Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính

Cá rô phi là loài cá dễ nuôi, lớn nhanh sau 4-5 tháng nuôi nếu được cho ăn đầy

đủ sẽ đạt trọng lượng 0,4-0,6kg/con. Chúng sử dụng được hầu hết các loại thức ăn tự

nhiên, các mùn bã hữu cơ, các Ditrit trong môi trường ao nuôi. Do đó nếu được nuôi

trong ao, cá rô phí vừa có tác dụng tiêu diệt các loại động vật nhỏ mang mần bệnh

vừa có tác dụng làm sạch môi trường và cho sản phẩm có giá trị .

pdf57 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ PHI ĐƠN TÍNH I.GIỚI THIỆU VỀ CÁ RÔ PHI ĐƠN TÍNH Cá rô phi là loài cá dễ nuôi, lớn nhanh sau 4-5 tháng nuôi nếu được cho ăn đầy đủ sẽ đạt trọng lượng 0,4-0,6kg/con. Chúng sử dụng được hầu hết các loại thức ăn tự nhiên, các mùn bã hữu cơ, các Ditrit trong môi trường ao nuôi. Do đó nếu được nuôi trong ao, cá rô phí vừa có tác dụng tiêu diệt các loại động vật nhỏ mang mần bệnh vừa có tác dụng làm sạch môi trường và cho sản phẩm có giá trị . Gần đây cá đại phương có nghề nuôi cá trong cả nước đã đưa đối tượng cá rô phi vằn O.niloticus đã được chuyển hoá giới tính (cá rô phi đơn tính đực ) vào nuôi luân canh, xen vủtong ao nuôi tôm và bước đầu chứng tỏ có hiệu quả cao. Thực hiện chủ trương của Ngành thuỷ sản Ninh thuận từng bước đưa đối tượng cá rô phi đơn tính vào nuôi trong ao nuôi tôm, nhằm thay thế con tôm trong cá vụ phụ và theo yêu cầu của bà con nuôi tôm địa phương. chúng tôi soạn thảo kỹ thuật nuôi cá rô phi giúp bà con có điều kiện tham khảo những kiến thức cơ bản về đối tượng này, trên cơ sở đó vận dụng vào th ực tế ao nuôi của mình có hiệu quả. Tài liệu chắn chắn không tránh khỏi những sai sót, kính mong bà con, các đồng nghiệp đóng góp nhiều ý kiến bổ sung để tài liệu được hoàn chỉnh hơn. II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ RÔ PHI 1. Đặc điểm phân loại: Dựa vào đặc điểm sinh sản, người ta chia cá rô phi thành 3 giống là Tilapia ( cá đẻ cần giá thể ), Sarotherodon ( Cá bố hay cá mẹ ấp trứng trong miệng ). Cá rô và Oreochromis (cá mẹ ấp trứng trong miệng). Cá rô phi hiện đang nuôi phổ biến ở Việt Nam thuộc : Bộ cá vược PerciForms Họ Cichlidae Giống Oreochromis Loài Cá rô phi vằn O.niloticus. Hiện nay có 3 loài chính được phổ biến tại Việt Nam là : - Cá rô phi cỏ Oreochromis Mossambicus, được nhập vào Việt Nam năm 1953 qua ngã Thái Lan. - Cá rô phi văn ( Rô phi Đài Loan O.niloticus ) được nhập vào Việt Nam năm 1974 từ Đài Loan. - Cá rô phi đỏ ( red Tilapia ), có màu hồng được nhập vào Việt Nam năm 1985 từ Maliaxia. 2. Đặc điểm về hình thái: Cá rô có thân hình mùa hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Vi đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2 phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sóc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt. 3. Các đặc điểm phân biệt cá đực, cá cái: ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT CÁ ĐỰC CÁ CÁI Đầu To và nhô cao Nhỏ, hàm dưới trề do ngậm trứng và con Màu sắc Vi lưng và vi đuôi sặc sỡ Màu nhạt hơn Lỗ niệu sinh dục 2 lỗ : lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu môn 3 lỗ : lỗ niệu. lỗ sinh dục và lỗ hậu môn. 4. Đặc điểm môi trường: Các loài cá rô phi hiện đang nuôi có đặc điểm sinh thái gần giống nhau. 4.1-Nhiệt độ : Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20-320C, thích hợp nhất là 25-320C. khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8-420C, cá chết rét ở 5,50C và bắt đầu chết nóng ở 420C. