KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CA CAO

I. Nguồn gốc và tình hình sản xuất cây ca co ở Việt Nam Cây Ca cao (Theobroma cacao L.) có nguồn gốc của cây ca cao ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Từ đây, ca cao phát triển sang các nước khác ở vùng Trung và Nam Mỹ. Ở Việt Nam, tính đến tháng 05 năm 2010 diện tích cây ca cao trên cả nước khoảng 12.300ha, phần lớn trồng xen trong các vườn dừa, vườn cây ăn trái ở Đồng bằng sông Cửu Long; trồng trong các vườn cây công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Theo Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam, hiện nhu cầu chế biến và tiêu thụ ca cao của thế giới tăng từ 3-4%/năm (tương đương 100.000-120.000 tấn).

doc6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CA CAO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CA CAO I. Nguồn gốc và tình hình sản xuất cây ca co ở Việt Nam Cây Ca cao (Theobroma cacao L.) có nguồn gốc của cây ca cao ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Từ đây, ca cao phát triển sang các nước khác ở vùng Trung và Nam Mỹ. Ở Việt Nam, tính đến tháng 05 năm 2010 diện tích cây ca cao trên cả nước khoảng 12.300ha, phần lớn trồng xen trong các vườn dừa, vườn cây ăn trái ở Đồng bằng sông Cửu Long; trồng trong các vườn cây công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Theo Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam, hiện nhu cầu chế biến và tiêu thụ ca cao của thế giới tăng từ 3-4%/năm (tương đương 100.000-120.000 tấn). Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép các cơ quan chuyên ngành tiến hành xây dựng quy hoạch trồng ca cao trên cả nước, phấn đấu đến năm 2015 đạt 60.000ha và đến năm 2020 đạt 80.000ha, trong đó có 60.000ha kinh doanh, đạt năng suất bình quân 18 tạ/ha, sản lượng khô 108.000 tấn, hạt ca cao xuất khẩu đạt 86.000 tấn/năm và kim ngạch xuất khẩu đạt 100-120 triệu USD/ năm. II. Đặc điểm chung và yêu cầu ngoại cảnh             Cây ca cao thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều. Thích hợp với nhiệt độ trung bình 25oC, độ ẩm 85%, lượng mưa bình quân trên 1500 mm/năm. Ca cao là cây ưa ánh sáng tán xạ (50-60% cường độ ánh sáng tự nhiên) nên thích hợp trồng dưới tán cây ăn trái hoặc cây che bóng. Cây ca cao thích hợp với nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ, đất xám, đất phù sa cổ, song thích hợp nhất với đất có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, pH từ 5,5- 5,8, tầng canh tác dày 1-1,5 m, dễ thoát nước, có khả năng giữ nước cao, giàu chất hữu cơ. Tuy nhiên bằng biện pháp canh tác (bón vôi, bón phân hữu cơ…) có thể giúp cây ca cao đạt năng suất cao trên vùng đất kém mầu mỡ. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ca cao: Cây ca cao là cây hút nhiều dinh dưỡng, trong đó kali cao nhất. Ngoài dinh dưỡng đa lượng, ca cao có nhu cầu khá cao về trung, vi lượng. Nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng theo tuổi cây và mức năng suất. Ca cao thu bói có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn cây kiến thiết cơ bản và cây trong vườn ươm. Ca cao kinh doanh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với ca cao mới thu bói (bảng 1). Theo Ebon (1987), lượng phân trong hai năm đầu tiên được khuyến cáo theo như sau: (bảng 2) Bảng 2: Lượng dinh dưỡng cho ca cao mới trồng Tháng