Kỹ thuật bonsai cơ bản

 

Cây có tên khoa học là: Crataegus Cuneata Đây là loại cây bụi có xuất xử ở Trung Quốc và Nhật Bản, đặc biệt được đánh giá cao về đặc tính có nhiều hoa màu trắng và vô số trái quả nhỏ màu đỏ. Những cây được trồng có hoa màu đỏ vừa được người ta dùng làm bonsai ở Nhật Bản. [b]Thay chậu[/b]: Cách 2 - 3 năm vào đầu mùa xuân, với 70% đất và 30% cát to hay vật liệu tương đương. [b]Xén tỉa và giằng dây[/b]: Việc xử lý chính hê thống rê lần đầu phải được làm vào lúc thay chậu và chọn cắt giảm phần trên cua cây - tốt nhất là vào đầu mùa xuân. Luôn luôn giữ cho hệ thống rễ khỏe mạnh , nếu như việc này không thể được thực hiện trong một lần xén tỉa duy nhất thì hãy cắt giảm nó dần dần từng bước trong mỗi lần thay chậu. Vào mùa xuân cắt tỉa chỉ chừa lại 2 lá trên các chồi non. Xác định vị trí thân và các cành trong lúc phát triển, từ mùa xuân cho đến mùa hè. [b]Bón phân[/b]: Cách 20 - 30 ngày một lần từ đầu mùa xuân cho đến mùa thu, tạm ngưng một tháng vào giữa mùa hè. [b]Lưu ý[/b]: Đây là loại cây tương đối dễ trồng, có thể có các vấn đề bám rễ nếu như ta không chú ý đến các khoảng thời gian được đề cập ở phần trên. Tránh cho cây bị phơi thẳng dưới ánh nắng mặt trời vào mùa hè và đừng để cho đất bị khô ráo hẳn.

 

doc41 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kỹ thuật bonsai cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rễ sau khi xén thích hợp với chậu, bể sẽ thay giúp cho khi đặt cây vào chậu đúng vời dáng thế cần sửa. Nếu dưới đáy gốc cây có phần go thừa dài quá, đấy là dấu tích của đầu đoạn cành khi giâm sâu hơn lúc cắt cành chiết bao giờ cũng phải cắt dưới bầu chiết, bầu càng to, đoạn gỗ thừa càng dài, cây không thể trống được vào khay, bể. Ta dùng cưa sắc nhẹ nhàng cắt bỏ đi [b]- Trong lại cây vào chậu[/b]: Chọn chậu, bể có màu sắc, hình thể kích cỡ phù hợp với cây và 10 thoát nước Ở đáy chậu phải to. Nếu chậu có nhiều lô thoát nước càng tốt. Chuẩn b! sẵn sàng đất đúng chủng loại. Đất dùng để sang chậu nhất thiết phải khô hoàn toàn. Nếu đất đã được phơi nỏ lại để nơi bán âm bán dương (lán, hiên) hàng năm rồi càng tốt. Việc trông cây vào chậu rất cần có kiến thức. Đầu tiên là xừ lý lỗ thoát nước. Những cây dế tính, đọng nước đôi chút không chất thì chỉ cần đặt một mảnh sành chờm rộng lên lỗ là được. Nên chọn mảnh sành khi úp vào lỗ có độ kênh. Những cây yêu cầu phải thoát nước nhanh, bầu thật thông thoáng như ớ!a lan, trà, đỗ quyên, sử thì phải kê cao mảnh sành lên một chút. Sau đó đặt một lớp dưới đáy chậu toàn những cục xỉ than rắn chắc, tiếp theo xếp lớp đất cục, rồi đến phủ lớp đất tơi mời đặt cây vào. Xung quanh thành chậu cũng xếp đất cục to rói nhỏ dần. Xung quanh bầu re phải cho toàn đất mầu. Trên mặt chậu cũng xếp một lớp đất cục to để chống nước xối lèn rẽ đất và gây đóng váng mặt chậu.Thông thường các cây khác không cần cầu kỳ quá như vậy, chỉ cần lưu ý là