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh. 4.2-Độ mặn: Cá rô phi là loài rộng muối, chúng có khả năng sống được trong môi trường nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0- 40%. Trong môi trường nước lợ ( độ mặn 10-25‰) cá tăng trưởng nhanh, mình dày, thịt thơm ngon. 4.3 - Độ pH: Môi trường có độ pH từ 6,5-8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá có thể chịu đựng trong môi trường nước có độ pH thấp bằng 4. 4.4 – Oxy hoà tan: Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu Oxy. Yêu cầu hàm lượng oxy hoà tan trong nước của cá rô phi ở mức thấp hơn 5-10 lần so với tôm sú. 5. Đặc điểm về dinh dưỡng và sinh trưởng. 5.1- Tính ăn: Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 3 Khi còn nhỏ, cá rô phi ăn dinh vật phù du ( tảo và động vật nhỏ ) là chủ yếu ( cá 20 ngày tuổi , kích thước khoảng 18mm). Khi cá trưởng thành ăn mùn bả hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thuỷ sinh. Tuy nhiên trong nuôi công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng.Trong thiên nhiên cá thường ăn từ tầng đáy có mức sâu từ 1-2m. 5.2- Sinh trưởng: Khi nuôi trong ao, cá sử dụng thức ăn tự nhiên sẵn có kết hợp với thức ăn chế biến, cá rô phi vằn đơn tính lớn nhanh từ tháng đầu đến tháng thứ 5-6. Trong điều kiện ao nuôi tôm ( Đầm Nại- Ninh thuận ), cá rô phi vằn sau 5,6 tháng nuôi có thể đạt trọng lượng 0,5-0,6 kg/con từ cá giống (0,65g/con). III. KỸ THUẬT NUÔI 1. Chuẩn bị ao nuôi: Là khâu quan trọng để tạo ra nhiều thức ăn tự nhiên cho cá trong suốt vụ nuôi. Đối với ao nuôi luân canh, xen vụ, một vụ tôm-một vụ cá với mật độ 1-2 con/m2 thì việc chuẩn bị ao nuôi trở nên đơn giản, nhưng chú ý đến vấn đề diệt cá tạp, rắn nước. Có thể bón thêm vôi sống được xay trực tiếp từ đá vôi, vỏ sò, ốc … số lượng từ 300-500 kg/ha và phân hữu cơ ( phân heo, gà, trâu, bò …) ủ thật hoai, bón lót vào nền đáy ao từ 300-500 kg/ha. Đối với các ao nuôi tăng sản, mật độ từ 5-7 con/m2 trở lên, thời gian nuôi kéo dài, việc chuẩn bị ao cần làm kỹ các khâu dọn bùn dơ, phơi nắng 5-7 ngày, cày xới nền đáy. Lượng vôi và phân bón nhiều hơn so với mật độ nuôi thưa và phải bón bổ sung thêm trong quá trình nuôi. 2. Gây màu nước: Sau khi thu hoạch tôm và công việc bón vôi, phân, diệt tạp đưụơc thực hiện xong, đóng khung lưới lọc cá tạp và cho nước vào 30-40 cm sau 4-5 ngày nước lên màu xanh nhạt, xanh vàng hoặc xanh lá chuối thì tiếp tục cấp nước vào ao đạt mực 1m và chuẩn bị thả cá giống. Nuôi cá rô phi trong ao, đìa nuôi tôm cần chú ý: Nên tận dụng lại các nguồn nước thải ra từ các ao nuôi tôm vì nguồn nước này chứa nhiều loại tảo là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho cá rô phi. Có thể nuôi cá rô phi trong ao nước ngọt hoặc ao ương 1-2 tháng với mật độ dày (15-20 con/m2) vào thời điểm tháng 6,7. Đến khi thu tôm ( tháng 9,10 ) chuyển số cá này sang ao nuôi tôm, cá sẽ lớn nhanh, rút ngắn được thời gian nuôi. 3. Cá giống: * Cá giống đạt các tiêu chuẩn: Hình dạng cân đối, không dị hình, không xây xát. