TTCT - Cây thốt nốt gắn chặt với đời sống người Khơme Nam bộ. Tại An
Giang, thốt nốt được trồng nhiều ở các phum sóc người Khơme thuộc hai
huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Từ bông thốt nốt bà con làm nên đặc sản
đường thốt nốt.
8 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Làm đường thốt nốt ở An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm đường thốt nốt ở An Giang
TTCT - Cây thốt nốt gắn chặt với đời sống người Khơme Nam bộ. Tại An
Giang, thốt nốt được trồng nhiều ở các phum sóc người Khơme thuộc hai
huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Từ bông thốt nốt bà con làm nên đặc sản
đường thốt nốt.
Leo cây lấy nước thốt nốt vào sáng sớm
Thốt nốt thuộc họ cau dừa, tàu lá giống lá cọ nhưng rộng hơn và xòe ra
như chiếc quạt, trái mọc thành chùm như quày dừa nhưng nhỏ hơn. Tuổi
thọ thốt nốt rất cao, hàng trăm năm vẫn còn ra trái nhưng cây trồng khoảng
15 năm mới ra bông (thường được gọi là “lưỡi mèo”). Khi trồng mới bằng
hạt lấy từ trái thốt nốt, theo kinh nghiệm dân gian nếu trồng ngửa hạt (xoay
khe hở của hạt lên trên) thì cho cây cái, nếu trồng úp hạt xuống thành cây
đực. Bông cây đực cho nhiều nước trong khi bông cái có hàm lượng
đường nhiều hơn.
Muốn lấy nước thốt nốt người ta chặt một cây tre gai già thật dài và thẳng,
cứ mỗi nhánh để lại khoảng một gang tay rồi cột cố định vào thân cây thốt
nốt để làm thang leo. Gặp cây quá cao người ta sẽ nối nhiều đoạn thang
tre đến khi chạm ngọn. Khi lưỡi mèo ra dài là lúc cắt mạch để lấy nước. Để
lấy được nhiều nước, người ta kẹp lưỡi mèo trong hai mảnh tre khoảng
bảy ngày thì cắt mạch cách chót bông chừng 2cm. Nước mật từng giọt
chảy ra được hứng vào ống tre (ngày nay được thay bằng vỏ chai nước
suối hay bình nhựa) treo ngay bên dưới.
Hằng ngày đồng bào Khơme thường trèo cây thốt nốt để lấy nước hai lần
vào sáng sớm và chiều tối. Nước thốt nốt phải nấu thành đường (thắng
đường) trong vòng 24 giờ sau khi lấy vì để lâu hơn sẽ bị chua. Nhà nào
cũng có thể nấu đường bằng cách đắp lò đất có ống thoát khói, nhiên liệu
đốt lò là lá cây khô, trấu hay củi. Người ta đặt chảo gang hay đơn giản chỉ
là một thau nhôm lớn lên bếp. Nước thốt nốt sau khi lọc bớt tạp chất được
đổ vào nấu đến khi sệt lại, để nguội rồi đổ vào khuôn bằng ống tre, vài giờ
sau đường sẽ đặc quánh. Đường được trút ra cắt khoanh rồi dùng lá thốt
nốt gói bên ngoài như gói bánh tét. Đường thốt nốt có màu trắng xanh là
ngon nhất, ngọt dịu và thơm, để lâu được, màu vàng là đường cũ, mau
chảy.
Bông thốt nốt có thể cho nước liên tục 3-4 tháng rồi ngừng. Sau đó cây sẽ
ra bông mới, cứ như vậy thời gian khai thác có khi đến vài chục năm.
Thang tre dùng để leo
Bông thốt nốt và những chiếc bình nhựa xanh để hứng
nước mật
Quày trái thốt nốt
Đã lấy xong nước thốt nốt của buổi sáng
Nấu đường thủ công
Đường vừa nấu
Thành phẩm đem bán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thot_not_o_an_giang_2744.pdf