Trong những năm gần đây cá chẽm là một trong những đối tượng nuôi mới được
bà con nông ngư dân đưa vào nuôi trong lồng và các ao đầm nước lợdo có tốc
độ sinh trưởng nhanh nên được chú trọng trong nghề nuôi thương phẩm. Việc
sản xuất hàng hoá theo nhu cầu của thị trường, đa dạng hoá sản phẩm là một
chủ trương lớn của Nhà nước và của Tỉnh giúp cho sản phẩm sản suất ra được
tiêu thụ một cách dễ dàng hơn, giá bán cao hơn. Hiện nay, phong trào nuôi cá chẽm ở
ĐBSCL đang phát triển rất mạnh. Vì vậy, việc đưa cá chẽm vào nuôi rộng rãi trong tỉnh
là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích mặt nước,
đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu thị trường, đa dạng hoá đối tượng sản phẩm, hạn chế rủi ro.
10 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi cá chẽm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
Khoa Thủy Sản
Lớp DH08NY
KỸ THUẬT NUÔI CÁ VEN BIỂN
Tiểu luận:
KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHẼM
GVHD: Nguyễn Văn Trai
Nhóm thực hiện:
Thế Thị Xuân Hiệp - 08141161
Nguyễn Chí Hiếu - 08141015
Lê Thành Trí - 08414060
Cù Minh Trí - 08141059
- 2 -
Lời giới thiệu:
rong những năm gần đây cá chẽm là một trong những đối tượng nuôi mới được
bà con nông ngư dân đưa vào nuôi trong lồng và các ao đầm nước lợ do có tốc
độ sinh trưởng nhanh nên được chú trọng trong nghề nuôi thương phẩm. Việc
sản xuất hàng hoá theo nhu cầu của thị trường, đa dạng hoá sản phẩm là một
chủ trương lớn của Nhà nước và của Tỉnh giúp cho sản phẩm sản suất ra được
tiêu thụ một cách dễ dàng hơn, giá bán cao hơn. Hiện nay, phong trào nuôi cá chẽm ở
ĐBSCL đang phát triển rất mạnh. Vì vậy, việc đưa cá chẽm vào nuôi rộng rãi trong tỉnh
là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích mặt nước,
đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu thị trường, đa dạng hoá đối tượng sản phẩm, hạn chế rủi ro.
Hiện tại, cá chẽm được nuôi tại rất nhiều nơi như phát triển mạnh mẻ và đã trở
thành nghề ăn nên làm ra đối với nhiều hộ dân ở các huyện: Hương Trà, Quảng Điền và
Phú Vang (TT-Huế); gần đây, việc nuôi cá chẽm thương phẩm tại Cam Ranh đang có
những thành công đáng kể; Tận dụng mặt nước của khu đìa rộng mênh mông trong địa
phương mình, các anh Minh, Thắng và Xuân (ở phường Cam Nghĩa, thị xã Cam Ranh,
Khánh Hoà) đã đắp bờ chia nhỏ tạo thành các ao nuôi cá chẽm…. Tuy nhiên, nghề nuôi
cá chẽm cũng gặp không ít khó khăn về dịch bệnh cũng như các khâu kỹ thuật sản xuất
giống và nuôi trồng.
T
- 3 -
MỤC LỤ :C
I – Các đặc tính sinh học:
1. Phân loại và hình thái
2. Phân bố
3. Vòng đời
4. Tập tính dinh dưỡng
5. Phân biệt giới tính
II – Các mô hình nuôi:
1. Nuôi lồng:
a) Chọn vị trí
b) Thiết kế và xây dựng lồng
c) Kỹ thuật nuôi và quản lí lồng nuôi
d) Thức ăn và cách cho ăn
2. Nuôi ao:
a) Chọn vị trí
b) Thiết kế và xây dựng ao
c) Chuẩn bị ao
d) Kỹ thuật nuôi và quản lí ao nuôi
e) Thức ăn và cách cho cá ăn
III – Tình hình hiện nay:
1. Giống
2. Tình trạng dịch bệnh
3. Giá trị kinh tế
4. Thị trường tiêu thụ
- 4 -
I – Các đặc tính sinh học:
1. Phân loại và hình thái:
a) Phân loại:
Cá chẽm, còn được gọi là cá vược, tên tiếng Anh là seabass culture, có hệ thống
phân loại:
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Serranidae
Giống: Lates
Loài: Lates calcarifer
b) Hình thái:
Cá chẽm có thân hình thon dài, dẹp bên, cuống đuôi khoét sâu. Đầu nhọn, nhìn
bên cho thấy phía trên hơi hõm xuống và hơi lồi ở lưng. Miệng rộng và hơi so le, hàm
trên kéo dài đến phía sau hốc mắt. Răng dạng nhung, không có răng nanh, trên nắp mang
có gai cứng, vây lưng gồm có 2 vi: vi trước có 7-9 gai cứng và vi sau có 10-11 tia mềm.