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 4 Màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh. Khi thả cá ta phải để bao, túi chứa cá xuống ao từ 15-20 phút, sau đó đổ cá ra các thau, chậu để thuần dưỡng độ mặn. Thêm nước mặn từ từ vào thau, chậu để tăng dần sau 1 giờ tăng lên 2-3‰ ( độ mặn ) và tăng dần đến khi bằng độ mặn của nước ao. Nên thả cá giống vào buổi sáng hoặc chiều mát. Tránh thả cá vào buổi trưa hoặc trời nắng gay gắt, cá giống vừa phải chống chịu với nhiệt độ cao vừa phải thích nghi với độ mặn làm cho các bị và hao hụt sau khi mới thả. Đối với ao đìa có độ mặn từ 15‰ trở xuống thì không cần phải thuần dưỡng mà có thể thả cá giống trực tiếp xuống. 4. Mật độ nuôi: Khi mới thả cá giống có trọng lượng 0,5-1 gam/con tương đương với 1000- 2000 con/kg. Cá giống có thể thả nuôi trong ao nhỏ với mật độ 15-20 con/m2, sau một tháng chuyển sang ao lớn hơn, giảm mật độ xuống còn 7-10 con/m2 và sau 2 tháng có thể chuyển sang ao có mật độ nuôi phù hợp 2-3 con/m2. Trong điều kiện bình thường nuôi luân canh một vụ tôm, một vụ cá có thể nuôi ở mật độ 2-3 con/m2. Trong điều kiện chăm sóc quản lý tốt và quản lý tốt có thể nuôi ở mật độ 3-5 con/m2 . Trong nuôi tăng sản, có máy quạt nước có thể nuôi ở mật độ 5-10 con.m2 5. Cho cá ăn: Sử dụng thức ăn tự chế biến gồm các thành phần: Cá tạp, cá vụn, cua, ghẹ nhỏ hoặc các chế phẩm từ các lò mổ gia súc tỷ lệ : 40-50% Bột bắp, bột mì, bột khoai lang, bột gạo : 20-30% Cám gạo : 10-20% Bã đậu nành, đậu phộng : 10-20% Cách chế biến : Các thành phần trên được nấu chín, trộn với cám gạo, xay đùn ra sợi, phơi ráo và cho ăn hết trong ngày. Cho ăn : 02 lần mỗi ngày: - Sáng vào lúc 5-6 giờ và - Chiều vào lúc 17-18 giờ. Lượng thức ăn : Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 5 Tháng đầu : lượng thức ăn trong tháng bằng 3-5% trọng lượng đàn cá. Tháng thứ 2 : lượng thức ăn trong ngày bằng 2-3% trọng lượng đàn cá. Tháng thứ 3 trở đi : lượng thức ăn trong ngày bằng 0,5-1% trọng lượng cá. + Trong nuôi cá rô phi cần chú ý kết hợp cho ăn với việc bón phân hữu cơ sẽ gia tăng năng suất cá nuôi. Để tạo thức ăn tự nhiên phong phú có thể bón phân hữu cơ ( thường là phân heo, gà, vịt, trâu, bò ...) và phân vô cơ ( Urê, N.P.K…) hai loại phần này được dùng kết hợp hoặc riêng lẻ tuỳ điều kiện màu mỡ của từng ao nuôi. Ví dụ : Cho ăn kết hợp bón phân gà ( đã ủ hoai) ở mức độ 5kg phân khô/ha/ngày và bón 5ngày/tuần sẽ cho kết quả tốt. Việc tạo ra thức ăn tự nhiên tốt ( màu nước đậm, mật độ tảo dày) hoặc những ao đìa giàu dinh dưỡng được xem là biện pháp hữu hiệu nhất để tăng năng suất cá nuôi trong ao, đìa. 6. Chăm sóc quản lý : Hàng ngày quan sát rò rỉ xung quanh bờ ao, khung lưới cống và hoạt động của cá. Nếu thấy cá nuôi nổi đầu