Sáng ngày 20/3/2014 tại thành phố Đà Lạt, Viện Nghiên cứu hạt nhân (NCHN), Viện Năng
lượng Nguyên tử (NLNT) Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày khánh thành
Công trình khôi phục, mở rộng Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và Đón nhận Huân chương Độc
lập hạng Ba.
48 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kỷ niệm 30 năm ngày khánh thành công trình khôi phục, mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và đón nhận huân chương độc lập hạng ba, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thương mại hóa sẽ là vào khoảng năm 2035.
Về lý thuyết, phương thức chuyển hóa
hạt nhân sẽ hoạt động trên nguyên lý các nguyên
tố siêu urani được đưa vào môi trường có thông
lượng neutron rất cao trong một thời gian dài, có
thể lên tới vài năm. Và trong phần bài viết này, tác
giả sẽ đánh giá những phương thức kỹ thuật khác
nhau được coi là có thể đạt được tỷ lệ chuyển hóa
thành công đáng chú ý.
Nhiên liệu chuyển hóa đồng nhất
Nhiên liệu chuyển hóa đồng nhất là nhiên
liệu mà trong đó các nguyên tố siêu urani được
đưa vào nhiên liệu hạt nhân với lượng rất nhỏ so
với tổng thể nhiên liệu. Những phương án đơn
giản nhất đã được cân nhắc, ví dụ như kết hợp
Np-237 vào trong nhiên liệu oxit hỗn hợp urani
và plutoni trong lò neutron nhiệt hoặc neutron
nhanh. Các hạt nhân Np-237 sẽ nằm trong môi
trường có thông lượng neutron khá cao của lò
phản ứng trong khoảng 4-5 năm, bằng thời gian
bó nhiên liệu tồn tại trong vùng hoạt, trong thời
gian này, một lượng nhất định các hạt nhân Np-
237 sẽ bị chuyển hóa, con số này tùy thuộc thiết
kế lò. Hạt nhân Np-237 được coi là khá phù hợp
với loại nhiên liệu chuyển hóa đồng nhất, nhưng
đối với americi và curi thì hoan toàn ngược lại.
Về nhiều khía cạnh, nhiên liệu chuyển
hóa đồng nhất được coi là phương án kỹ thuật
đơn giản nhất, bởi thiết kế kỹ thuật cũng như tính
năng vật liệu của bó nhiên liệu chỉ bị ảnh hưởng
rất ít bởi sự có mặt cua Np-237 và hàm lượng
Np-237 trong bó nhiên liệu chỉ giới hạn ở mức
vài phần trăm.Tuy nhiên, việc đưa Np-237 vào
nhiên liệu sẽ cần có các kỹ thuật chế biến nhiên
liệu điều khiển từ xa, và chi phí gia tăng trong
việc sản xuất nhiên liệu là nhược điểm khá lớn
của phương án này.
Phương án chuyển hóa dị thể
Phương án chuyển hóa dị thể này được
thực hiện dựa trên nguyên lý đưa các nguyên tố
siêu urani vào những bó nhiên liệu đặc thù, khác
biệt so với những bó nhiên liệu thông thường
trong vùng hoạt. Những bó nhiên liệu đặc thù này
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
34 Số 38 - Tháng 3/2014
được đặt ở vị trí có thông lượng neutron phù hợp
đủ để bắn phá các hạt nhân trong đó. Phương án
chuyển hóa dị thể này được coi là phù hợp hơn
đối với các hạt nhân americi và curi.
