Mục tiêu học tập:
Sau khi kết thúc bài học, sinh viên có thể:
1. Trình bày các khái niệm về an toàn môi trường và an toàn nghề nghiệp
2. Trình bày các kỹ thuật trong an toàn môi trường và an toàn nghề nghiệp
3. Trình bày các phương tiện bảo vệ cá nhân, vai trò, ứng dụng, quy trình bảo quản và
sử dụng
41 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kỹ thuật an toàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phóng xạ của hóa chất đó v.v...
Nhãn phải đề rõ ràng, dễ nhìn và bền để giữ được cho tới khi nào còn được sử dụng
hay bảo quản.
5.1.2. Hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn về an toàn
Do kích thước của nhãn chỉ có hạn, thông tin đề trên nhãn thường không đầy đủ. Cùng
với việc dán nhãn, nhà sản xuất hay cung cấp hóa chất cần cung cấp những thông tin
chi tiết hơn về hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn về an toàn cho người tiêu dùng.
Thông tin đưa ra cần trình bày một cách đơn giản, rõ ràng và tập trung vào:
- Đặc tính quan trọng nhất của sản phẩm;
- Các nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng sản phẩm đó;
- Các biện pháp an toàn để phòng ngừa;
- Thiết bị an toàn thích hợp;
- Những điều cần làm trong trường hợp tai nạn, hướng dẫn sơ cấp cứu, phòng cháy,
chữa cháy.
Các thông tin về hóa chất phải được thông báo cho tất cả các cá nhân, những người có
thể tiếp xúc với chất đó. Người sử dụng hóa chất có thể tự bảo vệ bản thân nếu họ
nhận được đầy đủ thông tin về nguy cơ sức khỏe của hóa chất và những hướng dẫn
cách phòng tránh mối nguy hiểm. Bản hướng dẫn cần kèm theo các minh họa. Hướng
dẫn về an toàn trình bày trên các cuốn sách mỏng thuận tiện cho sử dụng tại nơi làm
việc.
5.1.3. Cất giữ, vận chuyển hóa chất và xử lý chất thải của hóa chất
Cần phải thông tin về cách cất giữ, vận chuyển các sản phẩm hóa chất và cách xử lý
các chất thải của hóa chất.
30
- Cất giữ, vận chuyển các sản phẩm hóa chất: Nếu một chất nguy hiểm tiếp xúc
với một chất khác do xảy ra rò rỉ hoặc do hỏa hoạn, các hơi khí độc có thể sinh ra. Do
đó các chất như vậy không được cất giữ ở gần chất khác.
- Xử lý các chất thải của hóa chất: Sự thải bỏ các hóa chất xảy ra với số lượng
khác nhau, ví dụ:
- Những hóa chất ở tình trạng: mua về nhưng không sử dụng; kém chất lượng
hoặc quá hạn sử dụng (như sản phẩm dược phẩm), những phế thải là sản phẩm phản
ứng hóa học sinh ra từ quá trình sản xuất v.v... Chúng bị thải bỏ với số lượng tương
đối lớn.
- Những hóa chất thải bỏ với số lượng nhỏ do còn lại trong trong bao bì, dụng cụ
đựng hóa chất, lượng dư thừa sau khi làm thí nghiệm v.v ...
Cách thải bỏ đơn giản như đổ ra thùng rác cùng với các chất thải không độc hại, đổ
xuống cống, ao hồ, mở nắp thùng chứa cho bay hơi v.v... là không đảm bảo vệ sinh
môi trường. Để ngăn ngừa ảnh hưởng có hại của các chất thải có hại, khi thải bỏ hóa
chất cần áp dụng các phương pháp thải bỏ đúng cách theo đúng qui chế quản lý và xử
lý các chất thải độc hại. Cần dựa trên hướng dẫn này để áp dụng các biện pháp thải bỏ
và xử lý các chất thải của hóa chất đúng kỹ thuật về vệ sinh môi trường.