Vi hậu môn có 3 gai cứng, vi đuôi tròn và có hình quạt. Vẩy dạng lược và có kích cỡ vừa
phải, có 61 vẩy đường bên.
Khi cá còn khoẻ, trên mặt lưng có màu nâu, mặt bên và bụng có màu bạc khi sống
trong môi trường nước biển, màu nâu vàng khi sống trong môi trường nước ngọt. Khi cá
ở giai đoạn trưởng thành sẽ có màu xanh lục hay vàng nhạt trên lưng và màu vàng bạc ở
mặt bụng.
2. Phân bố:
Cá chẽm là loài phân bố rộng từ vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới thuộc Tây Thái
Bình Dương và ấn Độ Dương, giữa kinh tuyến 500 Đông và 1600 Tây, Vĩ tuyến 260 Bắc
và 250 Nam.
Cá chẽm rất rộng muối và có tính di cư xuôi dòng, cá lớn lên chủ yếu ở vùng
nước ngọt như sông, hồ. Khi thành thục (3-4 năm tuổi ), chúng sẽ di cư ra vùng cửa sông,
ven biển có độ mặn thích hợp từ 30 - 32%o để sinh sản. ấu trùng sau khi nở ra sẽ đưa vào
vùng cửa sông, ven bờ và lớn lên, cá con sẽ dần dần di cư vào các thủy vực nước ngọt
sinh sống và phát triển thành cá thể trưởng thành.
- 5 -
3. Vòng đời:
Cá chẽm trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng (2-3 năm) trong các thủy vực
nước ngọt như: sông, hồ nơi nối liền với biển. Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, thường
đạt cở 3-5 kg sau 2-3 năm. Cá trưởng thành 3-4 tuổi di cư từ vùng nước ngọt về vùng cửa
sông và ra biển nơi có độ muối dao động 30-32%o để phát triển tuyến sinh dục và đẻ
trứng sau đó.
Cá đẻ trứng theo chu kỳ trăng (thường vào lúc khởi đầu của tuần trăng hay lúc
trăng tròn) vào lúc buổi tối (6-8 giờ) và thường cá đẻ đồng thời với thủy triều lên. Điều
này giúp trứng và ấu trùng trôi vào vùng cửa sông. Nơi đó, ấu trùng sẽ phát triển và di
chuyển ngược dòng để lớn. Hiện tại, đều chưa biết là cá trưởng thành có đi ngược dòng
không hay chúng giữ giai đoạn còn lại cuối đời sống ở biển.
4. Tập tính dinh dưỡng:
Cá chẽm là loài cá dữ rất điển hình. Khi cá còn nhỏ, tuy chúng có thể ăn các loài
phiêu sinh thực vật (20%) mà chủ yếu là to khuê, nhưng thức ăn chủ yếu vẫn là cá, tôm
nhỏ (80%). Khi cá lớn hơn 20 cm, 100% thức ăn là động vật bao gồm giáp xác khoảng
70% và cá nhỏ 30%. Cá chẽm bắt mồi rất dữ và có thể bắt con mồi có kích cỡ bằng cơ
thể của chúng. Cá chẽm chỉ bắt mồi sống và di động.
Do cá chẽm là loài cá dữ ăn thịt nên chúng có thể ăn lẫn nhau, nhất là khi còn
nhỏ. Vì vậy, cần phải thường xuyên phải san bớt cá vào các lồng hay ao để nuôi với các
chế độ khác nhau. Thông thường mật độ nuôi cá vào khoảng 4 đến 5 ngàn con/ha.
