Kỹ thuật chăm sóc cây có múi

Số nhị thường gấp 4 lần số cánh hoa, xếp thành 2

vòng. Bầu thường có 10-14 ô (múi).

Lưu ý, hoa của chi cam quýt chỉ đậu quả trên cành 1

năm tuổi, quả có từ 8-14 múi, 0-20 hạt.

Cam quýt chủ yếu là thụ phấn chéo, hoặc tự thụ

phấn, có thể không qua thụ phấn thì sẽ hình thành quả

không hạt.

 Lộc

- Lộc xuân: từ tháng 2-3 (Bón phân lần 1 vào T1-T2)

- Lộc hè: Cuối tháng 5-7 (Bón phân lần 2 vào T5-T6)

- Lộc thu: Tháng 8-9 (Bón phân lần 3 vào T8-T9)

- Lộc xuân cho cành hoa và cành quả. Lộc hè và lộc thu

sẽ hình thành cành quả cho năm sau.

 

pdf30 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kỹ thuật chăm sóc cây có múi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Biện pháp phòng trừ Cắt tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng. Tiến hành tưới nước theo kiểu phun mưa để rửa trôi một phần nhện nhỏ trên các bộ phận của cây. 17 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo Email: anh_the.phan@outlook.com Ngoài ra có thể dùng đơn lẻ các loại thuốc để phun trừ nhện như: Procliam 1.9EC, Voliam Targo 063SC, Selecron 500EC Phun theo liều lượng khuyến cáo, phun ướt đều bề mặt lá và các bộ phận khác trên cây. 3.7. Bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis) Chích hút ở mặt dưới lá  biến màu nâu vàng và cong lại. Trên vỏ trái non, bọ trĩ chích tạo thành những mảng sẹo trắng xám. Do bọ tập trung gây hại ở phía dưới lá đài hoa nên khi trái lớn những mảng sẹo này lộ ra ngoài thành những đường sẹo vòng quanh cuống rất điển hình. Biện pháp phòng trừ: Dùng các thuốc có hiệu quả cao với bọ trĩ như Karate 2.5EC, Voliam Targo 063SC,nên phun thuốc sớm lúc trái cam lớn bằng đầu ngón tay. 18 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo Email: anh_the.phan@outlook.com 3.8. Bọ đục cành (xén tóc) Loài sâu này mỗi năm phát sinh một lứa. Trưởng thành bắt đầu xuất hiện vào đầu tháng 4, rộ nhất trong khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6 và có thể kéo dài đến tháng 7. Xén tóc cái đẻ trứng mạnh nhất vào những ngày hè nắng to và nóng. Sâu non mới nở đục ngay vào phía trong gặm ăn phần thịt vỏ, khoảng 15 ngày sau mới đục ăn phần gỗ. Khi sâu non đã tiện quanh lớp gỗ dưới vỏ, cành bọ héo khô, rụng lá. Đây là lúc thực hiện biện pháp phòng trừ có hiệu quả nhất bằng cách cắt hết các cành héo mang đi đốt. Tuổi sâu càng lớn, sâu càng đục xuống phía dưới và đường đục lớn dần. Khi đã đẫy sức, sâu đục một đường ra sát vỏ cây, song vẫn trừ lại một lớp vỏ mỏng, đó là lỗ 19 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo Email: anh_the.phan@outlook.com vũ hoá sau này. Phần lớn lỗ vũ hoá của sâu tìm thấy ở cành cấp 2, một ít ở cành cấp 1, rất ít khi thấy ở thân. Khi sâu đã đục vào thân gỗ, thì rất khó phòng trừ. Các biện pháp đều hiệu quả thấp. Có thể dùng bông vải tẩm thuốc Selecron 500EC nhét sâu vão chỗ đùn bọn cưa ra, sau đó dùng xi măng bịt lỗ. Khi chúng không thể đẩy bọn cưa ra thì sau đó chúng khó ăn tiếp. Dưới tác dụng xông hơi của Selecron 500EC, thuốc