Kỹ thuật nuôi chồn nhung đen

Chồn nhung đen là loại động vật ăn cỏ, có lông màu đen tuyền, được tuyển chọn và nhân giống từ nhiều loài chồn trong những năm gần đây. Nghiên cứu thức ăn dùng trong chăn nuôi và kỹ thuật chế biến là thành quả của hạng mục nghiên cứu trong những năm 1998-2001 của Viện nghiên cứu chăn nuôi, Quảng Tây- được đăng ký số hiệu 20015607. Vào tháng 8/2001 hạng mục này đã được các chuyên gia cấp tỉnh giám định và đánh giá; các chuyên gia đều thống nhất: hạng mục nghiên cứu này dựa trên cơ sở nghiên cứu những ưu thế của tỉnh Quảng Tây, đó là sự phong phú các đồng cỏ rộng lớn trên các sườn núi và các sản phẩm nông nghiệp, từ đó đưa ra ý kiến phát triển loại động vật chuyên ăn cỏ, tiết kiệm lương thực có ý nghĩa kinh tế; có thể nâng cao hiệu quả kinh tế ngành nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân, đẩy nhanh việc xóa đói giảm ngèo ở các vùng núi khó khăn.

doc6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi chồn nhung đen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chồn nhung đen là loại động vật ăn cỏ, có lông màu đen tuyền, được tuyển chọn và nhân giống từ nhiều loài chồn trong những năm gần đây. Nghiên cứu thức ăn dùng trong chăn nuôi và kỹ thuật chế biến là thành quả của hạng mục nghiên cứu trong những năm 1998-2001 của Viện nghiên cứu chăn nuôi, Quảng Tây- được đăng ký số hiệu 20015607. Vào tháng 8/2001 hạng mục này đã được các chuyên gia cấp tỉnh giám định và đánh giá; các chuyên gia đều thống nhất: hạng mục nghiên cứu này dựa trên cơ sở nghiên cứu những ưu thế của tỉnh Quảng Tây, đó là sự phong phú các đồng cỏ rộng lớn trên các sườn núi và các sản phẩm nông nghiệp, từ đó đưa ra ý kiến phát triển loại động vật chuyên ăn cỏ, tiết kiệm lương thực có ý nghĩa kinh tế; có thể nâng cao hiệu quả kinh tế ngành nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân, đẩy nhanh việc xóa đói giảm ngèo ở các vùng núi khó khăn. ]  Chồn nhung đen – lông đen tuyền, thể hình nhỏ (1~1,5 kg); thịt nạc, thơm ngon; giá trị dinh dưỡng cao. Qua giám định thì hàm lượng chất abumin có trong thịt chồn đạt tới 91,7% - cao gấp 5,5 lần thịt lợn, cao gấp 4,6 lần thịt bò, cao gấp 8,3 lần thịt dê, cao gấp 4,3 lần thịt gà, cao gấp 5,6 lần thịt vịt, và cao gấp 5,1 so với mực, lượng mỡ chỉ chiếm 14, 8 %; từ đó có thể thấy Chồn nhung đen là loại động vật ăn cỏ cỡ nhỏ; thịt nạc, ít mỡ và có nhiều abumin. Thịt Chồn nhung đen còn chứa rất nhiều các chất axit amin mà con người rất cần, ngoài ra còn chứa can xi, sắt, phốt pho, kẽm, sê len – các chất càng ít thấy ở các loại động vật khác; trong đó sê len được gọi là “tố chất vi lượng phòng chống ung thư hàng đầu”. Các thành phần dinh dưỡng trong thịt Chồn nhung đen rất dễ dàng hấp thụ, dễ tiêu hóa, là loại thực phẩm bổ dưỡng tự nhiên cho người già, trẻ nhỏ, người bệnh, sản phụ; cũng là thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho những người có bệnh cao huyết áp mãn tính, ngoài ra thịt Chồn nhung đen có thể chế biến thành thịt hộp, thịt khô, nước uống dinh dưỡng, lông Chồn nhung đen là nguyên liệu y dược quan trọng, da và lông còn có thể gia công chế biến thành các loại sản phẩm thuộc gia xuất khẩu mà trên thị trường đang ưa chuộng. Cùng với sự phát triển của kinh tế cả nước, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao, các loại thực phẩm dinh dưỡng đang