5. Phân biệt giới tính:
Đặc điểm nổi bậc trong việc sinh sản của cá Chẽm là có sự thay đổi giới tính từ cá
đực thành cá cái sau khi tham gia lần sinh sản đầu tiên và đây được gọi là cá chẽm thứ
cấp. Tuy nhiên, cũng có những cá cái được phát triển trực tiếp từ trứng và được gọi là cá
cái sơ cấp. Chính vì thế trong thời gian đầu (1.5- 2 kg) phần lớn là cá đực, nhưng khi cá
đạt 4- 6 kg, phần lớn là cá cái.
Thông thường, rất khó phân biệt giới tính ngoại trừ vào mùa sinh sản, có thể dựa
vào đặc điểm sau:
Cá đực có mõm hơi cong, cá cái thì thẳng
Cá đực có thân thon dài hơn cá cái
Cùng tuổi, cá cái sẽ có kích cỡ lớn hơn cá đực
Trong mùa sinh sản, những vẩy gần lổ huyệt của cá đực sẽ dày hơn cá cái
- 6 -
Bụng của cá cái to hơn cá đực vào mùa sinh sản.
6. Sự thành thục sinh dục:
Trong giai đoạn đầu (từ 1,5kg – 2kg), đa số cá chẽm là cá đực nhưng khi đạt trọng
lượng 4-6kg thì hầu hết trở thành cá cái. Ở một cá cái thành thục hoàn toàn, đường kính
của nan trứng đo được từ 0,4 – 0,5mm.
Khi cá trưởng thành và bắt đầu di chuyển khỏi khu vực sinh trưởng thì nó chỉ mới
tích lủy dinh dưỡng mà chưa phát dục. Khi đến bãi đẻ thì cá mới thành thục sinh dục. Đó
là lúc trời mưa, có triều cường và cá có thể đẻ được.
II – Các hình thức nuôi :
1. Nuôi lồng :
a) Chọn vị trí :
Do chất lượng nước của việc nuôi lồng khó quản lí, tùy thuộc hoàn toàn vào tự
nhiện nên vị trí đặt lồng sẽ quyết định việc thành công của quá trình nuôi.
Các tiêu chuẩn cơ bản của việc đặt lồng liên quan đến sự sống của cá như nhiệt
độ, độ mặn, vật chất lơ lửng, nở hoa của tảo, mức độ nhiễm bẩn, dòng chảy, độ sâu, chất
đáy.. và các vấn đề liên quan như việc giao thông, phương tiện kỹ thuật, an ninh, kinh tế..
- 7 -
Một vị trí tốt cần thiết phải đạt được :
Độ sâu cách đáy 2 – 3m, ít sóng to, gió lớn, tốc độ dòng chảy nhỏ. Dòng
chảy lớn sẽ dễ ảnh hưởng đến lồng nuôi, trôi thức ăn…
Tránh nơi nước chảy quá yếu hay nước đứng mà có thể dẫn đến cá chết do
thiếu oxy, thức ăn thừa, mùn bã cũng tích lũy ở đáy lồng gây ô nhiễm.
Đảm bảo hàm lượng oxy từ 4-6 mg/lít, nhiệt độ 25-30 oC, độ mặn từ 27-
33%o. Cần tránh xa những nơi gây ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất thi công
nghiệp, nước thải sinh hoạt, và tàu bè. Nơi có thể xảy ra hồng triều.
b) Thiết kế và xây dựng lồng :
Thông thường một dàn lồng có kích cỡ 6 x 6 x 3 m và được thiết kế thành 4 ô để
làm thành 4 lồng riêng biệt như vậy mỗi lồng sẽ có kích cỡ 3 x 3 x 3 m. Như thế sẽ thuận
lợi cho việc thả giống được đồng loạt cho từng lồng, đồng thời với một lồng không nuôi
cá sẽ dành để thay lồng khi xử lý bệnh cá hay xử lý rong to bẩn đóng trên lồng.