Miêu tả cơ bản về nhiên liệu chuyển hóa dị thể
và đồng nhất
Những bó nhiên liệu đặc thù trong chuyển
hóa dị thể sẽ làm phức tạp hóa thiết kế vùng hoạt,
bởi sẽ tồn tài những loại bó nhiên liệu khác biệt
trong vùng hoạt, gồm những bố có thiết kế có
yếu tố điều hướng và những bó có thiết kế mục
tiêu phân hạch (các bó nhiên liệu đặc thù). Tuy
nhiên, đa số những bó nhiên liệu là kiểu điều
hướng không chứa các nguyên tố siêu urani, và
chỉ có một lượng nhỏ các bó nhiên liệu là chứa
các nguyên tố siêu urani nên chỉ môt lượng nhỏ
bó nhiên liệu là cần được sản xuất bằng kỹ thuật
điều khiển từ xa. Những lợi thế khác của phương
án này là những bó nhiên liệu đặc thù có thể được
thiết kế nhằm tối ưu hóa quá trình chuyển hóa hạt
nhân. Về cụ thể, nếu các bó nhiên liệu đặc thù
sử dụng ma trận chất trơ để chứa các nguyên tố
siêu urani thì việc các nguyên tố siêu urani tiếp
tục được tạo ra do U-238 hấp thụ neutron sẽ được
hạn chế hơn. Phương án chuyển hóa dị thể cũng
phù hợp với nhiều quy trình tái xử lý khác nhau,
cho phép gia tăng tỷ lệ chuyển hóa thành công.
Tuy nhiên, quá trình chế tạo những bó nhiên liệu
đặc thù không có urani sẽ rất khó khăn và sẽ yêu
cầu có những nhà máy sản xuất và tái xử lý riêng.
Lò neutron nhanh
Trong một lò phản ứng neutron nhanh, tỷ
lệ phân hạch của các nguyên tố siêu urani là khá
cao và là đây cũng là lý do tại sao cộng đồng quốc
tế luôn cân nhắc rằng lò neutron nhanh là phương
án phù hợp nhất đối với việc thực hiện chuyển
hóa hạt nhân các nguyên tố siêu urani. Tiết diện
phản ứng chuyển hóa của các hạt nhân nói chung
là khá thấp, vì vậy sẽ cần có một môi trường với
thông lượng neutron rất cao và lò neutron nhanh
đáp ứng được yêu cầu này. Tuy nhiên, việc nạp
vào một lượng lớn các nguyên tố siêu urani trong
lò nhanh là không nên bởi vì khả năng kiểm soát
độ phản ứng cũng như các hiệu ứng phản hồi của
lò neutron nhanh không hiệu quả bằng các lò
phản ứng neutron nhiệt (đây là vấn đề phụ thuộc
khá nhiều vào thiết kế và cần được cân nhắc trong
quá trình phát triển trong tương lai).
Một trong những phương án khả thi
cho việc sử dụng chuyển hóa hạt nhân bằng lò
neutron nhanh là sử dụng các bó nhiên liệu mục
tiêu chuyển hóa có vật liệu điều chỉnh, vật liệu
điều chỉnh ở đây thường được dùng là Zirconium
hydride nhằm làm chậm neutron sinh ra từ các bó
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
35Số 38 - Tháng 3/2014
nhiên liệu kiểu điều hướng. Đối với các neutron
ở mức năng lượng nhiệt thì tiết diện phản ứng sẽ
lớn hơn và việc tăng cường tiết diện phản ứng
cũng như thông lượng neutron nhiệt cao sẽ gia
tăng tỷ lệ chuyển hóa thành công.
Trên thực tế, Các lò phản ứng neutron
nhiệt cũng có thể đạt được 1 tỷ lệ chuyển hóa
hạt nhân đáng kể. Tuy nhiên, sự cân bằng giữa
lượng neutron tạo ra phân hạch và lượng neutron
tạo ra hấp thụ không thuận lợi cho chuyển hóa
hạt nhân lắm và thông lượng neutrong trong lò
neutron nhiệt cũng nhỏ hơn so với lò neutron
nhanh. Tuy nhiên, tiết diện phản ứng với neutron
nhiệt của các nguyên tố siêu urani lại khá lớn nên
tỷ lệ chuyển hóa hạt nhân thành công của 2 lò
này là khá tương tự nhau. Về chi tiết, Am-241
có thể được chuyển hóa rất hiệu quả trong các
lò neutron nhiệt, chỉ qua một chu trình chiếu xạ
nhiên liệu, có tới khoảng 70% hạt nhân đồng vị
này bị phá hủy.
Hạn chế lớn nhất của các lò neutron nhiệt
là hàm lượng các nguyên tố siêu urani đưa vào
trong lò bị giới hạn nhằm tránh những tác động
không tốt tới việc kiểm soát độ phản ứng vùng
hoạt và các đặc tính phản hồi của độ phản ứng
(reactivity feedback). Cũng bởi những điều cần
cân nhắc này, tiềm năng chuyển hóa hạt nhân
trong lò neutron nhiệt không được quan tâm
nhiều bằng lò neutron nhanh.
