Kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật - Soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật

Văn bản áp dụng pháp luật là kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật

nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật đối với các cơ quan, tổ chức, cá

nhân đưa ra hành vi xử sự cụ thể trong trường hợp cụ thể của công việc phát

sinh trong hoạt động quản lí nhà nước. Văn bản áp dụng pháp luật là sự kiện

pháp lý trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một số quan hệ pháp

luật cụ thể.

pdf135 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật - Soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo chủ thể ban hành hoặc theo hình thức văn bản. 1.4.3. Rà soát để phát hiện các văn bản pháp luật khiếm khuyết và các văn bản hết hiệu lực Đây là bước khá quan trọng trong quá trình kiểm tra văn bản pháp luật. Vì vậy đòi hỏi cán bộ tiến hành rà soát văn bản pháp luật phải thận trọng đến từng chi tiết nhỏ trong mỗi văn bản pháp luật là đối tượng kiểm tra nhằm phát hiện những dấu hiệu khiếm khuyết khác nhau của văn bản pháp luật đó. Để đạt được mục đích này một cách có hiệu quả, người tiến hành rà soát phải thực hiện tốt những kỹ thuật mang tính nghiệp vụ cụ thể. + Đọc và nghiên cứu văn bản Khi rà soát văn bản pháp luật, trước hết cần tìm hiểu xem mục đích ban hành văn bản là gì; phạm vi áp dụng của văn bản đó đến đâu; văn bản có cho phép áp dụng trường hợp ngoại lệ nào không... Sau đó tiến hành đọc kỹ từng văn bản trong số các văn bản cần rà soát, kiểm tra theo thứ tự từ văn bản có giá trị pháp lý cao đến văn bản có giá trị pháp lý thấp, có ý kiến nhận xét sơ bộ để chuẩn bị cho việc đối chiếu, so sánh văn bản. Phải đối chiếu, so sánh văn bản pháp luật được rà soát với những văn bản qui phạm pháp luật khác. Khi rà soát, cần chú trọng tới việc xem xét về hình thức, nội dung, thủ tục ban hành văn bản pháp luật. Cần đề xuất giải pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể và ghi vào phiếu xử lý. Cần xem xét văn bản pháp luật ban hành có phù hợp với quy định pháp luật về thể loại văn bản hay không. Thể loại văn bản pháp luật, trước hết lệ thuộc vào chủ thể ban hành. Ví dụ: Uỷ ban nhân dân ban hành quyết định, chỉ 204 thị nhưng Hội đồng nhân dân chỉ ban hành nghị quyết. Đồng thời, thể loại văn bản pháp luật cũng lệ thuộc vào chủ đề của văn bản. Ví dụ: Để chỉ đạo cấp dưới trong công tác, Uỷ ban nhân dân có thể sử dụng thông báo, công văn nhưng để đặt ra các qui phạm pháp luật, Uỷ ban nhân dân chỉ có thể ban hành quyết định hoặc chỉ thị. Riêng đối với các văn bản áp dụng pháp luật, qui định về hình thức văn bản được đặt ra trong nhiều văn bản khác nhau, như: các văn bản về tổ chức bộ máy nhà nước và các văn bản qui định về quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực cụ thể. Vì vậy, trong quá trình đối chiếu hình thức của văn bản áp dụng pháp luật cần căn cứ vào chủ đề của văn bản được xem xét để tìm văn bản qui phạm pháp luật qui định về vấn đề đó để đối chiếu. Việc vi phạm về quy tắc lựa chọn hình thức văn bản pháp luật không thể đánh giá đơn thuần là lỗi kỹ thuật mà đó là sự vi phạm các nguyên tắc quản lý nhà nước. Ban hành văn bản không đúng hình thức làm phá vỡ tính toàn diện, thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật, kéo theo hàng loạt những vi phạm khác như văn bản không được công bố công khai trên Công báo (nếu là văn bản qui phạm pháp luật), không được gửi để kiểm tra... Cho nên, đối chiếu, xem xét về hình thức văn bản pháp luật là nội dung không thể thiếu trong hoạt động kiểm tra. Đặc biệt, cần xem xét về nội dung văn bản pháp luật để phát hiện những khiếm khuyết, như: mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật. Đây là vấn đề quan trọng và khó khăn nhất trong quá trình rà soát văn bản, vì nội dung của các văn bản pháp luật rất phong phú và đa dạng. Đối với các văn bản qui phạm pháp luật, cần phân tích một cách tỉ mỉ, so sánh đối chiếu từng quy phạm, từng văn bản với những quy định đang có hiệu lực pháp luật được xác định là cơ sở để đối chiếu; cần xem xét căn cứ 205 pháp lý để ban hành văn bản; tính hợp pháp, tính