càng ngày càng được nhiều người ưa chuộng, điều này đã thúc đẩy đội ngũ chăn nuôi những loài động vật có giá trị kinh tế ngày càng nhiều, quy mô chăn nuôi ngày càng được mở rộng, ngành chăn nuôi Chồn nhung đen hiện đang được phát triển. Cũng giống như việc chăn nuôi các loại động vật có giá trị kinh tế khác, tương lai phát triển của ngành chăn nuôi Chồn nhung đen rất rộng mở, vừa có hiệu quả bảo vệ động vật hoang dã, vừa có thể phát triển động vật ăn cỏ, tăng thu nhập và đáp ứng nhu cầu của con người; ngoài ra còn có ý nghĩa lớn trong việc duy trì, phát triển môi trường sinh thái. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người chăn nuôi, chúng tôi đã tổng kết kinh nghiệm chế biến và chăn nuôi, tham khảo các tư liệu có liên quan để biên tập ra cuốn sách này nhằm cống hiến cho độc giả. Cuốn sách giới thiệu giá trị kinh tế của việc nuôi dưỡng Chồn nhung đen, đặc trưng hình dáng, tập tính sinh hoạt, tường thuật kỹ càng những kỹ thuật mới trong phương pháp chăn nuôi Chồn nhung đen, nuôi chồn đẻ, chăm sóc chồn con, phối hợp các loại thức ăn, phòng chống bệnh dịch và chế biến thịt các loại. Cuốn sách này dựa trên kỹ thuật ứng dụng thực tiễn là chủ yếu, từ ngữ thông dụng dễ hiểu, nội dung sau sắc, lời lẽ mộc mạc, dễ hiểu, rất thích hợp cho người chăn nuôi tham khảo. Do trình độ người biên tập có hạn, Chồn nhung đen lại là loại động vật mới được phổ biến, còn có nhiều điều cần nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa do đó những khuyết điểm và sai sót là không thể tránh khỏi, kính mong độc giả thứ lỗi và phê bình đóng góp ý kiến để cuốn sách được hoàn thiện hơn. I. Ý nghĩa kinh tế và khái quát quá trinh nuôi dưỡng Chồn nhung đen. 1. Khái quát quá trình nuôi dưỡng: Đây là loại động vật có lông đen tuyền, được chọn và gây giống từ loại chồn hoang dã đã được thuần hóa nên thường gọi là Chồn nhung đen. Loài động vật này bắt nguồn từ vùng Nam Mỹ, phân bố ở khắp vùng núi Andes. Đến thế kỷ XVI được những người Tây Ban Nha đưa vào Châu Âu. Sau đó là du nhập vào Châu Á. Nước ta chủ trương làm thực nhiệm động vật, nghiên cứu ứng dụng đối với ngành động vật vi sinh, sinh vật học, bệnh lý học, hóa học, đặc biệt là chú trọng nghiên cứu ngành vi sinh vật. Loài chồn trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm chiếm một vị trí rất quan trọng. Do đó, loài chồn vốn có thể hình nhỏ bé, màu lông tạp, đối với giá trị sử dụng làm thực phẩm có rất ít nghiên cứu cũng như tài liệu khác, nhưng trong những năm gần đây, các nhà khoa học trên cơ sở thực nhiệm động vật và đề cao giá trị kinh tế đã chọn và gây giống thành công chủng loại chồn mới có màu lông đen tuyền, hình dáng khá to (1~1,5 kg), khả năng phòng chống bệnh cao, có khả năng ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, thịt chồn nhung đen rất thơm ngon và nhìn đẹp mắt. Chăn nuôi Chồn nhung đen được mở rộng rất nhanh ở các vùng chăn nuôi là: Quảng Tây, Triết Giang, Thượng Hải, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Hồ Nam, Vân Nam, thậm chí có nơi đã xây dựng cơ sở chăn nuôi với quy mô lớn, hình thành một ngành công nghiệp chăn nuôi Chồn nhung đen. Chăn nuôi Chồn nhung đen không chịu phụ thuộc vào thời vụ, không ảnh hưởng đến sản xuất, công việc, có thể tận dụng nhiều thời gian rảnh để chăn nuôi, đã lôi kéo được sự hưởng ứng của những người nông dân muốn làm