Dựán Ứng dụng Quản lý Môi trường Đô thị ở Đông Nam Á (Southeast Asia Urban Environmental
Management Applications SEA-UEMA) được thành lập bởi Tổchức Phát triển Quốc tếcủa Canada
(Canadian International Development Agency - CIDA) và Viện Công nghệChâu Á (Asian Institute of
Technology - AIT) với mục đích góp phần quản lý môi trường đô thị ởkhu vực. Mục tiêu của Dựán là
phát triển các chính sách, trực tiếp cải thiện môi trường ởkhu vực thông qua các dựán thực tế, cũng
nhưlà chia xẻkinh nghiệm giữa các nước trong khu vực trong vấn đềbảo vệmôi trường. Thời gian dự
kiến của Dựán là 05 năm từ2003 đến 2008.
Dựán bao gồm 03 lĩnh vực chính trong môi trường đô thị đó là: (1) Nước và điều kiện vệsinh; (2)
Chất thải rắn; và (3) Ô nhiễm không khí; đồng thời xem xét đến yếu tốgiới tính (gender) trong việc
góp phần vào quản lý môi trường đô thị. Ngoài ra, dựán SEA-UEMA còn liên kết với các đối tác có
tiềm năng trong việc quản lý môi trường đô thị, bao gồm các cá nhân và tổchức, đểcùng làm việc và
mởrộng tầm quản lý trong toàn khu vực.
Trên cơsở đó, hội thảo Chính sách vềcác biện pháp Giảm Ô nhiễm Không khí được tổchức lần này
là hội thảo thứba trong chuỗi các hội thảo của Dựán. Mục đích của hội thảo này là nhằm đểnghiên
cứu các vấn đềô nhiễm không khí ởcác khu vực đô thịvà ngoại thành của Hà Nội, và tìm hiểu những
khó khăn và cản trởtrong việc tiếp cận các chính sách một cách hiệu quảbằng các công nghệthích
hợp. Hội thảo sẽthảo luận các chiến lược và các chính sách quốc gia, và các thực tiễn ở địa phương
cho phép thành lập khuôn khổcho việc triển khai các biện pháp đểkiểm soát ô nhiễm không khí trong
thực tế. Hội thảo này còn xem xét những điển hình thực tếcó thể được dùng đểphát triển các chính
sách, và từ đó đềxuất một sốgiải pháp cho các cấp chính quyền địa phương.
170 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kỷ yếu diễn đàn chính sách về các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các nguồn điểm ở các huyện ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình Hợp tác CIDA-AIT
Dự án SEA-UEMA
Viện Công nghệ Châu Á, Thái Lan
Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn
Bộ Xây dựng
Việt Nam
KỶ YẾU
Diễn Đàn Chính Sách Về Các Biện Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Không Khí
Từ Các Nguồn Điểm Ở Các Huyện Ngoại Thành Hà Nội
Hà Nội, Việt Nam
Ngày 28 tháng 11 năm 2005
ii
Diễn đàn chính sách về các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các nguồn điểm
ở các huyện ngoại thành Hà Nội
Hà Nội, Việt Nam
Ngày 28 tháng 11 năm 2005
Ban biên tập:
ThS.KTS. Lưu Đức Cường
ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
CN. Ngô Thanh Vân
Tháng 10 năm 2006 (100 bản)
Publication Development Team:
Text Editors: Nowarat Coowanitwong, Pravakar Pradhan and Truong Thien Thu
Graphic Designer: Ahmed Imtiaz Khan
Quyền Từ chối
Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) và Viện Công nghê Châu á (AIT) không chịu trách nhiệm
pháp lý về độ chính xác của các thông tin và không cho rằng việc sử dụng nó sẽ vi phạm các quyền sở
hữu cá nhân. Các thông tin đưa ra trong tài liệu này không nhất thiết là đại diện cho quan điểm của
CIDA hoặc AIT
© Viện Công nghệ Châu Á, 2006
In tại Việt Nam
iii
Lời Nói Đầu
Dự án Ứng dụng Quản lý Môi trường Đô thị ở Đông Nam Á (Southeast Asia Urban Environmental
Management Applications SEA-UEMA) được thành lập bởi Tổ chức Phát triển Quốc tế của Canada
(Canadian International Development Agency - CIDA) và Viện Công nghệ Châu Á (Asian Institute of
Technology - AIT) với mục đích góp phần quản lý môi trường đô thị ở khu vực. Mục tiêu của Dự án là
phát triển các chính sách, trực tiếp cải thiện môi trường ở khu vực thông qua các dự án thực tế, cũng
như là chia xẻ kinh nghiệm giữa các nước trong khu vực trong vấn đề bảo vệ môi trường. Thời gian dự
kiến của Dự án là 05 năm từ 2003 đến 2008.
