Làm gì khi sinh viên là khách hàng là thượng đế trong nền giáo dục đại học tự chủ?

Đại học công lập truyền thống đã đi theo suốt hành trình lịch sử phát triển của

đất nước và thành quả mang lại là vô cùng to lớn.

Tuy nhiên, thế giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, yêu cầu nguồn nhân

lực ngày càng thay đổi và luôn nâng cao không ngừng. Đại học công lập truyền thống

đã bộc lộ nhiều tồn tại và vướng mắc Tự chủ đại học đã ra đời và phát triển từ rất lâu

trên thế giới. Nhiều vĩ nhân, danh nhân đều thân từ những ngôi trường đại học tự chủ.

Điều nầy cho thấy tự chủ đại học có những ưu việt vốn có.

Nếu tự chủ đại học khi xem sinh viên là khách hàng, trường học là một công ty

thì giảng viên là nhân viên kỹ thuật, nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng, hiệu

trưởng là CEO.

Mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh

doanh thiết thực. Xây dựng và phát triển thương hiệu, chất lượng phục vụ và giá cả

cạnh tranh, là để đáp ứng và làm hài lòng khách hàng-thượng đế-sinh viên.

pdf20 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Làm gì khi sinh viên là khách hàng là thượng đế trong nền giáo dục đại học tự chủ?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lượng đào tạo của các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh". Nghiên cứu đã xem xét 8 nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo đại học và cao đẳng của một số trường trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, các nhân tố tác giả đã đề xuất gồm: Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, tổ chức quản lý đào tạo, môi trường học tập, đánh giá kết quả học tập, chương trình đào tạo, chất lượng dịch vụ hỗ trợ và năng lực người học. Nghiên cứu đã khảo sát sinh viên của nhiều trường đại học, cao đẳng không phân biệt ngành đào tạo trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng nhất trong chất lượng đào tạo. - Các trường đại học phải chủ động thay đổi nhận thức, sáng tạo, đột phá nâng cao chất lượng giáo dục theo cơ chế thị trường. Trong đó, giảng viên phải xem sinh viên là “khách hàng, thượng đế”, các bạn được lắng nghe, được tôn trọng và được phản hồi. - Chuyện giàu, nghèo của sinh viên thì trường đại học không cần quan tâm quá mức. Sự sống còn ở một ngôi trường là chất lượng, hiệu quả giáo dục, tỷ lệ sinh viên có việc làm cao. -“Tiền nào của nấy”: Nếu giáo dục là một mô hình kinh doanh dịch vụ, cạnh tranh là đương nhiên và phải đạt chất lượng cao, nếu xét thấy cần thiết thì “hạ giá thành”, nhưng cần phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định . Kinh doanh thì phải có lợi nhuận, cho nên khách hàng phải trả số tiền tương ứng với chất lượng dịch vụ, sản phẩm họ muốn nhận. Nếu sinh viên cho rằng trường này phí cao mà chất lượng kém, thì chọn trường khác! Đó là hành động bình thường! Mà những đại học như thế cũng chẳng sống được bao lâu trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. - Xem giảng viên là đòn bẩy của chất lượng giáo dục, TS. Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh ngành Giáo dục cần đổi mới nhận thức về bồi dưỡng tay nghề nhà giáo. Phải coi công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng nghiệp vụ nhà giáo là nhiệm vụ cấp bách, cần tập trung nguồn nhân lực để giải quyết căn bản, toàn diện, trong vòng 3 đến 5 năm tới cho 100% đội ngũ nhà giáo, nếu không làm nổi điều này coi như chưa thể có chất lượng giáo dục. - Làm sao để giáo viên “sống thật bằng nghề”? Sản phẩm đầu ra của giáo dục đại học tự chủ là kiến thức và nhân cách của sinh viên, phải tạo cho người học nếp tư duy “TÀI-ĐỨC”. Giảng viên phục