giàu. Năm 2002, chính quyền huyện Hoành đã đem chăn nuôi Chồn nhung đen vào trong kết cấu các hạng mục điều chỉnh sản xuất, và đã thành lập Hiệp hôi chăn nuôi Chồn nhung đen nhằm thúc đẩy quy mô chăn nuôi Chồn nhung đen tại địa phương này. Hiện nay, các sản phẩm có lợi cho sức khỏe lấy Chồn nhung đen làm nguyên liệu như: rượu thuốc, thịt khô, nước dinhh dưỡng, quần áo thời trang làm từ lông chồn đã xuất hiện trên thị trường trong nước. Các hệ thống nhà hàng nổi tiếng lấy thịt chồn nhung đen chế biến thành các món nổi tiếng như “thịt chồn nướng ống tre”, “thịt chồn nướng xiên”, “thịt chồn hấp sen” cùng các món nướng, hấp, canh, hầm cách thủy khác. Bởi vì hương vị phong phú, đa dạng, thơm ngon, thực khách thưởng thức xong khen ngợi không hết lời nên thịt Chồn nhung đen đã trở thành món ăn cao cấp trong các nhà hàng, khách sạn tại các thành phố. Ở nước ta đang hình thành một trào lưu tiêu thụ thịt chồn . Nhờ có nhiều thành phố lớn đang có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm làm từ Hoẵn đen, nghề nuôi và chế biến Chồn nhung đen đã trở thành một hạng mục trọng điểm trong các quy hoạch mới của nhà nước Trung Quốc, triển vọng thị trường đang hết sức tươi sáng. 2. Đặc điểm hình dáng: Chồn nhung đen được tuyển chọn và phối giống từ nhiều loài chồn để tạo thành 1 loại chồn ưu việt có màu lông đen tuyền, toàn thân đều màu đen; đặc trưng của loài chồn nhung đen như sau: lông ngắn nhưng dày, mềm mại, khỏe mạnh, toàn thân đều là màu đen bóng mượt, mắt đen, môi đen, tứ chi màu đen, tai đen, mũi đen, không có đuôi. Bốn chân ngắn và nhỏ nhắn, chi trước có 4 ngón, chi sau có 3 ngón, chân sau dài bằng chân trước, thường dài khoảng 8-9 cm, các ngón chân đều có móng nhọn nhưng nhỏ và ngắn, thường thì móng chi trước dài khoảng 1,6 cm, còn các móng ở chi sau dài khoảng 1,3 cm; vùng đầu hình tròn, bên mép có râu xếp thành tầng, lớp; hàng trước ngắn, hàng sau dài, râu dài từ 0,5-4 cm, tai nhỏ và ngắn, dài khoảng 1,5 cm, rộng khoảng 3 cm, ở điểm giữa vành tai lại hướng vào trong nên tạo thành hình số 3. Núm vú ở con cái ở hai bên dưới vùng bụng, cơ quan sinh dục của con đực và con cái đều ở gần hậu môn. Chồn nhung đen trưởng thành, thân dài từ 30-40 cm, con đực dài hơn con cái, lông dài từ 1,5 – 3 cm, chồn con 2 tháng tuổi nặng khoảng 500 gam, sau đây liệt kê 4 loại chồn để so sánh sự khác biệt về màu lông cũng như hình thể: Giống Anh quốc: lông ngắn, mềm mại, thể trạng khỏe mạnh, màu lông có lẫn các màu trắng, đen, vàng xám. Giống Angola: sợi lông mảnh nhưng dài, bao phủ khắp mặt, đầu, thân người; màu lông thì có rất nhiều, có cả màu vàng cam, màu xám đen. Giống Tây Á: lông ngắn và thô, thể trạng yếu, màu nâu phân bố khắp toàn thân. Loại chồn này rất mẫn cảm đối với các loại dịch bệnh. Giống Pêru: lông ngắn nhưng dày, mềm mại như tơ, đặc biệt là ở vùng bắp chân và ở chi trước, vùng đầu lông bao phủ tới tận mũi, màu lông có rất nhiều: màu vàng cam, màu đen, màu xám, màu xanh da trời. Sau nhiều lần làm thực nghiệm trên 4 loại chồn kể trên, lông hỗn tạp các màu trắng, đen, xám và vàng, thể hình nhỏ, do đó khi lựa chọn loại chồn để nuôi dưỡng nhất định phải chú ý. 3. Tập quán sinh hoạt: Tính tình của loài Chồn nhung đen khá hiền lành, không cắn người cũng không cào cấu, đối với con người rất hiền lành, không xảy ra đối kháng với các loài động vật khác, trốn