xung quanh bầu rễ bao giờ cũng phải cho đất máu. Quan trọng là v! trí của gốc cây trong chậu, cần chính giũa hay lệch về bên nào, độ cao thấp của gốc đúng tấm, độ nghiêng đúng dáng thế. Muốn vậy, ta đặt cây, chèn tạm đất rồi ngắm 4 mặt, ngắm gần và ngắm từ xa để điều chỉnh, bao giờ cây ở đúng v! trí đẹp nhất mới lấp đất. Tra đất vào xung quanh bầu từ tử từng lớp, dùng que đầu tù xọc, rồi lắc chậu, tiếp theo là tưới nước kiểu mưa rào cho đất len vào mọi ngóc ngách của rễ, không còn một lỗ hổng nào mới được. Nhũng cây như trà, đỗ quyên, địa lan thoải mái xếp những cục đất to cao trên mặt chậu. Các cây khác không được vào đất đầy khít miệng chậu, vì như vậy khi tưới nước sẽ chầy tuột đi hất ngay, ít nhất phải để rãnh chạy vòng theo miệng chậu để giữ được nước tưới. Nếu trời nắng cần che hoặc để cây chỗ râm mát khoảng mươi ngày. 22.Cây thiên tuế nhật bản Cây tuế nhật bản có tên khoa học (cycas revoluta). Có xuất xứ ở miền Nam Nhật Bản đây là một trong các mẫu vật nhỏ nhất của chủng loại. Thay chậu: Cách 3 - 4 năm vào cuối mùa xuân với 60% đất và 40% cát to hay vật liệu tương đương. Xém tỉa và giằng dây: Hệ thống rễ lồi trên mặt thường không cần việc xén tỉa mạnh. Nếu muốn làm thì công việc này phải được thực hiện vào mùa hè và cây được giữ chặt ít nhất vào mùa xuân năm kế tiếp. Trong những lần thay chậu kế tiếp sau, chỉ cần tỉa hơi ngắn những rễ nhỏ hơn. Để cải thiện dáng vẻ của cây thì ta dùng đến dây hay các mối dây để uốn cong chót lá xuống phía dưới. Muốn có kết quả tương tự, tạ có thể dùng các ngón tay ấn liên tục xuống phần lá mềm mại. Bón phân: Cách 30 ngày một lần từ mùa xuân cho đến mùa thu. Cây cũng được tốt nêu được bón các sản phẩm có chất sắt ba hay bốn lần vào mùa xuân - mùa hè. Lưu ý: Cây phát triển tốt ở một vi trí sáng sủa bên trong nhà song tránh cho nó không bị ánh nắng chiếu thẳng và phun xịt nước tán lá môi ngày một hoặc hai lần chỉ tưới nước khi đất bị khô đi một phần nào. Loại bỏ những lá khô bằng cách cắt bỏ các cuống. Nếu như được đặt bên ngoài nhà ở những nơi có khí hậu ôn hòa thì hãy bảo quản cây trong mùa đông tốt nhất là trong nhà kính. 23.Cây bách ltalla Có tên khoa học (cupressus sempervirens) Được trồng từ thời cổ xưa. cây bách ltalia là loại cây sống rất thọ phát triển trưởng thành khắp vùng lưu vực Địa Trung Hải, nó gồm có hai hình thể f.sempervirens (có tập tính hình trừ) 1 và f horizontalis. với các cành được xếp thành tầng rõ ràng. Thay chậu: Cách 2 - 3 năm vào mùa xuân hay cuối mùa hè. với 60% đất và 40% cát to hay vật liệu tương đương. Xén tỉa và giằng dây: Việc xén tỉa rễ lần đầu cần nên trùng hợp với lúc thay chậu và cắt giảm tán lá vào mùa hè (cuối mùa hè đầu mùa thu). Muốn làm rậm tán lá. ta có thể dùng tay hoặc kéo ngắt bỏ các chồi non mới mọc. Khi thay chậu ở năm kế tiếp từ màu thu cho đến mùa xuân ta nên giằng dây để xác định vị trí thân và các cành. Bón phân: Mỗi tháng