vụ không chỉ là trí tuệ mà còn là bằng phong độ đỉnh cao, bằng tận tâm, đồng cảm với sinh viên. Tất nhiên, không phải ai hễ muốn trở thành nhà giáo là sẽ làm tốt được đâu!. Như John C. Maxwell, nhà đào tạo danh tiếng người Mỹ nói rằng “ Doanh nghiệp sẽ phát triển theo đẳng cấp của người lãnh đạo”, giáo dục cũng vậy. Sản phẩm đầu ra của đại học không thể vượt được tầm của mỗi giảng viên ở nền giáo dục đó. Muốn có một nguồn nhân lực sinh viên “đỉnh” thì phải có thầy “ đỉnh”. Tòa nhà cao, sàn gỗ, điều hòa, công viên hoành tráng,... chưa là quyết định chất lượng giáo dục đại học. Chất lượng sinh viên đẳng cấp là phải phải thuộc người thầy đẳng cấp. Từ đó để thu hút, giữ chân giảng viên viên giỏi, xuất sắc phải thay đổi chính sách đãi ngộ nhân tài “đất lành chim đậu”! 240 - Theo Nguyễn Mạnh Hà, (htnc, Đại học Công nghiệp Việt Hung), thì như ở nước Mỹ, chúng ta có thể thấy cách nghĩ về mối quan hệ thầy trò của họ khác biệt ngay trong việc bố trí lớp học. Bạn có thể thấy lớp học của Mỹ hầu hết đều được thiết kế theo hình quả đồi, trong đó thầy giáo là người đứng ở dưới chân đồi, là tầng thấp nhất, còn học sinh luôn ở phía cao hơn thầy. Đây là một suy nghĩ rất tiến bộ, thầy cô giáo là nền tảng cho học sinh, dìu dắt học sinh. - TS. Đặng Trọng Hợp,(Phó Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Công nghiệp Hà Nội), Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường là thước đo chất lượng đào tạo và sự đáp ứng với nhu cầu xã hội. Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong số rất ít trường có đơn vị chuyên trách về hợp tác doanh nghiệp, mối quan hệ với trên 2000 doanh nghiệp đã góp phần tạo nên con số trên 95% sinh viên có việc làm sau khi ra trường 1 năm. Đặc biệt từ năm 2018 số lượng thí sinh và nguyện vọng đăng ký vào Trường đã có mức tăng vượt bậc: từ 72.826 nguyện vọng (NV) năm 2017 lên 103.889 NV năm 2018 và 103.199 năm 2019 (chiếm 4% tổng số nguyện vọng xét tuyển cả nước), từ 40.000 thí sinh năm 2017 lên trên 63.000 thí sinh năm 2018 và 2019 (chiếm gần 10% tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển của cả nước). Mỗi CBVC của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phải coi người học là khách hàng để thường xuyên, chủ động nâng cao chất lượng phục vụ tại các đơn vị như chất lượng tư vấn học vụ, tư vấn hướng nghiệp, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, công tác quản lý sinh viên. -Theo Mỹ Dung, ( 25-12-2019) thì PGS, TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh cho biết: “Chúng tôi yêu cầu giảng viên cạnh tranh lẫn nhau từ cách thiết kế bài giảng, trình bày giáo án điện tử, dạy học online đến thu hút sinh viên. Giảng viên làm tốt sẽ có thu nhập cao và ngược lại. Thay vì phải đợi cả năm để hoàn tất quy trình xin phép mở ngành học mới từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo , giờ đây chỉ cần Hội đồng trường thông qua là chúng tôi có thể làm được. Nhờ vậy, mà chúng tôi chủ động mở thêm nhiều ngành học phù hợp với nhu cầu thực tế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Dạy tốt, ngành học hay, tỷ lệ hồ sơ đăng ký tuyển sinh hai năm nay tăng mạnh. Nhờ chủ động nguồn thu nên ngân sách trường tăng cao, thu nhập giảng viên bình quân tăng gấp đôi. Nếu như trước đây trường chi nhiều nhất mỗi năm 20 tỷ đồng cho đầu tư trang thiết bị thì riêng năm 2018 con số này đã đạt hơn 300 tỷ đồng. Sinh viên là người hưởng lợi nhiều nhất từ sự thay đổi này”. - Tiêu chí quan trọng của giáo dục đại học tự chủ là phải công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao. - Học chế tín chỉ sẽ buộc sinh viên phải “động não”, quyết định các môn học