Kỹ thuật bảo quản chế biến phụ phẩm NN

Tuy chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng hiện nay một số hộ

chăn nuôi ở Vĩnh Phúc cũng đã học được cách chế biến rơm

rạ, cỏ, lá sắn. cho gia súc, nhất là để dự trữ trong mùa đông

mang lại kết quả rất khả quan. Để bà con có thể học tập

cách chế biến phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi, báo

NNVN xin giới thiệu một số phương pháp "Chế biến phụ

phẩm nông nghiệp làm thức ăn gia súc".

pdf5 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kỹ thuật bảo quản chế biến phụ phẩm NN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật bảo quản chế biến phụ phẩm NN Tuy chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng hiện nay một số hộ chăn nuôi ở Vĩnh Phúc cũng đã học được cách chế biến rơm rạ, cỏ, lá sắn... cho gia súc, nhất là để dự trữ trong mùa đông mang lại kết quả rất khả quan. Để bà con có thể học tập cách chế biến phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi, báo NNVN xin giới thiệu một số phương pháp "Chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn gia súc". Chế biến rơm lúa bằng phương pháp ủ với urê và vôi Rơm lúa tuy nghèo chất dinh dưỡng và khó tiêu hoá, nhưng nếu được ủ với urê và với vôi sẽ làm cho chúng dễ tiêu hớa hơn và trở thành thức ăn có giá trị cho trâu, bò, đặc biệt trong mùa đông thiếu thức ăn xanh. Phương pháp ủ như sau: []>Nguyên liệu: Rơm khô: 100kg; urê: 2,5kg; vôi đã tôi: 0,5kg; muối ăn: 0,5kg; nước sạch: 70- 80 lít. Urê, vôi, muối được hòa vào 70 - 80 lít nước cho tan đều. Sau đó tưới vào 100kg rơm cho tất cả rơm được thấm nước urê Dụng cụ: Túi ni lông lớn (bao đựng phân đạm) hay bao tải dứa (100kg rơm cần 10 - 12 bao tải dứa), cân: 1 chiếc, chậu to hay vại sành 1 cái để hòa tan urê, vôi, muối: xô tôn: 2 - 3 chiếc; ô doa: 1 chiếc (để tưới cho đều). Nếu không có ô doa ta dùng gáo nhựa dội qua rổ thưa; dây ni lông để buộc miệng bao tải; 1 mảnh ni lông rộng chừng 2-3m2. Cách ủ: - Trên sân sạch, hay trên một tấm nilông hoặc vải xác rắn rộng chừng 2 - 3m2 ta trải từng lớp rơm dày khoảng 15 - 20cm (1 gang tay). Sau đó tưới nước đã hòa tan urê, vôi, muối cho thấm ướt đều tất cả lớp rơm, không dội quá nhiều thừa nước urê chảy đi gây lãng phí, tiếp theo cho lớp khác và lại tưới đều. - Lần lượt như vậy tưới cho ẩm hết lượng rơm. - Các lớp dưới nên tưới ít các lớp trên tưới nhiều hơn, phần dư thừa sẽ thấm xuống các lớp dưới không gây lãng phí. - Sau khi rơm được tưới đều ta cho chúng vào các bao tải dứa, nén thật chặt rồi buộc chặt. - Đặt các bao tải này vào nơi sạch sẽ, tránh nắng, mưa, ẩm ướt. Có thể treo các bao tải chung quanh chuồng trâu bò. - Nếu gia đình có 1 trâu hoặc 1 bò mỗi lần chế biến chỉ cần ủ 50kg rơm khô và sau 10-12 