Tuy vậy, tiềm năng của lò neutron nhiệt
hiện tại vẫn lớn hơn bởi hiện tại đã có khoảng
hơn 400 lò neutron nhiệt đang vận hành trên thế
giới, trong khi chỉ có một vài mẫu thử nghiệm lò
nhanh đang tồn tại. Nếu hội đồng quốc tế thực sự
nghiêm túc đối với việc thực thi chuyển hóa hạt
nhân quy mô thương mại thì các lò neutron nhiệt
luôn sẵn sàng, nhưng đối với lò neutron nhanh
thì cần có một thời gian nghiên cứu nữa. Các lò
neutron nhiệt sẽ rất hữu ích trong việc thử nghiệm
chuyển hóa hạt nhân trong khi chúng ta vẫn tiếp
tục nghiên cứu phát triển lò nhanh.
Các hệ thống dưới tới hạn điều khiển
bằng máy gia tốc
Một hệ thống dưới tới hạn điều khiển bởi
máy gia tốc (ADS) là một hệ thống sử dụng tia
proton với mức năng lượng cực cao (khoảng 1
GeV) nhằm tạo ra sự phá vỡ hạt nhân mục tiêu và
phát tán ra nhiều neutron. Các neutron bị phát tán
ra được khuếch đại bởi một vùng hoạt phân hạch
dưới tới hạn. Vùng hoạt dưới tới hạn này thường
được vận hành với hệ số nhân k vào khoảng từ
0.95-0.98, và nó khuếch đại các neutron phát tán
với trị số khoảng từ 20-50 ( tính bằng công thức
= 1/(1-k) ). Một vùng hoạt dưới tới hạn có thể vận
hành ở trạng thái ổn định mà không cần nguồn
cung cấp bổ sung neutron nào và nguồn neutron
phát tán sẽ cung cấp đủ thông lượng neutron cần
thiết và giữ mức công suất ổn định.
Với một hệ số nhân nhất định, mức độ
năng lượng tạo ra sẽ tỷ lệ tuyến tính với độ mạnh
của nguồn neutron phát tán, và độ mạnh này được
quyết định bởi dòng proton. Hệ thống ADS được
coi là khá phù hợp đối với phương thức chuyển
hóa hạt nhân. Phổ neutron của hệ thống này khá
linh động và chúng ta có thể đưa ra các thiết kế
nhằm điều chỉnh phổ neutron ở các mức năng
lượng khác nhau ở những vị trí khác nhau sao cho
phù hợp với yêu cầu của quy trình chuyển hóa hạt
nhân các nguyên tố siêu urani. Khả năng kiểm
soát độ phản ứng và phản hồi độ phản ứng của
hệ thống ADS được coi là không có độ nhạy cao
bằng cá lò phản ứng tới hạn, tuy nhiên điều này
cần được làm rõ thêm khi các thiết kế đã được
nghiên cứu và triển khai thí nghiệm kỹ lưỡng.
Mức năng lượng cần thiết đối với dòng
proton trong hệ thống ADS là cao hơn rất nhiều
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
36 Số 38 - Tháng 3/2014
so với những hệ thống máy gia tốc thí nghiệm
thông thường và đây cũng là một trở ngại không
hề nhỏ. Ngoài ra việc đạt được trạng thái vận
hành ổn định đáng tin cậy đối với những dòng
proton cũng là một vấn đề.
Ảnh hưởng của chuyến hóa hạt nhân
tới quá trình lưu trữ, phân hủy chất thải dưới
lòng đất
Trong thời gian gần đây, một nhóm
chuyên gia thuộc tổ chức NEA của khối các quốc
gia OECD đã đánh giá các nghiên cứu quốc tế
về ảnh hưởng của việc phân tách và chuyển hóa
hạt nhân các nguyên tố siêu urani đối với những
loại cơ sở phân hủy chất thải hạt nhân trong lòng
đất khác nhau. Và nhóm chuyên gia này đã kết
luận rằng những quá trình chuyển hóa hạt nhân
sẽ không thể nào thay thế hoàn toàn chiến lược
phân hủy chất thải duois lòng đất, bởi những sản
phẩm phân hạch có thời gian sống lâu dài và các
hạt nhân phóng xạ khác vẫn còn tồn tại trong chất
thải từ các lò phản ứng và vẫn cần được quản lý.
