Con cái luôn phải chịu ảnh hưởng nặng nề về tâm lý khi
cha mẹ ly hôn. Để trẻ không bị rơi vào khủng hoảng tinh
thần gây nên những hệ lụy về sau, bạn hãy áp dụng các lời
khuyên hữu ích sau đây để giúp trẻ vững vàng vượt qua
giai đoạn khó khăn này.
Chọn cách nói nhẹ nhàng
Trước khi nói với con trẻ về vấn đề này, bạn hãy cùng thảo
luận với vợ/chồng cũ của mình. Sau khi thống nhất cách
nói,cả hai hãy cùng thông báo với trẻ. Hãy lựa chọn cách
nói sao cho nhẹ nhàng nhất và giúp trẻ dễ hiểu nhất.
6 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Làm gì với con trẻ khi ly hôn?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm gì với con trẻ
khi ly hôn?
Bạn hãy bằng cách nào đó giúp cho trẻ hiểu rằng, ly hôn
là việc giữa những người lớn.
Bạn nên để con tự suy nghĩ và quyết định về việc
sẽ sống chung với mẹ hay bố sau khi hai người ly
hôn, hoặc có muốn chuyển trường học hay
không.
Con cái luôn phải chịu ảnh hưởng nặng nề về tâm lý khi
cha mẹ ly hôn. Để trẻ không bị rơi vào khủng hoảng tinh
thần gây nên những hệ lụy về sau, bạn hãy áp dụng các lời
khuyên hữu ích sau đây để giúp trẻ vững vàng vượt qua
giai đoạn khó khăn này.
Chọn cách nói nhẹ nhàng
Trước khi nói với con trẻ về vấn đề này, bạn hãy cùng thảo
luận với vợ/chồng cũ của mình. Sau khi thống nhất cách
nói, cả hai hãy cùng thông báo với trẻ. Hãy lựa chọn cách
nói sao cho nhẹ nhàng nhất và giúp trẻ dễ hiểu nhất.
Tuyệt đối không nên chỉ trích lẫn nhau. Ví như đừng nói
với trẻ theo kiểu: ”Mẹ không thể chung sống với bố con vì
đó là một người đàn ông tồi. Bố còn thường xuyên có quan
hệ với những người đàn bà khác ngoài mẹ….” Những cách
nói tiêu cực như thế sẽ có tác động tâm lý vô cùng xấu đối
với con trẻ. Hơn thế nữa, trong suy nghĩ của trẻ sẽ luôn tồn
tại hình ảnh một người cha hoặc mẹ vô cùng xấu.
Trái lại, bạn có thể nói với trẻ theo cách đơn giản và
nhẹ nhàng như sau: ”Con yêu, mẹ của con và bố gặp
một số rắc rối không thể tháo gỡ khi sống chung với
nhau, chính vì thế bố nghĩ rằng hai bố mẹ sống xa
nhau sẽ là phương án tốt cho cả hai. Tuy nhiên, con
hãy nhớ rằng dù thế nào thì bố và mẹ vẫn là bố mẹ
của con, bố mẹ sẽ luôn yêu thương, luôn bên con
trong mọi hoàn cảnh.”
Bạn hãy bằng cách nào đó giúp cho trẻ hiểu rằng, ly hôn là
việc giữa những người lớn với nhau và điều này không ảnh
hưởng cũng như không liên quan gì đến con trẻ. Bạn và
vợ/chồng cũ sẽ không bao giờ đổi thay tình cảm yêu
thương dành cho con trẻ so với khi còn chung sống với
nhau.
Giúp trẻ quen với cuộc sống mới
Sau khi đã nói với bé rằng, bạn và vợ/chồng không thể
chung sống bên nhau nữa, hãy hỏi ý kiến con xem trẻ muốn
thay đổi những điều gì trong tương lai. Hãy để cho con tự
suy nghĩ và quyết định. Bạn có thể hỏi những câu như:
"Con có muốn chuyển trường học? Con muốn sống chung
với mẹ hay bố?".
Khi đã giải quyết xong thủ tục ly hôn và đưa bé về sống với
bạn (theo ý muốn và sự chấp thuận của tòa án), hãy nhanh
chóng giúp bé tái thiết cuộc sống và hình thành những thói
quen mới. Giúp trẻ quen với việc không có bố/mẹ sống
cùng. Đây cũng là lúc bạn phải thể hiện vai trò, trách nhiệm
vừa của một người mẹ và cả người cha.
Cũng không loại trừ khả năng bé sẽ thay đổi tâm tính theo
chiều hướng tiêu cực, ví như bé bị stress nặng, trầm cảm,
sang chấn tâm lý, muộn phiền, cáu giận. Chính vì thế, bạn
phải luôn gần gũi, quan tâm và động viên bé, vì lúc này là
lúc bé cần bạn hơn bao giờ hết. Bé không những cần bạn
trong vai trò cả cha lẫn mẹ mà còn như một người bạn thân
để chia sẻ mọi suy nghĩ. Cho nên bạn hãy luôn gần gũi và
động viên trẻ trải lòng cùng bạn.
Những lưu ý chung
Không nói với con những điều xấu về cha/mẹ của trẻ. Đây
là điều tối kỵ mà không ít những người ly hôn mắc phải.
Đừng buộc tội hay chỉ trích chồng/vợ cũ của bạn với con
trẻ.
Đừng bắt trẻ phải ghét bố/mẹ chúng. Đừng bắt trẻ phải lựa
chọn yêu thương chỉ một trong hai người là mẹ hoặc cha
chúng.
Đừng bao giờ dùng trẻ như một thứ công cụ để phát tín
hiệu hay liên lạc với chồng/vợ cũ.
Đừng tranh cãi và đùn đẩy trách nhiệm nuôi con trước mặt
trẻ.
Đừng tiêm nhiễm vào đầu con trẻ những điều không hay về
người bạn đời mới của chồng/vợ cũ bạn.
Tỏ ra lịch thiệp khi người cũ tới thăm, dẫn con bạn đi chơi.
Khuyến khích trẻ nói chuyện qua điện thoại với người cha
(mẹ) sống xa chúng.
Trong một giới hạn nào đó, ủng hộ và tôn trọng những lời
khuyên bảo từ phía người cũ.
Đừng dồn hỏi trẻ thông tin về bạn bè, những việc đã làm
hay những chuyến đi chơi, viếng thăm người cha (mẹ).
Hãy nói chuyện thẳng thắn với đối phương về chuyến viếng
thăm hay dẫn trẻ đi chơi trước khi thông báo cho trẻ.
Một nguyên tắc không thể quên là đừng bao giờ nói với trẻ
về mâu thuẫn dẫn tới cuộc chia tay của bạn, cũng nên tránh
để trẻ nghe thấy nhũng cuộc tranh luận nảy lửa giữa bạn và
người cũ, dù đã chia tay.
Khi trẻ phạm phải một lỗi nào đó, bạn đừng tìm cách lên án
là do người kia gây nên.
Khi con bạn không muốn đến trường hoặc không muốn đi
thăm người cha (mẹ), có thể là do trẻ lo lắng tới phản ứng
của bạn. Hãy cho con thấy bạn hoàn toàn vui vẻ, ủng hộ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ly_hon_8327.pdf