5.1.4. Khai báo hoá chất nguy hiểm
Các tổ chức, cá nhân hoạt động hoá chất phải khai báo về hóa chất nguy hiểm bằng
văn bản với cơ quan quản lý chuyên ngành để thực hiện qui định pháp luật về an toàn
hóa chất. Nội dung bản khai báo gồm tên hoá chất, đặc tính cơ - hoá - lý, thành phần
của hoá chất, nguồn gốc xuất xứ của hoá chất, khối lượng và mục đích thực hiện hoạt
động hoá chất. ( Xem Điều 6. Chương II. Nhận dạng và khai báo hóa chất. Nghị định
số 68/2005/NĐ-CP ngày 20/5/2005 của Chính phủ về an toàn hóa chất). Tên các hóa
chất bắt buộc phải thực hiện thủ tục khai báo được nêu trong bản Danh mục các chất
có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động ((Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số
05/1999/ TT-BYT ngày 27/3/1999 của Bộ Y tế).
5.2. Các biện pháp kỹ thuật công nghệ
Để sử dụng hóa chất một cách an toàn, những áp dụng kỹ thuật đòi hỏi đầu tư mới,
thay đổi kỹ thuật sản xuất cần xếp vào ưu tiên trong an toàn hóa chất. Trong bài này sẽ
giới thiệu tóm tắt những biện pháp dựa trên những nguyên tắc:
- Loại trừ các hóa chất nguy hiểm ra khỏi nơi làm việc bất kỳ khi nào có thể
được.
- Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm khi làm việc bằng nhiều cách như:
Cách ly, thông gió, thu bắt và làm sạch các chất ô nhiễm, sử dụng các phương tiện bảo
vệ cá nhân.
- Giám sát môi trường lao động.
5.2.1. Thay thế các chất và nguyên vật liệu
Theo nguyên tắc thứ nhất là loại trừ các hóa chất nguy hiểm ra khỏi nơi làm việc bất
kỳ khi nào có thể được thì một trong những biện pháp hay được áp dụng nhất là thay
thế một hóa chất độc hại bằng hóa chất không độc hoặc ít độc hơn. Ví dụ:
31
- Dùng dung môi bằng nước để thay cho dung môi hữu cơ. mà vẫn giữ nguyên
qui trình công nghệ.
- Dùng xà phòng rửa sạch dầu mỡ thay cho chất tẩy rửa là dầu hỏa.
- Trong những trường hợp khó tìm được chất thay thế thì có thể tìm qui trình
công nghệ khác để không sử dụng chất đó nữa. Ví dụ:
- Thay công nghệ in cần sắp chữ bằng bản đúc chì bằng in vi tính.
- Trong việc sử dụng các chất có hoạt tính mạnh dạng bột thường sinh bụi độc
hại đã được thay bằng nguyên liệu cùng chất ở dạng dập viên.
5.2.2. Thay đổi thiết bị, công nghệ bằng loại tiên tiến hơn
Tại các cơ sở sản xuất hay nghiên cứu, nguồn phát sinh các chất thải có hại cho sức
khỏe do tiếp xúc trong khi làm việc thường tập trung ở những khu vực có máy móc
hoạt động. Ví dụ, trong phân xưởng nghiền trộn nguyên liệu, nồng độ bụi gần các máy
nghiền và máy trộn là lớn hơn nhiều những khu vực khác trong nhà xưởng. Giảm thiểu
ô nhiễm ngay tại nguồn phát sinh chất thải là biện pháp tích cực để đạt hai lợi ích:
Đảm bảo vệ sinh môi trường và hạn chế sự thất thoát nguyên liệu. Biện pháp này đòi
hỏi cần có sự cải tiến về công nghệ và thiết bị, chẳng hạn thay hệ thống hở bằng hệ
thống kín; hoặc chuyển phương pháp trồn khô sang trộn ướt v.v... Đó là những ví dụ
về biện pháp thay đổi kỹ thuật, công nghệ bằng thiết bị và công nghệ tiên tiến hơn.