Dự án bao gồm 03 lĩnh vực chính trong môi trường đô thị đó là: (1) Nước và điều kiện vệ sinh; (2)
Chất thải rắn; và (3) Ô nhiễm không khí; đồng thời xem xét đến yếu tố giới tính (gender) trong việc
góp phần vào quản lý môi trường đô thị. Ngoài ra, dự án SEA-UEMA còn liên kết với các đối tác có
tiềm năng trong việc quản lý môi trường đô thị, bao gồm các cá nhân và tổ chức, để cùng làm việc và
mở rộng tầm quản lý trong toàn khu vực.
Trên cơ sở đó, hội thảo Chính sách về các biện pháp Giảm Ô nhiễm Không khí được tổ chức lần này
là hội thảo thứ ba trong chuỗi các hội thảo của Dự án. Mục đích của hội thảo này là nhằm để nghiên
cứu các vấn đề ô nhiễm không khí ở các khu vực đô thị và ngoại thành của Hà Nội, và tìm hiểu những
khó khăn và cản trở trong việc tiếp cận các chính sách một cách hiệu quả bằng các công nghệ thích
hợp. Hội thảo sẽ thảo luận các chiến lược và các chính sách quốc gia, và các thực tiễn ở địa phương
cho phép thành lập khuôn khổ cho việc triển khai các biện pháp để kiểm soát ô nhiễm không khí trong
thực tế. Hội thảo này còn xem xét những điển hình thực tế có thể được dùng để phát triển các chính
sách, và từ đó đề xuất một số giải pháp cho các cấp chính quyền địa phương.
v
Mục Lục
Thứ tự Trang
1 Lời nói đầu iii
2 Mục lục v
3 Chương trình Hội thảo vii
4 Phát biểu Chào mừng
ThS. KTS. Ngô Trung Hải
ix
5 Phát biểu Khai mạc Hội thảo
TS. Lê Hồng Kế
xi
A. Phần Nội Dung 1
1 Tổng quan về hiện trạng ô nhiễm không khí 3
2 Các chính sách hiện nay, chương trình và hành động cụ thể về việc giảm thiểu
ô nhiễm không khí
5
3 Thảo luận và các đề xuất đưa ra trong diễn đàn 7
4 Kết luận từ diễn đàn 13
B. Phần Phụ Lục 15
Phụ Lục 1: Các Bài Trình Bày Tại Diễn Đàn 17
1 Dự án Ứng dụng Quản lý Môi trường Đô thị ở Đông Nam Á (SEA-UEMA
TS. Ranjith Perera
17
2 Hội thảo chính sách về Cung Cấp Nước Sạch (Tp.HCM) & Hội thảo chính sách về
Giảm Ô Nhiễm Không Khí (Hà Nội )
TS. Nowarat Coowanitwong
27
3 Giảm thiểu Ô Nhiễm Không Khí ở Việt Nam Các Vấn đề về Chính sách
KS. Đặng Dương Bình
33
4 Ô Nhiễm Không Khí ở Việt Nam: Thực trạng và Xu thế trong Bối cảnh của Khu
vực
TS. Nguyễn Thị Kim Oanh
45
5 Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu Hiện trạng Ô nhiễm bụi ở Thành phố Hà Nội
và Đề xuất Giải pháp Khắc phục
TS. Hoàng Xuân Cơ
69
6 Chính sách Quản lý Chất lượng Không khí ở Việt Nam: Vấn đề, Khó khăn và Giải
pháp
TS. Hoàng Dương Tùng
99
vi
7 Dự án Ứng dụng Thực tiễn Công nghệ sạch hơn Cải tạo Môi trường tại Làng gốm
cổ truyền Bát Tràng–Hà Nội
ThS. Quách Huy Thông
109
8 Giảm Ô nhiễm Không khí qua Khai thác một cách Hiệu quả Chất thải rắn Kinh
nghiệm từ một Dự án Trình diễn
ThS. Nguyễn Nam Sơn
121
Phụ Lục 2: Một số thực tiễn tốt 135
Phụ Lục 3: Các thông tin khác 143
1 Thông báo về Diễn đàn 143
2 Các thông tin tóm tắt về Diễn đàn 147
3 Luật, Chính sách, Nghị định, Thông tư liên quan đến Chất lượng Không khí 149
4 Các dự án liên quan Cải thiện Chất lượng Không khí 151
5 Danh sách Đại biểu tham dự 153
vii
Chương Trình Hội Thảo
Diễn đàn về các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí
từ các nguồn điểm ở các huyện ngoại thành Hà Nội
Ngày 28 tháng 11 năm 2005
Đồng tổ chức bởi
Chương trình Hợp tác CIDA-AIT
Dự án SEA-UEMA
Viện Công nghệ Châu á, Thái Lan
Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn
Bộ Xây dựng
Việt Nam
Ngày 28 tháng 11 năm 2005
08.00-08.30 Đăng ký Đại biểu tham dự
Phát biểu chào mừng
ThS. KTS. Ngô Trung Hải
Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn
Phát biểu khai mạc hội thảo
PGS.TS. Lê Hồng Kế
Uỷ viên Ban cố vấn dự án CIDA-QIT - Giám đốc Trung tâm
Bảo vệ Môi trường và Quy hoạch phát triển bền vững
Giới thiệu về dự án SEA-UEMA TS. Ranjith Perera, Giám đốc dự án SEA-UEMA
08.30-09.00
Giới thiệu về đối thoại chính sách TS. Nowarat Coowanitwong-Điều phối viên hợp phần ARL
09.00-09.30
Bài trình bày chính: Giảm thiểu ô nhiễm không khí
ở Việt Nam: các vấn đề về chính sách
Ông Đặng Dương Bình
Trưởng phòng QLMT, khí tượng thủy văn, Sở Tài nguyên Môi
trường và Nhà đất Hà Nội
09.30-10.00 Giải lao
10.00-10.30
Bài trình bày I: Ô nhiễm không khí ở Việt Nam:
Thực trạng và xu hướng trong bối cảnh ở khu vực
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh
Quản lý và kỹ thuật Môi trường
10.30-11.00
Bài trình bày II: Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm
bụi ở thành phố Hà Nội và đề xuất các giải pháp
khắc phục
PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ
Phó trưởng phòng Khoa học Công nghệ, Trường ĐH Khoa học
Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội
11.00-11.15
Bài trình bày III: Chính sách quản lý chất lượng
môi trường không khí ở Việt Nam: Vấn đề, khó
khăn và giải pháp
TS. Hoàng Dương Tùng
Cục Bảo vệ Môi trường
11.15-11.30 Thảo luận về các chủ đề của bài trình bày I & II
11.30-12.00
Thảo luận I: Chính sách quản lý môi trường và sự
tham gia của cộng đồng
Chủ trì: GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, Giám đốc Trung tâm kỹ
thuật môi trường đô thị và KCN
Đồng chủ trì: TS. Hoàng Dương Tùng, Cục BVMT
12.00-13.00 ăn trưa: Dự án SEA-UEMA chiêu đãi tại Khách sạn Công đoàn
13.00-13.30
Bài trình bày IV: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường tại một làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Ông Quách Huy Thông
Trưởng nhóm ADP, Hà Nội
13.30-14.00
Bài trình bày IV: Những kinh nghiệm thu được qua
việc khai thác khí biogas tại các cộng đồng nuôi bò
sữa ở TP. Hồ Chí Minh
Ông Nguyễn Nam Sơn
Trưởng nhóm ADP, TP. Hồ Chí Minh
14.00-15.00
Thảo luận II: Gợi ý chính sách và xác định vấn đề
cần giải quyết
Chủ trì: GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, Giám đốc Trung tâm kỹ
thuật môi trường đô thị và KCN
Đồng chủ trì: TS. Hoàng Dương Tùng, Cục Bảo vệ Môi trường
15.00-15.30 Kết luận bế mạc
Chủ trì: GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, Giám đốc Trung tâm kỹ
thuật môi trường đô thị và KCN
15.30-15.40 Phát biểu cảm ơn và kết thúc
ThS. Lưu Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và
Quy hoạch Môi trường ĐT-NT
15.40-18.00 Thăm quan thực địa tại điểm trình diễn ở Làng gốm Bát Tràng (do Ông Quách Huy Thông đảm nhiệm)
ix
Phát Biểu Chào Mừng
ThS. KTS. Ngô Trung Hải
Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn
- Kính thưa PGS.TS. Lê Hồng Kế, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Môi trường và Phát triển Bền
vững,
- Thưa TS. Ranjith Perera, giám đốc dự án ứng dụng Quản lý môi trường Đô thị ở Đông Nam Á,
- Thưa các quý vị đại biểu.