Các điều kiện địa chất tại các cơ sở khác
nhau sẽ xác định được khả năng linh động của các
hạt nhân phóng xạ khác nhau. Ví dụ, tại một cơ
sở với điều kiện nước ngầm hạn chế, như ở Anh,
thì khả năng hòa tan các ions của các nguyên tố
siêu nặng sẽ rất thấp và các nguyên tố này sẽ vẫn
không bị hòa tan ra môi trường cho dù trải qua
một thời gian dài. Vì vậy nên hoạt độ phóng xạ
lúc đó sẽ chủ yếu được quyết định bởi ion phóng
xạ dễ tan trong các sản phẩm phân hạch, khi
đó việc giảm bớt đi các nguyên tố siêu urani sẽ
không có nhiều ý nghĩa trong việc kiểm soát hoạt
độ phóng xạ môi trường.
Các đánh giá của nhóm chuyên gia của
NEA đối với các cơ sở phân hủy dưới lòng đất đặt
ở những nơi có nền tảng địa chất chứa nhiều vật
liệu núi lửa chưa bão hòa (VD như núi Yucca),
trong các thành tạo phiến sét (sét và đá bùn không
thấm nước) và trong các thành tạo đá kết tinh, và
co điều kiện thành tạo môi trường muối, tất cả
các điều kiện này đều có khả năng như nhau.
Nhóm chuyên gia NEA cũng đã cân nhắc
tới việc phân hủy trong lỗ khoan sâu và nhấn
mạnh rằng sự chênh lệch độ mặn giữa phần sâu
nhất của lỗ khoan và phần nước gần bề mặt sẽ
ngăn ngừa các hạt nhân phón xạ di chuyển vào
môi trường nước ngầm. Trích dẫn từ một trong
những nghiên cứu quốc tế được tham khảo bởi
nhóm chuyên gia NEA thì việc tách chiết và
chuyển hóa hạt nhân là “gần như không gây ảnh
hưởng gì tới tác động bức xạ trong điều kiện phát
triển bình thường của kho lưu trữ” và “ hệ thống
lưu trữ trong long đất rất hiệu quả trong việc giảm
khả năng di chuyển của các nguyên tố siêu urani,
và liều chiếu tới từ những nguyên tố này được
hạn chế tối đa”. Nhằm bổ sung cho kết luận này,
nhóm chuyên gia NEA cũng đã nhấn mạnh rằng
sự hư hỏng của những thiết bị lưu trữ là không
có quy luật nhất định, những kiện chất thải khác
nhau thì có khả năng hư hỏng khác nhau. Trong
những trường hợp này, nhóm chuyên gia NEA
cũng đã cân nhắc rằng có thể sẽ có hiệu ứng thứ
nguyên trong những độc tố bức xạ khi mà các
kiện chất thải bắt đầu hư hỏng.
Cuối cùng, nhóm chuyên gia này cũng đã
đề cập rằng việc chuyển hóa hạt nhân các nguyên
tố siêu urani sẽ giảm được lượng nhiệt phân rã từ
chất thải hạt nhân và có khả năng có lợi cho việc
xây dựng thiết kế cơ sở lưu trữ chất thải. Ngoài
ra thì, khi chúng ta làm giảm được mức độc tố
phóng xạ nhờ chuyển hóa hạt nhân thì cũng sẽ
giảm được sự bất ổn trong các biến đổi bên trong
cơ sở lưu trữ dưới long đất, điều này thực sự có
lợi cho việc thi công xây dựng an toàn.
Đỗ Văn Lâm, Biên dịch và Tổng hợp
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
37Số 38 - Tháng 3/2014
Thorium xuất hiện trong đất và đá, là một
chất thải trong khai thác đất hiếm từ cát monazite,
có thể mang lại niềm hứa hẹn quan trọng là một
nhiên liệu thay thế cho uranium trong lĩnh vực
năng lượng hạt nhân.