Bằng cách tự động hóa dây chuyến sản xuất dù điều kiện về khả năng đầu tư chiều sâu
phát triển sản xuất còn hạn chế. Ví dụ:
- Ưu tiên cho khâu cung cấp định lượng và hòa trộn nguyên liệu để chấm dứt tình
trạng công nhân phải tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại. Giải pháp này không chỉ cải
thiện điều kiện làm việc cho người lao động mà còn cải thiện được công nghệ theo
hướng nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Dùng hệ thống van tự động thay cho các van thủ công có tác dụng vừa giảm
nhẹ sức lao động cho công nhân và vừa hạn chế tiếp xúc với hơi khí độc trong các
khâu điều chế hóa chất.
5.3. Kỹ thuật an toàn, vệ sinh phòng chống hóa chất độc hại
Nhiều biện pháp cần áp dụng đồng thời như :
- Giám sát môi trường lao động;
- Thiết lập khoảng cách, che chắn thiết bị, máy móc;
- Thông gió;
- Thu bắt và làm sạch các chất ô nhiễm;
- Giữ vệ sinh nhà xưởng;.
- Giữ vệ sinh cá nhân
5.3.1. Giám sát môi trường
Giám sát môi trường là biện pháp cần thực hiện để đánh giá tình trạng môi trường
xung quanh và môi trường lao động. Trong nhiều tài liệu, giám sát môi trường còn có
thuật ngữ tương tự khác như kiểm tra và quan trắc môi trường. Bằng cách kiểm định
nhiều yếu tố gây ô nhiễm môi trường phát sinh từ những hoạt động hóa chất, chúng ta
32
có thể phát hiện và xác định các yếu tố hoá chất độc hại và yếu tố khác liên quan đến ô
nhiễm hóa chất như vi khí hậu, bụi, tiếng ồn... Cho đến nay, các qui định về giới hạn
nồng độ cho phép của nhiều hoá chất trong môi trường được dùng làm căn cứ pháp
luật cho biện pháp kỹ thuật an toàn hóa chất ở nước ta, trong đó có giám sát môi
trường xung quanh và môi trường lao động. Các hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh cho kiểm
định nhiều loại hóa chất độc hại có thể tìm được từ các TCVN, qui chuẩn quốc gia và
thường qui kỹ thuật vệ sinh môi trường.
Để góp phần phòng chống tác hại của hóa chất, khi giám sát, còn phải
- Kiểm tra mặt bằng tổng thể của cơ sở, đánh giá tiêu chuẩn khoảng cách vệ sinh
giữa các khu vực làm việc, sản xuất.
- Kiểm tra vệ sinh cơ sở: Việc bố trí, sắp xếp vật tư, nguyên liệu sản xuất, thiết
bị, máy tại nơi làm việc; lối thoát khi xảy ra sự cố các yếu tố độc hại; phòng thay quần
áo, tủ đựng quần áo...
- Kiểm tra các biện pháp kỹ thuật vệ sinh lao động.
- Kiểm tra các nội quy, quy định của cơ sở về công tác bảo đảm vệ sinh lao động
(nội quy vệ sinh lao động, bảng hướng dẫn về vệ sinh lao động tại nơi có nhiều nguy
hiểm độc hại).
- Kiểm tra việc trang bị, sử dụng và chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân: Mặt
nạ phòng độc, khẩu trang, quần áo, găng tay, mũ bảo hộ lao động...
- Kiểm tra phương tiện, trang bị cấp cứu, phác đồ cấp cứu, phương án cấp cứu tại
chỗ và tại bộ phận y tế.
- Kiểm tra các phương tiện vệ sinh cá nhân: bồn rửa, nhà tắm, vòi nước rửa sau
khi tiếp xúc hóa chất.
- ....
5.3.2. Thiết lập khoảng cách, che chắn thiết bị, máy móc
Các biện pháp này có tác dụng tốt trong việc hạn chế tiếp xúc của người lao động với
bụi và hóa chất độc và ngăn bớt sự lan tỏa của chúng ra khu vực xung quanh. Ví dụ:
- Đặt các máy nghiền, trộn hóa chất dạng bột khô trong một phòng riêng;
- Nơi pha chế hóa chất đặt ở cuối chiều gió và thường cách xa nơi đông người làm
việc ở những bộ phận khác.
