Kỹ thuật chăn nuôi bò cái sinh sản

I. CHỌN GIỐNG

Bò cái sinh sản tốt, nhìn khái quát là những con có sức khoẻ tốt,

tầm vóc to. Các bộ phận thân mình cân đối. Đặc biệt là mông, chậu, vú

phát triển tốt. Mông nở nang và ít dốc. Khoảng cách giữa 2 xương chậu

rộng. Bầu vú phát triển, 4 núm vú phân bố đều đặn. 4 chân thẳng chắc,

móng khít, không đi chạm khoeo.

pdf6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 4download
Nội dung tài liệu Kỹ thuật chăn nuôi bò cái sinh sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÒ CÁI SINH SẢN I. CHỌN GIỐNG Bò cái sinh sản tốt, nhìn khái quát là những con có sức khoẻ tốt, tầm vóc to.. Các bộ phận thân mình cân đối. Đặc biệt là mông, chậu, vú phát triển tốt. Mông nở nang và ít dốc. Khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Bầu vú phát triển, 4 núm vú phân bố đều đặn. 4 chân thẳng chắc, móng khít, không đi chạm khoeo. II. PHỐI GIỐNG Bò cái từ 15 - 18 tháng tuổi trở lên khi trọng lượng đạt từ 160 kg trở lên (nên phối giống từ lần động dục thứ 2). - Chu kỳ động dục ở bò dao động từ 21 - 23 ngày. - Bò động dục ở thời điểm trước khi chịu đực thường biểu hiện giảm ăn, kêu rống, phá phách, chạm sừng vào nhau, thích gần con đực và hay nhảy lên lưng con khác, nhưng chưa cho con khác nhảy lên. - Thời điểm phối giống thích hợp nhất là lúc âm hộ giảm sưng, niêm dịch âm hộ dính như hồ nếp, con vật hay đái dắt, đứng ở tư thế dạng chân, cong đuôi lên, cho con khác nhảy lên và sẵn sàng cho phối giống. Thời gian phối giống thích hợp từ 10 - 18 giờ kể từ sau khi bắt đầu có biểu hiện động dục. Trên thực tế nếu phát hiện động dục vào buổi sáng thì phối giống vào buổi chiều. Nếu phát hiện vào buổi chiều thì phối giống vào buổi sáng hôm sau. Để đảm bảo phối giống đạt kết quả tốt nên phối lặp 2 lần cách nhau 6 - 12 giờ. Sau khi phối giống 18 - 21 ngày, nếu không thụ thai, bò cái sẽ động dục trở lại. Khi cho bò cái phối giống xong phải ghi chép, theo dõi kết quả phối giống: ngày phối, ngày khám thai, ngày dự kiến đẻ để có kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc bò mẹ, đỡ đẻ bò con và quản lý lý lịch bê con giúp cho việc ghép đôi giao phối, tránh đồng huyết sau này. III. NUÔI DƯỠNG Thức ăn thô xanh: Khối lượng thức ăn xanh mà mỗi bò cái cần được ăn bằng khoảng 10% khối lượng cơ thể của chính bò cái đó. Ví dụ: 1 bò cái nặng 250 kg, thì toàn bộ khối lượng thức ăn xanh bò cái phải được ăn từ 23 - 27 kg/ ngày. Nếu không đủ thức ăn xanh phải bổ xung thêm cỏ khô hoặc rơm khô. (Thường tính 1 kg cỏ khô hoặc rơm khô bằng 3-4 kg cỏ xanh). Trường hợp nuôi chăn dắt, bò thường không được no, nên bổ xung thêm 5 - 10 kg cỏ xanh hoặc 2 - 3 kg cỏ khô/ngày Thức ăn tinh: Tuỳ theo điều kiện chăn thả bò no hay đói, bò đẻ, bò nuôi con,.... hay bò ốm đau cần được bồi dưỡng, mà mỗi ngày có thể cho ăn từ 0,5 - 2 kg cám hỗn hợp/ con/ ngày. Nước uống: phải có đủ nước sạch cho bò uống từ 40 - 60 lít nước/con/ngày. IV. CHĂM SÓC BÒ CÁI TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐẺ - Thời gian chửa của bò là 9 tháng 10 ngày. Bò chửa cần được ăn uống đầy đủ, không dùng cày kéo nặng. Dựa vào lịch phối giống dự tính ngày đẻ để chuẩn bị đỡ đẻ cho bò. Trước khi bò đẻ 10 - 15 ngày cần cho bò mẹ nghỉ ngơi, chăn ở bãi gần chuồng. - Triệu chứng bò sắp đẻ: Bò có hiện tượng sụt mông, bầu vú căng, đầu vú chĩa về 2 bên, niêm dịch (nhựa chuối) treo lòng thòng ở mép âm môn, đau bụng, đứng lên nằm xuống, chân cào đất, ỉa đái nhiều lần, có con rặn mạnh bọc ối thò ra ngoài mép âm môn. - Trong khi đẻ cần có người trực đẻ để can thiệp kịp thời khi cần thiết. Trong trường hợp đẻ khó do thai to, con mẹ rặn yếu hoặc ngôi thai lệch thì cần hỗ trợ bằng cách điều chỉnh tư thế thai, dùng hai tay kéo thai theo nhịp rặn của bò mẹ. Lưu ý không làm tổn thương đường sinh dục của bò cái Bê sinh ra móc hết nhớt nhãi ở mồm mũi để khỏi bị ngạt. Dùng khăn mềm, sạch lau khô lớp màng nhày trên toàn thân của bê con. Bóc móng, cắt rốn sau đó cho bê bú sữa đầu ngay. - Cho bò mẹ uống nước cháo nóng pha muối 0,5%. Nếu sau đẻ 12 giờ nhau thai không ra là bị sát nhau, cần báo cán bộ thú y can thiệp. - Nếu được nuôi dưỡng tốt bò mẹ chóng phục hồi sẽ động dục trở lại sau đẻ 1 - 3 tháng. V. CHUỒNG TRẠI - Chuồng trại cho bò ở phải có mái che, có thể làm chuồng 1 mái hay chuồng 2 mái. Mái cao 2,8 - 3,5 m cho thông thoáng. Tránh hướng gió lùa đông bắc. - Diện tích chuồng cho 1 bò cái sinh sản khoảng 5 m2/con. Ngoài ra có diện tích sân chơi cho bê và bò khác. - Nền chuồng phải cao ráo, chắc chắn, không đọng nước. Nền chuồng làm bằng gạch, bê tông xi măng hoặc đất nện chặt. VI. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH Định kỳ tiêm phòng vaccin tụ huyết trùng, nhiệt thán, lở mồm long móng, theo hướng dẫn của cơ quan thú y địa phương. Chú ý bệnh sinh sản như sót nhau, sát nhau, viêm tử cung âm đạo, bò cái vô sinh, bò cái không động dục, bò cái phối nhiều lần không chửa đều phải yêu cầu thú y thăm khám và hướng dẫn cách điều trị. Hàng ngày kiểm tra 2 lần trước khi chăn thả và sau khi bò về chuồng phát hiện những con bỏ ăn, đau ốm, chướng hơi, đầy bụng để điều trị kịp thời.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf38_991.pdf
Tài liệu liên quan