Khi mà tiêu thụ năng lượng toàn cầu tăng
lên, thorium đang được xem xét là một lựa chọn
có thể thay thế urani để cung cấp điện hạt nhân
dồi dào và an toàn với một chi phí hợp lý. Ví
dụ, Ấn Độ đã quan tâm đến năng lượng hạt nhân
nguồn thorium từ nhiều thập kỷ. Lò phản ứng
nghiên cứu Kamini 30 kWth sử dụng U-233, thu
hồi từ nhiên liệu ThO
2
được chiếu xạ trong một
lò phản ứng khác, khởi động trong năm 1996 gần
thành phố Kalpakkam. Lò phản ứng được xây
dựng gần ngay lò phản ứng thử nghiệm tái sinh
nhanh 40 MWt, ThO2 được chiếu xạ trong lò
phản ứng tái sinh này.
Thorium đang được nghiên cứu
Câu hỏi về thorium hoạt động như thế
nào để tạo ra năng lượngđã được trả lời trong
năm 2013, khi một công ty tư nhân Na Uy, Thor
Energy, bắt đầu sản xuất ra điện năng tại lò phản
ứng thử nghiệm của Công ty ở Halden, Na Uy với
thorium.
“Đây là bước đi cơ bản đầu tiên trong tiến
triển thorium,”, Oystein Asphjell, CEO của Thor
Energy, nói với hãng tin Reuters.
Cơ sở thử nghiệm của Thor Energy
Thorium được nhà hoá học Thụy Điển Jons Jakob Berzelius phát hiện ra trong năm 1828
và được đặt tên là Thor, Thần sấm sét Bắc Âu. Trong năm 1989, Gerhard Carl Schmidt và Marie
Curie cùng phát hiện ra thorium là kim loại phóng xạ.
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
38 Số 38 - Tháng 3/2014
Công ty hạt nhân khổng lồ Westinghouse,
một đơn vị của Toshiba, là một thành viên của
một tổ hợp quốc tế do Thor Energy lập ra để đầu
tư và quản lý các cuộc thí nghiệm.
Là một công ty đang nghiên cứu sử dụng
thorium làm nhiên liệu hạt nhân, Thor Energy đã
lập ra một tổ hợp quốc tế với chức năng đầu tư
tài chính và quản trị các cuộc thí nghiệm thorium.
Một trong những thành viên của tổ hợp là không
ai khác hơn là Westinghouse, một công ty được
lập ra để sản xuất năng lượng hạt nhân; công ty
này đưa ra những quan điểm nghiên cứu.
Nhưng Thor Energy không chỉ là công ty
tham gia nghiên cứu xem liệu thorium có thể là
nguồn quan trọng thay thế uranium trong công
nghiệp năng lượng hạt nhân. Các công ty từ Mỹ,
Australia và Cộng hoà Czech cũng đang thiết kế
lò phản ứng thorium và nghiên cứu những khía
cạnh khác nhau của công nghệ năng lượng sử
dụng thorium. Tuy nghiên, Thor Energy là công
ty đầu tiên bắt đầu sản xuất năng lượng bằng
thorium.
Năng lượng thorium hoạt động như thế nào
Không giống như uranium, thorium không
thể tách ra để tạo ra một phản ứng dây chuyền hạt
nhân, nó không phân hạch. Tuy nhiên, nếu nó bị
bắn phá bằng các neutron từ một nhiên liệu phân
hạch, như uranium-235 hoặc plutonium-239; hạt
nhân thorium hấp thụ các neutron dư thừa, các
neutron được điều tiết có thể tạo ra U-233, một
đồng vị phân hạch mà loại đồng vị này không tồn
tại trong tự nhiên. U-233 này giải phóng đủ năng
lượng để kích hoạt gia tốc phân tử, cộng thêm
phần dư thừa có thể chạy một nhà máy điện.
Đây là một quá trình phức tạp, bao gồm
những cơ chế muối nóng chẩy trong lò phản ứng
(MSR) so với lò phản ứng nước áp lực trong quá
trình đốt cháy thorium, nhưng phản ứng như mô
tả ở trên là điều hấp dẫn chủ yếu của thorium, và
hứa hẹn về nguyên tắc sử dụng thorium.