một lần từ mùa xuân cho đến mùa thu Lưu ý: Đây là loại cây phát triển mạnh và tốt nhất ta nên thay chậu cho các cây con cứ cách mỗi năm và cách ba năm đối với những cây lớn hơn. Tránh để cho đất bị khô ráo hẳn và bảo quản cáy suốt mùa đông. Trong khi loài sempervirens thích hợp để tạo phong cách cụm cây thì loài f. horizontalis lại phù hợp để tạo phong cách cây cá biệt. 24.Cây Ngàn Sao Serissa Foetida Loại cây bụi nhỏ này có xuất xứ ở Đông Nam Á và có mùi khó ngửi toát ra khi lá bị chà xát hay khi rễ cây bị cắt. Lá nhỏ hình oval dạng thường xanh và đối mặt hoa có màu trắng và dạng đơn có nhiều loại cây với hoa kép và tán lá có nhiều đốm màu khác nhau. Thay chậu: Cách 2-3 năm vào cuối mùa xuân với 50% đất 20% than bùn và 30% cát to. Xén tỉa và giằng dây: Tỉa ngắn các rễ trong lúc thay chậu và loại bỏ những cành không cần thiết. Xác định vị trí thân và các cành từ cuối mùa xuân đến mùa thu tốt nhất là vào tiết mùa được đề cập sau. Tránh cho phần vỏ cây bị dây giằng có thể làm cho thân và các cành đổi hướng Bón phân: Cách 20 - 30 ngày một lần từ mùa xuân đến mùa thu và một đôi lúc từ mùa thu đến mùa xuân Lưu ý: Đây là loại bon sai trong nhà và nó có thể được đặt ngoài nhà vào cuối mùa xuân và mùa hè tránh cho cây bị những thay đổi bất ngờ về nhiệt đô và phơi quá lâu dưới ánh sáng mặt trời. Luôn giữ cho đất ẩm ướt loại bỏ những bông hoa tàn héo và các chồi ở gốc thân và các rễ. 25.Cây mơ trân châu nhật bản Spiraea Japonica Đây là loài cây bụi rung lá phát triển trên khắp một vùng rộng lớn bao gồm Trung Quốc dãy Hy Mã Lạp Sơn, Hàn Quốc và Nhật Bản Lá có cuống ngắn, thon nhọn ở mỗi đầu và hình oval với rìa mép có răng cưa nhỏ, và bông hoa màu hồng được kết trong những tản phóng ở đầu chót. Thay chậu: Cách 1-2 năm vào đầu mùa xuân. với 80% đất và 20% cát to. Xén tỉa và giằng dây: Xác định vị trí rễ cây trong lúc thay chậu lần đầu đồng thời loại bỏ những cành không cần thiết cho kiểu dáng sau cùng của cây tỉa ngắn các chồi non vào mùa thu và loại bỏ những chồi phát sinh ở gốc của các cành. Mặc dù không cần thiết nhưng công việc giằng dây có thể được thực hiện từ mùa xuân đèn mùa hè. Việc tạo hình dáng vòm lá thường được thực hiện bằng cách xén tỉa theo định kỳ. Bón phân: Cách 20 ngày một lần vào mùa xuân và mùa thu bắt đầu thao tác sau khi thay chậu ít nhất hai tháng. Lưu ý: Gây hấp dẫn chính là do bởi đặc tính hoa đẹp loài cây bụi này thường được dùng như loại bon sai lùn thường trong phong cách rê bò trên đá. Không bao giờ để cho đất bị khô ráo hẳn và bảo quản cây trong mùa đông. 26.Cây Thanh Liễu Trung Hoa Tamarlx Chinensis Đây là dạng cây cao hay cây bụi nhỏ có xuất xứ ở miền Bắc Trung Quốc và Mãn Châu. Vỏ cây có màu nâu và nứt nẻ các nhánh có màu đỏ sậm lá dai cứng thon nhọn ở mỗi đầu dạng rụng thay lá có màu xanh lục nhạt và các bông hoa nhỏ màu hồng được kết trong các chùm mà chúng lớn lên do bởi sự phát triển