cho bản thân và chủ động hơn trong kế hoạch học tập. Đảm bảo chất lượng đào tạo đầu vào và đầu ra, nhất là đầu ra phải nghiêm túc trong chương trình đại học: phải thông báo trước cho sinh viên có sự chuẩn bị từ đầu khóa là đầu ra sẽ là thử thách quyết định!. - Nhà trường cần chủ động cụng cấp mọi nguồn lực, tạo mọi điều kiện cho sinh viên tham gia tích cực vào các chương trình trải nghiệm cụ thể và thực tiễn. Cần nhiều giải pháp rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn các chương trình mang tính ứng dụng: đầu tư phòng thí nghiệm, trung tâm thực hành hay các dự án khởi 241 nghiệp, tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy - học, tương tác môi trường doanh nghiệp,... -Nhà trường chủ động hơn trong khai thác đầu vào, marketing, PR chương trình đào tạo chất lượng cao và thực tiễn. Đẩy mạnh liên kết, đào tạo ngắn hạn, dịch vụ tư vấn thu hút sinh viên trong và ngoài nước - Cần xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thiết thực và hiệu quả. Nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng tiết kiệm NSNN giao. Lưu ý một số trường đại học được tự chủ cân đối thu chi chưa tương xứng, dẫn tới hiệu quả của tự chủ không được bao nhiêu. - Về hợp tác thì cả nhà trường lẫn doanh nghiệp đều không bên nào được coi mình là quan trọng hơn, thì hợp tác mới thực sự có giá trị và kết quả bền lâu.Một thực tế khác là ít trường đại học thực hiện thường xuyên khảo sát, đánh giá nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp, nhằm có giải pháp điều chỉnh phương án đào tạo cho phù hợp với thực tiễn. - Rất cần duy trì mối quan hệ bền vững với hệ thống cựu sinh viên như các đại học do nước ngoài đầu tư thường làm. Chính các thế hệ đi trước cần có sự chủ động làm hướng đạo cho sinh viên đến với những thực tế của khoa học, của đời sống không ngững thay đổi. 3. Tổ chức khác và xã hội tham gia tự chủ đại học Tự chủ đại học không thể giải quyết nổi tất cả những vấn đề khó khăn trong cuộc sống của sinh viên mà cần có quan tâm của các cơ quan, đoàn thể và tổ chức khác: - Theo nhiều bài viết thì một số ngành và địa phương đã “trải thảm đỏ” để thu hút nhân tài nên trích một phần kinh phí từ chương trình này để đài thọ chi phí cho các em sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đã thi đỗ vào các trường đại học thuộc top đầu cả nước nhưng không có tiền đóng học phí, với điều kiện sau khi học xong sẽ trở về cống hiến cho địa phương. Đồng thời, các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn tỉnh cũng có thể tham gia tài trợ cho chương trình thông qua nhiều hình thức. -Theo PGS.TS Lê Phước Lượng(Sử dụng mô hình thang đo SERVPERFnghiên cứu sự hài lòng của sinh viên trongdạy – học, kỷ yếu nghiên cứu khoa học 2011 - trường ĐH Nha Trang), đối với dịch vụ đào tạo đại học, có thể nhận diện các loại khách hàng sau đây: 1) Phụ huynh của sinh viên: là người chi trả để sinh viên – con em của họ - nhận tiện ích của dịch vụ, với mong muốn con em của họ sẽ nhận được kiến thức, kỹ năng cần thiết, có thể sống tự lập sau quá trình đào tạo tại trường. 2) Tổ chức, cơ quan tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp: là nơi sẽ sử dụng và khai thác trực tiếp kết quả đào tạo của Nhà trường. 