Mô hình lò phản ứng sử dụng Thorium
Thorium so với uranium
Thorium là một lựa chọn hấp dẫn thay thế
uranium đối với nhiều quốc gia. Nó vừa rẻ lại có
nhiều hơn uranium, giá cả urani sẽ tăng khi phản
ứng dữ dội từ thảm hoạ Fukushima nguội dần đi.
Còn có những lợi ích khác từ thorium. Trong một
phản ứng hạt nhân phát điện bằng thorium, hầu
hết thorium tự bị tiêu tán hết, như vậy sẽ ít chất
thải hơn, phần lớn chất thải còn lại không nguy
hại trong 30 năm. Hiện nay, nguyên liệu chất
thải hạt nhân nguy hại nhất phải được lưu giữ
trong suốt 10.000 năm. Ngoài ra, một tấn thorium
tương đương với 200-250 tấn urani xét về hiệu
quả trong một lò phản ứng nước nhẹ hoặc nước
nặng; tương đương 3,5 triệu tấn than.
Việc chiết tách thorium ít tốn kém hơn so
với chiết tách urani tính theo đơn vị năng lượng,
bởi vì thorium hiện diện với mật độ cao hơn so
với các kim loại khác xét về trọng lượng. Thorium
cũng có đặc tính khác thường: thorium gần như
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
39Số 38 - Tháng 3/2014
không thể sử dụng được vào làm vũ khí hạt nhân
vì nó không chứa đồng vị phân hạch. Như vậy
thorium cũng giải quyết những vấn đề cấm phổ
biến vũ khí hạt nhân vì những nhà máy điện hạt
nhân từ nguồn nhiên liệu thorium chỉ sản sinh ra
một lượng nhỏ plutonium không đủ để chế tạo
vũ khí hạt nhân.
Sự nguy hại của uranium-càng được nhấn
mạnh khi xẩy ra thảm hoạ Fukushima -thường
khiến các nhà phân tích và những người khác coi
thorium một cách nghiêm túc hơn. Vì bản thân
thorium không phân hạch, phản ứng có thể được
dừng trong trường hợp khẩn cấp. Các nghiên cứu
và khuyến nghị sử dụng thorium cho thấy có thể
cho phép các quốc gia như Iran và Bắc Triều Tiên
có được điện hạt nhân mà không gây lo ngại là
các nước này bí mật phát triển vũ khí hạt nhân.
Thorium cũng có thể được sử dụng cùng
với phát điện hạt nhân bằng urani thông thường,
nghĩa là một ngành công nghiệp thorium phồn
thịnh có thể không cần thiết làm cho urani lỗi thời.
Tìm kiếm thorium ở đâu
Thorium hiện diện với lượng nhỏ trong
đất và đá bất cứ nơi nào, và người ta ước tính
thorium có nhiều gấp 3-4 lần uranium, thông
thường đất chứa hàm lượng trung bình khoảng 6
phần triệu (ppm) của thorium (ngoài ra, thorium
có tiềm năng năng lượng gấp 200 lần so với
urani). Trữ lượng lớn thorium được tìm thấy ở
Trung Quốc, Australia, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ
và Na Uy. Còn thì thorium xuất hiện dưới dạng
dấu vết ở bất cứ nơi nào.
Cục Địa chất Mỹ đã lập một báo cáo các
nguồn tài nguyên thorium ở Mỹ. Thorium được
tìm thấy tại các tụ khoáng mạch biểu sinh, các
tụ khoáng hàm lượng thấp và các tụ khoáng sa
khoáng và cát đen. Thorium có thể được tìm thấy
ở Montana, Idaho, Colorado, Carolinas, Florida
và Georgia. Đây là một phạm vi rộng lớn có thể
thăm dò, phát triển và khai thác thorium.
Một mẫu cục quặng chứa Thorium
Tất nhiên, Mỹ không phải là quốc gia duy
nhất có trữ lượng thorium lớn. Các nước khác
nêu ở trên cũng có nguồn tài nguyên này lớn để
các công ty năng lượng và khoáng sản quyết đinh
phát triển tài nguyên thorium trong nước họ.
Ở Australia, Cục Địa chất (Geoscience
Australia) ước tính tài nguyên monazite của
nước này khoảng 5,2 triệu tấn. Với hàm lượng
thorium trung bình 7 %, thì có khoảng 340.000
tấn thorium trong tài nguyên monazite này.