có thể lan tới chỗ sâu non và gây chết. 3.9. Sâu nhớt (Clitea metallica Chen) Trưởng thành thường hại lá non, cắn khuyến mép lá hoặc làm thủng lỗ chỗ, sâu còn gặm ăn trên bề mặt chồi non và cỏ quả non, tạo nên những vết sẹo màu nâu. Sâu non sống tập trung trên lá non, có thể tới 10 con trên một lá, gặm ăn nhu mô lá. Đặc biệt chất dính do cơ thể sâu tiết ra trên bề mặt lá, làm lá bị thâm đen, khoảng 3-4 ngày sau, lá bị khô cong và rụng. Khi đẫy sức, sâu non bò xuống đất hoá nhộng. Hàng năm sâu phát sinh 6 lứa, trong đó lứa đầu tiên gây hại nặng nhất (đợt lộc xuân, cây ra nụ, hoa và quả non). Cuối tháng 2 chúng đẻ trứng tập trung. Sâu non xuất hiện nhiều vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3, lúc đợt lộc xuân dài khoảng 3-4cm. Đến giữa tháng 3, sâu non của lứa 1 đã vào nhộng. Biện pháp phòng trừ: Selecron 500EC, Voliam Targo 063SC, Karate 2.5EC, Proclaim 1.9EC 20 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo Email: anh_the.phan@outlook.com MỘT SỐ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC 1. Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng trong bảo vệ thực vật + Đúng thời điểm của dịch hại (Vd: Phun khi sâu tuổi 1) + Đúng thuốc (Vd: đúng thuốc Voliam Targo 063SC) + Đúng nồng độ và liều lượng (Vd:15-20ml/16-20 lít ) + Đúng cách (Vd: Đúng cách pha chế, thời gian phun) 2. Nguyên tắc phối trộn các thuốc để giảm công phun Có thể phối trộn 1 loại thuốc trừ sâu và 1 loại thuốc trừ bệnh, hoặc 2 loại thuốc trừ sâu, hoặc 2 loại thuốc trừ bệnh với nhau. VD: trộn Tervigo 20SC với Ridomil Gold 68WG để phòng trừ cùng một lúc tuyền trùng và các nấm bệnh trong đất bội nhiễm tấn công rễ. 3. Cần đặc biệt chú ý + Không trộn thuốc BVTV với phân bón lá, chất kích thích; Không được trộn quá 2 loại thuốc / 1 bình phun; 4. Và tuân thủ nguyên tắc + Súc rửa sạch, thử bình trước khi pha chế thuốc + Thuốc bột pha trước, thuốc nước pha sau + Thuốc bột phải được hòa tan trước khi đổ vào bình + Sử dụng các biện pháp bảo hộ lao động + Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sáng sớm khi đã ráo sương mù, chiều mát khi đã hửng nắng. + Tuyệt đối không phun khi trời mưa hoặc nắng + Không phun khi lá lúa còn đọng nước mưa, giọt sương. 21 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo Email: anh_the.phan@outlook.com KỸ THUẬT TỈA CÀNH TẠO TÁN - Tỉa cành tạo tán được thực hiện từ năm đầu tiên, lúc cây có múi cao khoảng 70-80 cm. - Dạng tán thích hợp với cây có múi là kiểu trung tâm mở hay kiểu hình phễu. - Loại bỏ các cành phía dưới mặt đất từ 30 cm trở xuống. Cành đầu tiên cách mặt đất khoảng 30-40 cm. - Năm thứ nhất là thời kỳ đầu kiến thiết, nên giữ lại khoảng 5-6 cành mọc từ thân chính như hình phía dưới. - Khi 5-6 cành đó có bộ lá trưởng thành và thân cành tròn thì cắt bỏ ngọn thân chính. Kỹ thuật tỉa cành tạo tán áp dụng cho năm thứ nhất 22 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo Email: anh_the.phan@outlook.com - Nếu năm 1 chúng ta để lại 6 cành, thì bước sang năm thứ 2, chúng ta cắt bỏ cành số 