3) Giảng viên: là những người được mời sử dụng các dịch vụ của Nhà trường, tổ chức giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho sinh viên. 242 4) Chính quyền hay xã hội: với tư cách là người thiết lập, vận hành chính sách, hỗ trợ tài chính cho Nhà trường để đảm bảo cho sự đóng góp hiệu quả của kết quả đào tạo vào sự phát triển kinh tế - xã hội. 5) Sinh viên: là người có quyền chọn trường, chọn ngành, chọn giảng viên và cũng là người trực tiếp sử dụng các dịch vụ mà nhà trường cung cấp cho họ 4. Nhà nước và chính sách Một thành phần quan trọng và quyết định sự thành bại của tự chủ đại học là nhà nước và các chính sách. Thực tế vừa qua tự chủ đại học bộc lột nhiều tồn tại và vướng mắc rất cần một hành lang pháp lý dễ thực hiện và hiệu quả thiết thực: - Theo Mỹ Dung (Thứ Tư, 25-12-2019) thì TS Vũ Ngọc Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, trong điều kiện hiện nay, muốn thực hiện thành công mô hình tự chủ cần thay đổi tư duy từ các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở cấp vĩ mô. Điều này sẽ giúp mở rộng khung pháp lý, giúp các trường ĐH tiến dần đến tự chủ thật sự chứ không phải vướng chỗ này, hạn chế chỗ kia như mấy năm qua. “Để giải quyết tốt vấn đề tự chủ, theo tôi chúng ta cần hội đủ bốn điều kiện. Thứ nhất, cấp trên phải đủ độ chín về tư duy, văn hóa, nhân cách, biết chăm lo cho sự trưởng thành của con người hơn là quyền lực của bản thân. Thứ hai, cấp dưới phải đủ phẩm chất và trách nhiệm với động cơ trong sáng, không có ý định lợi dụng việc phân cấp để tìm kiếm lợi ích cá nhân. Thứ ba, xã hội phải đủ nhận thức để tác động bằng dư luận, phê phán và phản đối cách làm bảo thủ không chịu phân cấp, không cho tự chủ. Thứ tư, phải có cơ chế kiểm soát quyền lực tại chỗ và minh bạch thông tin, trách nhiệm giải trình”, TS Vũ Ngọc Hoàng phân tích. - Các bộ, ngành, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, các tiêu chí đánh giá kết quả và chất lượng nhiệm vụ được giao tự chủ. Có giải pháp tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách. Đẩy mạnh và tăng cường kiểm tra, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các tiêu chuẩn, định mức và mở rộng lĩnh vực giao quyền tự chủ cho các đơn vị; - Các trường đại học công lập được nhiều quyền tự chủ về nguồn và mức thu hơn nữa như thu học phí, lệ phí: chi phí khấu hao tài sản cố định trong học phí, đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi. Nhà nước sẽ giải quyết hỗ trợ học phí cho các đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số, người ở vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dễ dàng tiếp cận giáo dục đại học. - Đổi mới phương pháp phân bổ kinh phí NSNN cho các cơ sở giáo dục đại học gắn với kết quả đầu ra. - GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT cho rằng, bản thân cơ chế chủ quản đang vô hiệu hóa vai trò hội đồng trường trong khi hội đồng trường là điều kiện không thể thiếu trong tự chủ ĐH: “Chúng ta phải đề nghị về phương diện thí điểm phải vượt qua một số quy định, thậm chí cả luật, cái gì chưa sửa mà cản trở sự phát triển. Tự chủ ĐH là giải pháp mang tầm chiến lược để phát triển ĐH, khó chỗ nào gỡ chỗ đó. Trong trường hợp chưa đủ căn cứ thì cho thí điểm để quyết định nên sửa luật hay không”. - Theo nhandan, 25/12/2020, một hiệu trưởng một trường ĐH tại TP Hồ Chí Minh cho rằng, cần cổ phần hóa trường ĐH và trao cho GV, cán bộ, công nhân viên cổ phần tương xứng để họ phấn đấu, nỗ lực hết mình thay vì cứ giữ thái độ muốn được bao cấp như hiện nay. 243 IV. Kết Luận Tự chủ đại học khi xem sinh viên là khách hàng, trường học là một công ty thì giảng viên là nhân viên kỹ thuật, nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng, Hiệu trưởng là CEO. Mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh thiết thực. Xây dựng và phát triển thương hiệu, chất lượng phục vụ và giá cả cạnh tranh, là để đáp ứng và làm hài lòng khách hàng: Giảng viên giảng dạy nhưng sinh viên không hiểu, không ứng dụng được vào thực tiễn, không thay đổi bản thân thì thầy cô phải xem