Trong những năm gần đây, tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá của Việt Nam diễn ra khá nhanh,
gây áp lực lớn đối với tài nguyên và môi trường. Đô thị hoá, công nghiệp hoá trong khi hạ tầng kỹ
thuật và hạ tầng xã hội còn chưa hoàn thiện, làm nảy sinh những vấn đề môi trường bức bách như
thiếu nước sạch, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, lượng chất thải rắn gia tăng. Nguy cơ ô nhiễm diện vùng
đang được các nhà môi trường cảnh báo, đặc biệt là ô nhiễm không khí khu vực ven đô của Hà Nội vì
việc tập trung các khu công nghiệp, cụm côn nghiệp đang ngày càng nhiều trong vùng Hà Nội. Tỷ lệ
dân số bị nhiễm bệnh do ô nhiễm môi trường cũng đang gia tăng. Để giải quyết các vấn đề đó, nhà
nước cần phải đưa ra những chính sách nhằm hạn chế cũng như kiểm soát sự phát thải các chất gây ô
nhiễm.
Hội thảo "Chính sách về các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các nguồn điểm ở các
huyện ngoại thành Hà Nội" được tổ chức lần này nằm trong khuôn khổ dự án ứng dụng Quản lý Môi
trường Đô thị ở Đông Nam á (SEA-UEMA) của Viện Công nghệ Châu á (AIT) và Viện Quy hoạch Đô
thị-Nông thôn thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu về các vấn đề ô nhiễm không khí ở các khu vực đô
thị và ngoại thành Hà Nội và tìm hiểu những khó khăn, cản trở trong việc tiếp cận chính sách một cách
có hiệu quả bằng các công nghệ thích hợp thông qua các hoạt động:
1. Phổ biến các bài học rút ra từ thực tế các dự án mẫu về việc giảm ô nhiễm không khí;
2. Thảo luận việc áp dụng các chính sách trong các dự án mẫu ở cấp độ địa phương;
3. Phác thảo một số chính sách từ các thực tế điển hình về kiểm soát ô nhiễm không khí, đặc biệt là
đề xuất một số giải pháp cho chính quyền địa phương.
Thưa các quý vị đại biểu,
Chúng tôi nhận thấy rằng Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà quản lý từ
nhiều cấp khác nhau, các tổ chức phí chính phủ, các cơ quan thông tấn báo chí, các nhà khoa học và
các chuyên gia. Qua hội thảo này, tôi hy vọng dự án sẽ thu nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu
của các quý vị đại biểu và các nhà khoa học.
Cho phép tôi thay mặt Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn, Bộ Xây dựng, nhiệt liệt chào mừng
các quý vị đại biểu đã đến tham dự hội thảo và rất mong Hội thảo đạt được những mục tiêu đề ra.
Chúc các quý vị sức khoẻ và thành đạt.
Xin trân trọng cảm ơn.
xi
Phát Biểu Khai Mạc Hội Thảo
PGS.TS. Lê Hồng Kế
Uỷ viên Ban cố vấn dự án CIDA-QIT
Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Môi trường và Quy hoạch phát triển bền vững
Kính thưa Quý vị khách quý quốc tế và trong nước!
Trước hết, cho phép tôi thay mặt các thành viên của Mạng lưới hoạt động thuộc dự án CIDA-
AIT của Việt Nam xin được gửi đến quý vị khách quý quốc tế và trong nước lời chào mừng nồng nhiệt
nhất.
Dự án "Những ứng dụng về Quản lý Môi trường đô thị" khu vực Đông Nam Á là một dự án
được Quỹ trợ giúp phát triển quốc tế Canada tài trợ. Dự án sẽ được thực hiện trong 8 nước là
Campuchia, Indonesis, Malaysia, CHĐCN Lào, Philippine, Đông Timo, Thái Lan và Việt Nam. Thời
gian thực hiện dự án là 5 năm (từ 2003-2008). Nội dung của dự án sẽ bao gồm các thành phần đa
dạng, phong phú:
- Các hoạt động trình diễn của cựu sinh viên AIT, người được đào tạo từ AIT.