từ lúc sáng sớm thì phải cung cấp thêm nước. Định kỳ 10-15 ngày kiểm tra cá bằng chài, cân đong tự tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn của cá hàng ngày. 7. Thu hoạch: Sau khi nuôi 5-6 tháng, cá đạt trọng lượng 0,5-0,6 kg/con, có thể thu hoạch cá thịt, có hai cách thu. Thu tỉa : tháo nước ao cạn ở mức nước 40-50cm, kéo lưới thu tỉa cá lớn. Thu sạch : kéo lưới bắt nhiều lần sau đó bơm cạn bắt hết số cá còn lại. Kết luận: Cá rô phi dễ nuôi, có khả năng thích nghi tốt với sự biến đổi của môi trường. Chúng ăn các loại tảo, động vật nhỏ, mùn bã hữu cơ làm sạch môi trường trong ao nuôi. Nuôi cá rô phi đơn tính trong ao nuôi tôm vụ đông xuân vừa tạo ra thu nhập cho người nuôi tôm, đồng thời tạo sản phẩm ý nghĩ cho xã hội, đó là nguồn đạm tươi sống cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 6 CÁC NGHIÊN CỨU MỚI TRONG VIỆC CHO CÁ RÔ PHI ĂN Trong những năm gần đây sản lượng cá rô phi tăng nhanh chóng, năm 2000 đạt 1,3 triệu tấn (FAO Fishtat, 2002), trong đó Trung Quốc chiếm 50% sản lượng. Nghiên cứu từ CPF Thái Lan đã cho thấy thức ăn viên chứa 20% protein thô có thể tiết kiệm chi phí trong nuôi cá rô phi ao và lồng. Có thể nuôi cá rô phi bằng nhiều phương pháp khác nhau, như nuôi ao bán thâm canh có bón phân và cung cấp thức ăn, nuôi thâm canh trong bể, nuôi thâm canh lồng và nuôi khép kín (nuôi tuần hoàn). Tuy nhiên, hiện nay có xu hướng đẩy mạnh nuôi cá rô phi chất lượng cao thoả mãn nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ðối tượng cá rô phi đỏ được nuôi nhiều ở Ðông Nam á vì chúng có giá tương đối thấp và thịt ngon nên đã trở thành loài có tính cạnh tranh và là sản phẩm thay thế các loài cá có vây khác như cá vược. Nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi Giống như các loại cá khác, cá rô phi cũng cần 10 loại axít amin thiết yếu. Chúng tiêu hoá cácbon hyđrat tốt hơn cá chép và cá trê phi. Việc cung cấp nhiều loại cácbon hyđrat và lipit có tác dụng tăng hiệu quả của protein trong chế độ ăn, với mức protein chiếm 18 22%. Rất khó xác định những vitamin và khoáng chất thích hợp trong chế độ dinh dưỡng của cá rô phi. Ðể giải quyết vấn đề này, một số nghiên cứu đã được tiến hành. Do cá rô phi có thói quen ăn uống đa dạng nên yêu cầu về chế độ ăn của chúng cũng rất linh hoạt. Bột cá vẫn là nguồn protein động vật chủ yếu trong thức ăn của cá rô phi, ngoài ra có thể lựa chọn các loại khác như thịt gia cầm, cá ủ xilô, bột tôm, nhuyễn thể... Những protein thực vật được sử dụng nhiều nhất trong thức ăn cá rô phi là đỗ tương, lạc, hạt bông, hạt hướng dương, hạt cải dầu và lá leucaena sp. Tuy nhiên, những protein động vật và thực vật trên chỉ có thể thay thế một phần bột cá trong thức ăn của cá rô phi. Ðiều này có thể do sự thiếu cân bằng của các chất dinh dưỡng thiết yếu như các axit amin và các khoáng chất, do sự hiện diện của các nhân tố phi dinh dưỡng làm giảm tính hấp dẫn của thức ăn, giảm tính ổn định của thức ăn trong nước và độ tiêu hoá thức ăn kém. Ðối với chế độ ăn không có bột cá, để đạt được mức tăng trưởng so với chế độ ăn tiêu