“Làm thếnào đểbiết mình đã bịmắc bệnh viêm nhiễm phụkhoa?” và
“Khi bịviêm nhiễm phụkhoa, chịem phụnữcần phải làm gì?” là những
thắc mắc thầm kín hàng ngày rất cần lời giải đáp.
Theo một nghiên cứu gần đây của PGS-TS Lê ThịOanh (Bộmôn Vi
sinh - Trường Đại học Y Hà Nội), tỷlệviêm nhiễm phụkhoa ởphụnữViệt
Nam trong độtuổi sinh sản lên tới 42%-64%. Hàng năm có tới hàng chục
nghìn lượt chịem phụnữ đến khám tại Bệnh viện Phụsản Trung ương trong
đó 80% có dấu hiệu của viêm nhiễm phụkhoa.
Đây là một thực trạng báo động vềnguy cơsức khoẻhàng ngày mà
đặc biệt là sức khoẻsinh sản của phụnữ. Một sốtrường hợp do điều trị
muộn hoặc không đúng cách sẽkhiến bệnh diễn biến mãn tính, đểlại di
chứng như: viêm dính vòi trứng, gây vô sinh hoặc thai ngoài tửcung với
người đang mang thai có thểdẫn đến sẩy thai hoặc đẻnon
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Làm gì khi bị viêm nhiễm phụ khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm gì khi bị viêm nhiễm phụ khoa
“Làm thế nào để biết mình đã bị mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa?” và
“Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, chị em phụ nữ cần phải làm gì?” là những
thắc mắc thầm kín hàng ngày rất cần lời giải đáp.
Theo một nghiên cứu gần đây của PGS-TS Lê Thị Oanh (Bộ môn Vi
sinh - Trường Đại học Y Hà Nội), tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ Việt
Nam trong độ tuổi sinh sản lên tới 42%-64%. Hàng năm có tới hàng chục
nghìn lượt chị em phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong
đó 80% có dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa.
Đây là một thực trạng báo động về nguy cơ sức khoẻ hàng ngày mà
đặc biệt là sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Một số trường hợp do điều trị
muộn hoặc không đúng cách sẽ khiến bệnh diễn biến mãn tính, để lại di
chứng như: viêm dính vòi trứng, gây vô sinh hoặc thai ngoài tử cung… với
người đang mang thai có thể dẫn đến sẩy thai hoặc đẻ non.
1. Dấu hiệu nhận biết khi bị mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa:
- Ra khí hư nhiều, bất thường.
- Ngứa, đau, rát, có mụn lở loét ở vùng âm hộ - âm đạo.
- Cảm giác nóng rát khi tiểu hoặc đau khi giao hợp.
2. Khi có dấu hiệu bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa cần theo những chỉ
dẫn sau:
- Đến ngay bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa phụ sản để khám
và điều trị kịp thời.
- Điều trị cho cả vợ, chồng hoặc bạn tình đầy đủ về thời gian và thuốc
theo đơn của bác sĩ.
- Giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch. Vệ sinh vùng kín hàng
ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ thích hợp, an toàn.
- Tránh quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh.
- Nên tắm bằng vòi sen và tránh ngâm mình lâu trong nước.
- Tránh mặc quần chật, nên mặc đồ thoáng, nhẹ nhất là trong thời tiết
nóng ẩm. Nên sử dụng đồ lót chất liệu cotton…
3. Phòng bệnh: “Phòng bệnh giúp giảm nguy cơ mắc và tái mắc bệnh
viêm nhiễm phụ khoa là cách tốt nhất giúp tiết kiệm tiền bạc, bảo vệ sức
khỏe và duy trì hạnh phúc lứa đôi":
- Thực hành tình dục an toàn tránh mắc hoặc tái mắc phải bệnh nhiễm
khuẩn đường sinh dục do các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Nên sử
dụng bao cao su cho mỗi lần quan hệ tình dục vì bao cao su vừa có tác dung
tránh thai, vừa ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vệ
sinh tốt cho cả hai người trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Các phụ nữ đang dùng kháng sinh, đang mang thai, dùng viên thuốc
tránh thai kết hợp... là thời điểm thuận lợi cho các vi sinh vật có hại sống
cộng sinh ở âm đạo dễ phát triển quá mức gây bệnh. Do vậy, các đối tượng
trên phải tự giảm thiểu các nguy cơ: uống nhiều nước, không mặc đồ nilon,
bó sát gây nóng, ẩm vùng kín (dùng chất liệu cotton là tốt nhất).
- Thực hiện vệ sinh cá nhân để giảm đi khả năng bị nhiễm khuẩn
đường sinh dục dưới nghĩa là:
- Vệ sinh âm hộ hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên
dụng, lau khô bằng khăn sạch, nhớ phải lau từ trước ra sau (hậu môn là cuối
cùng). Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch. Tránh mặc quần
chật, thay quần lót thường xuyên.
- Băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm, từ 4 đến 6 giờ phải thay
một lần.
- Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật, để rửa vùng
kín.
- Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh... để vệ sinh
vùng kín.
- Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sỹ điều trị.
- Lựa chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ ngày phải đảm bảo các
yêu cầu: An toàn khi sử dụng hàng ngày; Làm sạch nhẹ nhàng, ngăn ngừa vi
trùng gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa, tăng cường cơ chế bảo vệ tự nhiên;
Khử mùi hôi vùng kín; Dưỡng da, tái tạo da, giúp da và niêm mạc vùng kín
luôn tươi nhuận; Tạo cảm giác thoải mái, tự tin cho phụ nữ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lam_gi_khi_bi_viem_nhiem_phu_khoa.pdf