- Xây dựng mạng lưới khu vực và chương trình hỗ trợ chuyên môn tập trung vào 3 chủ đề
chính cấp nước và vệ sinh môi trường; chất thải rắn và ô nhiễm không khí.
- Các đề tài kiên kết nghiên cứu giữa các nước trong dự án.
- Những ứng dụng các kết quả đạt được và những bài học của chúng.
Để thực hiện dự án, tổ chức CIDA đã chọn Trường Môi trường, Tài nguyên và phát triển
thuộc Học viện Công nghệ châu Á (AIT), Thái Lan là đối tác chính, chủ trì quản lý và thực hiện dự án
này. Cho đến nay, dự án được thực hiện gần 2 năm. Trong quá trình thực hiện AIT với tư cách là cơ
quan thực hiện đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực như tuyển chọn và tổ chức mạng lưới thành
viên ở các nước dự án, tuyển chọn đào tạo sau đại học ở cấp Thạc sỹ và Tiến sỹ, tổ chức nhiều dự án
trình diễn, thực hiện một số đề tài liên kết nghiên cứu ở tất cả các nước thuộc dự án.
Đối với nước ta, một số tổ chức Chính phủ và Phi chính phủ đã trở thành mạng lưới của dự án
như: Viện Quy hoạch đô thị-nông thôn (Bộ Xây dựng), Trung tâm Bảo vệ môi trường và Quy hoạch
phát triển bền vững (Hội QHPTĐT Việt Nam),... Dự án cũng đã cấp nhiều học bổng từ dự án cho một
số học viên Việt Nam được học tập nghiên cứu ở cấp Thạc sỹ tại AIT. Một số đề tài nghiên cứu của
cựu sinh viên AIT ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã được nghiên cứu trình diễn. Dự án
trình diễn làng gốm sứ Bát Tràng, Hà Nội là một trong những hoạt động thiết thực ấy.
Hôm nay, tại cuộc hội thảo này cho phép tôi thay mặt các bạn đồng nghiệp, các tổ chức mạng
lưới thuộc dự án của Việt Nam xin được chân thành cám ơn Tiến sỹ Ranjit Parera, Giám đốc dự án,
cùng các cán bộ điều hành khác của dự án về sự hợp tác quan trọng và đầy hiệu quả đối với các tổ
chức Chính phủ và Phi Chính phủ của Việt Nam.
Kính thưa quý vị!
Trước đây mấy ngày, tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, dự án CIDA-AIT cũng đã
tổ chức thành công một hội thảo với chủ đề: "Chính sách cấp nước cho khu dân cư với quy mô nhỏ".
Chủ đề hội thảo hôm nay là:"Đối thoại về các chính sách giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các nguồn
Phát Biểu Khai Mạc Hội Thảo xii
điểm ở các huyện ngoại thành Hà Nội". Đấy là những hoạt động quan trọng của dự án tại nước ta. Tôi
cho rằng, thành công của hội thảo hôm nay sẽ góp phần tìm ra và đề xuất một cơ chế, chính sách, giải
pháp phù hợp cho việc bảo vệ mởitờng khí trên cơ sở cộng đồng, với quy mô nhỏ góp phần thực hiện
dự án nói chung.
Xin chúc hội thảo thành công tốt đẹp. Chúc các quý vị đại biểu quốc tế và trong nước mạnh
khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
PHẦN NỘI DUNG
3
Tổng Quan Về Hiện Trạng Ô Nhiễm Không Khí
1. Khái quát về tình hình ô nhiễm không khí tại Việt nam
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và tốc độ phát triển kinh tế nhanh đó dẫn đến hậu quả là
môi trường đô thị phải đối mặt với nhiều thử thách trong đó ô nhiễm không khí là một trong những
vấn đề then chốt. Vấn đề ô nhiễm ở các thành phố đang phát triển của Việt Nam tạo ra một sự đe dọa
nghiêm trọng cho sức khỏe con người khi mà các chất thải trong không khí như SOx, NOx, CO2 và các
hạt nhỏ vượt xa giới hạn cho phép của WHO và USEPA.