5.3.3. Thông gió
Biện pháp thông gió công nghiệp nhằm tăng cường sự thoáng khí, làm giảm nồng độ
các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà hay tại nơi làm việc.
Do phần này được trình bày chi tiết trong bài vệ sinh không khí nên không trình bày
lại trong bài này.
5.3.4. Thu bắt và làm sạch các chất ô nhiễm
Thu bắt các chất ô nhiễm không khí bằng phương pháp thông gió cơ khí để thu không
khí chứa những chất độc hại phát sinh ngay tại nguồn thải và cho qua những thiết bị
phân ly hay làm sạch không khí để tách hỗn hợp khí bẩn thành hai phần:
- Phần không khí sạch thải vào khí quyển;
33
- Phần ô nhiễm chưa hơi khí, bụi hóa chất có thể được xử lý tiếp theo bằng cách:
+ Tận dụng được thì đưa trở lại sản xuất để tiết kiệm nguyên liệu.
+ Thải bỏ sau khi đã qua xử lý để không còn độc hại và không làm ô nhiễm môi
trường.
Việc phòng chống bụi, hơi, khí độc bằng biện pháp này đòi hỏi sự đầu tư hệ thống có
thông gió cơ khí và kèm với phương tiện xử lý không khí để làm không khí trở nên
sạch hơn trước khi thoát ra khỏi hệ thống đó. Đây là giải pháp kỹ thuật vệ sinh lao
động phù hợp cho những trường hợp:
Không thể cách ly người lao động với nguồn gây ô nhiễm trong nhà xưởng.
Các giải pháp khác không có hiệu quả.
Ví dụ: Dùng tủ hốt hoặc chụp hút cho phòng thí nghiệm và bể mạ điện. Các phương
pháp xử lý bụi và hơi khí độc trong không khí đã được giới thiệu trong bài vệ sinh
không khí.
Xử lý hóa chất độc hại trong chất thải rắn và nước thải sản xuất là hai trong những
biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường chung và môi trường lao động. Các phương
pháp xử lý hóa chất độc hại trong chất thải rắn và nước thải sản xuất đã được đề cập
trong các bài xử lý chất thải rắn hay xử lý rác và vệ sinh nước. Chúng ta có thể tham
khảo trong nhiều tài liệu khác về công nghệ môi trường.
5.3.5. Giữ vệ sinh nhà xưởng
Là biện pháp vệ sinh môi trường ngay tại nơi phát sinh ô nhiễm hóa chất. Tại nơi
làm việc, vệ sinh nhà xưởng như lau chùi, quét dọn, hút bụi... thường được thực hiện
cuối giờ làm việc hoặc trước khi ngừng làm việc. Những nơi hoạt động ba ca liên tục,
vệ sinh nhà xưởng làm theo định kỳ cùng lúc với dừng máy móc để bảo dưỡng. Tuỳ
theo đặc điểm của từng nơi, cần loại trừ yếu tố ô nhiễm nào mà có mục đích vệ sinh
khác nhau, chẳng hạn như:
- Chống bụi bặm: Hút bụi thường xuyên.
- Chống trơn trượt, ô nhiễm: Lau, rửa nhà và thiết bị v.v...
- Chống ẩm thấp: Thoát nước bề mặt tốt bằng đánh độ dốc sàn nhà đúng qui phạm,
có đủ cống thoát, hạn chế chảy tràn, rò rỉ nước và chất lỏng...
5.3.6. Giữ vệ sinh cá nhân
Một trong những qui tắc quan trọng của vệ sinh cá nhân trong công việc có tiếp xúc
hóa chất là không ăn uống tại nơi làm việc và không đem các chất nguy hiểm về nhà.