trong năm. Thay chậu: Cách 2-3 năm vào mùa xuân trước khi lá trổ, với 60% đất. 20% than bùn. và 20% cát to. Xén tỉa và giằng dây: Việc xén tỉa các rễ có thể được làm cùng lúc khi thay chậu và chọn tỉa xén phần trên của cây .Xén tỉa các chồi non vào mùa thu song trong thời kỳ phát triển ta nên hạn chế để chỉ loại bỏ các chồi không cần thiết. Thực hiện cộng việc giằng dây từ mùa xuân đến mùa thu bảo quản phần vỏ cây. Bón phân: Từ ta xuân đến mùa thu cách 30 ngày tạm ngưng một khoảng thời gian vào mùa hè Vào mùa thu ta nên bón phân có nhiều chất phót-pho và kaLi Lưu ý: Đây là loại cây cứng cáp và dễ thích nghi. Để tạo ấn tượng hấp dẫn nên liên tục giằng dây và xén tỉa để có được những cành treo rũ xuống luôn giữ cho đất có độ ẩm, thậm chí vào mùa đông, và bảo quản cây trong nhà kính vào tiết trời lạnh lẽo nhất. 27.Cây cảnh - một thú chơi hấp dẫn Cây cảnh đã đi vào cuộc sống như một mỹ tục, một thú chơi thể hiện một phần tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Ông cha ta đã gửi gắm vào cây cảnh tình cảm, ý niệm thẩm mỹ, tínhư chất của mình làm tăng thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước để tự khẳng định và hoàn thiện mình Nghệ thuật chơi cây cảnh có tính quần chúng rộng rãi, tính dân tộc đậm đà, tính nhân văn cao quý, tính thẩm mỹ độc đáo, tính triết hoc sâụ sắc tính sáng tạo mới mẻ, tính kinh t'ế cao và làm vẻ vang cho truyền thống văn hóa của dân tộc. Chơi cây cảnh trồng cây cảnh bao giờ cũng phải coi trọng gốc cây - gốc co to có khỏe thì cây mới mạnh, gốc phải to hơn thân. Gốc càng to càng thể hiện cây đã sống lâu năm. Nếu gốc có nhiều rễ nổi, rễ sum suê càng đẹp. Cây trồng trong chậu phải là một gốc, trừ một số thế cây quần tụ có từ ba đến bốn gốc trở lên. Giữạ chiều cao và bề rộng của cây phải có sự tương xứng. Thân cây mềm mại duyên dáng, xiêu nghiêng hay đứng thẳng khỏe mạnh là tùy theo các thế cây. Cành cây phải được phân bổ hơp lý, cấu tạo so le chia ra các hướng lớn không trùng nhaụ, tránh gò bó. Từ gốc đến chỗ chia cành phải có khoảng cách ít nhất bằng một phần ba chiều cao của cây để nhìn rõ được thân cây khỏe đẹp và thoáng. Không nên để cành che lấp mất thân. Một cây nhiều nhất chỉ nên có bốn cành. Cành dưới cùng gọi là cành thân hay cành hồi âm, có giá trị tạo cảm giác cho phần gốc cây có hậu, vững chãi, bền lâu. Cành thứ hai và thứ ba là cành tả và cành hữu là hai cành chính của cây. Cành thứ tư là cành tế thân, cũng được gọi là "cành ức" hay "cành hầu", cốt để cho phần cổ đỡ trơ lộ, góp phần cho bố cục tổng thể toàn cây chặt chẽ. Các cành phải được xén tán lá cho ngang phẳng, gọn gàng, không để cho lá cây mọc tự nhiên, um tùm. Cây phải có ngọn, ngọn vươn cao hơn cành, không nên dùng cây gãy ngọn hoặc không có ngọn. Nếu ngọn thấp hơn cành cũng không được. Ngọn cây để tự nhiên, ngả theo hướng nào tuỳ thuộc vào thế cây. Tại sao cành và ngọn phải là năm tán? Ngày xưa