5 và số 6. Chúng ta tạo được cây cam có 4 cành khung 1, 2, 3, 4. - Hoặc theo nguyên tắc, trong 6 cành đó chọn ra 4 cành khỏe nhất theo 4 hướng giữa lại làm cành khung, còn 2 cành kia bỏ đi. Kỹ thuật tỉa cành tạo tán áp dụng cho năm thứ 2. - Nếu năm 1 chúng ta để 5 cành, thì ta chọn ra 3 cành khẻo nhất theo 3 hướng lệch nhau khoảng 120 độ giữa lại. Còn hai cành kia thì bỏ đi. 23 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo Email: anh_the.phan@outlook.com Kỹ thuật tỉa cành tạo tán áp dụng cho năm thứ 2 - Tùy vào mật độ trồng, nếu trồng mật độ nhỏ hơn 600 cây/ha thì nên tạo cành khung là cành cấp 2. Nếu mật độ trồng lớn hơn 600 cây thì cành khung nên là cành cấp 1. 24 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo Email: anh_the.phan@outlook.com - Loại bỏ các chồi sau: Chồi mọc chen, chồi mọc vào trong, chồi mọc ngang, chồi hướng đất, chồi rễ, cành vòng thân và chồi vượt. Kỹ thuật tỉa bỏ các chồi không có ích - Lưu ý, trong một số trường hợp nếu cành đó phát triển kém thì giữ lại chồi vượt sau khi chồi vượt tròn thân thì tiến hành níu cành vượt thành cành khung. 25 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo Email: anh_the.phan@outlook.com - Từ cành khung sẽ mọc ra các cành bên, tùy từng trường hợp mà việc đốn tỉa các cành bên theo các cách sau: - Đốn tỉa ngọn: Làm ngắn các chồi dài, các cành cấp 2 khi tạo cành cấp 3, hoặc theo mục đích kiến thiết. - Đốn tỉa thưa: Loại bỏ bớt một số cành nhỏ, yếu, cành không hữu ích cành mọc chụm vào nhau. 26 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo Email: anh_the.phan@outlook.com - Cây phải có bộ khung tán phát triển đều theo 4 hướng. Hàng năm, khi các cành cấp 2, cấp 3cành quả già, kém phát triển, thì phải giữ lại các cành mới mọc, dù đó là cành vượt (nếu là cành vượt thì dùng giây kéo nghiêng 45 độ) để tạo cành thay thế cành già. - Việc để tán kiểu dẻ quạt, chỉ áp dụng với điều kiện thâm canh cao và trồng dày, mật độ hơn 1000 cây/ha. 27 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo Email: anh_the.phan@outlook.com ĐỐN TỈA VÀ YẾU TỐ NĂNG SUẤT - Những cành nghiêng so với thân cây ở phía trên đờng nằm ngang một góc từ 0-45 độ cho chất lượng quả cao nhất. Trong đốn tỉa ta cần duy trì những cành này hoặc vin cành nghiêng ở góc cành cho hiệu quả nhất. - Nên đốn đau dần theo năm tuổi cao lên để nâng cao năng suất và chất lượng quả. 28 KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo Email: anh_the.phan@outlook.com - Các cành thuộc vùng giữa tán cho năng suất và chất lượng quả cao nhất. Trong đốn tỉa chúng ta cần tạo và duy trì nhiều cành vùng giữa tán. - Cần đốn những cành trên cao cho năng suất thấp để hạ thấp độ cao của cây. Cần tỉa bớt những cành la, cành yếu phía dưới vì cho chất lượng quả không cao. - Các vết đốn, tỉa phải đảm bảo dứt điểm, nhẵn, đối diện và cách mầm mần ngủ khoảng 3 mm. Với các cành lớn khi đốn nên làm 2 nấc, tránh bị tước cành.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_thuat_cham_soc_cay_co_mui_1169.pdf
Tài liệu liên quan