chạy là bản năng duy nhất, không giỏi leo trèo, chạy nhảy, không cần làm lồng che phủ, xây chuồng trại cũng có thể nuôi dưỡng chồn ; sợ ẩm ướt, thích môi trường sống khô ráo sạch sẽ; rất nhát gan, trong không gian yên tĩnh, đột nhiên có âm thanh hoặc có loài chuột, gia cầm, gia súc, hoặc người lạ đột nhiên xông vào sẽ làm chồn bị hoảng sợ, kích động (trừ người cho ăn thường xuyên ra vào); khứu giác và thính giác của loài chồn rất phát triển, đối với sự thay đổi của môi trường rất mẫn cảm, ví dụ như sự thay đổi đột ngột của thời tiết; không khí ô nhiễm. Chồn con sau khi dứt sữa và chồn trưởng thành đều rất thích chung sống với nhau, thường đùa giỡn với nhau, rất hoạt bát, do đó, cần có khoảng trống rộng để chồn chơi đùa, nếu không quá trình sinh trưởng phát dục sẽ không tốt, mà tỷ lệ sinh sản lại thấp đi thấy rõ. Chồn nhung đen khá mẫn cảm đối với những thay đổi đột ngột của nhiệt độ, không thích ứng được với sự biến đổi lớn của thời tiết, ví dụ như: trời mùa đông đột nhiên nóng lên, trời mùa hạ lại đột nhiên trở lạnh, nếu không tăng cường chú ý thì sẽ dễ bị nhiễm bệnh, thích hợp với nhiệt độ khoảng 18~25 độ C. Chồn nhung đen thường dùng tiếng kêu để biểu thị yêu cầu của mình, ví dụ như sau khi chồn đã quen với người cho ăn thì từ xa, chỉ cần nghe thấy tiếng bước chân, tiếng nói chuyện của người cho ăn liền phát ra tiếng kêu “chi chi chi”; đặc biệt là khi chúng đói và đòi ăn thì tiếng kêu càng to và nhiều hơn. Do bị đói nên khi người cho ăn mở cửa bước vào phòng, có con còn chồm hai chân trước lên và đứng bằng hai chi sau, hai chi trước con chụm vào nhau đưa lên cao để đòi ăn, giống như đang hành lễ với người cho ăn; sau khi được cho ăn thì lập tức ngoan ngoãn ngừng kêu, yên lặng tranh ăn với nhau, sau khi ăn no liền nô đùa với nhau. Chồn đực vào thời kỳ phát dục, liền theo đuổi chồn cái và phát ra tiếng kêu trầm “ tu lu tu lu”; sau khi giao phối lại phát ra tiếng kêu “ chiu chiu chiu” biểu thị sự hưng phấn và hài lòng. Trong mùa giao phối, giữa các con đực với nhau xảy ra những va chạm, xung đột, con nào mạnh hơn sẽ nghiến răng nghiến lợi và phát ra tiếng kêu “ cưa cưa”, thể hiện sự tức giận, đuổi kẻ yếu hơn đi. Chồn nhung đen có tập tính đoàn kết với nhau chống lại kẻ thù, khi nghe thấy một âm thanh lạ liền lập tức phát ra tiếng kêu cảnh báo “gu lu”, đồng thời lập tức chạy trốn. Chồn nhung đen là loại động vật ăn cỏ cỡ nhỏ, giác quan phát triển, thành dạ dày rất mỏng, ruột thừa khá lớn, thích ăn lá mạ non có chứa nhiều xơ, đặc biệt là ngọn cây non của các loại dây leo thân mềm. Chồn nhung đen có khả năng tiêu hóa các loại chất xơ rất tốt, có thể tiêu hóa tới 38,2% hàm lượng chất xơ. Về các loại thức ăn của chồn nhung đen thì có các đặc trưng như sau: khi chọn các thức ăn tinh cho chồn nhung đen ( ví dụ như: lúa mạch, cám gạo) nên chọn các loại thức ăn phù hợp với khẩu vị của chồn, khiến cho chồn ăn tốt hơn, 1 khi thay loại thức ăn, lập tức xảy ra hiện tượng kén ăn hoặc thậm chí là ngừng ăn, nhưng sau khi thích ứng với loại thức ăn mới, chồn nhung đen lại ăn nhiều trở lại. 4. Đặc trưng sinh trưởng và phát dục: Thời gian chồn nhung đen từ lúc sinh cho tới lúc trưởng thành là khoảng 60 ngày đối với con cái, và khoảng 70 ngày đối với con đực. Chồn đực và chồn cái sau khi giao phối thành công, chồn cái mang thai khoảng 60~70 ngày, mỗi lần sinh