Theo báo cáo Hiện trạng Môi trường Việt Nam 2001, môi trường không khí ở các thành phố
và khu công nghiệp ở Việt Nam bị ô nhiễm nặng bởi bụi. Lượng bụi trong không khí vượt quá giới
hạn cho phép từ 1,3 đến 3 lần. Lượng khí SO2 tập trung trong không khí xung quanh một số khu công
nghiệp vượt quá giới hạn cho phép từ 1,1 đến 2,7 lần. Lượng chì trong không khí tại các giao lộ trong
thành phố đó đạt đến ngưỡng cho phép.
Nguyên nhân chính của ô nhiễm không khí ở Việt Nam là từ khí thải công nghiệp, nhất là từ
các nhà máy ximăng, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy hóa chất, …, và từ các phương
tiện giao thông trên đường phố, trong đó xe gắn máy hai bánh chiếm tỉ trọng lớn.
2. Khái quát về tình hình ô nhiễm không khí tại Hà Nội
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hóa và gia tăng mạnh về dân số đó gây
nên tình trạng ô nhiễm không khí ở nhiều khu đô thị, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Cùng với quá trình độ thị
hoá, các nhà cao tầng đang dần được mọc lên ở nhiều khu quy hoạch, chính những nơi đang xây dựng này
đó gúp phần gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Hà Nội hiện nay đang gánh chịu và đối mặt với một
thực trạng khủng khiếp là bụi đất. Các xe ô tô chở đất, đá, cát sỏi cho các công trỡnh xõy dựng, phần lớn
khụng che chắn đúng kỹ thuật khi đi qua các tuyến phố đó để rơi vói xuống mặt đường, gây nên tỡnh
trạng ô nhiễm trầm trọng.
Thống kê tại bốn điểm - Đuôi Cá (đầu Quốc lộ 1), đê sông Hồng (Yên Sở - dốc Minh Khai),
đường Láng - Hoà Lạc, chân cầu Thăng Long - cho thấy 95% tổng số xe tải lưu thông không đảm bảo
vệ sinh, không che chắn, để rơi vãi, đồng thời chở quá tải trọng (5.694 xe/5.951 xe). Bùn đất bám ở
lốp, thành xe tạo nên nguồn phát tán bụi di động ở khắp mọi nơi và rất khó kiểm soát. Thứ đến là
nguồn phát sinh bụi do khoảng hơn 300 điểm tập trung kinh doanh mua bán vật liệu xây dựng không
đủ điều kiện kinh doanh đảm bảo vệ sinh (diện tích nhỏ hẹp, không có biện pháp che chắn, chủ yếu sử
dụng lòng đường, vỉa hè để tập kết, buôn bán, vận chuyển, bốc dỡ,...). Bên cạnh đó, ô nhiễm bụi cũng
phát sinh từ các điểm khai thác, trung chuyển vật liệu xây dựng, đất, cát, than dọc tuyến sụng Hồng.
Ngoài ra, một lượng khí thải lớn từ các phương tiện giao thông đi lại cũng cần được quan tâm.
Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng không khí ở nhiều tuyến và nút giao thông đều ô nhiễm vượt
quá mức cho phép. Thực trạng ô nhiễm ở một số tuyến phố, nút giao thông và cụm công nghiệp đang
ở mức báo động.
Tình trạng ô nhiễm không khí ở các khu dân cư trong nội thành và các xóm ven đô có xu
hướng gia tăng. Tại các khu chung cư cũ, nhiều hộ dân có thu nhập thấp vẫn sử dụng chất đốt là than,
Tổng Quan Về Hiện Trạng Ô 4
củi trong sinh hoạt. Hà Nội đó xảy ra nhiều vụ tử vong do hớt phải khí độc từ than tổ ong. Một số nhà
máy như: xà phòng, dệt may, bia rượu, thuốc lá đó thải ra đường phố khí, chất thải, làm ảnh hưởng
đến sức khoẻ của người dân xung quanh. Mặt khác, trong quá trình chuyển hoá năng lựơng của nhiều
nhà máy công nghiệp trên địa bàn, đó gây nên mức độ ô nhiễm khói công nghiệp khá cao, nhất là hiện
nay công nghiệp tăng trưởng mạnh (15-17%).