Ngoài ra, Geoscience Australia cho biết nguồn
tài nguyên tại Nolans Bore, cách Alice Springs
135 km về phía tây bắc chứa 60.600 tấn ThiO
2
(khoảng 53.300 tấn thorium); tụ khoáng khác,
Toongi, cách Dubbo ở New South Wales 30 km
về phía nam chứa khoảng 35.000 tấn thorium.
Với 3 tụ khoáng này, Australia đã có tới 452.300
tấn thorium.
Trần Minh Huân
Resources, Production and Demand, Uranium
2007, Nuclear Energy Agency (June 2008),
www.ltbridge.com,
Investing News: Tuesday January 21, 2014
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
40 Số 38 - Tháng 3/2014
TIN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
Ngày 11/2/2014, Viện NLNTVN đã có
buổi tiếp và làm việc với Đoàn chuyên gia IAEA
về các vấn đề liên quan đến các dự án hợp tác kỹ
thuật (VIE). Tham dự buổi làm việc có Phó Viện
trưởng Viện NLNTVN Nguyễn Hào Quang, lãnh
đạo Ban Hợp tác quốc tế, các đơn vị trực thuộc
Viện NLNTVN liên quan và các chủ dự án.
Đoàn chuyên gia IAEA đã lắng nghe các
chủ dự án báo cáo tiến độ của các dự án VIE đang
thực hiện. Theo đó, hầu hết các dự án của Viện
NLNTVN đều đang được thực hiện đúng tiến độ.
Tiếp đó, hai bên đã cùng nhau thảo luận về các dự
án VIE sắp tới do Viện NLNTVN làm chủ dự án
và các dự án footnote A của Viện NLNTVN. Phía
IAEA cũng cho biết, vào tháng 3/2014, IAEA sẽ
có phái đoàn thanh tra tình hình thực hiện các dự
án VIE và tiếp nhận các đề xuất cho giai đoạn tiếp
theo (2016-2017).
Phó viện trưởng Nguyễn Hào Quang
khẳng định mối quan hệ hợp tác với IAEA là một
trong những mối quan hệ chiến lược của Viện
NLNTVN. Phó Viện trưởng cám ơn sự hỗ trợ và
giúp đỡ của IAEA đối với Viện NLNTVN nói
riêng và Việt Nam nói chung, hy vọng sự hợp tác
giữa hai bên sẽ ngày càng thắt chặt và đạt hiệu
quả cao hơn nữa.Đáp lại, Đoàn IAEA khẳng định
sẽ tiếp tục quan tâm tới tình hình thực hiện các
dự án ở Việt Nam và sẽ hết sức giúp đỡ Việt Nam
trong thời gian tới.
Đoàn Thị Thu Hương
Trong thời gian 2 ngày từ 22 đến
23/01/2014, tại trụ sở 59 Lý Thường Kiệt, Hà
Nội, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã làm
việc với Nhóm chuyên gia của Tập đoàn Năng
lượng hạt nhân nhà nước Nga (ROSATOM) và
Tổng Công ty Xuất khẩu năng lượng hạt nhân
Nga (ATOMSTROYEXPORT) về nhiệm vụ lập
Dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cứu khả thi – FS)
và Hồ sơ phê duyệt địa điểm (SAD - đối với thành
phần Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu) của dự
án Trung tâm Khoa học và công nghệ hạt nhân
(CNEST). Dự án CNEST do Liên bang Nga hỗ
trợ Việt Nam xây dựng về tài chính và công nghệ.
Trong thời gian làm việc, Viện Năng
lượng nguyên tử Việt Nam đã cập nhật cho phía
bạn về tình hình công tác chuẩn bị dự án của phía
VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT
NAM TIẾP ĐOÀN CHUYÊN GIA TỚI TỪ
IAEA
THẢO LUẬN VỚI ROSATOM VỀ DỰ ÁN
TRUNG TÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ HẠT NHÂN -CNEST
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
41Số 38 - Tháng 3/2014
Việt Nam và khẳng định yêu cầu của Việt Nam là
đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Khoa học
và công nghệ hạt nhân phải đảm bảo hiệu quả đầu
tư và đáp ứng các mục tiêu của dự án. Trong các
mục tiêu của dự án, mục tiêu đào tạo phát triển
nguồn nhân lực khoa học - kỹ thuật trình độ cao
cho chương trình điện hạt nhân quốc gia và ứng
dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ trong phát triển
kinh tế - xã hội là hết sức cần thiết hiện nay và do
đó Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đề nghị
phía Nga xem xét việc các chuyên gia của Việt
Nam cùng tham gia với chuyên gia của Nga trong
quá trình tính toán, thiết kế lập Dự án đầu tư xây
dựng công trình.