sau khi trồng Lượng dinh dưỡng cho mỗi cây (g) N P2O5 K2O 1 6,4 6,4 6,4 4 8,5 8,5 8,5 8 8,5 8,5 8,5 12 12,8 12,8 12,8 18 17,0 17,0 17,0 24 27,3 27,3 38.5 Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng ở cây ca cao - Thiếu đạm: lá có màu xanh vàng hay xanh nõn chuối. Thiếu nặng lá rụng nhiều, năng suất giảm. Hiện tượng thiếu đạm thường xảy ra trên đất nghèo dinh dưỡng và bón không đủ lượng đạm cây cần. - Thiếu lân: lá chuyển màu xỉn, mép lá non ửng đỏ, thiếu nặng lá rụng và cành chết. - Thiếu kali: Mép lá chuyển màu vàng cam sau tới màu xám nâu và khô, lá rụng nhiều. - Thiếu magiê: phần thịt lá bị vàng và lan dần từ gân chính ra mép lá. - Thiếu canxi: lá héo vàng từ rìa lá sau lan vào gân chính. - Thiếu kẽm: các lá và chồi đầu cành không phát triển tốt (rụt đọt), lá không thể nở lớn. Hiện tượng thiếu kẽm cũng khá phổ biến trên các vùng ca cao nổi tiếng của thế giới. III. Kỹ thuật trồng và chăm soc cây ca cao III.1 Kỹ thuật trồng ca cao Thời vụ trồng ca cao: tùy theo điều kiện thời tiết khí hậu mà chọn cho phù hợp, tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa. Trên đất tốt mật độ trồng 3x3m, trên đất kém mầu mỡ khoảng cánh trồng 3x2,5m. Trước khi trồng chuẩn bị hố có kích thước 50x50x50cm, khi đào hố, lớp đất mặt và đất sâu để riêng. Tốt nhất nên chuẩn bị hố trồng trước 2 tuần. Đất trồng ca cao cần chọn loại đất có tầng canh tác dầy, có mực nước ngầm sâu và có thể thoát nước tốt, tránh nước đọng khi mưa. Làm đất kỹ, đảm bảo đất tơi xốp. Sau khi đào hố theo mật độ cần thiết cần bón lót phân chuồng hoai, vôi bột, phân lân (super lân, lân nung chảy), phân hữu cơ sinh học HVP 401 H hoặc HVP 401 B, kết hợp xử lý mối bằng thuốc Confidor hay Admire với nồng độ 0,1-0,2% phun đều dưới hố và thành hố vài ngày trước khi trồng. Khi trồng ca cao cần moi đất ở giữa hố, đặt bầu và dùng dao sắc rạch bầu, tránh làm vỡ bầu. Ca cao là cây không chịu được nước đọng nên khi trồng phải đặt mặt bầu ngang với mặt đất. Sau trồng 1 tháng cần phun thuốc trừ mối lần 2 bằng thuốc Confidor hay Admire. Nên phun thuốc xung quanh hố và toàn bộ cây.  III. 2 Bón phân cho cây ca cao Qui trình bón phân cho cây ca cao: Cây ca cao cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng. Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây. * Bón phân cho ca cao trong vườn ươm: - Bón lót 50 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401 H hoặc HVP 401 B cho mỗi 1000 m2 liếp ương hoặc 2 m3 đất làm bầu trước khi gieo hạt. - Bón thúc bằng cách hòa tan 20-30 gam phân NPK-20-20-15  trong 10 lít nước, tưới định kỳ 2-3 tuần/lần. Phun phân bón lá HVP 1601.WP 30.10.10 định kỳ 7-10 ngày/lần.  * Bón phân cho ca cao kiến thiết cơ bản: - Bón lót cho mỗi hố 7 - 10 kg phân chuồng hoai + 0,5 kg vôi bột và 0,5 kg phân lân (super lân, lân nung chảy) + 2kg phân hữu cơ sinh học HVP 401 H hoặc HVP 401 B +200g HVP Oganic/cây trước trồng 10-15 ngày - Bón thúc: Ca cao kiến thiết cơ bản cần nhiều đạm, lân, một ít kali và trung vi lượng để cây phát triển bộ rễ, thân lá. Phân bón cho cây ca cao trong giai đoạn kiến thiết cơ bản là các loại phân NPK-20-20-15 hoặc 16-16-8, lượng bón tuỳ theo tuổi cây như sau: Năm thứ nhất: 0,2-0,3kg/cây. Năm thứ hai: 0,5-0,6kg/cây Năm thứ ba: 0,6-0,8kg/cây. Lượng phân này chia làm 4 đợt vào đầu, giữa, cuối mùa mưa và 1 lần trong mùa khô. Cần phun