Ô nhiễm bụi tại Hà Nội đó gấp ba - bốn lần tiêu chuẩn cho phép. Theo thống kê chưa đầy đủ
của Sở Tài Nguyên Môi trường (TN-MT) Thành phố cho biết: Mỗi năm, Hà Nội tiếp nhận khoảng
80.000 tấn bụi khói, 9.000 tấn khí SO2, 46.000 tấn khí CO từ hơn 400 cơ sở công nghiệp; chưa kể
khói của hơn 100.000 ô-tô và một triệu xe máy. Trước đó, tổng hợp một số kết quả nghiên cứu về chất
lượng không khí ở Hà Nội (1994-1998), do Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Hà Nội phối hợp
với một số cơ quan liên quan tiến hành, chỉ riêng nội thành Hà Nội với dân số khoảng hơn 1,4 triệu ở
bốn quận nội thành, mỗi nǎm có 626,8 người chết và 1.547,9 người bị bệnh hô hấp do nồng độ cơ bản
của TSP trong không khí ngoài trời vượt quá TCVN 159,4mg/m3. Mặc dù chưa có kết quả nghiên cứu
định lượng mới nhất về nồng độ TSP hiện nay, người dân và các cơ quan liên quan ở Hà Nội đều cảm
nhận được nạn ô nhiễm bụi tại Hà Nội ngày càng trầm trọng.
Nhìn chung, các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội gồm có các nhà máy công
nghiệp, phương tiện giao thông có động cơ, các công trình xây dựng và việc vận chuyển vật liệu xây
dựng, và chất đốt từ các hộ gia đình. Theo thống kê của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội từ năm
1993 đến năm 2000 và dự báo đến năm 2010, tổng lượng khí thải gây ô nhiễm không khí tăng rất
nhanh (bảng 1).
Bảng 1: Khí thải gây ô nhiễm (tấn/năm) từ nhiều nguồn khác nhau
Khí gây ô
nhiễm Nguồn 1993 1994 1995 2000
2010
(dự đoán)
Công nghiệp 71,389 78,431 91,197 165,334 950,340
Giao thông - - 43 77 439
Đun nấu bếp 16,472 16,680 1,661 2,989 17,040 Bụi
Tổng cộng - - 92,901 168,400 967,818
Công nghiệp - - 1,182 1,871 3,593
Giao thông - - 950 1,263 14,598
Đun nấu bếp 370 378 373 490 5,651 NOx
Tổng cộng 2,505 3.624 23,842
Công nghiệp - - 691.4 1,110 3,869
Giao thông - - 30,025 36,815 45,817
Đun nấu bếp 12 12 12 18 22 CO
Tổng cộng 30,656 37,943 49,709
Công nghiệp 5,688 5,591 3,875 5,806 19,470
Giao thông - - 280 420 5,687
Đun nấu bếp 401 410 405 638 1,509 SO2
Tổng cộng 4,506 6,864 26,672
(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội)
5
Các Chính Sách Hiện Nay, Chương Trình Và Hành Động Cụ Thể Về Việc Giảm Thiểu
Ô Nhiễm Không Khí
1. Chính sách của Nhà nước nhằm bảo vệ môi trường không khí
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, chính phủ Việt Nam đó đưa ra nhiều chính sách và
chương trình hành động nhằm bảo vệ môi trường không khí như sau
- Tiến hành đánh giá tác động môi trường (EIA) cho tất cả các dự án phát triển kinh tế, xó hội;
kiểm soát một cách có hiệu quả các doanh nghiệp, xí nghiệp có khí thải độc hại ra môi trường; xử lý
các thiết bị công nghiệp gây ô nhiễm bằng các kỹ thuật mới hoặc thay thế, trang bị thêm bộ xử lý chất
thải, thay thế nguyên liệu sản xuất, …; và phát triển công nghệ sản xuất sạch.
- Theo chỉ thị số 24/2000/ CT-TTg ngày 23/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ, kể từ ngày
01/07/2001 Việt Nam bắt đầu sử dụng xăng không chì cho các phương tiện giao thông có động cơ.
- Tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng, hiệu quả sản xuất điện ở các nhà máy nhiệt điện,
cũng như là hiệu quả sử dụng năng lượng của các thiết bị điện. Khai thác sử dụng các chất đốt lỏng và
dầu nhẹ thay cho than và dầu nặng bởi vỡ những chất này có hàm lượng lưu huỳnh cao. Khai thác sử
dụng khí sinh học ở khu vực nông thôn, cùng với việc phát triển sử dụng các năng lượng sạch như
năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, và năng lượng thủy triều.
- Chủ động tiến hành các chương trình tái tạo rừng, mở rộng rừng, trụng cây gây rừng, phục
hồi các đồng cỏ, … nhắm đến mục tiêu năm 2010 rừng sẽ chiếm 45% tổng diện tích đất đai. Đồng
thời, tăng cường công tác trồng cây ở các khu vực đô thị, và dọc theo các tuyến đường trong cả nước.