Như vậy mới ngăn chặn sự lây lan tiếp xúc với hóa chất còn bám trên cơ thể là
Sự tiếp xúc với các chất nguy hiểm do ăn uống trong khi làm việc đã từng là nguyên
nhân của rất nhiều trường hợp nhiễm độc chì do tay và thức ăn bị ô nhiễm. Gia đình
của công nhân cũng bị nhiễm chì do họ về nhà mang theo bụi chì bám vào tóc và quần
áo lao động không thay trước khi trở về nhà. Những thực tế này càng nhấn mạnh sự
cần thiết phải tạo ra các phương tiện phúc lợi như căng tin, phương tiện rửa tay và
phòng thay quần áo và tác phong giữ vệ sinh cá nhân của người lao động khi ngừng
làm việc. Người lao động phải tuân thủ nội qui cấm ăn, uống và hút thuốc tại nơi làm
việc có hóa chất độc.
34
5.3.7. Phương tiện bảo vệ cá nhân
Trong nhiều tài liệu, phương tiện bảo vệ cá nhân còn được gọi là trang bị bảo hộ cá
nhân. Nhưng theo văn bản pháp luật thì thuật ngữ được dùng là phương tiện bảo vệ cá
nhân (BVCN ).
Trong những công việc có sử dụng hóa chất, khi con người thường xuyên tiếp xúc với
hóa chất và cả khi có sự cố môi trường bị ô nhiễm bởi hóa chất, để bảo vệ tính mạng
và sức khỏe con người thì sử dụng phương tiện bảo vệ cho từng người là rất cần thiết.
Đây cũng là biện pháp dự phòng theo nguyên tắc cách ly với yếu tố tác hại như đã nêu
ở trên.
Để chống tác hại của hóa chất độc hại, phương tiện BVCN có rất nhiều loại. Ví dụ:
- Phương tiện bảo vệ đầu: mũ vải có lưỡi trai.
- Phương tiện bảo vệ mắt: kính, mặt trùm.
- Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp: khẩu trang, bán mặt nạ và mặt nạ.
- Phương tiện bảo vệ thân thể: quần áo, yếm, tạp dề.
- Phương tiện bảo vệ tay: găng tay và bao cánh tay.
- Phương tiện bảo vệ chân: giày, ủng, tất.
Những nội dung chi tiết hơn về yêu cầu sử dụng, về bảo dưỡng các phương tiện
BVCN trong an toàn hóa chất sẽ được trình bày thêm ở phần sau.
VI. Phương tiện bảo vệ cá nhân
6.1. Khái niệm
Phương tiện bảo vệ cá nhân là các dụng cụ, trang bị mà con người phải sử dụng để bảo
vệ cơ thể khi có những tác động xấu đối với sức khỏe phát sinh do những yếu tố có hại
trong môi trường chung hay trong môi trường lao động.
Phương tiện bảo vệ cá nhân dành cho người lao động nhằm bảo vệ cơ thể khi có những
tác động xấu đối với sức khỏe phát sinh do điều kiện lao động chưa hoàn thiện về thiết
bị, công nghệ và tổ chức.
Lấy ví dụ với an toàn hóa chất, do chưa thể thay đổi về kỹ thuật công nghệ để thay thế
những hóa chất độc hại bằng hóa chất không độc hoặc chưa thể cách ly hoàn toàn để
con người không phải tiếp xúc với hóa chất theo các đường như hô hấp, tiêu hóa hay
da và niêm mạc... Trong những điều kiện như vậy thì cần phải sử dụng những phương
tiện BVCN.
6.2. Vai trò và ứng dụng của phương tiện bảo vệ cá nhân
6.2.1. Vai trò của phương tiện bảo vệ cá nhân
Tuy phương tiện BVCN có thể ngăn ngừa được những tiếp xúc với các yếu tố tác hại
đến sức khỏe con người nhưng chúng chỉ có vai trò bảo vệ hỗ trợ các biện pháp an
toàn, vệ sinh khác. Các biện pháp kỹ thuật để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại
của yếu tố nguy hiểm, độc hại đến mức có thể được và các biện pháp cải thiện điều
kiện lao động cần được ưu tiên áp dụng nhiều hơn biện pháp trang bị phương tiện
BVCN.
