Kỹthuật trồng ớt

I-Chọn và làm đất:

-Tích hợp đất thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như: Đất cát pha, đất thịt

pha sét, đất phù xa ven sông và đất canh tác lúa. Đất không hoặc ít nhiễ m phèn

mặn, có hàm lượng dinh dưỡng khá, pH đất = 5,5-6,5.

-Có nguồn nước tưới tốt và giao thông vận chuyển sản phẩ m thuận tiện.

-Đất: được cấy xới hoặc cuốc sâu 20-25cm, phơi ải 10-15 ngày.

-Luống: đánh cao thấp tuỳmùa vụ, mặt luống rộng 40-50cm (trồng một hàng)

rãnh rộng 40-50cm; trồng hàng đôi mặt luống rộng 1-1,2 cm.

Liếp gieo cây con: đất đập mịn có trộn thêm phân chuồng hoai, lếp trồng lên

làm đất to hơn. Chọn liếp theo hướng đông tây đểtránh đổngã và ánh sáng phân

bốđều.

pdf6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kỹthuật trồng ớt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật trồng ớt Ớt là loại cây gia vị dễ trồng, nhu cầu trên thị trường khá lớn và có khả năng làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu, có thể được xem là cây xoá đói giảm nghèo cho những người ít vốn. I- Chọn và làm đất: - Tích hợp đất thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như: Đất cát pha, đất thịt pha sét, đất phù xa ven sông và đất canh tác lúa. Đất không hoặc ít nhiễm phèn mặn, có hàm lượng dinh dưỡng khá, pH đất = 5,5-6,5. - Có nguồn nước tưới tốt và giao thông vận chuyển sản phẩm thuận tiện. - Đất: được cấy xới hoặc cuốc sâu 20-25cm, phơi ải 10-15 ngày. - Luống: đánh cao thấp tuỳ mùa vụ, mặt luống rộng 40-50cm (trồng một hàng) rãnh rộng 40-50cm; trồng hàng đôi mặt luống rộng 1-1,2 cm. Liếp gieo cây con: đất đập mịn có trộn thêm phân chuồng hoai, lếp trồng lên làm đất to hơn. Chọn liếp theo hướng đông tây để tránh đổ ngã và ánh sáng phân bố đều. II- Mùa vụ: - ớt có thể chồng quanh năm ở những nơi có điều kiện thuận lợi; - ớt thích hợp nhiệt độ cao từ 25-300C, do đó nên bố trí trồng vụ xuân hè sẽ cho năng xuất cao. III- Chọn giống: Có hai loại ớt ớt ngọt và ớt cay Ớt cay có rất nhiều giống như: ớt chùm trái đen, ớt chùm trái vàng nhưng phổ biến nhất là ớt sừng trâu, trái to, cay trung bình, nhiễm nhiều bệnh; ớt hiểm (cay nhiều) kháng được các loại bệnh trên trái nhưng năng suất thấp. IV- Gieo và trồng: * Hạt giống ngâm 3 sôi 2 lạnh trong 12 giờ, vớt ra đãi sạch và ủ 2-3 ngày sẽ mọc mầm (phải lấy ngót giữ ẩm túi ủ) gieo xong giải Basudin 10H hoặc Bam 3H ngừa dế, kiến, sau đó lấp hạt bằng một lớp phân hưu cơ hoai mục trộn lẫn tro trấu. * Khi cây con đạt 20-25 ngày tuổi tiến hành nhổ trồng, trước khi nhổ cần xiết nước 5-6 ngày, tưới đẫm 4-6 giờ sau đó nhổ trồng ngay lúc sáng hoặc lúc chiều mát. Cây con có thể gieo trong bầu, tốn chi phí lớn nhưng trồng mau phát. Mật độ trồng một hàng, cây cách cây 50-60 cm, hàng cách hàng 50-60 cm, trồng hàng đôi cây cách cây 50-55 cm, hàng cách hàng 55-65 cm. Mùa nắng đặt gốc cách mặt liếp 2cm, mùa mưa đặt gốc bằng mặt đất. V. Chăm sóc và bón phân: * Sau khi gieo hạt hoặc trồng cây con, cần tưới ẩm và che nắng lúc cây con chưa bén rễ. Sau khi trồng 20-25 ngày làm cỏ, nhằm giảm chất thoát dinh dưỡng và ánh sáng kết hợp vun gốc cho cây. * Phân bón cho 1000 met vuông. Kali khá quan trọng vì nó quyết định ớt cay hay không. + Phân hưu cơ hoai mục 900- 1000 kg trộn với 40-50 kg Super lân, bón theo gốc khi trồng, hoặc rải đều trên liếp gieo cây con. + Phân NPK (20-0-10): 50-70 kg bón thúc lần I sau khi trồng hoặc gieo 5-7 ngày=30%. Bón thúc lần II lúc ớt ra hoa = 40%. Bón thúc lần III lúc thu hoạch ớt lần đầu =30% còn lại. VI. Phòng trừ sâu bệnh: 1. Rầy mềm: Sống tập trung ở đọt non và mặt dưới của lá non, chích hút nhựa làm đọt non chùng lại, lá quăn queo, từ từ úa vàng, cây không phát triển. Phòng trừ: - Làm vệ sinh liếp ớt - Trồng mật độ vừa phải Phun một trong các loại thuốc sau: Bassa 50 ND sở dụng 1 lít-1,5 lít /ha Trebon 10 EC sử dụng 0,5- 1 lít/ ha Khi phun thuốc có thể pha thêm phân bón lá để cây nhanh chóng phục hồi. 2. Bệnh thán thư: (thối lá) Bệnh gây thối lá hàng loạt, bệnh nặng vào mùa mưa, bệnh thường xuất hiện lúc trái chín, bệnh nặng có thể gây trên trái còn xanh, làm rụng trái hoặc thu hoạch không sử dụng được. Phòng trừ: Không lấy giống ở cây có bệnh, không trồng ớt liên tục trên một chân đất, chọn thời vụ để thu hoạch trái vào mùa khô, thu gom trái bệnh đem thiêu huỷ, dùng một trong các loại thuốc sau: - Copperzin, Man Cozeb, Benlat C, Tilt, pha theo hướng dẫn trên nhãn thuốc phun định kỳ 7-10 ngày 1 lần. Ruộng chưa bệnh có thể phun ngừa. 3. Bệnh háo rũ” Gây hại nặng theo mùa mưa, nấm tấn công vào rễ, lúc đầu cây héo từng phần, sau đó héo cả cây. Phòng trị:  Cày ải phơi đất  Luân canh với cây trồng khác  Phun ngừa bằng các loại thuốc sau: Copper B, Benlat C, TopSpin liều lượng 0,5-1 kg / ha. VII. Thu hoạch: ớt có nhiều lứa hoa, trên cây có trái chín, trái non và hoa. Sau khi trồng 60-80 ngày có trái chín, sau khi thu hoạch hái cả luống, tránh dập để bảo quản được lâu, không nên đổ đống dễ bị thối, trường hợp sử dụng lâu dài có thể phơi hoặc sấy khô hay làm tương ớt, năng suất bình quân từ 7-10 tấn / ha ở giống ớt sừng trâu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_thuat_trong_ot_6076.pdf
Tài liệu liên quan