Có thể dùng các vật liệu như tre, gỗ để làm khung nhưng dễ bị hư hỏng. Vì thế,
tốt nhất nên dùng gỗ có kích thước thích hợp (thông thường là 8x15cm), Khung đáy lồng
dùng bằng ống nước đường kính 15/21 và được mạ kẽm để tăng tuổi thọ. Lưới lồng tốt
nhất nên là PE không gút. Kích thước mắc lưới có thể thay đổi tùy vào kích cỡ cá nuôi.
Ví dụ cỡ cá 1-2 cm dùng mắc lưới 0,5 cm, cở cá 5-10 cm dùng mắc lưới 1 cm; cở cá 20-
30 cm dùng mắc lưới 2 cm và cở cá >25 cm dùng mắc lưới 4 cm.
Phao có thể là thùng nhựa (1x0,6m) hay thùng phuy để nâng khung gổ của lồng.
Số lượng phao có thể thay đổi tùy theo lồng có nhà trên đấy hay không. Lồng đưọc cố
định bằng neo ở 4 gốc để tránh bị nước cuốn trôi.
Ngoài ra ở các vùng cạn ven bờ có thể phát triển kiểu lồng cố định bằng cách
dùng lưới và cọc gỗ bao quanh khu nuôi.
c) Kỹ thuật nuôi và quản lí lồng nuôi :
Trước khi thả cá giống vào lồng, cần phải thuần hóa để cá thích nghi với nhiệt độ
và nồng độ muối trong lồng. Cá giống nên phân cỡ theo nhóm và nuôi trong những lồng
riêng biệt. Thả cá vào lúc sáng sớm (6-8 giờ) hoặc buổi tối (8-10 giờ) khi nhiệt độ thấp.
Mật độ thả cá thường từ 40-50 con/m3. Sau 2-3 tháng nuôi cá đạt trọng lượng
150-200g, lúc này giảm mật độ còn 10-20 con/m3. Nên dành một số bè trống, để sử dụng
khi cần thiết như chuyển cá giống hay đổi lưới cho lồng nuôi khi bị tắc nước do vi sinh
vật bám. Thông qua việc chuyển đổi lồng giúp phân cỡ và điều chỉnh mật độ nuôi.
Cần phải thường xuyên theo dõi lồng. Do luôn luôn ngập nước, lồng có thể bị phá
hại bởi các động vật thủy sinh như cua, rái cá,... Nếu lồng bị hư hỏng phải lập tức sửa
chữa hoặc thay mới.
Ngoài quá trình bám sinh học, lưới lồng còn là nơi dễ bị kín và lắng đọng phù sa.
Vấn đề này không thể tránh khỏi vì lưới có bề mặt thuận lợi cho các vi sinh vật lưỡng thê,
giun nhiều tơ, động vật chân tơ và nhuyễn thễ bám vào,... những vật này có thể bám kín
lưới làm giảm sự trao đổi nước có thể gây "sốc" cho cá do oxy hòa tan thấp đồng thời tích
tụ những chất cặn bã. Chính vì thế sẽ nh hưởng đến tính ăn và sức tăng trưởng của cá.
Cho đến việc vệ sinh lưới theo phương pháp cơ học vẫn là phưong pháp hiệu quả
và rẻ nhất. Ở những vùng có nhiều sinh vật gây bám cần sử dụng lồng lưới luân phiên
nhau.
d) Thức ăn và cách cho ăn :
Thức ăn hiện nay là vấn đề lớn mà nghề nuôi cá chẽm đương phải đương đầu.
Hiên tại, cá tạp được băm nhỏ là nguồn thức ăn được dùng duy nhất cho cá chẽm. Cho ăn
- 8 -
hai lần mỗi ngày vào buổi sáng (8 giờ), buổi chiều (5 giờ) với tỷ lệ 10% trọng lượng cá
trong 2 tháng đầu. Sau 2 tháng chỉ cho ăn một lần/ngày vào buổi chiều với tỷ lệ 5% trọng
lượng cá. Chỉ cho cá ăn khi cá bơi lội gần mặt nước.