Hai bên ghi nhận nỗ lực hợp tác khoa học
– kỹ thuật về năng lượng nguyên tử giữa hai bên
trước đây và đặc biệt trong dự án Trung tâm Khoa
học và công nghệ hạt nhân hiện nay.
Nhân dịp sắp kỷ niệm 30 năm (3/1984-
3/2014) ngày khôi phục hoạt động Lò phản ứng
hạt nhân Đà Lạt với sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ),
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã trân
trọng chuyển thư mời của Lãnh đạo Bộ Khoa
học và Công nghệ đến Lãnh đạo và các chuyên
gia khoa học Tập đoàn Năng lượng hạt nhân nhà
nước Nga tham dự sự kiện có ý nghĩa này của
Ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam. Nhóm
chuyên gia Nga bày tỏ sự ủng hộ Viện Năng
lượng nguyên tử Việt Nam tổ chức sự kiện này và
sẽ báo cáo Lãnh đạo cử cán bộ tham dự.
Mai Đình Trung
Vào ngày 17/03/2014, Viện Năng lượng
nguyên tử Việt Nam (Viện NLNTVN) đã tiếp đón
GS. Sevostian Bechta – Trưởng khoa An toàn
điện hạt nhân tại Học viện công nghệ Hoàng gia
Thụy Điển (KTH) tới thăm và làm việc với mục
đích mở ra nhiều phương hướng hợp tác và tạo
cơ hội cho các chuyên gia trong ngành hạt nhân
tại Việt Nam có thể cùng bàn luận và chia sẻ kinh
nghiệm.
Trong ngày làm việc tại Hà Nội của mình,
GS. Sevostian Bechta đã có 2 buổi hội thảo tới Viện
Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Viện KHKTHN)
và Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Tại đây,
GS. Bechta đã trình bày những thông tin rất tổng
quan về những lĩnh vực nghiên cứu liên quan tới
Điện hạt nhân của Học viện công nghệ Hoàng gia
Thụy Điển – KTH cũng như một vài các quy trình
mô phỏng thực nghiệm liên quan tới sự cố nặng
và an toàn nhà máy điện hạt nhân. Các nghiên cứu
hiện tại về vấn đề này đang được phát triển rất
chuyên sâu tại KTH, bởi yêu cầu của chính phủ
Thụy Điển về việc không cho phép bất cứ nhiên
vật liệu phóng xạ nào được phép rò rỉ ra bên ngoài
nhà lò trong trường hợp có sự cố nặng xảy ra.
VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT
NAM TIẾP ĐÓN GS. SEVOSTIAN BECHTA
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
42 Số 38 - Tháng 3/2014
Trong suốt quá trình trao đổi thông tin
trong 2 buổi hội thảo, Viện NLNTVN và Viện
KHKTHN đã trình bày một cách tổng quát nhất
về những nghiên cứu liên quan tới công nghệ
điện hạt nhân và an toàn hạt nhân mà cả 2 tổ chức
đã, đang và sẽ thực hiện. Trong đó, dự án Trung
tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân (CNEST)
và các dự định phát triển nhân lực do Viện trưởng
Viện NLNTVN- TS. Trần Chí Thành trình bày
được coi là nổi bật nhất.
Qua quá trình trao đổi bàn luận, GS.Bechta
đã đưa ra quan điểm của mình về những Việt Nam
nên làm và cần làm đối với cả 2 dự án điện hạt
nhân này. Trong đó, ông cho rằng Việt Nam nên
có 2 nhóm nghiên cứu độc lập đối với cả 2 dự án
điện hạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_niem_30_nam_ngay_khanh_thanh_cong_trinh_khoi_phuc_mo_rong.pdf