từ 3~6 con, mỗi năm mang thai 4~5 lần, một con đực phối cho 1~2 con cái là tốt nhất. Thời gian chồn cái sinh con xảy ra vào cả buổi ngày lẫn buổi đêm, nhưng thường thấy rất nhiều vào đêm khuya, sau khi sinh chồn mẹ liền ăn nhau thai của chồn con, liếm sạch lông cho chồn con, sau đó mới cho chồn con bú. Chồn con sau khi sinh vài tiếng liền có thể ăn được thức ăn ngoài, sau 40~60 ngày chồn con có thể trọng khoảng 500 gam. Tuổi thọ của chồn nhung đen có thể kéo dài khoảng 6~7 năm, thường là 3~4 năm. 5. Sinh sản Chồn nhung đen là loại động vật có vú, số lượng của bầy đàn phụ thuộc vào tốc độ sinh sản cũng nhu tỷ lệ tử vong cao hay thấp, tỷ lệ chồn đực chồn cái, số lần phát dục, mỗi lần mang thai sinh bao nhiêu chồn con, tỷ lệ mang thai; điều kiện dinh dưỡng, nguồn thức ăn, ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu, môi trường nuôi dưỡng. Khi nuôi dưỡng chồn nhung đen phải tạo điều kiện môi trường sinh trưởng và phát dục thuận lợi, cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, để có một đàn chồn lớn, sinh sôi mạnh: a. Cách phân biệt chồn đực chồn cái: Khi phân biệt chồn đực chồn cái, dùng tay trái tóm nhẹ vào gáy của chồn nhung đen, dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào vai trái, dùng 4 ngón còn lại tóm chặt vai phải và vùng ngực của chồn nhung đen, nhẹ nhàng xách chồn nhung đen lên (lúc này nên tránh đè vào vùng bụng), nâng sao cho vùng bụng hướng lên trên, sau đó dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải nhẹ nhàng ấn vào vùng bụng có bộ phận sinh dục, quan sát hình dạng của nó xem có dương vật hay là âm hộ. Có dương vật là con đực có âm hộ là con cái. b. Chọn giống Trong quá trình xây dựng một đàn chồn mới hoặc trong quá trình người nuôi gây giống từ đàn chồn gốc, cần phải chú ý chọn con chồn khỏe mạnh, có nhiều ưu thế làm con giống. Đặc điểm để chọn chồn giống là: thể hình đầy đặn, béo tốt, khỏe mạnh, xương cốt chắc chắn, cứng cáp, toàn thân có lông một màu đen tuyền và bóng mượt, lông dày đều và sạch sẽ, dinh dưỡng đầy đủ, cử động linh lợi, hoạt bát, vùng đầu tròn đều, cổ ngực bụng săn chắc, tứ chi đầy đủ, có lực và không bị biến dạng; mắt đen và sáng, không bị ghèn mắt, mũi ươn ướt, không có hiện tượng rụng lông, hô hấp bình ổn, da mềm mại và có tính đàn hồi, không bị bệnh ngoài da, không có bọ. Con đực khỏe mạnh, sức ăn khá tốt, khă năng chống bệnh khá tốt, bộ phận sinh dục phát triển tốt, hai tinh hoàn vừa to vừa cân đối với nhau,dương vật phát triển bình thường. khả năng phối giống tốt, tính tình hiền lành, dễ thuần hóa. con cái có thể trạng khỏe mạnh, sức ăn tốt, sức kháng bệnh cao, âm hộ phát triển bình thường và sạch sẽ, hai vú phát triển tốt, đầu núm vú nhô hẳn ra ngoài, tỷ lệ mang thai và sinh con thành công cao, phát triển bình thường, tính tình hiền lành, và có nhiều sữa. c. Phối giống Thời kỳ giao phối đầu tiên của chồn diễn ra khi chồn được 40~60 ngày tuổi đối với chồn cái và 70~71 ngày tuổi đối với chồn đực, thời gian giao phối của chồn cái kéo dài 12~18 ngày. Để duy trì được ưu điểm của chồn bố mẹ thì phải đợi đến khi cơ quan sinh dục của chồn nhung đen phát triển hoàn thiện, sau khi hoàn toàn thành thục mới cho giao phối, nếu cho giao phối quá sớm, chồn con trong quá trình sinh trưởng sẽ có những ảnh hưởng không tốt. Thường thì chồn cái sau khi sinh được 2~3 tháng; chồn đực