lại mình, phải luôn kiến thức không ngừng, kỹ năng giảng dạy mới hay hơn, h ấp dẫn hơn. Nếu không làm như vậy, khách hàng-sinh viên sẽ không chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp và thầy cô sẽ mất việc. Các vị lãnh đạo của nhà trường sẽ không chạy theo phóng đại thành tích mà là phải vì lợi nhuận của công ty và sản phẩm đầu ra chất lượng cao. Muốn thu hút khách hàng-sinh viên, phải đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng phù hợp, nhân lực đỉnh cao, kỹ thuật tiên tiến. - Giáo dục đại học tự chủ là một ngành kinh doanh cao quý, chất lượng phải thường xuyên nâng cao theo sự thay đổi của cuộc sống. Tất cả mọi thành viên nhà trường phải biết rõ vị trí của mình, “phục vụ” vì lợi ích của của sinh viên – khách hàng- thượng đế và cũng là lợi ích của thầy cô giáo. Giải pháp nầy là những bước phát triển hữu hiệu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, để Việt Nam dần bớt tụt hậu so với bạn bè trong khu vực và quốc tế. - Các trường đại học tự chủ phải chủ động thay đổi nhận thức. Chủ động, sáng tạo, đột phá, thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở mỗi cơ sở theo đúng quy luật kinh tế thị trường. Theo đó, mỗi nhà trường phải là một “thương hiệu”; sinh viên luôn là “khách hàng”, là “thượng đế” được tôn trọng, được lắng nghe. Trong bán hàng hãy đóng vai là người đi câu. Mồi câu không phải là sở thích của người đi câu mà phải hợp khẩu vị của con cá. Chuyên gia bán hàng người Mỹ. Và Charles Darwin từng nói rằng “ Những loài tồn tại không phải là loài thông minh nhất, cũng không phải là loài mạnh nhất mà là loài thích nghi tốt nhất với sự thay đổi”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trang web của Bộ Giáo dục và đào tạo 2. Trang web Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam 3. Viện Khoa học Giáo duc Việt Nam, 4. https://www.nguoiduatin.vn/truong-la-doanh-nghiep-sinh-vien-co-duoc-xem-nhu- thuong-de-a251746.html 5. https://tinnong.thanhnien.vn/do-thi/thuong-de-sinh-vien-35180.html 6. thuong-de/ 7. giao-duc-la-ai.html 244 8. 9. https://tuoitre.vn/khai-niem-tu-chu-trong-giao-duc-dang-bi-hieu-lech-lac- 20190116115708714.htm 10. https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/co-the-coi-truong-dai-hoc-la-mot- doanh-nghiep-20161104211611424.htm 11. cua-sinh-vien-tai-cac-truong-dai-hoc-viet-nam-302680.html 12. dich-vu-dao-tao-cac-mon-khoa-hoc-co-ban-tai-truong-dai-hoc-cong-nghe-sai-gon- 70580.htm 13. tot-giai-thich-giao-vien-gioi-minh-hoa-giao 14. va-mot-so-van-de-dat-ra-301206.html 15. https://nhandan.com.vn/baothoinay-xahoi/go-nut-that-cho-tu-chu-dai-hoc-381042 16. https://kenhtuyensinh.vn/nguy-co-tu-viec-hoc-thue-cua-sinh-vien 17. https://viettimes.vn/cac-dai-hoc-viet-nam-phai-lam-gi-truoc-nhung-thach-thuc- cua-thoi-dai-40-372093.html 18. https://www.haui.edu.vn/vn/goc-nhin-haui/mot-so-yeu-to-tao-nen-thanh-cong- trong-tuyen-sinh-cua-truong-dai-hoc-cong-nghiep-ha-noi/62430 19. Nhóm TS Lê Văn Tư, Bạn Là Sinh Viên! Đừng Sợ Không Có Việc Làm, tái bản lần 3 , Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM, 2018; 20. Nhóm TS Lê Văn Tư , Muốn Thay Đổi Số Phận? Bạn Làm Được!, Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM, 2018; 21. Nhóm TS Lê Văn Tư , 06 Con đường khởi nghiệp thành công, Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM, 2018; 22. Nhóm TS Lê Văn Tư, Phải yêu bán hàng thì Bạn mới có tiền, Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM, 2020; 23. Các website khác 24. Tài liệu khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflam_gi_khi_sinh_vien_la_khach_hang_la_thuong_de_trong_nen_gi.pdf
Tài liệu liên quan