35
Tuy chỉ có ý nghĩa bảo vệ hỗ trợ, nhưng trong nhiều trường hợp phương tiện BVCN
lại là giải pháp không thể thiếu, có khi là duy nhất để duy trì an toàn, đồng thời là công
cụ lao động. Ví dụ:
- Quần áo vải trắng, mũ vải trắng hoặc mũ bao tóc, khẩu trang, găng tay cao su
v.v... là phương tiện duy nhất để duy trì an toàn đối với nhân viên y tế đi xử lý ổ
dịch
- Quần áo bảo hộ lao động của công nhân cơ khí - vừa bảo vệ cơ thể khỏi chấn
thương do bức xạ nhiệt, hóa chất văng bắn vào người và túi quần áo được dùng để
đựng một số vật tư, dụng cụ làm việc.
6.2.1. Ứng dụng của phương tiện bảo vệ cá nhân
Con người cần phương tiện BVCN để sử dụng khi hoạt động hoặc có mặt ở khu vực
có các yếu tố nguy hiểm, độc hại về vật lý, hóa học, sinh học...
Theo qui định của pháp luật (Thông tư số 10/1998/TT-BLĐTB-XH ngày 28/5/1998
hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện BVCN), người lao động trong khi
làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới đây thì
được trang bị phương tiện BVCN:
- Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, áp suất, tiếng
ồn, ánh sáng quá chói, tia phóng xạ, điện áp cao, điện từ trường,...
- Tiếp xúc với hoá chất độc như: hơi khí độc, bụi độc; các sản phẩm có chì, thuỷ
ngân, mangan; ba zơ, a xít, xăng, dầu mỡ hoặc các hoá chất độc khác.
- Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu như:
+ Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh;
+ Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối;
+ Các yếu tố sinh học độc hại khác.
- Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động hoặc làm việc ở vị trí mà tư thế lao
động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động như: làm việc trên cao, làm việc trong
hầm lò, làm việc trên sông nước, trong rừng,... hoặc điều kiện lao động nguy hiểm,
độc hại khác.
Theo chức năng bảo vệ, phương tiện BVCN bao gồm nhiều loại và được sử dụng
trong rất nhiều công việc hay hoạt động để bảo vệ cơ thể. Ví dụ:
Phương tiện bảo vệ đầu: mũ chống chấn thương sọ não, lưới hoặc mũ vải bao tóc
...
Phương tiện bảo vệ mắt, mặt: kính mắt, mặt nạ,...
Phương tiện bảo vệ thính giác: nút tai, bịt tai,...
Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp: khẩu trang, bán mặt nạ, mặt nạ phòng độc,...
Phương tiện bảo vệ tay, chân: giầy, ủng, bít tất,...
Phương tiện bảo vệ thân thể: áo quần, yếm choàng chống nóng, chống rét, chống
tia phóng xạ,...
Phương tiện chống ngã cao: dây an toàn ...
Phương tiện chống điện giật, điện từ trường: găng tay cách điện, ủng cách điện,...
36
Phương tiện chống chết đuối: áo phao, phao cứu sinh...
Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác: Liều kế cá nhân,
xà phòng...
Hình 10. Một số phương tiện BVCN dành cho nhân viên y tế: Găng, kính, khẩu trang,
mũ, áo choàng.
6.3. Qui trình cáp phát, bảo quản và sử dụng
Phương tiện BVCN không phát huy được tác dụng bảo vệ nếu chúng không ngăn ngừa
có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động.
Ví dụ, để chống hóa chất, phương tiện BVCN cần có chất liệu và độ bền ngăn cản
được sự xâm nhập hoặc tác động của hóa chất tới cơ thể người sử dụng, tác dụng bảo
vệ đòi hỏi phương tiện có thể dùng được và dùng trong bao lâu. Mặt khác, phương tiện
BVCN cần đáp ứng yêu cầu nhẹ cân, không gây sự khó chịu, cản trở nhiều đến hoạt
động của các cơ quan của cơ thể, sử dụng thuận tiện, không cản trở đến thao tác khi
làm việc, dễ bảo quản và cần vẻ đẹp tạo dáng để trở nên ưa dùng.
