Làm gì trong “mùa” viêm não Nhật Bản?

Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là một trong

những bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhân

dân, đặc biệt là trẻ em ở các tỉnh miền Bắc. Hiện nay

đang là giữa mùa của bệnh VNNB, rất nhiều trường

hợp đã phải nhập viện. Cùng với những cố gắng của

công tác tiêm chủng mở rộng (TCMR), những hiểu

biết về bệnh của cộng đồng để cùng ngành y tế phòng

bệnh là điều rất cần thiết

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Làm gì trong “mùa” viêm não Nhật Bản?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm gì trong “mùa” viêm não Nhật Bản? Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là một trong những bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhân dân, đặc biệt là trẻ em ở các tỉnh miền Bắc. Hiện nay đang là giữa mùa của bệnh VNNB, rất nhiều trường hợp đã phải nhập viện. Cùng với những cố gắng của công tác tiêm chủng mở rộng (TCMR), những hiểu biết về bệnh của cộng đồng để cùng ngành y tế phòng bệnh là điều rất cần thiết. Nhận biết bệnh VNNB Bệnh VNNB là bệnh nhiễm virut cấp tính ở hệ thần kinh trung ương do virut VNNB lây truyền từ nguồn bệnh đến người qua muỗi đốt. Bệnh đã được biết từ năm 1871, nhưng mãi đến năm 1935 người ta mới phân lập được virut từ não của người bệnh ở Tokyo, Nhật Bản và năm 1938 Mitamura đã phân lập được virut VNNB ở muỗi vectơ C. tritaeniorhynchus. Đến năm 1959 những nghiên cứu ở Nhật Bản đã xác định ổ chứa virut là chim, lợn và muỗi C. tritaeniorhynchus là vectơ truyền bệnh VNNB giữa các động vật có xương sống và từ đó truyền sang người. Đường truyền bệnh của virut viêm não Nhật Bản. Người bị muỗi nhiễm virut VNNB đốt sẽ trải qua thời kỳ ủ bệnh từ 5-15 ngày. Thời kỳ phát bệnh thường kéo dài từ 1-6 ngày. Tuy nhiên có thể ngắn hơn trong 24 giờ và dài hơn tới 14 ngày. Bệnh bắt đầu đột ngột với triệu chứng sốt, mệt mỏi toàn thân, đau đầu, đau cơ, run, buồn nôn, nôn, sau đó cứng gáy và có dấu hiệu thần kinh. Giai đoạn viêm não cấp tính: Đặc điểm lâm sàng nổi bật trong giai đoạn này là tiếp tục sốt, cứng gáy, có dấu hiệu thần kinh trung ương khu trú, co giật, thay đổi cảm giác và nhiều trường hợp dẫn tới hôn mê. Thường sốt cao từ 38 - 40oC, nhịp tim tương đối chậm, nét mặt của người bệnh được mô tả như xám xịt, thẫn thờ, buồn tẻ, đôi mắt sợ sệt, nhìn chòng chọc (giống như bệnh parkison mạn tính) và giọng nói khàn, lè nhè, nói khó, nghe khó. Dấu hiệu thần kinh như cứng gáy chiếm tới 80% trường hợp. Run là dấu hiệu thường gặp và thường thấy ở ngón tay, lưỡi, mi mắt và mắt. Co giật cũng là một đặc điểm lâm sàng thường gặp ở bệnh VNNB, nhất là ở trẻ em. Có thể có cơn động kinh toàn thân với những cử động run giật lặp đi lặp lại rất dữ dội. Một số trường hợp có cơn cường cơ làm cho trẻ uốn cong người và co đầu lại, hai chân dạng ra và hai tay gập lại ở góc khuỷu. Những cơn co giật cục bộ cũng thường gặp. Giai đoạn sau: Bệnh nhân có thể được hồi phục và thời kỳ này thông thường diễn biến chậm, bệnh nhân có thể được hồi phục các chức năng vận động, nhưng tri thức lại không bình thường. Phần lớn di chứng để lại cho người bệnh là những rối loạn về tinh thần, mất ổn định về tình cảm, cá tính thay đổi, liệt thần kinh vận động ở chi trên hoặc chi dưới. Hiện tượng thất ngôn và loạn tinh thần có hệ thống thường ít gặp. Tỷ lệ tử vong thay đổi từ 0,3-60% tùy theo trình độ kỹ thuật hồi sức cấp cứu chống phù não, suy hô hấp, trụy tim mạch và bội nhiễm vi khuẩn. Điều trị bệnh VNNB Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh VNNB, vì vậy điều trị trợ sức và điều trị triệu chứng là chủ yếu. Người ta không dùng gammaglobulin và corticosteroid để điều trị vì không có tác dụng. Tỷ lệ tử vong có thể giảm xuống là do việc chăm sóc bệnh nhân đúng đắn. Bệnh nhân phải được chuyển đến bệnh viện để điều trị. Không cần thiết phải cách ly bệnh nhân và khử khuẩn các chất tiết của người bệnh vì virut VNNB không truyền từ người sang người qua chất bài tiết. Các biện pháp phòng ngừa bệnh VNNB Virut VNNB được lây truyền qua muỗi vectơ hút máu súc vật, do đó những súc vật hoang dại và súc vật nuôi trong nhà là vật chủ chính. Người được coi là vật chủ cuối cùng đối với virut VNNB, vì trong máu người virut VNNB tồn tại thời gian ngắn với hiệu giá thấp và muỗi vectơ thích hút máu súc vật hơn là máu người. Bệnh VNNB có thể được dự phòng bởi sự phối hợp của các biện pháp phòng trừ vectơ, ngăn ngừa vectơ, gây miễn dịch cho súc vật và cho người cảm nhiễm. Phòng trừ vectơ Việc sử dụng hóa chất diệt vectơ VNNB nói chung là có hiệu quả nhưng chỉ được giới hạn trong một không gian và thời gian nhất định với giá thành rất cao. Ở Hàn Quốc người ta phun fenitrothion với thể tích cực nhỏ bằng máy bay đã có hiệu quả làm giảm mật độ C. tritaeniorhynchus trưởng thành khoảng 80% trong 4 ngày. Việt Nam là nước nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa nước. Vì vậy việc phòng trừ vectơ VNNB lại càng khó khăn hơn không chỉ vì thiếu tiền mua máy móc, hóa chất mà còn vì những cánh đồng lúa rộng lớn chứa đựng quần thể muỗi vectơ phong phú này. Do đó biện pháp phòng trừ bệnh VNNB bằng phòng trừ vectơ, kể cả dùng hóa chất là hoàn toàn không thực tế và không có hiệu quả. Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất. Gây miễn dịch phòng bệnh là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất, điều đó đã được chứng minh ở tất cả các quốc gia sử dụng vaccin VNNB để phòng bệnh. Ở Việt Nam những năm qua nơi nào có sự bao phủ của vaccin này ở đó giảm rõ rệt số trẻ mắc bệnh. Chính vì vậy các bậc cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf31_6551.pdf
Tài liệu liên quan