thống nhất, tính đồng bộ và tính phù hợp với thực tiễn của văn bản qui phạm pháp luật. Đối với các văn bản áp dụng pháp luật, cần xem xét căn cứ pháp lý để ban hành; nội dung có phù hợp với văn bản qui phạm pháp luật mà nó áp dụng hay không. Như vậy, cần xem xét tổng thể nội dung và hình thức văn bản pháp luật để có thể đánh giá toàn bộ văn bản pháp luật. Thông thường, nội dung một văn bản pháp luật có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết thúc. Khi xem xét phần mở đầu, cần kiểm tra lại cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn để ban hành văn bản. Trong phần nội dung chính, cần xem xét kỹ về từng quy định. Đối với việc xem xét nội dung của văn bản qui phạm pháp luật, người tiến hành cần xem xét về sự cần thiết tồn tại của văn bản đó tại thời điểm rà soát văn bản; những quy định trong văn bản còn phù hợp, những quy định lỗi thời, những quy định cần sửa đổi, bổ sung...; trước và sau văn bản đó đã có bao nhiêu văn bản được ban hành để điều chỉnh lĩnh vực này; sự hợp lý về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể; sự phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia... Nếu xem xét nội dung của văn bản áp dụng pháp luật thì vấn đề cần xem xét lại là: thẩm quyền giải quyết công việc của chủ thể ban hành văn bản; việc lựa chọn đúng qui phạm pháp luật hiện hành để giải quyết công việc cụ thể phát sinh; sự đầy đủ về nội dung trong văn bản, nội dung chính được giải quyết, nghĩa vụ, quyền lợi của đương sự... Phần kết thúc của văn bản pháp luật, thông thường thể hiện hiệu lực pháp luật của văn bản thông qua hai yếu tố: trách nhiệm thi hành, tổ chức thực hiện văn bản và thời điểm bắt đầu có hiệu lực pháp luật của văn bản 206 pháp luật. Cho nên, người tiến hành rà soát cần xem xét về các đối tượng có trách nhiệm thi hành văn bản đã được liệt kê đúng và đầy đủ chưa? thời điểm bắt đầu có hiệu lực pháp luật của văn bản có được thể hiện không? Trên cơ sở xem xét tổng thể văn bản, người tiến hành rà soát có thể nhận biết được các dạng khiếm khuyết khác nhau của văn bản pháp luật và sắp xếp chúng theo trật tự nhất định như: văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với đường lối của Đảng; văn bản vi phạm pháp luật, ban hành trái thẩm quyền, nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với nội dung văn bản của cấp trên, sai hình thức, ban hành không đúng thủ tục do pháp luật quy định; văn bản pháp luật không phù hợp với đời sống xã hội; không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. + Xử lý kết quả rà soát văn bản pháp luật Trên cơ sở kết quả rà soát văn bản pháp luật, người tiến hành rà soát sẽ thực hiện bước cuối cùng là xử lý kết quả rà soát đó. Thứ nhất, trong quá trình rà soát nếu phát hiện thấy những văn bản pháp luật hết hiệu lực thì xử lý bằng cách lập danh mục riêng về văn bản hết hiệu lực đó. Trong quá trình lập danh mục, người tiến hành phải nắm chắc quy định của pháp luật hiện hành về những trường hợp văn bản pháp luật hết hiệu lực pháp luật. Văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hay một phần trong các trường hợp hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; được thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của văn bản hết hiệu lực cũng đồng thời hết hiệu lực cùng văn bản đó, trừ trường 207 hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì còn phù hợp với các quy định của văn bản qui phạm pháp luật mới28. Với những văn bản áp dụng pháp luật, thông thường hết hiệu lực khi hết thời hạn do pháp luật quy định, đối tượng thi hành văn bản thực hiện xong quyền và nghĩa vụ của họ; bị huỷ bỏ bằng một quyết định của Toà Hành chính nếu văn bản áp dụng pháp luật đó có vi phạm pháp luật là đối tượng bị khởi kiện ra Toà; bị huỷ bỏ hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó. Riêng đối với bản án của Toà án nhân dân cấp dưới hết hiệu lực khi Toà án nhân dân cấp trên ra quyết định để huỷ bỏ nếu vi phạm pháp luật và những trường hợp khác do pháp luật quy định. Thứ hai, lập danh mục văn bản còn hiệu lực. Trong số các văn bản pháp luật còn hiệu lực cần sắp xếp, phân loại theo chuyên đề, thẩm quyền, hình thức văn