- Tiến hành chương trình quốc gia về giảm hiệu ứng nhà kính, cùng với chương trình loại bỏ
các chất phá hủy tầng ozone.
Tuy nhiên, ngân sách để thực hiện các công việc trên vẫn còn hạn chế. Vì vậy quĩ hỗ trợ từ các
tổ chức quốc tế và nước ngoài cho việc bảo vệ môi trường không khí là rất quan trọng.
2. Chính sách và biện pháp hiện nay của thành phố Hà Nội để giảm thiểu ô nhiễm không khí
Trước thực trạng ô nhiễm ở Thủ đô đang gia tăng, để giảm thiểu lượng khí thải giao thông
quốc gia cho đến năm 2010, Hà Nội đó tập trung triển khai nghiên cứu và khuyến khích sử dụng nhiên
liệu khí hoá lỏng (LPG) cho xe taxi, thiết lập hệ thống mạng lưới quan trắc không khí ở những nơi có
mạng lưới giao thông lớn; triển khai thực hiện các dự án tăng cường năng lực giao thông đô thị theo
quy hoạch đô thị, bao gồm cải tạo nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, tổ chức quản lý và phát
triển giao thông công cộng. Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường để thay đổi
hành vi cá nhân trong sử dụng phương tiện tham gia giao thông. Để giảm thiểu ô nhiễm không khí,
giảm bụi, TP Hà Nội đó có một số quy định bảo vệ môi trường, đáng chú ý là việc cấm các xe chở vật
liệu hở, mới đây là dựng trạm rửa xe trước khi vào thành phố.
Về quản lý công nghiệp, Hà Nội đó triển khai thử nghiệm chương trình phòng ngừa ô nhiễm
công nghiệp ở một số khu, cụm công nghiệp; di dời một số nhà máy gây ô nhiễm như Xí nghiệp Ba
Các Chính Sách Hiện Nay, Chương 6
Nhất, Nhà máy Cao su Hà Nội… và trong tương lai là Nhà máy Rượu Hà Nội và một số doanh nghiệp
khác ra khỏi nội thành. Những bộ phận gây ô nhiễm của một số nhà máy trong nội thành sẽ được tập
trung thành cụm để tiện việc quản lý và xử lý chất thải. Đồng thời, nghiên cứu và ban hành các quy
định, quy tắc, chế tài xử phạt những trường hợp vi phạm, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm không
khí trong các hoạt động của đời sống đô thị.
7
Thảo Luận Và Các Đề Xuất Đưa Ra Trong Diễn Đàn
1. Thảo luận
Xoay quanh các mục tiêu đề ra, một số chủ đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đã được
đưa ra thảo luận trong diễn đàn như: tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà, đánh giá tác động môi
trường và hậu đánh giá tác động môi trường, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, nâng cao
nhận thức cộng đồng và một số ý kiến xung quanh các bài báo cáo.
* Tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà:
- Theo đánh giá của WHO, 2/3 số ca bệnh đường hô hấp ở Châu á là do ô nhiễm không khí
trong nhà, vì vậy một số ý kiến cho rằng cần sớm ban hành tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà.
Hiện nay, do Việt Nam chưa có tiêu chuẩn này nên đã nảy sinh nhiều khó khăn khi các cơ quan đề
nghị đánh giá chất lượng không khí trong nhà.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần xác định môi trường không khí trong nhà nằm trong phạm vi
quản lý của Bộ nào trong số các Bộ: Tài nguyên Môi trường, Y tế, Lao động Thương binh và Xã hội?
Tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà nên đưa vào lĩnh vực tiêu chuẩn môi trường quốc gia hay
tiêu chuẩn ngành?
Một số ý kiến khác cho rằng việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà là một
vấn đề khó khăn. Về cơ bản chất lượng không khí trong nhà và chất lượng không khí bên ngoài có liên
quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên có một sự khác nhau cơ bản là không khí bên ngoài là tài sản
chung nên việc áp đặt luật và yêu cầu thực thi luật pháp sẽ được tiến hành dễ dàng còn không khí
trong nhà là tài sản riêng nên việc áp đặt luật rất khó khăn. Do vậy, chỉ nên đưa ra
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giam_o_nhiem_ngoai_thanh_hanoi.pdf