ngày lại ủ một đợt mới 50kg nữa là vừa đủ cho trâu bò của mình. Cách cho ăn. Rơm ủ trong 7 - 10 ngày bắt đầu lấy ra cho: trâu bò ăn. Rơm ủ có chất lượng tốt có mầu vàng đậm, mùi urê, không có mùi mốc, rơm ẩm, mềm. Sau khi lấy ra ta lại buộc kín miệng bao tải ngay. + Lần đầu nên tập cho trâu bò ăn như sau: - Lấy rơm ủ ra, phơi trong mát chừng nửa tiếng đến 1 tiếng đồng hồ để mùi urê bay bớt. - Cho vào rổ, thúng, hay máng ăn sạch sẽ và nên trộn thêm 1- 2kg cỏ xanh lên lớp trên để hấp dẫn trâu bò, làm như vậy chừng 2-3 ngày. - Khi trâu bò đã quen ăn thức ăn này, ta không cần phải phơi và trộn lẫn với cỏ nữa; nhưng nhớ cho ăn trong máng hay thúng, rổ cho sạch sẽ trâu bò sẽ ăn được nhiều và ít bỏ thừa. - Cho trâu bò ăn rơm đã chế biến càng nhiều càng tốt, nhưng hàng ngày vẫn cần chăn thả để trâu bò có đủ 1 lượng thức ăn xanh cần thiết. - Nên cho ăn thường xuyên trong mùa đông thì hiệu quả mới cao. Phương pháp chế biến bánh dinh dưỡng (urê - rỉ mật) và sử dụng cho trâu bò (Thành tựu của FAO) - Chỉ có trâu, bò, dê... mới tiêu hóa được urê, còn đối với lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng... urê lại gây độc hại. Trâu bò v.v được ăn thêm bánh dinh dưỡng sẽ béo khỏe, cày kéo tối, đặc biệt vào mùa đông thiếu thức ăn. Cách chế biến bánh dinh dưỡng: Nguyên liệu: Urê: 10kg; rỉ mật: 45 - 50kg; vôi bột: 4kg; xi măng. 2kg; bột đất sét: 4kg; muối ăn: 0,5kg; bột sắn hay cám gạo: 5kg; chất độn nhiều xơ: 20 - 30kg (như vỏ lạc, dây lang, dây lạc khô hay rơm băm nhỏ). Dụng cụ: Chậu to: 1 chiếc; chậu nhôm nhỏ: 2 chiếc; xô tôn: 2 chiếc; khuôn đóng gạch: 2 chiếc; chày giã cua: 2 chiếc; cân: 1 chiếc; nilông mảnh: 1 chiếc = 2m2. Các bước tiến hành chế biến: Bước 1: - Trộn urê, muối ăn vào rỉ đường cho đều. Trộn các nguyên liệu còn lại vào với nhau (trộn khô). Bước 2: Trộn đều 2 hỗn hợp trên vào nhau, sao cho chúng vừa đủ kết đính. Nếu quá nhão cho thêm 1 chút chất độn nhiều xơ. Nếu quá khô cho thêm một vài ki lô gam rỉ mật. Sau khi trộn xong phải ủ thành đống trong thời gian 1 - 2 tiếng đồng hồ, rồi mới đóng thành các bánh nhỏ. Bước 3: - Dùng khuôn đóng gạch thủ công, hoặc khuôn đóng gạch xỉ, hay xô tôn hỏng để đóng bánh. - Dùng chày gỗ nén thật chặt nguyên liệu vào khuôn để kết dính tốt sau này tránh sẽ cứng, chắc, chất lượng tốt. - Phơi khô bánh dinh dưỡng trong bóng mát 5-7 ngày ở nơi khô ráo, sạch sẽ sau đó mới sử dụng cho trâu bò. - Có thể sử dụng bánh dinh dưỡng trong 2 - 3 tháng, chất lượng vẫn tốt. Bước 4: Sử dụng cho trâu bò - Đặt bánh dinh dưỡng vào nơi cao ráo sạch sẽ trong chuồng trâu bò (tránh để nước mưa hay phân, nước tiểu gia súc lẫn vào).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_thuat_bao_quan_che_bien_phu_pham_nn_5339.pdf
Tài liệu liên quan