Do nguồn cá tạp ở một số nước hiếm và đắt, cám gạo và tấm được dùng trộn thêm
để giảm lượng cá tạp sử dụng. Tuy nhiên gíá thành thức ăn vẫn còn cao mặc dù áp dụng
phương pháp hạ giá này. Phối hợp nguyên liệu làm thức ăn có thể là cá tạp 70% và cám
hoặc tấm 30%.
Một bước phát triển mới trong thời gian gần trong việc cải tiến khẩu phần ăn của
cá chẽm là sử dụng thức ăn ẩm. Tuy nhiên việc sử dụng loại thức ăn này vẫn còn trong
giai đoạn thí nghiệm.
2. Nuôi ao :
a) Chọn vị trí:
Nguồn nước cung cấp: Địa điểm cần có nguồn nước tốt và đầy đủ quanh năm.
Chất lượng nước nuôi cá chẽm bao gồm tất cả các đặc tính thủy lý hóa, vi sinh. các thông
số cho phép như sau:
Thông số Phạm vi cho phép
pH
Oxy hòa tan
Nồng độ muối
Nhiệt độ
NH3
H2S
Độ đục
7.5-8.5
4-9mg/l
10-30%o
26-32oC
Nhỏ hơn 1mg/l
0.3 mg/l
Nhỏ hơn 10 mg/l
Biên độ triều: Vùng tốt nhất cho nuôi cá chẽm nên có biên độ triều vừa phải từ 2-
3m. Với biên độ triều ngay cả ao sâu 1,5m cũng có thể tháo cạn hoàn toàn khi triều xuống
hay cấp nước dễ dàng khi triều lên.
Địa hình: Vị trí nuôi sẽ có nhiều thuận lợi nếu như lập được bn đồ địa hình, điều
đó giúp gim chi phí trong điều hành và phát triển sản xuất, như bơm nước.
Đất: Địa điểm lý tưởng cho ao nuôi là nơi đất có thành phần sét đầy đủ để đắp bờ
giữ được nước cho ao. Cần tránh những vùng bị nhiễm phèn.
Giao thông: Giao thông là vấn đề quan trọng cần xem xét trong việc chọn địa
điểm nuôi bởi những hệ quả của nó. Chi phí cao và sự chậm trễ trong việc vận chuyển
nguyên liệu và sản phẩm sẽ được giảm xuống đến mức tối thiểu nếu như có được vị trí
giao thông thuận tiện.
Ngoài ra, một số yếu tố khác như khả năng về lao động, trợ giúp kỹ thuật, khả
năng về thị trường và điều kiện xã hội thích hợp cũng cần được xem xét khi chọn lựa vị
trí.
b) Thiết kế và xây dựng ao:
Ao nuôi cá Chẽm thường có hình chữ nhật với kích cỡ 2.000m2 đến 2ha, sâu từ
1,2-1,5m. Mỗi ao cần có cống cấp và tiêu nước riêng để thuận tiện cho việc thay đổi
nước. Đáy ao bằng phẳng và dốc về cống thoát nước.
c) Chuẩn bị ao:
Chuẩn bị ao nuôi thịt bao gồm các bước những chuẩn bị hệ thống nuôi. Trong
nuôi đơn sau khi bón vôi trung hòa môi trường thì tiến hành lấy nước đầy ao và thả cá
nuôi ngay.
- 9 -
Đối với nuôi ghép, sau khi bón vôi trung hòa môi trường thì bón vôi hữu cơ (phân
gà) với tỷ lệ một tấn/ha. Tiếp đó, tăng mức nước dần lên để thức ăn tự nhiên phát triển.
Cá Chẽm giống nuôi với kích cỡ 8-10 cm thì vào ao nuôi thịt với mật độ 10.000-
20.000 con/ha trong ao nuôi đơn và 3.000-5.000 con/ha cho ao nuôi ghép. Trước khi thả
cá giống phải thuần hóa chúng dần với nồng độ muối và điều kiện ao nuôi. Cá thả nuôi
tốt nhất nên có kích thước đồng đều và thả cá vào lúc trời mát.
d) Kỹ thuật nuôi và quản lí ao nuôi:
Do phải duy trì thức ăn tự nhiên trong ao nên cần hạn chế sự thay đổi nước cho ao
nuôi theo dạng kết hợp. Định kỳ 3 ngày thay một lần với lượng khoảng 50%. Tuy nhiên
trong ao nuôi đơn do có cung cấp thức ăn hàng ngày, thức ăn dư thừa sẽ gây cho nước
nhiễm bẩn, vì vậy cần phải cung cấp nước thêm hàng ngày.
e) Thức ăn và cách cho ăn:
Trong ao nuôi ghép không cần phải bổ sung thức ăn, nhưng ao nuôi đơn thì phải
cho ăn hàng ngày. Phương pháp cho ăn trong ao nuôi cũng giống như trong nuôi lồng.
