Có vật gì đó trong mặt có thể chỉ gây kích thích, rát mắt nhưng bạn sẽ làm
tổn thương mắt nhiều hơn trong khi cố gắng lấy nó ra khỏi mắt.
Để lấy bụi, một cọng long mi hoặc một vật thể nhỏ ra khỏi mắt mà không bị
tổn thương, hãy theo những đề xuất của Thư viện Dược phẩm Quốc gia Hoa Kỳ:
Rửa tay sạch sẽ, khám mắt thông qua một cái gương trong phòng có đầy đủ
ánh sáng. Quan sát trên, dưới và hai bên để định vị vật thể trong mắt bạn.
Không chà xát mắt
Nếu không tìm thấy vật thể đó, nhẹ nhàng kéo lớp da bên dưới mắt và nhìn
vào dưới mi mắt dưới. Và cũng nhẹ nhàng kéo mi mắt trên để quan sát, tìm kiếm
trong trường hợp vẫn chưa tìm ra vật thể ấy.
Khi tìm được vật lạ trong mắt, rửa mắt hoặc mi mắt thật nhẹ nhàng bằng
nướcsạch.
Nếu không dễ dàng lấy được vật thể ấy ra khỏi mắt hoặc có vẻ như nó đã
làm mắt bị tổn thương, phải đi khám ngay lập tức
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Làm gì khi có vật lạ trong mắt của bạn?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm gì khi có vật lạ trong
mắt của bạn?
Có vật gì đó trong mặt có thể chỉ gây kích thích, rát mắt nhưng bạn sẽ làm
tổn thương mắt nhiều hơn trong khi cố gắng lấy nó ra khỏi mắt.
Để lấy bụi, một cọng long mi hoặc một vật thể nhỏ ra khỏi mắt mà không bị
tổn thương, hãy theo những đề xuất của Thư viện Dược phẩm Quốc gia Hoa Kỳ:
Rửa tay sạch sẽ, khám mắt thông qua một cái gương trong phòng có đầy đủ
ánh sáng. Quan sát trên, dưới và hai bên để định vị vật thể trong mắt bạn.
Không chà xát mắt
Nếu không tìm thấy vật thể đó, nhẹ nhàng kéo lớp da bên dưới mắt và nhìn
vào dưới mi mắt dưới. Và cũng nhẹ nhàng kéo mi mắt trên để quan sát, tìm kiếm
trong trường hợp vẫn chưa tìm ra vật thể ấy.
Khi tìm được vật lạ trong mắt, rửa mắt hoặc mi mắt thật nhẹ nhàng bằng
nước sạch.
Nếu không dễ dàng lấy được vật thể ấy ra khỏi mắt hoặc có vẻ như nó đã
làm mắt bị tổn thương, phải đi khám ngay lập tức.
Có vật lạ trong mắt?
Có vật lạ trong mắt thì thật là khó chịu nhưng làm sao để lấy nó ra lại
không phải là một việc dễ dàng. Hãy cẩn thận để mắt bạn không bị tổn thương!
Dưới đây là những cách giúp bạn lấy đi những vật lạ trong mắt như bụi,
lông mi mà không gây hại cho mắt:
Rửa tay thật kỹ và kiểm tra mắt với một chiếc gương trong phòng có đủ ánh
sáng. Hãy nhìn lên, nhìn xuống, nhìn trái, nhìn phải thật kỹ để phát hiện ra vật lạ
dó.
Tuyệt đối không được dụi mắt nếu bạn không muốn tình hình trở nên
nghiêm trọng hơn vì mắt bạn có thể bị viêm.
Nếu soi gương mà không tìm thấy những vật lạ đó hãy kéo lần lượt mí mắt
trên và dưới ra một cách nhẹ nhàng và nhìn xem có vật gì nằm trong đó không.
Có một mẹo nhỏ nhưng rất có tác dụng đó là: lấy một chén nước đầy tràn,
để mắt của bạn vào đó và chớp liên tục. Có thể nước sẽ lấy những vật lạ đi giúp
bạn.
Trong trường hợp bạn không thể xử lý tại nhà mà vật đó đã khiến bạn rất
khó chịu thì bạn cần đi đến bác sĩ ngay lập tức. Mắt là một bộ phận rất nhạy cảm,
nếu không chữa kịp thời có thể để lại những hậu quả xấu.
Tổn thương võng mạc do tiểu đường
Theo BS Trần Huy Hoàng, Trưởng khoa đáy mắt, BV Mắt-TP.HCM: “Trên
thế giới có đến 90% những người bị tiểu đường trên 10 năm bị tổn thương ở võng
mạc...”
Bệnh võng mạc tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây mù
lòa ở các nước công nghiệp hóa. Riêng tại Việt Nam, hiện chưa có thống kê cụ
thể, tuy nhiên theo ghi nhận lâm sàng thì có nhiều người bị tiểu đường lâu năm bị
bệnh võng mạc tiểu đường.
Võng mạc còn được gọi là đáy mắt, có vai trò thu nhận hình ảnh cùng mọi
vật chung quanh. Do đó, khi võng mạc bị tổn thương thì vai trò trên sẽ bị ảnh
hưởng trầm trọng có thể gây mù, nếu nhẹ thì khi nhìn sẽ thấy mờ. Ngoài ra, tổn
thương ở võng mạc còn dẫn đến việc mọc ra các mạch máu bất thường, những
mạch máu mới phát sinh này rất dễ vỡ sẽ gây ra chảy máu trong mắt.
Các BS thường khuyên nên đi khám mắt định kỳ để sớm phát hiện bệnh dù
mắt có mờ hay không. Đối với những người có bệnh tiểu đường, nên đến khám
mắt ở các BS chuyên khoa đáy mắt, để có thể phát hiện sớm các tổn thương trên
võng mạc. Nếu bệnh được điều trị ở giai đoạn sớm thì càng có nhiều cơ hội phòng
ngừa được mù lòa.
Khi phát hiện mình có bệnh tiểu đường, những bệnh nhân trên 30 tuổi nên
đi khám mắt ngay. Đối với những bệnh nhân tiểu đường dưới 30 tuổi, nên khám
mắt sau 5 năm đầu phát hiện bị tiểu đường, sau đó cứ 2 năm đi khám mắt 1 lần.
Có 3 phương cách điều trị các tổn thương của võng mạc mắt gồm dùng
thuốc, dùng tia laser hay điều trị bằng phẫu thuật. Cách dùng thuốc là nhằm tăng
cường Oxy đến nuôi dưỡng võng mạc và giúp làm tan máu ở võng mạc. Nếu các
mạch máu phát sinh bất thường ở võng mạc bị vỡ gây chảy máu trong mắt, hoặc
có biến chứng bong võng mạc, thì các bác sĩ sẽ phải dùng đến cách phẫu thuật để
chữa trị.
Riêng với cách dùng tia laser là biện pháp giúp làm chậm lại sự tiến triển
nặng hơn của bệnh cũng như giúp cho bệnh nhân giữ được phần thị lực còn lại
được lâu hơn và nhất là ngăn sự mọc ra của các mạch máu bất thường.
Vì căn bệnh này xuất phát từ bệnh tiểu đường, vì thế người bệnh cần tuân
thủ việc ổn định lượng đường trong máu ở mức độ cho phép cũng như phải ổn
định huyết áp nếu có bị cao huyết áp và khám mắt đúng định kỳ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lam_gi_khi_co_vat_la_trong_mat_cua_ban_9.pdf