con người quan niệm cuộc đời có bốn giai đoạn: sinh, trưởng,lão, tử (sinh ra, trưởng thành, già và chết), nếu qua "tử" rồi thì phải là "sinh". Cây cảnh là biểu tượng con người, thể hiện khát vọng, lý tựởng, lẽ sống, ý niệm thẩm mỹ của con người. Cây cảnh phải được bàn tay nghệ thuật của con người tác động vào để hình thành một thế cây. Đó là một dáng đứng, một điệu vươn của cây có bố cục chặt chẽ, đẹp đẽ - một tác phẩm nghệ thuật độc đáo có sức sống, toát lên một chủ đề, một ý tưởng nhất định. Tuổi cây càng cao, càng quý. Cây cảnh đẹp phải là cổ thụ nhưng nhỏ gọn, để nói lên ý nghĩa trường tồn. Tùy theo từng loại cây cảnh mà trồng vào các chậu cảnh thích hợp, tương xứng và đep. Chậu cảnh đẹp sẽ làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ. Chơi cây cảnh phải để đúng chỗ, cây to hoặc nhỏ, phụ thuộc nơi ở của mình rộng hay hẹp và bao giờ cũng có thể ngắm nhìn được. Có rất nhiều thế câv cảnh như: thế phượng vũ, thế ngũ phúc, thế huynh đệ, thế phụ tử, thế mẫu tử, thế long giáng, thế phượng vũ long đàn, thế bạt phong hồi đầu, thế trực liên chi, thế long ẩn, thế lão mai thế tam đa, thế tứ quý, thế nguyệt ảnh, thế địa đạo huyên nhi, thế phượng rồng sóng đôi, thế đón gió, thế chờ đợi, thế ngẫu tự, thế nhà hiền triết... Biết nhìn các thế của cây cảnh, đặc biệt là biết tạo ra các thế cây, hiểu ý nghĩa củạ các thế cây cảnh là một điều rất lý thú. Xin giới thiệu ba thế cây tiêu biểu: - Thế ngũ phúc: Cây có bốn cành, một ngọn là 5 tán đều phải xén phắng, ngang bằng, không tán nào được vổng, mỗi tán được chia ra một hướng. Dáng cây là biểu tượng của năm điều ước muốn giản dị mà vĩ đại của con người xưa, nay: Phúc Lộc, Thọ, Khang, Ninh. - Thế phượng vũ (chim phượng múa): Cây có bốn cành, một ngọn là 5 tán. Cành hồi âm quặt phía sau tượng trưng cho đuôi chim. Hai cành tả hữu thành hình hai tán xòe như hai cánh chim đang xòe múa. Cành ức nhỏ hơn các cành khác, ngọn cây để dài ra vươn lên, tượng trưng cho đầu chim. Dáng cây có làn đi ngang, hơi chúc xuống làm biểu tượng con chim phượng hoàng đang múa đón con người, vui với những thành quả tốt đẹp. - Thế huynh đệ (hoặc huynh đệ đồng khoa): Cây một gốc, hai thân (có thể trồng ghép hai cây lại nhưng phải tạo thành một gốc). Hai thân có độ cao thấp, to nhỏ suýt soát nhau, kề sát nhau đẹp đẽ. Mỗi thân đều có 5 tán, các tán đan xen nhau. Ngọn cây nhỏ phải ngả hướng sang cây lớn như anh em, biểu lộ tình âu yếm ruột thịt. Con người tạo dựng và chơi cây cảnh cũng là tạo dựng cuộc đời, tâm hồn, trí tuệ, ước muốn của mình. Vì vậy, cây cảnh là mảnh tâm hồn của ta, làm cho ta hướng về cái đẹp, cái thiện, sống đẹp đẽ và tốt lành hơn. Đó là những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt, có nhựa sống của thiên nhiên và con người làm cho con người hoà nhập với thiên nhiên vĩnh hằng và kỳ thú.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKy_thuat_Bonsai_co_ban.doc