Kỹ thuật mổ nội soi Mũi - Xoang
LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT MỔ NỘI SOI MŨI XOANG
Từ năm 1978, phẫu thuật điều trị bệnh lý vùng mũi-xoang đã thay đổi đáng kế sau 2
công trình nghiên cứu của 2 tác giả: Messerklinger (Áo) và Wigand (Đức) về ứng
dụng kỹ thuật nội soi trong phẫu thuật các xoang cạnh mũi. Kỹ thuật này nhanh chóng
chứng tỏ các ưu điểm vượt trội về việc gia tăng độ chiếu sáng và khả năng quan sát
các mốc giải phẫu trong hốc mũi và tính ưu việt trong khả năng quansát các ngách
nằm khuất sâu trong hốc mũi.
Tại Hoa Kỳ, từ 1985, sau các báo cáo của Kennedy và Stammberger về công trình
nghiên cứu về ứng dụng ống nội soi cứng để chẩn đoán và điều trị các bệnh tích vùng
mũi xoang, kỹ thuật nội soi mũi-xoang bắt đầu lan truyền và phát triển mạnh mẽ trên
khắp thế giới, tạo nên nhiều trường phái lớn cho đến ngày nay.
Phẫu thuật nội soi mũi-xoang có những tiến bộ quan trọng là nhờ sự ra đời của 3
thành tựu giữ vai trò cơ sở cho lý thuyết phẫu thuật nội soi mũi-xoang chức năng, đó
là: (1) Kỹ thuật nội soi chẩn đoán, (2) Sinh lý và sinh lý bệnh của phức hợp lỗ thông
mũi-xoang, và (3) Phim CT (tư thế coronal và axial).
Kỹ thuật nội soi chẩn đoán cung cấp các thông tin có giá trị, giúp thầy thuốc đánh giá
tình trạng bệnh lý vùng mũi- xoang. Quang trường nội soi được chiếu sáng và rõ nét,
giúp bác sĩ tai-mũi-họng dễ dàng tiếp cận và đánh giá một cách chính xác các bệnh lý
sâu trong hốc mũi, đặc biệt là vùng phức hợp lỗ thông mũi-xoang - một vùng hẹp ở
khe mũi giữa, nằm giữa xương cuốn mũi giữa và thành ngoài hốc mũi. Phức hợp lỗ
thông mũi-xoang là vùng giải phẫu có cấu tạo hếtsức phức tạp, là nơi dẫn lưu của các
xoang cạnh mũi (xoang hàm, xoang sàng, xoang trán), khi tắc nghẽn sẽ gây nên hiện
tượng ứ đọng, phù nề và tắc nghẽn hơn nữa, dẫn đến tình trạng viêm xoang mạn hoặc
tái phát.
Hình ảnh phim CT vùng mũi-xoang cũng đóng góp quan trọng cho việc chẩn đoán
tình trạng viêm xoang. Phim CT chuẩn có thể cung cấp cho phẫu thuật viên các thông
tin chính xác về cấu trúc giải phẫu của các xoang cạnh mũi, định vị bệnh tích, xây
dựng kế hoạch phẫu thuật, và quan trọng hơn nữa là phim CT còn có khả năng báo
trước cho các phẫu thuật viên một số cấu trúc giải phẫu bất thường hoặc các chỗ
không có cấu tạo xương trên vùng trần xoang sàng, thành trong ổ mắt có thể gây nên
các biến chứng trong khi tiến hành phẫu thuật.
Messerklinger là người đầu tiên chứng minh rằng sự tắc nghẽn các lỗ thông tự nhiên
của xoang hàm chính là nguyên nhân gâynên tình trạng viêm xoang hàm, và cần mở
rộng lỗ thông để tái lập hiện tượng thông khí, đẫn lưu xoang hàm vào hốc mũi.
Dựa trên lý thuyết của Messerlkinger có kết hợp với quá trình nghiên cứu của riêng
mình, Kennedy và Stammberger đã đề ra phương pháp mổ bảo tồn gọi là phẫu thuật
nội soi mũi-xoang chức năng(FESS: Functional Endoscopic Sinus Surgery). Mục tiêu
chính của phẫu thuật nội soi mũi-xoang chức năng là phục hồi sự thông khí và dẫn lưu
phức hợp lỗ thông mũi-xoang giúp cho niêm mạc trong các xoang tự hồi phục về cấu
trúc và chức năng.
Cho đến nay, đã có rất nhiều phương pháp mổ nội soi mũi-xoang được thực hiện trên
lâm sàng và trong giảng dạy. Vấn đề chọn lựa phương pháp phẫu thuật phụ thuộc vào
tình trạng bệnh viêm xoang, các dụng cụ phẫu thuật, kinh nghiệm và trường phái đào
tạo của các phẫu thuật viên. Trong chương này chúng giới thiệu một số điểm quan
trọng trong khi tiến hành mổ nộisoi mũi-xoang, trình bày 3 phương pháp tiếp cận vào
mê đạo sàng qua nội soi, kỹ thuật gây tê trong phẫu thuật nội soi mũi-xoang, các bước
phẫu thuật, phòng và xử trí biến chứng chảy máu, và phương pháp săn sóc sau mổ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 07-KYTHUATMO.pdf