chuẩn, phải bổ sung thêm 3% đicanxi phosphat và 2% lipit. Bảng 1: Một số yêu cầu dinh dưỡng của cá rô phi Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 7 Protein % của chế độ ăn Kích cỡ cá: 1-10g 10-100g >100g 34-36 28-30 20-25 Lipit (%) 6% như dầu cá tuyết, dầu đậu nành, dầu rau và dầu cọ Protein: tỷ lệ năng lượng 103mg/Kcal Axit béo thiết yếu 1,0% (18:2n-6 hoặc 20:4n-6) trong cá Tilapia.zilli 0,5% (18:2n-6) trong Oreochromis.niloticus Cacbon hyđrat 50% đối với cá rô phi lai Chế độ ăn Ðể đảm bảo đủ lượng thức ăn, có thể cho cá rô phi chưa trưởng thành (vài tuần tuổi) ăn với tỷ lệ cao bằng 3 - 4% trọng lượng cơ thể trong một ngày. Cá có trọng lượng 250-400g thì lượng thức ăn hàng ngày tốt nhất là bằng 1,5% trọng lượng cơ thể. Ðối với những loài nuôi trong nước biển thì hằng ngày nên cho ăn lượng thức ăn ít hơn 2% trọng lượng cơ thể. Số liệu thu được từ những cuộc thử nghiệm về tần suất cho cá rô phi ăn vẫn còn khá mơ hồ. Tung Shiau (1991) chỉ ra rằng cho cá rô phi lai ăn 6 lần/ngày thì cân nặng của chúng tăng nhanh hơn so với cho ăn 2 lần/ngày. Siraj et al.(1988) đạt được sự tăng trưởng và tỷ lệ trao đổi thức ăn (FCR) tốt hơn khi cho cá rô phi lai đỏ ăn ad libitum 2-3 lần/ngày. Bảng 2: Giới hạn các thành phần trong thức ăn có giá thành ít nhất cho cá rô phi ở các giai đoạn Thành phần % giới hạn Khởi điểm Bắt đầu Tăng trưởng Kết thúc Protein thô Tối thiểu (Min) 40 30 25 20 Chất béo thô Tối thiểu 4 4 4 4 Sợi thô Tối đa (Max) 4 4 4 8 Lysin Tối thiểu 2,04 1,53 1,28 1,02 Metionin + xystin Tối thiểu 1,28 0,96 0,8 0,64 Threonin Tối thiểu 1,44 1,08 0,9 0,72 Axít béo Tối thiểu 0,5 0,5 0,5 0,5 Axít béo Tối thiểu 0,5 0,5 0,5 0,5 Canxi Tối đa 2,5 2,5 2,5 2,5 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 8 Photphorơ (toàn bộ) Tối đa 1,5 1,5 1,5 1,5 Photphorơ (có sẵn) Tối thiểu 0,6 0,6 0,6 0,6 Tinh bột Tối thiểu 25 25 25 25 Năng lượng tiêu hoá (Kcal/kg) Tối thiểu 2800 2800 2800 2800 Vitamin và khoáng chất Cố định 2 2 2 2 Bột cá (tối thiểu 60% protein) Tối thiểu 15 12 10 8 Cám gạo Không hạn chế Cám lúa mỳ Không hạn chế Hạt cải dầu/hạt bông Tối đa - 10 15 20 Ngô/bột sắn/bột lúa miến Tối thiểu 10 10 10 10 Nuôi cá rô phi lồng Nuôi lồng có vốn đầu tư và chi phí hoạt động thấp hơn nhiều so với nuôi ao và nuôi bể. Cụ thể là cá được nuôi với mật độ cao và được cho ăn toàn bộ. Mật độ nuôi phải tuỳ theo lượng ôxy có trong nước nuôi. ở Ðông Nam á, khi nuôi thâm canh cá rô phi những người nuôi sử dụng thức ăn chứa 20 - 32% protein. Các số liệu thực tế trong nuôi lồng ở sông Ratchburi (Thái Lan) cho thấy, cá rô phi đỏ dòng Chitralada có trọng lượng ban đầu 58 - 89g, nuôi với mật độ khác nhau và cho ăn thức ăn công nghiệp chứa 20 - 32% protein thô. Sau 120 ngày cá đạt cân nặng 650 - 700g với năng suất thu hoạch 50kg/m3. Các số liệu tương tự cũng thu được từ nuôi cá rô phi ao (Malaixia) và nuôi lồng (hồ chứa nước Jatiluhur, Inđônêxia). Kết hợp nuôi ao và nuôi lồng Việc kết hợp này cho phép quản lý số lượng cá thả và thu hoạch cá. Cho cá ăn các thức ăn chế biến sẵn chứa 20 - 32% protein thô. Các cuộc