bản và thời gian ban hành (xem phụ lục 1) làm cơ sở để tiếp tục thực hiện. Thứ ba, lập danh mục các văn bản cần huỷ bỏ, bãi bỏ. Các văn bản pháp luật cần huỷ bỏ, bãi bỏ được lập thành danh mục riêng (có thể theo loại văn bản: văn bản qui phạm pháp luật lập riêng và văn bản áp dụng pháp luật lập riêng) nhưng phải có đủ các dữ liệu: số thứ tự; cơ quan ban hành; thể loại của văn bản; ngày, tháng, năm ban hành; trích yếu; văn bản hay phần văn bản cần huỷ bỏ, bãi bỏ; lý do huỷ bỏ, bãi bỏ (xem phụ lục 2, 3). Thứ tư, khi kiến nghị huỷ bỏ, bãi bỏ văn bản pháp luật, cơ quan có chức năng cũng nên đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành văn bản mới nhằm bảo đảm kịp thời sự điều chỉnh của pháp luật. 28 Xem Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 208 Thứ năm, tiến hành hợp nhất đối với những văn bản qui phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung đảm bảo thuận tiện trong quá trình thực hiện. Hiện nay khái niệm cũng như cách thức tiến hành hợp nhất văn bản qui phạm pháp luật chưa đựơc pháp luật quy định, chỉ được hình thành từ nhu cầu thực tiễn chủ yếu sau khi sửa đổi, bổ sung văn bản qui phạm pháp luật. Vì thế các cơ quan nhà nước và kể cả người dân gặp nhiều khó khăn khi thực hiện pháp luật và trích dẫn các điều luật. Do vậy, nếu cơ quan kiểm tra văn bản pháp luật tiến hành hợp nhất nội dung văn bản sửa đổi, bổ sung với nội dung của văn bản bị sửa đổi, bổ sung thì sẽ thuận lợi cho hoạt động tổ chức thực hiện cũng như viện dẫn văn bản pháp luật đó. Thứ sáu, tiến hành công bố kết quả rà soát văn bản pháp luật. Các cơ quan nhà nước phải ban hành văn bản để công bố danh mục văn bản pháp luật do mình ban hành đã hết hiệu lực, còn hiệu lực thi hành, cần được sửa đổi, bổ sung soạn thảo văn bản để đề nghị cơ quan nhà nước cấp trên xem xét, công bố hủy bỏ, bãi bỏ văn bản pháp luật do mình ban hành (nếu không tự huỷ bỏ, bãi bỏ được); xác định chính thức văn bản áp dụng pháp luật còn hiệu lực, cần tiếp tục thực hiện; ban hành văn bản pháp luật mới để xử lý những văn bản pháp luật có khiếm khuyết. Đối với hoạt động rà soát văn bản qui phạm pháp luật, khâu xử lý cuối cùng là cơ quan tiến hành sẽ xuất bản Tập hệ thống văn bản qui phạm pháp luật và cập nhật cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia tương ứng để áp dụng thống nhất trong cả nước. Những văn bản pháp luật đã qua rà soát, kiểm tra được lập theo mẫu sau đây 2. XỬ LÍ VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHIẾM KHUYẾT 209 Xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết là hoạt động của cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền trong việc ra phán quyết đối với những văn bản pháp luật khiếm khuyết. Văn bản pháp luật khiếm khuyết được hiểu là văn bản “còn thiếu sót, chưa hoàn chỉnh”29 không đảm bảo về chất lượng mà nhà nước yêu cầu. 2.1. Những khiếm khuyết của văn bản pháp luật Trên cơ sở những yêu cầu về chất lượng của văn bản pháp luật có thể xác định văn bản pháp luật khiếm khuyết là văn bản có một trong những dấu hiệu sau đây: 2.1.1. Văn bản pháp luật không đáp ứng yêu cầu về chính trị Trước hết, đó là các văn bản pháp luật (chủ yếu là văn bản qui phạm pháp luật) có nội dung không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng. Một văn bản pháp luật được ban hành nhưng có nội dung không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng bị coi là khiếm khuyết và buộc cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xử lý. Bên cạnh đó, văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với ý chí và lợi ích chính đáng của nhân dân cũng bị coi là khiếm khuyết về chính trị. 2.1.2. Văn bản pháp luật không đáp ứng yêu cầu về pháp lý a. Văn bản pháp luật vi phạm thẩm quyền ban hành Văn bản pháp luật vi phạm thẩm quyền bao gồm vi phạm thẩm quyền về hình thức và vi phạm thẩm quyền về nội dung. Văn bản pháp luật vi phạm thẩm quyền về hình thức là văn bản có thể loại không đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. 