các chế phẩm phân bón lá để giúp cây ca cao phục hồi nhanh ngay sau khi trồng và phát triển tôt để rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản. Cơ thể sử dụng các sản phẩm phân bón lá HVP theo quy trình như sau: Sau khi trồng 7 ngày tưới gốc 1 lần HVP 6-6-4 K-HUMAT kích thích ra rễ mạnh đễ hấp thu nhiều dinh dưỡng. Kết hợp sử dụng HVP 1601 WP (21-21-21) phun lên lá định kỳ 7 ngày/1 lần. * Bón phân cho cây ca cao kinh doanh:  - Phân hữu cơ: Bón cho mỗi cây 7 - 10 kg phân chuồng hoai + 0,5 kg phân lân (super lân, lân nung chảy) + 2 kg phân hữu cơ sinh họcHVP 401 B + 100g HVP Oganic/cây  lượng phân trên chia làm hai lần bón đầu và cuối mùa mưa. - Vôi bột: bón 300-400 kg/ha/năm, rải tung đều khắp mặt đất, tiếp xúc với đất càng nhiều càng tốt, không cần lấp đất. - Phân hóa học: Lượng phân bón cho cây ca cao trong thời kỳ kinh doanh như sau: phân trộn NPK gồm phân Urê, Super lân, KCl với tỉ lệ 1 – 3 – 2 (dạng phân thương mại) với lượng bón từ 1,5 – 2kg/cây/năm +lượng phân trên chia ra bón làm 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Do đặc điểm bộ rễ cây ca cao ăn nông (80% rễ tập trung ở tầng 0-30 cm) nên cần bón phân trong lớp đất mặt. Bón phân bằng cách theo đường chiếu của vành tán rồi vùi lấp để giảm bớt thất thoát do bay hơi, rửa trôi. - Phân bón lá: do đặc điểm ra hoa kết quả xen kẽ liên tục quanh năm của cây ca cao nên cây cần được bổ sung dinh dưỡng kịp thời để hạn chế hiện tượng héo trái non do sinh lý. Sau khi cây ra hoa rộ và đậu trái non xong sử dụng HVP – 1001.S ( 6.20.20) phun lên lá 2 lần cách nhau 14 ngày/lân. Xen kẽ giữa hai lần phun HVP – 1001.S ( 6.20.20) ta sữ dụng HVP Giàu Canxi + Giàu Bo + Giàu Lân + Giàu Manhê để chống rụng trái non. Sau đó sử dụng HVP 6.30.30 – SIÊU TO HẠT phun định kỳ 10 ngày 1 lần đến khi thu hoạch trái. III.3. Kỹ thuật tưới nước                Nguồn nước tưới có thể từ sông hồ hay nước giếng không bị nhiễm mặn hay phèn. Tưới theo hàng hay tưới từng cây nhưng không nên tưới giữa lúc trời nắng gắt. Khi cây còn nhỏ tránh để vòi nước phun thẳng vào cây vì có thể gây đổ ngã.  Nên tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt: tưới nhỏ giọt nước thấm từ từ vào đất, đi ngay vào hệ thống rễ, không phí nước vào vùng không có sự sinh trưởng. 3.4 Kỹ thuật tủ gốc cho cây ca cao Tủ gốc là biện pháp tốt để giữ ẩm độ đất ổn định, duy trì sự hoạt động hữu hiệu của tầng rễ ngang sát mặt đất, giảm số lần tưới và tránh cỏ mọc vào mùa khô. Vào mùa mưa lớp hữu cơ phủ gốc làm hạn chế đất văng do mưa rơi, hạn chế sự phát tán mầm bệnh nằm trong đất. Khi lớp phủ hoai mục sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng cho cây và cải tạo lý tính đất theo hướng có lợi. III.4 Tỉa cành tạo tán Nguyên lý chung của việc tỉa cành tạo tán là: - Điều chỉnh cây phát triển cân đối, cành vươn đều mọi hướng để nhận được ánh sáng nhiều nhất. - Tán lá phải tỏa kín không gian dành riêng cho từng cây và không có những lỗ hổng trong tán cây. - Dưới tán lá phải thông thoáng để giảm thiểu sâu bệnh. - Chiều cao cây hợp lý để dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch. III.5 Một số tác nhân gây hại chính trên cây ca cao và biện pháp phòng trừ Các tác nhân gây hại chính và biện pháp phòng trừ như sau: v     Bọ xít muỗi (Helopeltis spp.) Triệu chứng và tác hại: Chích hút nhựa trái, chồi non, cành non. Các vết chích bị thâm đen, trái non bị chích thường héo khô, trái lớn bị chích có nhiều vết thâm phát triển dị dạng, ít hạt và có nhiều nguy cơ bị nấm hại xâm nhập. Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vườn sạch sẽ, tỉa bớt cành nhánh không cần thiết. Có thể phun các loại thuốc như: Fenobucarb ( Bassa, Bascide, Bassan), Diazinon (Basudin, Vibisu), Dimethoate (Bi 58, Bian, Dithoate). Phun thuốc vào sáng sớm lúc côn trùng di chuyển chậm chạp. Ngoài ra, bọ xít muỗi có thể phòng trị rất hữu hiệu bằng cách nuôi kiến đen loài Dolichoderus thoracicus trong vườn ca cao. v     Sâu hồng (Zeuzera sp.) Triệu chứng và tác hại: Sâu thường đục vào phần ngọn thân và các cành rồi đùn phân và mạt cưa ra ngoài miệng lỗ đục và rơi xuống đất. Những cành ca cao bị đục sẽ bị héo rồi chết khô. Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm, sau đó cắt bỏ các cành bị hại và đốt để diệt sâu nằm bên trong thân. Ngoài ra, có các loại thuốc được sử dụng như Cartap (Mapan, Padan, Vicarp), Fipronil (Regent, Brigant) hoặc Cypermethrin (Carmethrin, Cyper, Sherpa, Alpha Cypermethrin) xịt vào nơi sâu thích đục lỗ như đầu cành non, chồi non. Có thể pha loãng thuốc bơm vào lỗ đục. v     Bọ cánh cứng hại lá (Adoretus spp, Apogonia spp): Bọ cánh cứng ăn lá ca cao thuộc nhiều loại khác nhau như bọ nâu, bọ xám, bọ hung kim. Triệu chứng và tác hại: chủ yếu là phá hoại vào ban đêm, ban ngày trú ngụ nơi tối hay dưới đất. Bọ ăn lá tạo những lỗ khuyết trên lá làm giảm diện tích quang hợp. Với ca cao trưởng thành sự tác hại không đáng kể nhưng cây con và cây trong giai đoạn vườn ươm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển. Biện pháp phòng trừ: Phun lá với các loại thuốc vị độc hoặc tiếp xúc như Carbary (Sevin, Carbavin, Sebaryl), Cypermethrin (Sherpa, Cyper, Carmethrin), Dimethoate (Bi 58, Bian, Dithoate) hoặc trộn vào đất thuốc Diazinon (Basudin, Vibasu) hạt theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất. v     Chuột và sóc: Chuột và sóc thích ăn lớp cơm ngọt bao quanh hạt ca cao. Thường chúng cắn phá qua ca cao bằng cách khoét lỗ để moi hạt. Khi chuột và sóc gây hại nặng cần phải tổ chức diệt trừ bằng cách dùng bả độc hoặc gài bẫy. v     Bệnh thối trái, loét thân, cháy lá (Phytophthora palmivora): Đây là bệnh chính trên ca cao, bệnh xuất hiện ở mọi nơi, mọi bộ phận, qua mọi giai đoạn trong quá trình sinh trưởng từ vườn ươm cho đến khi thu hoạch. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa, trong môi trường có ẩm độ cao. Biện pháp phòng trừ: - Sử dụng giống kháng. - Hái bỏ ngay trái bệnh đem chôn - Tỉa cành hợp lý tạo thông thoáng - Điều chỉnh mật độ cây che bóng thích hợp - Sử dụng thuốc. Dùng thuốc gốc đồng (Champion, Kocide, Coc 85) hoặc Metalaxyl phun định kỳ để phòng. Khi xuất hiện triệu chứng bệnh nên phun Fosetyl-Al (Aliette, Alpine, Fungal) hoặc Metalaxyl (Ridomil, Mataxyl, Rampart). IV. Thu hoạch ca cao Chất lượng hạt ca cao chủ yếu phụ thuộc vào 3 yếu tố: giống, kỹ thuật chăm sóc và cách thu hái bảo quản. Nên chỉ thu hoạch những quả đã chín, không thu quả xanh. Sau khi thu hoạch cần chế biến ngay không được để quá 4 ngày (dùng dao, kéo cắt cành để cắt cuống quả khi thu hoạch). Dùng 1 đoạn gỗ để đập vỏ quả lấy hạt đem đi cho lên men.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CA CAO.doc
Tài liệu liên quan