Theo qui định pháp luật, người lao động có quyền sử dụng phương tiện BVCN do
người sử dụng lao động cấp, để sự sử dụng của họ không có những tác động tiêu cực
mà chỉ có tác động tích cực đến sức khỏe người sử dụng thì việc cấp phát, bảo quản và
sử dụng phương tiện BVCN tại các sở cần thực hiện theo qui trình có nội dung được
tóm tắt như sau:
- Trang bị cho người lao động phương tiện BVCN để sử dụng trong khi làm việc
hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại khi các
thiết bị kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết các
yếu tố nguy hiểm, độc hại. Phương tiện BVCN trang bị cho người lao động phải
phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc
hại trong môi trường lao động nhưng dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không
gây tác hại khác.
- Thời hạn sử dụng của từng loại phương tiện BVCN cần phải phù hợp với tính chất
công việc và chất lượng của phương tiện BVCN được căn cứ vào mức độ yêu cầu
của từng nghề hoặc công việc cụ thể tại cơ sở để quyết định.
- Tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện BVCN
thích hợp trước khi cấp phát và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.
- Các phương tiện BVCN chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao như găng tay cách
điện, ủng cách điện, mặt nạ phòng độc, dây an toàn, phao an toàn... cần được kiểm
tra để bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng trước khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra
trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi.
37
- Các phương tiện BVCN để sử dụng ở những nơi dơ bẩn, dễ gây nhiễm độc, nhiễm
trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, phải có các biện pháp khử độc, khử
trùng, tẩy xạ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh và phải định kỳ kiểm tra.
- Người lao động khi được trang bị phương tiện BVCN thì bắt buộc phải sử dụng
phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc, không sử dụng vào mục
đích riêng.
- Người lao động làm mất, làm hư hỏng phương tiện BVCN mà không có lý do
chính đáng thì phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động cơ sở.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện
bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá
nhân. Người lao động có trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân được
giao.
- Người sử dụng lao động không được cấp phát tiền thay cho việc cấp phát phương
tiện BVCN cho người lao động hoặc giao tiền cho người lao động tự đi mua.
Nội dung chi tiết của qui định được ban hành trong Thông tư số 10/1998/TT-BLĐTB-
XH ngày 28/5/1998 hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện BVCN.
Chúng ta có thể lấy ví dụ từ trường hợp phương tiện BVCN trong an toàn hóa chất để
minh họa cụ thể hơn cho những nội dung mang tính chung chung ở phần trên.
6.4. Giới thiệu phương tiện BVCN để chống bụi và hóa chất độc hại
6.4.2. Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp
Những phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp gồm hai nhóm: 1) Nhóm lọc khí và 2)
Nhóm tự cấp khí hoặc có dẫn khí.
- Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp bằng cách lọc khí:
Hoạt động theo nguyên lý sử dụng phin lọc để loại trừ hoặc làm giảm đến mức cao
nhất nồng độ bụi và hơi khí độc trong khí thở của người sử dụng. Song chỉ dùng được
ở những nơi có hàm lượng O2 trên 18 % và nồng độ chất độc không quá 1,5%. Các
thông số kỹ thuật chính của loại này gồm:
+ Hệ số lọt bụi đối với phương tiện chống bụi.
+ Thời gian có tác dụng bảo vệ đối với phương tiện chống hơi, khí độc,
+ Sức cản thở;
+ Độ giảm thị trường;
+ Khối lượng và mức độ có hại đến da ở phần tiếp xúc.
Theo hình dáng, cấu tạo, phương tiện này có 3 loại là khẩu trang, bán mặt nạ và mặt
nạ.