được 3~4 tháng thì có thể cho giao phối, chồn con sinh ra sẽ khỏe mạnh. Trong thời kỳ giao phối, chồn cái thường có nhu cầu giao phối từ 1~18 tiếng, trung bình là 9 tiếng đồng hồ, thường là từ 5h chiều đến 5h sáng hôm sau, giao phối vào buổi đêm hiệu quả rất tốt. Khi sắp hết thời gian mà con cái có nhu cầu giao phối thì thường là con cái sẽ bài tiết trứng ra ngoài cơ thể, ngoài ra chồn cái sau khi sinh được 3 tiếng đồng hồ sẽ động đực và có thể bài tiết ra trứng, do đó, nếu chọn đúng thời gian này sẽ là tốt nhất, có thể nâng cao tỷ lệ thụ thai. Tiêu chí phối giống thành công: trong lúc phối giống, phải chú ý tình hình chồn đực theo đuổi chồn cái như thế nào, chồn cái nếu tỏ ra thân mật có nghĩa là chồn cái đồng ý giao phối, nhưng nếu chồn cái không muốn giao phối sẽ kháng cự lại chồn đực đang đuổi theo mình, thậm chí là chống cự quyết liệt. Cách phân biệt giao phối thành công: sau khi giao phối xem xét cửa âm đạo của chồn cái có cái nắp như làm bằng keo dính hay không, đây là hỗn hợp giữa dịch của con cái và tinh dịch của chồn đực, xem xét xem ở âm hộ con cái có nắp không có thể đoán biết được giao phối có thành công hay không? Nhưng cái nắp ở cửa mình của chồn cái này, có lúc do chồn cái vận động quá mạnh mà bị rơi mất. Lúc cần thiết thì có thể kiểm tra trong âm đạo của chồn cái xem có tinh trùng hay không, từ đó xác định được là giao phối đã thành công hay không? Trong thời gian phát dục của chồn cái, sau khi đã tách riêng chồn đực, chồn cái phải nắm lấy thời điểm con cái phát dục để có thể giao phối một lần là thành công. Khi nuôi 1 đàn lớn phải áp dụng phương pháp cho 1~2 chồn đực giao phối với 3~4 chồn cái, nhưng phải chú ý không để 2 chồn đựng cùng tranh nhau giao phối với chồn cái, nếu không sẽ xảy ra xung đột dẫn đến gây thương tích, ảnh hưởng không tốt đến việc phối giống. Nếu là phối giống để làm tăng số lượng của đàn chồn có quy mô nhỏ thì có thể cho từng cặp chồn giao phối với nhau, nếu như chồn cái vẫn đang trong thời kỳ nuôi con thì phải đợi đến sau khi chồn con dứt sữa mới đem đi phối giống, hoặc ngay sau khi chồn mẹ vừa sinh con xong khoảng nửa ngày thì đưa chồn đực vào chuồng, đợi đến khi chồn cái động đực thì lập tức cho giao phối ngay, giao phối vào thời điểm này có tỷ lệ thành công cao, có thể nâng cao tỷ lệ sinh sản. Trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm, để có thể tìm ra phương pháp phối giống tốt nhất, chúng tôi đã cho tiến hành phối giống theo các phương pháp như sau: (+) Phương pháp phối giống cận huyết Phương pháp phối giống này là phương pháp sinh sản ra đời chồn con cùng huyết thống với các đời chồn trước. Đợi khi chồn đực đã thành thục, chia thành từng nhóm: 1 đực : 1 cái; 1đực : 2 cái; 1đực : 3 cái rồi cho giao phối tự do với nhau, chồn con sinh ra cũng chia thành 3 nhóm tương ứng rồi cho giao phối với nhau, sau mấy đời sinh sản như thế thì cho kết quả sinh sản như sau: Nhóm gồm 1 đực : 1cái: với phương pháp phối giống này thì mỗi lần mang thai sinh được trung bình 3,5 chồn con, chồn con sống đến sau khi dứt sữa là 100%. Nhóm 1 đực : 2 cái và 1 đực : 3 cái cho kết quả là: mỗi lần mang thai trung bình sinh được 3 chồn con. Nhưng sau nhiều tuần quan sát thì sẽ thấy có xuất hiện hiện tượng không tốt như: dị dạng, thoái hóa giống, không thể sinh sản ra loài chồn nhung đen có màu lông toàn thân đen