29 Đại từ điển Tiếng việt, NXB Văn hóa thông tin, tr 903 210 Trước hết, đó là việc cơ quan ban hành văn bản sử dụng thể loại văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của chủ thể khác. Ví dụ Hội đồng nhân dân ban hành quyết định; Uỷ ban nhân dân ban hành nghị quyết... Bên cạnh đó, vi phạm thẩm quyền về hình thức còn thể hiện ở việc sử dụng văn bản hành chính như công văn, thông báo... để đặt ra các qui phạm pháp luật. Dấu hiệu khiếm khuyết này hiện nay khá phổ biến đối với những văn bản pháp luật không chỉ do cấp địa phương mà cả cấp trung ương ban hành. Mặt khác, việc ban hành văn bản pháp luật vi phạm về hình thức còn có thể xảy ra trong trường hợp chủ thể sử dụng tên văn bản pháp luật thuộc quyền nhưng không phù hợp với nội dung giải quyết (không đúng vai trò của văn bản). Ví dụ: ban hành quyết định thay cho lệnh khám nơi cất dấu tang vật vi phạm, hay ban hành quyết định để chỉ đạo cấp dưới về chuyên môn, nghiệp vụ Ngoài ra, trong một số trường hợp cá biệt, còn có thể gặp tình trạng các cơ quan nhà nước sử dụng thể loại văn bản không do pháp luật quy định để đặt ra quy định pháp luật, như: Uỷ ban nhân dân ban hành Thông tri. Vi phạm thẩm quyền về nội dung được hiểu là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật giải quyết công việc không thuộc thẩm quyền mà pháp luật trao cho. Thẩm quyền nội dung ban hành văn bản pháp luật bắt nguồn từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể từ phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực của mỗi cơ quan và người có thẩm quyền được quy định trong Hiến pháp, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Biểu hiện cụ thể về vi phạm thẩm quyền nội dung trên thực tế cũng khá đa dang và phong phú. 211 Trước hết, sự vi phạm thẩm quyền nội dung thể hiện ở việc cơ quan ban hành văn bản pháp luật giải quyết công việc hoàn toàn không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể. Ví dụ: Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ như cục, vụ, viện, văn phòng... ban hành văn bản qui phạm pháp luật. Ngoài ra, văn bản pháp luật vi phạm về thẩm quyền nội dung còn thể hiện trong việc chủ thể ban hành văn bản để giải quyết công việc vượt thẩm quyền mà pháp luật qui định đối với chủ thể đó. b. Văn bản pháp luật có nội dung trái với quy định của pháp luật Có nhiều biểu hiện về nội dung của văn bản pháp luật trái với quy định pháp luật hiện hành. Trước hết, nội dung trái quy định pháp luật hiện hành thể hiện trong việc không viện dẫn hoặc viện dẫn sai những văn bản làm cơ sở pháp lý của văn bản đó. Ví dụ: Trong Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh A về quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, phần căn cứ pháp lý chỉ nêu Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân mà không viện dẫn Luật Bảo vệ môi trường là văn bản qui định trực tiếp về thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực này. Thứ hai, nội dung của văn bản pháp luật trái với quy định pháp luật hiện hành thể hiện rõ nét trong trường hợp nội dung văn bản qui phạm pháp luật của cấp dưới trái với nội dung văn bản qui phạm pháp luật của cấp trên; văn bản hành chính có các qui định mang tính quy phạm trái với các qui phạm pháp luật hiện hành. Ví dụ: Quyết định số 32/2005/QĐ-UBND của uỷ ban nhân dân huyện H về chính sách đối với hộ gia đình, cac nhân khi nhà nước thu hồi đất có quy định: “Hộ gia đình khi nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ di chuyển như sau: 212 - Di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh, mỗi hộ được hỗ trợ 4.000.000 đồng; - Di chuyển chỗ ở sang tỉnh khác, mỗi hộ được hỗ trợ 6.000.000 đồng”. Về vấn đề này Điều 27 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03-12- 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định “ Hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh, thành phố được hỗ trợ mỗi hộ cao nhất 3.000.000 đồng; di chuyển sang tỉnh khác được hỗ trợ cao nhất 5.000.000 đồng; mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định”. Đối chiếu với quy định của Nghị định này, việc Uỷ ban nhân dân huyện H quy định về mức hỗ trợ đối với hộ gia đình phải di chuyển chỗ ở khi Nhà nước thu hồi đất là trái thẩm quyền, đồng thời nội dung của Quyết định số 32/2005/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân huyện H không phù hợp với nội dung của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP nêu trên. c. Văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia Hiện nay dấu hiệu này rất cần được xem xét trong quá trình xử lý văn bản qui phạm pháp luật. Vì muốn thực hiện tốt các cam kết quốc tế, Việt Nam không chỉ tiến hành việc nội luật hoá mà còn phải rà soát nhằm phát hiện văn bản qui phạm pháp luật hiện hành nào chưa phù hợp để sửa đổi, bổ sung thậm chí bãi bỏ, thay thế bằng văn bản khác. Kể từ khi ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cũng như trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), Việt Nam đã và đang rà soát tất cả các văn bản pháp luật quy định về lĩnh 213 vực thương mại và các lĩnh vực khác có liên quan để bảo đảm tính tương thích, đồng bộ trong quá trình triển khai thực hiện các cam kết quốc tế. Như vậy, nếu văn bản qui phạm pháp luật nào chưa phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia thì đó là lý do để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý bằng biện pháp sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ và ban hành mới những văn bản có liên quan đến điều ước quốc tế đó. d. Văn bản pháp luật có sự vi phạm các quy định về hình thức và thủ tục ban hành Văn bản pháp luật có thể thức hình thức không đúng quy định của pháp luật biểu hiện thông qua sai phạm về cách trình bày trong từng đề mục như: văn bản qui phạm pháp luật không có năm ban hành trong đề mục số, ký hiệu văn bản; viết địa danh ban hành văn bản không đúng (ví dụ: thành phố Hà Nội, ngày...tháng...năm...); trích yếu nội dung văn bản viết in nghiêng... Văn bản pháp luật có thể có sự vi phạm về thủ tục trong việc ban hành văn bản qui phạm pháp luật, hoặc không thực hiện những thủ tục là cơ sở để xác định tính hợp pháp cho văn bản áp dụng pháp luật, như: không thành lập hội đồng kỷ luật trước khi ra quyết định kỷ luật công chức; không thành lập hội đồng tuyển chọn thẩm phán trước khi ra quyết định bổ nhiệm thẩm phán... 2.1.3. Văn bản pháp luật không đáp ứng yêu cầu về khoa học a. Văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với thực trạng và quy luật vận động của đời sống xã hội Đây là những văn bản mà trong đó có các quy định cao hơn hoặc thấp hơn thực trạng kinh tế - xã hội, không phù hợp với đời sống vật chất và ý 214 thức xã hội, gây cản trở cho tiến trình phát triển. Những văn bản pháp luật (chủ yếu là văn bản qui phạm pháp luật) có dấu hiệu này thường không có tính khả thi, không thể biến thành hiện thực trong thực tiễn. Có thể có những văn bản chỉ một số phần thuộc nội dung văn bản không phù hợp, cũng có thể là toàn bộ văn bản không phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội. Sự khiếm khuyết này của văn bản qui phạm pháp luật mang tính tất yếu bởi các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh luôn luôn vận động theo quy luật khách quan, luôn tồn tại trước, là nền tảng và mang tính quyết định để văn bản pháp luật được ban hành. Sự không phù hợp của văn bản qui phạm pháp luật đối với điều kiện kinh tế - xã hội có thể là chứa đựng những quy định cao hơn hoặc có thể là quy định lạc hậu hơn. Cả hai trạng thái này đều dẫn tới hậu quả là kìm hãm sự phát triển của toàn xã hội. b.Văn bản pháp luật cũng không đáp ứng yêu cầu về khoa học khi có nội dung không phù hợp với truyền thống đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Đây chính là biểu hiện của sự không phù hợp giữa pháp luật với đạo đức. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội, nhưng pháp luật lại không phải là yếu tố duy nhất để điều chỉnh xã hội. Các quy phạm xã hội khác như đạo đức, tôn giáo... cũng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Do vậy, để bảo đảm tính khả thi cho văn bản pháp luật, trong quá trình ban hành cũng như tổ chức việc thực hiện văn bản pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền cần thể hiện sự dung hoà mối quan hệ giữa pháp luật và các yếu tố trên. Nhưng trên thực tế không phải khi nào chủ thể ban hành văn bản pháp luật cũng thực hiện có hiệu quả yêu cầu này. Vì thế, văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với