thử nghiệm nhằm xác định hiệu suất nuôi cá rô phi lồng (100m3/lồng) trong điều kiện độ mặn 15 - 20ppt và nhiệt độ 28 - 320C, với năng suất 20,4; 20,9 và 21,2 tấn/ha/vụ tương ứng với thời gian nuôi là 143; 154 và 167 ngày. Mật độ thả 16300; 16500 và 15300 tương ứng với trọng Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 9 lượng cá là 127g; 149g và 145g. Các ao nuôi được lắp đặt các guồng quạt nước. Thử nghiệm cho ăn Vài cuộc thử nghiệm ở Trung tâm nghiên cứu động vật dưới nước Charoen Pokphand (Thái Lan) đã được tiến hành để xác định loại thức ăn và tần suất cho ăn thích hợp cho sự tăng trưởng của cá rô phi. Thử nghiệm 1, để so sánh hiệu suất của hai loại thức ăn cho cá rô phi (loại 20 và loại 25% protein thô). Trong thử nghiệm này, cá rô phi lai đỏ (O.mossambicus x O.hornorum) thả nuôi trong 8 lồng 100m3 với mật độ 5000 con/lồng. Treo các lồng trong ao có diện tích 1ha. 4 lồng đầu, nuôi trong 144 ngày cho cá ăn ad limitum 4 lần/ngày. Ðộ mặn 15 - 18ppt và ôxy hoà tan được duy trì ở mức 3,5ppm (tối thiểu). Nhiệt độ nước trong thời gian thử nghiệm là 28 - 320C. Ao được trang bị hai quạt nước để lưu thông nước (18 mái chèo và công suất mỗi quạt nước 3hp). Kết quả chỉ ra rằng không có sự khác nhau nhiều trong các lồng về cân nặng trung bình và tỷ lệ trao đổi thức ăn. Chỉ có sự khác nhau đáng kể là tăng cân nặng trung bình/ ngày của cá. Chi phí cho loại thức ăn chứa 20 và 25% protein tương ứng là 0,322 và 0,388 USD/kg (giá ở Thái Lan). Với cùng tỷ lệ trao đổi thức ăn như nhau, cá ăn thức ăn chứa 20% protein có chi phí sản suất tương đối thấp. Hiện tại, những người nuôi cá rô phi ở Malaixia và Thái Lan thích sử dụng thức ăn chứa 20% protein hơn. Chi phí thức ăn giảm 17%, vì thức ăn chiếm 50% sản lượng nên tổng chi phí có thể giảm 8,5%. Thử nghiệm 2 để xác định ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến sự tăng trưởng của cá rô phi Trong thử nghiệm này, cá rô phi lai đỏ (O.mossambicus x O.hornorum) có trọng lượng trung bình 320g được nuôi trong 12 lồng, thể tích mỗi lồng 100m3 với mật độ 3800 con/lồng. Các lồng được treo trong ao rộng 1ha và được ăn thức ăn chế biến sẵn trong cả quá trình nuôi. Cá được cho ăn ad libitum hai, ba và bốn lần/ngày. Sử dụng thức ăn chứa 25% protein trong 60 ngày thử nghiệm. Kết quả có sự khác nhau đáng kể trong quần thể về trọng lượng cá trung bình, tỷ lệ trao đổi thức ăn và khối lượng tăng trung bình hàng ngày. Cho ăn ad libitum ba và bốn lần/ngày thích hợp cho cá rô phi trong giai đoạn tăng trưởng. Cho ăn hai lần/ngày dẫn đến tỷ lệ chuyển hoá thức ăn nhiều hơn. Ðặc điểm kỹ thuật và công thức của thức ăn Ðặc điểm kỹ thuật trong thức ăn của cá rô phi phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng trong từng điều kiện nuôi. Ðặc điểm này phụ thuộc vào loại hình nuôi, loại thức ăn chế biến, giá trị sản phẩm và nguồn thức ăn có nhiều ở các quốc gia Trong thành phần thức ăn chế biến sẵn cho cá rô phi ở Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Trung Quốc, những nguyên liệu thô có sẵn ở địa phương thường chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt là nguồn cácbon Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 10 hyđrat ví dụ như cám gạo, cám lúa mỳ, ngô, bột sắn. Những nguyên liệu thô này có tính mùa vụ nhưng thực tế đã chứng minh là chúng có chất lượng cao và mang lại hiệu quả lớn. Bảng 3: Cung cấp bổ sung vitamin và khoáng chất trong thức ăn của cá rô phi Vitamin mg/kg Khoáng chất g/kg Thiamin 20 Canxi 3 Piryđoxin 10 Photpho 7 Riboflavin 20 Magiê 0,4 B12 1 Sắt 0,03 Axít folic 5 Kẽm 0,2 Cholin 500 Ðồng 0,003 Pantothenic 50 Mangan 0,013 Niaxin 100 Iốt 0,0025 Axit ascorbic 375 Biotin 1 Inositol 100 K 10 A 5500IU/kg D3 2000 Alpha- tocopherol 50 Lời khuyên về chế độ ăn Tỷ lệ cho ăn và tần suất cho ăn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá và tỷ lệ trao đổi thức ăn. Tỷ lệ cho ăn cao có thể làm cho cá tăng trưởng tốt nhưng không xác định được độ chuyển hoá thức ăn. Bảng 5 chỉ ra loại thức ăn và chế độ cho ăn nên được sử dụng rộng rãi trong nuôi thâm canh cá rô phi ao và lồng ở Ðông Nam á. Bảng chế độ ăn này có thể áp dụng với điều kiện nuôi có nhiệt độ nước 28 - 320C. ở điều kiện nhiệt độ cao hơn hay thấp hơn thì cần điều chỉnh tỷ lệ và tần suất cho ăn hợp lý. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 11 Bảng 4: Tiêu chuẩn kỹ thuật của thức ăn và chế độ ăn trong nuôi lồng và ao thâm canh Loại thức ăn Kích thước (mm) Cỡ cá (g) Protein (% tối thiểu) Chất béo (% tối đa) Chất xơ Tỷ lệ cho ăn (% cân nặng/ ngày) Số lần cho ăn/ ngày Vụn <0,6 <0,5 40 4 4 20 6 Vụn 0,6-1,0 0,5 40 4 4 15 6 Vụn 0,6-1,0 1 40 4 4 11 6 Vụn 0,6-1,0 1 40 4 4 9 5 Ép đùn, nổi 1,4-2,4 2 40 4 6 6,5 5 Ép đùn, nổi 2,4 10 30 4 6 6,5 5 Ép đùn, nổi 2,4 15 30 4 6 4,6 5 Ép đùn, nổi 2,4 15 30 4 6 4,6 5 Ép đùn, nổi 3,2 30 30 4 6 3,6 4 Ép đùn, nổi 3,2 60 30 4 6 3 4 Ép đùn, nổi 4,8 100 25 4 6 2,6 4 Ép đùn, nổi 4,8-6 175 25 4 6 2,2 3 ép đùn, nổi 6,0-8,0 300 20 4 8 1,8 3 ép đùn, nổi 8,0-10 400 20 4 8 1,5 3 (Asian Aquaculture Magazine 1,2/2003) Kỹ THUậT NUÔI CÁ RÔ PHI VằN (OREOCHROMIS NILOTICUS) Hiện nay ở nước ta có 4 dòng cá rô phi vằn : 1/ Rô phi vằn dòng Việt; 2/ Rô phi vằn dòng Thái Lan (gọi tắt là dòng Thái); 3/ Rô phi vằn dòng Ai Cập (sông Nil) và 4/ Rô phi vằn dòng GIFT(các địa phương vẫn gọi là dòng "Ghíp", là tên viết tắt tiếng Anh của dòng cá rô phi vằn đã qua chọn giống của một đề tài lớn tại Philipin do các tổ chức quốc tế tài trợ. Muốn nuôi dưỡng 4 dòng cá này đạt hiệu quả cao, cần nắm vững đặc điểm sinh học của chúng. 1. Ðặc điểm sinh học của cá rô phi vằn Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 12 - Môi trường sống : Cá rô phi O.niloticus sống chủ yếu ở nước ngọt, có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở nước biển có độ mặn dưới 20 và thích nghi được với biên độ pH rộng (pH từ 5 - 11). Cá ưa thích nhiệt độ nước từ 25 - 35oC, nhưng chịu lạnh kém. Khi nhiệt độ nước từ 11 - 12oC kéo dài cá chết hàng loạt. - Tính ăn : Rô phi O.niloticus ăn tạp, thiên về động vật. Thức ăn chủ yếu là các loại động, thực vật phù du, giun đất, ấu trùng của các loài côn trùng động vật sống ở nước, cỏ, bèo, mùn