tuyền nữa, hơn nữa càng về sau thì dị biến càng nhiều. Do đó, trong quá trình nuôi dưỡng, phát triển đàn chồn phải chú ý không cho giao phối cận huyết. (+) Phương pháp phối giống không cận huyết Phương pháp phối giống không cận huyết có nghĩa là cho phối giống giữa chồn đực và chồn cái có họ xa, không có huyết thống gần gũi. Lựa chọn chồn đực và chồn cái khỏe mạnh, thành thục, có tuổi tương đương, có đặc điểm sinh trưởng và phát triển khỏe mạng và giống với đời bố mẹ, sau đó chia thành các nhóm: 1 đực : 1 cái; 1đực : 2 cái; 1đực : 3 cái. Mỗi nhóm lại chia ra thàh các lứa khác nhau để nuôi dưỡng, sau đó cho giao phối với nhau. Chồn con của mỗi nhóm sau khi được nuôi dưỡng hoàn toàn trưởng thành và thành thục thì lại cho giao phối với các chồn con của các nhóm khác bố mẹ, đời chồn con tiếp theo này có thời gian mang thai khoảng 70 ngày, trung bình mỗi lần mang thai sinh được 4 chồn con, tỷ lệ chồn con sống sót là 90~100%. Áp dụng phương pháp giao phối không cận huyết thì đều không xuất hiện hiện tượng thoái hóa giống và bị lai tạp các đặc tính không phải của loài chồn nhung đen, có thể duy trì được giống chồn nhung đen có màu lông toàn thân đen tuyền. (+) phương pháp giao phối không cận huyết cho cả một đàn chồn lớn Lựa chọn những chồn giống đã hoàn toàn thành thục, không cận huyết, khỏe mạnh, tuổi tương đương, tình hình sinh trưởng và phát dục tương đương với nhau, có tính kháng bệnh cao rồi chia thành các nhóm phối giống khác nhau; mỗi nhóm có 2~4 chồn đực, 5~10 chồn cái, sau khi phân nhóm thì tiến hành nuôi dưỡng như bình thường. Ưu điểm của việc giao phối không cận huyết cho cả một đàn chồn lớn là khi chồn mẹ động đực có thể tìm thấy ngay chồn đực và lập tức tiến hành giao phối, tỷ lệ thụ thai do đó cũng cao; nuôi dưỡng và cho giao phối theo đàn lớn có thể hình thành được những biến dị tốt, có thể nâng cao khả năng sống sót của chồn con, tiết kiệm được diện tích nuôi, giảm bớt sức lao động, dễ quản lý, sức ăn của chồn nhung đen cũng tốt, chồn cái có thể tự do lựa chọn doẵng đực để giao phối nhưng không thể có lợi bằng phương pháp cho giao phối theo từng cá thể một, bởi vì thường phát sinh việc chồn đực vì tranh giành được giao phối với chồn cái mà xảy ra xung đột với nhau, việc cắn nhau giữa các chồn đực sẽ làm cho chồn bị thụ thương, có trường hợp chồn đực vì tranh giành giao phối với con cái nhiều lần mà làm tiêu hao thể lực rất lớn, ảnh hưởng tới sức khỏe của chồn đực; ngoài ra khi nuôi theo đàn lớn thì có nhiều chồn con sinh ra thường bị chết, tỷ lệ tử vong là khá cao. Nếu như sau khi chồn mẹ được thụ thai thì tốt nhất là nên đưa chồn mẹ ra nuôi dưỡng riêng, đợi sau khi chồn con dứt sữa thì mới đưa chồn mẹ quay lại đàn. Điều nàu có thể giảm bớt được tỷ lệ bị tổn thương, nâng cao tỷ lệ sống sót của chồn con. Đối với phương pháp giao phối này thì tỷ lệ 2 đực : 5 cái hoặc 3 đực: 8 cái trong mỗi nhóm là thích hợp nhất. Tỷ lệ chồn con sinh ra trong mỗi lần mang thai là 3,5~4,2 chồn con, tỷ lệ chồn con sống sót là 81~94,4%. (+) Phương pháp phối giống giữa chồn đực và chồn cái khác chuồng nuôi Chồn đực và chồn cái bình thường không được cùng nuôi dưỡng chung với nhau trong cùng 1 chuồng; đợi khi chồn con dứt sữa hoặc 12 tiếng sau khi chồn mẹ sinh hạ chồn con thì đưa chồn đực ở đàn khác vào, sau khi giao phối thành công thì lại đem chồn đực ra nuôi