Khẩu trang: Là loại chỉ có tác dụng lọc bụi, làm bằng vải. Loại vải thông thường
chỉ lọc được bụi có kích thước lớn hơn 5 m. Để lọc bụi có kích thước nhỏ hơn ,
cần phải làm bằng vải hoặc giấy đặc biệt.
Bán mặt nạ: Là loại có thể lọc được cả bụi và hơi khí độc tùy thuộc vật liệu chứa
trong hộp lọc. Tuy nhiên, so với khẩu trang, bán mặt nạ có sức cản thở lớn, nặng
và độ giảm thị trường lớn.
38
Mặt nạ: Có tác dụng tương tự bán mặt nạ, song hiệu quả lọc cao hơn, thời gian sử
dụng lâu hơn, lọc được bụi, khí nồng độ cao, bảo vệ cả cơ quan hô hấp và mắt.
Tuy nhiên, loại này nặng, cồng kềnh, độ giảm thị trường lớn và cản trở hô hấp
lớn.
Để đảm bảo an toàn trong sử dụng, các loại phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp nêu
trên cần được kiểm tra, đánh giá khả năng bảo vệ của chúng trước và trong quá trình
sử dụng.
- Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp tự cấp khí:
Phương tiện này bao gồm các loại mặt chùm và mặt chùm gắn với quần áo. Vì không
dùng nguồn khí tại nơi ô nhiễm nên loại phương tiện này dùng tốt ở nơi có hàm lượng
O2 dưới 18% và hàm lượng chất độc trên 0,5%. Tuy nhiên phương tiện này thường
nặng nề, cản trở thao tác và phức tạp khi sử dụng.
Đây là phương tiện BVCN có công dụng đặc biệt nên người sử dụng phải được huấn
luyện kỹ, khả năng làm việc của phương tiện phải được kiểm tra kỹ lưỡng về độ kín
khít, thời gian tự cấp khí, nguồn khí sạch...
6.4.3. Phương tiện bảo vệ thân thể
Phương tiện này bao gồm các loại quần áo dùng cho lao động phổ thông, quần áo có
công dụng đặc biệt (quần áo chuyên dùng) và các dạng khác như yếm, tạp dề v.v...
Trong công nghiệp hóa chất, quần áo chuyên dùng là các loại quần áo chống a xit,
kiềm, dung môi hưữ cơ, chống xăng dầu...
Quần áo chuyên dùng phải đủ khả năng cản được hóa chất xâm nhập vào cơ thể người,
đủ bền để sử dụng được lâu, thuận tiện, kích cỡ phù hợp với người sử dụng. Mặt khác
còn thoáng khí, thấm mồ hôi, không gây độc hại và cảm giác khó chịu.
Phương tiện này không chỉ yêu cầu chọn đúng chủng loại mà cần kiểm tra chất lượng
theo tiêu chuẩn hiện hành mỗi lần trước khi sử dụng.
6.4.4. Phương tiện bảo vệ tay
Tùy theo yêu cầu sử dụng, có thể dùng phương tiện bảo vệ tay ở các dạng găng tay,
bao bàn tay, bao cánh tay v.v... Các loại này được làm bằng vải, da, nhựa, cao su hoặc
kết hợp các loại vật liệu.
Trong sử dụng hay trong công nghiệp hóa chất, găng tay được dùng phổ biến.Vật liệu
làm găng có loại để chống axit, kiềm, dung môi hưữ cơ, chống xăng hay dầu mỡ... Ví
dụ, găng tay chống a xit và kiềm làm bằng vật liệu cao su không bị phá hủy bởi H2SO4
đặc và dung dịch NaOH 20%, ngăn được hóa chất đó ngấm qua gây bỏng da tay.
Phương tiện này cần kiểm tra kỹ trước khi dùng, nếu có hiện tượng rạn nứt, vết xước
sâu phải đổi lấy găng tay mới.
6.4.5. Phương tiện bảo vệ chân
Phương tiện này bao gồm hai loại chính là giày và ủng. Tùy theo các loại hóa chất cần
phòng chống, giày
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_thuat_an_toan_gt_3294.pdf