III – Tình hình hiện nay:
1. Giống
Do đã có thể sản xuất con giống nhân tạo nên việc con giống có thể đáp ứng được
nhu cầu nuôi cá chẽm của các hộ nuôi.
Con giống phải được kiểm dịch, không có mầm bệnh trước khi đưa vào thả nuôi.
2. Tình trạng dịch bệnh
Vừa qua (tháng 5-6/2010), tại hai khu vực ương, nuôi cá Chẽm nước lợ bằng lồng
của Chi hội nghề cá Hương Giang và Chi hội nghề cá Thái Dương Thượng Tây thuộc xã
Hải Dương huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên đã xảy hiện tượng cá Chẽm đang ương,
nuôi từ 1 đến 2 tháng tuổi chết rải rát và hàng loạt, số lượng thiệt hại ước 15 vạn trên 25
vạn thả ương, nuôi. Với tổng giá trị thiệt hại khoảng 450 triệu đồng.
Qua tìm hiểu nguyên nhân, đa số bà con mua nguồn giống ở Nha Trang, giống
không có giấy kiểm dịch chất lượng, khả năng bất mồi kém do sử dụng thức ăn tươi
100%, tốc độ sinh trưởng chậm so với những năm trước, thời tiết giao mùa nên nhiệt độ
biến động ngày đêm lớn…. Cá chết có biểu hiện bên ngoài tróc vảy, mòn đuôi, mang có
dấu hiệu hoại tử… điều này cho thấy cá chết do bị vi khuẩn nhưng chưa rỏ chủng loại
(Viện nghiên cứu Thủy sản 1 đang lấy mẫu để phân tích).Một nguyên nhân dẫn đến cá
chết không thể loại trừ là con giống đã bị nhiễm bệnh trước khi đưa vào thả ương, nuôi
(do số giống còn lại tại cơ sở cung cấp cá giống bị nhiễm bệnh và đã tiêu hủy) nên khi
giống đã bị nhiễm bệnh gặp phải điều kiện thời tiết không thuận lợi sẽ bùng phát và gây
chết cá.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu nuôi trồng
thủy sản III Nha Trang, Viện Nghiên cứu Thủy sản II TP Hồ Chí Minh lấy mẫu nước, cá
chẽm... để xác định nguyên nhân gây bệnh. Bước đầu có thể xác định một số tác nhân
gây ra dịch bệnh, do môi trường nước ở vùng nuôi bị ô nhiễm, chất lượng con giống thả
nuôi không đảm bảo. Môi trường vùng nuôi gần đây có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng là
do người dân chỉ quan tâm phát triển sản xuất, thả nuôi ồ ạt nhưng không chú trọng quy
hoạch vùng nuôi hợp lý, dẫn đến nguồn nước khó lưu thông, gây ô nhiễm vùng đầm phá.
3. Giá trị kinh tế
- 10 -
Cá chẽm nuôi ít bị bệnh, thức ăn ít tốn kém, thị trường hiện cũng rất ưa chuộng
nên tính kinh tế khá cao.
Cá nuôi trong vòng 3 đến 6 tháng cá đạt trên 1kg/con, giá thị trường là
70.000đ/kg.
4. Thị trường tiêu thụ
Nguồn cá thịt hiện nay đang thiếu do cá phi lê xuất khẩu sang thị trường nước
ngoài cần nhiều trong những ngày này gần Tết Dương lịch nên nhu cầu của họ tăng
nhưng vẫn chưa đáp ứng hết.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_thuat_nuoi_ca_chem_7022.pdf