riêng; hoặc đợi khi chồn mẹ mang thai khá lớn thì mới đưa chồn đực ra khỏi chuồng của chồn mẹ. Do thời gian giao phối của chồn đực ngắn nên có thể duy trì được tinh lực sung mãn, tỷ lệ thụ thai của chồn cái rất cao; ngoài ra, còn rất có lợi trong việc chồn mẹ có thể bảo vệ được thai nhi; sinh ra được đời chồn con có khả năng chống bệnh cao. Thực tiễn đã chứng minh, áp dụng phương pháp này có rất nhiều lợi ích: trung bình mối lần mang thai sinh được 3,7~4,4 chồn con, tỷ lệ sống sót của chồn con là 93~97,1 %, trong đó để 1 chồn đực giao phối với 2 chồn cái là tốt nhất. Nếu chồn cái quá nhiều, chồn đực sẽ vì bị tiêu hao tinh tực nhiều mà không thể giao phối, bỏ lỡ thời gian phát dục của chồn cái. (+) Mang thai, sinh con và cho bú: Trong thời kỳ phát dục của chồn nhung đen, trứng sau khi rụng từ buồng trứng sẽ đi qua ống dẫn trứng xuống tới chỗ phình to của ống dẫn trứng và ở đấy; sau khi giao phôi với chồn đực thì trứng sẽ được thụ tinh và sẽ theo ống dẫn trứng tiếp tục đi tới tử cung và dính vào thành tử cung, bắt đầu phân chia tế bào, hình thành bào thai. Máu của chồn mẹ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho chồn con thông qua nhau thai và nước ối, giúp thai nhi phát triển; do đó, bụng của chồn mẹ cũng dần to lên và lộ hẳn ra ngoài. Cuối thời kỳ mang thai, vú của chồn mẹ phát triển rất nhanh. .Trước khi sinh khoảng 3~5 ngày, chồn mẹ sẽ dùng răng dứt bớt lông quanh vú làm cho đầu vú lộ hẳn ra ngoài, đồng thời làm vệ sinh sạch sẽ xung quanh vùng âm hộ. Trước khi sinh, chồn mẹ sẽ bỏ ăn 1~2 bữa, tỏ ra không yên, có hiện tượng đau bụng, phát ra âm thanh”gu gu” nhỏ, co chân sau lên và nằm nghiêng về một bên, sau đó sẽ có hiện tượng vỡ ối, chảy một ít máu đen. Lúc sinh chồn nhung đen, đầu của chồn con sẽ ra trước, thân người sau đó cũng nhanh chóng lộ ra ngoài; tiếp đó chồn mẹ sẽ cắn đứt cuống rốn và ăn nhau thai, rồi không ngừng liếm sạch lông cho chồn con. Quá trình sinh chồn con kéo dài từ 1~2 tiếng đồng hồ; chồn con lúc sinh ra nặng khoảng 50~100 gam; chồn con sau khi sinh khoảng 2 tiếng đã có thể bò đi tìm bú sữa mẹ. Chồn mẹ cũng chờ sẵn bên cạnh để cho chồn con bú. Chồn con được ba ngày tuổi đã có thể ăn được một ít ngọn rau xanh non mềm, sau 5 ngày là có thể ăn được một ít thức ăn tinh và bắt đầu chạy nhảy, hoạt bát, rất đáng yêu. Do chồn mẹ chỉ có hai đầu vú, nếu sinh nhiều chồn con thì cũng chỉ đành cho chồn con thay nhau bú mẹ, hoặc sẽ do người nuôi dưỡng cho uống sữa bò để có thể nâng cao tỷ lệ sống sót của chồn con. Thường thì khi chồn con được 14 ngày tuổi là có thể bắt đầu cho cai sữa, và tách ra ở riêng, nhằm giúp cho chồn mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, chuẩn bị cho đợt sinh sản tiếp theo. 6. Kỹ thuật chăn nuôi: 6.1. Lựa chọn mặt bằng chăn nuôi: Người chăn nuôi khi chăn nuôi chồn nhung đen thì đầu tiên phải chọn được địa điểm chăn nuôi tốt. Nơi chăn nuôi phải đáp ứng được những yêu cầu phù hợp với tập tính sinh hoạt của chồn nhung đen, những yêu cầu về môi trường, số lượng đàn chồn định nuôi, cũng như đặc điểm sinh sản và những yếu tố về điều kiện môi trường khí hậu, trình độ chăn nuôi khác biệt ở các vùng khác nhau; tùy theo điều kiện mặt bằng và khả năng tà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCh#U1ed3n nhung =en la lo#U1ea1i =#U1ed9ng v#U1eadt pn c#U1ecf.doc
Tài liệu liên quan