghĩ đến một cuộc nói chuyện tay đôi thẳng thắn như ngồi họp hoặc như công an
lấy khẩu cung ? Nếu bạn toàn tâm toàn ý với việc làm lành, chắc chắn bạn sẽ nghĩ
ra những tùy chọn làm vui lòng cả hai. Hãy lấy một mảnh giấy ghi
lại những ý tưởng khi bất chợt bạn nghĩ ra có thể làm đối phương vui lòng.
Bạn hãy sẵn sàng nhượng bộ với ý nghĩ :”Ta sẽ để cho họ làm cái mà họ
muốn vào lúc này, nhất định họ sẽ để cho ta làm cái mà ta muốn lần sau”.
Cách thứ tư: Khoanh vùng phạm vi mâu thuẫn.
Các chuyên gia về gia đình nhận thấy nhiều khi vợ chồng thường mắc
bệnh lan man khi tranh cãi với nhau về một vấn đề. Không ít trường hợp sau
khi cãi nhau kịch liệt người ta không nhớ nổi nó đã bắt đầu từ cái
gì. Một anh đi làm về đang ngồi hí hoáy tháo cái quạt ra, chữa lại bộ phận
“tuốc-năng” bị hỏng thì giật mình nghe vợ hỏi: “Anh để hành ở
chỗ nào?”, là vì trước khi về, anh ta đã nhận được cú điện thoại của
vợ dặn đi qua chợ mua hộ một ít hành nhưng anh ta quên mất. Anh bảo vợ:”Không
cần hành cũng được” nhưng người vợ muốn chồng chạy ù ra chợ mua hành
vì món ăn đó không thể thiếu hành được, còn cái quạt ngày mai sẽ
đưa ra hiệu cho thợ sửa, anh sửa lấy chỉ có “lợn lành chữa lợn què”. Anh
chồng điên tiết vất quạt xuống sàn, kèm theo một tiếng gì đó khá
tục tĩu. Chị vợ lầm bầm: “Người có văn hoá mà ăn nói như vậy”. Anh chồng quắc
mắt: “Đại học mà vô văn hoá thì trung cấp như cô xếp loại gì?”.
Vợ đáp lại: “Đại học cũng năm bảy đường, có người chạy chọt có cái bằng chứ
trong óc chỉ toàn bã đậu”. Kết thúc cuộc chiến là một lá đơn ly hôn đủ cả
hai chữ ký. Cho nên khi làm lành không nên nhằm vào cái đuôi của mâu thuẫn mà
cố nhớ lại lúc đầu cãi nhau vì cái gì thì chỉ rút kinh
nghiệm về cái đó. Nên biết rằng những lời sau được nói ra trong cơn tức giận mà
quá giận thì mất khôn. Một nhà thơ cổ La Mã còn nói: “Tức
giận là điên một lúc”, ta không chấp người điên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lam_lanh_khong_kho_5265.pdf