phong tục truyền thống, đạo đức tốt đẹp của dân tộc cũng dễ dàng xảy ra và 215 làm mất đi tính khả thi của những văn bản đó. Đây cũng là một dạng khiếm khuyết của văn bản cần được chủ thể có thẩm quyền xem xét trong quá trình tiến hành xử lý văn bản pháp luật. c. Kỹ thuật pháp lý không bảo đảm. Kỹ thuật pháp lý là yếu tố có vai trò khá quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của từng văn bản pháp luật. Tính lôgic, chặt chẽ về nội dung, đúng quy tắc về ngôn ngữ, phân chia sắp xếp hợp lý chính là những yêu cầu cơ bản của kỹ thuật pháp lý. Một văn bản pháp luật khiếm khuyết về kỹ thuật pháp lý có thể xảy ra các trường hợp: nội dung không đầy đủ về các chủ đề được đặt ra; nội dung không tập trung, thống nhất (tản mạn, vụn vặt); nội dung không rõ ràng, thiếu mạch lạc, thiếu chính xác; việc phân chia, sắp xếp nội dung văn bản không đảm bảo tính lôgic chặt chẽ; sử dụng ngôn ngữ không chuẩn theo quy tắc... 2.2 Nguyên tắc xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết Khi xử lý những văn bản pháp luật khiếm khuyết, cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. 2.2.1. Nguyên tắc khách quan, toàn diện, đúng pháp luật Nguyên tắc này bảo đảm cho việc hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra cho xã hội khi thực hiện những văn bản pháp luật khiếm khuyết. Các văn bản trái pháp luật phải bị đình chỉ thi hành ngay và phải bị bãi bỏ, huỷ bỏ kịp thời. Đồng thời, cũng cần tiến hành ngay những biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả nhằm khôi phục các quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức đã bị xâm hại. 216 Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức và cá nhân can thiệp trái pháp luật vào quá trình xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết. 2.2.2. Nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời Những văn bản trái pháp luật phải được cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản thông báo ngay cho cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản để tự kiểm tra và xử lý. Tuy nhiên, do trong pháp luật hiện nay chưa có quy định về thời hạn này nên trên thực tế, thời hạn gửi thông báo văn bản pháp luật được thực hiện không thống nhất và nhiều khi không kịp thời. 2.2.3. Nguyên tắc chịu trách nhiệm trước Nhà nước của cơ quan, cá nhân ban hành và xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết. Cơ quan, người có thẩm quyền có lỗi trong việc ban hành văn bản pháp luật sai trái hoặc không kịp thời phát hiện và xử lý văn bản pháp luật sai trái, phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về văn bản sai trái của mình; nếu văn bản pháp luật sai trái hoặc quyết định xử lý trái pháp luật đã gây hậu quả trên thực tế thì phải chịu trách nhiệm về việc khắc phục hậu quả đó. 2.3. Thẩm quyền xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết Hiện nay, thẩm quyền xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết được quy định rải rác ở nhiều văn bản qui phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp 1992, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật. Nhìn chung, thẩm quyền xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết được quy định trong những văn bản trên đều theo những nguyên tắc nhất định. 2.3.1. Cấp trên có thẩm quyền xử lý đối với văn bản pháp luật do cấp dưới ban hành 217 Nguyên tắc này áp dụng cho hầu hết các cơ quan nhà nước, trừ trường hợp Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất không có cấp trên. Theo nguyên tắc này, Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có quyền huỷ bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; bãi bỏ nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trái Hiến pháp, luật và các văn bản qui phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong quá trình kiểm tra văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách, nếu phát hiện văn bản khiếm khuyết thì có quyền kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hay toàn bộ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ về ngành, lĩnh vực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkl0012_p2_6948.pdf
Tài liệu liên quan