bã hữu cơ. Cá còn ăn các loại thức ăn bổ sung như : Các loại bột ngũ cốc, cám gạo, bột ngô, bã đậu, bã ruợu, khô dầu ... và có khả năng tiêu hoá, hấp thụ các loại tảo xanh lục, mà một số loài cá khác khó có khả năng tiêu hoá. - Sinh trưởng : Tốc độ sinh trưởng của cá O.niloticus thay đổi tuỳ thuộc vào nhiệt độ, thức ăn và mật độ thả. Từ giai đoạn cá hương lên giống tốc độ sinh trưởng bình quân từ 15 - 20 g/tháng. Sau đó, tốc độ sinh trưởng của cá chậm lại. 4 tháng nuôi kể từ giai đoạn cá hương (2g/con), khối lượng bình quân cá thể có thể đạt : 160 - 170 g/con. - Sinh sản : Trong điều kiện nuôi ao ở nước ta, cá rô phi O.niloticus phát dục ở tháng thứ 3, thứ 4. Chu kỳ sinh đẻ là 30 - 35 ngày một lứa. ở các tỉnh phía Nam O.niloticus có thể sinh đẻ 11 - 12 lần/năm, còn ở phía Bắc, cá chỉ đẻ 5 - 6 lần/năm. Phân biệt cá đực, cá cái : Cá đực đến tuổi phát dục mép vây đuôi, vây lưng, vây bụng có màu rực rỡ (từ hồng tím đến xanh đen) giống như "khoác bộ áo cưới". Trong khi đó, con cái không có gì thay đổi về màu sắc bên ngoài. Quan sát lỗ huyệt có thể phân biệt được cá đực, cá cái. Cá đực : Có 2 lỗ, phía trước là lỗ hậu môn, phía sau là rãnh huyệt (huyệt niệu sinh dục). Cá cái : Có 3 lỗ, phía trước là lỗ hậu môn, phía sau là lỗ niệu và ở giữa là lỗ sinh dục. Sinh đẻ : Con đực làm tổ sẵn trên nền đáy ao (đường kính tổ từ 20 - 30cm) và chờ con cái đến đẻ. Khi cá cái đẻ, cá đực tiết sẹ thụ tinh cho trứng. Tuỳ theo cỡ cá, số lượng trứng giao động từ 200 - 500 trứng/1 cá mẹ/1 lần đẻ. Sau khi đẻ xong, cá mẹ hút trứng vào miệng và ấp trong miệng. Trong suốt thời gian ấp trứng cá mẹ không bắt mồi. ở nhiệt độ nước từ 25 - 30oC trứng nở sau 4 - 6 ngày. Cá bột mới nở (có chiều dài 4-5mm), vẫn được giữ trong miệng cá mẹ, sau 3 - 4 ngày tiêu hết noãn hoàng, chúng được thả ra khỏi miệng cá mẹ và bơi theo mẹ kiếm ăn (cá có chiều dài 8 mm). Mỗi khi gặp nguy hiểm (gặp cá quả, rắn nước hoặc tiếng động lạ ... ) cá mẹ Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 13 liền phát ra tín hiệu rồi há miệng thu cả đàn con vào miệng để bơi đi ẩn nấp. Chỉ khi thật yên tĩnh và an toàn, cá mẹ mới há miệng cho đàn con bơi ra ngoài. Lưu ý : Cá O.niloticus nuôi trong giai tới tuổi phát dục và thành thục ... cá vẫn đẻ bình thường, mặc dù không có nền đáy ao để làm tổ. 2. Sản xuất cá giống 2.1 Ao cá đẻ và mật độ cá bố mẹ : - Ao cá đẻ : Diện tích ao cho cá đẻ : 200 - 1.000m2, độ sâu 0,50 - 1m (xung quanh bờ có độ sâu 0,50m và ở giữa ao sâu 1m), nền đáy ao là cát pha sét. Ao được tát cạn, vét bùn, tẩy vôi (10 - 15 kg/100m2), phơi đáy, bón phân gây màu (30 - 40 kg/100m2), lọc nước ... trước khi thả cá bố mẹ. - Mật độ cá bố mẹ : 50 con/100m2; khối lượng cá bố mẹ : 150 - 400 g/con; tỷ lệ đực/cái là : 1/2 hay 1/3. 2.2 Cá đẻ và cách thu cá bột : Sau khi thả cá bố mẹ vào ao cho đẻ, ở nhiệt độ nước 24 - 32oC trong vòng 1 tuần là cá đẻ và sau 2 tuần có thể tiến hành thu cá bột. Có một số hình thức thu cá bột sau đây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_thuat_nuoi_ca_ro_phi_don_tinh_5586.pdf
Tài liệu liên quan