Đối với một số mã nhất định, đẩy giá
cổ phiếu trong phiên chào sàn là
việc có thể làm được, thông qua
hành động đặt lệnh lô lớn, tạo ra
lượng cầu ảo với giá cao. Do đó, cẩn trọng với giá cổ phiếu
ngày chào sàn là điều không thừa với các NĐT chưa hiểu rõ
về DN hoặc còn non kinh nghiệm.
Cổ phiếu CTCP Cavico Khoáng sản và Công nghiệp (CMI) chào
sàn HNX ngày 23/6 với giá bình quân 47.300 đồng/CP là điều bất
ngờ với nhiều NĐT. Bất ngờ bởi trước đó 1 tháng, giá cổ phiếu
này chỉ "lẹt đẹt" ở mức 1x trên sàn UPCoM. Điều gì khiến CMI
"lột xác" nhanh như vậy chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng? Có
nhiều nguyên nhân, nhưng không ít người nghĩ đến kỹ nghệ đẩy
giá cổ phiếu này.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu "Kỹ nghệ" đẩy giá ngày chào sàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
"Kỹ nghệ" đẩy giá ngày chào sàn
Đối với một số mã nhất định, đẩy giá
cổ phiếu trong phiên chào sàn là
việc có thể làm được, thông qua
hành động đặt lệnh lô lớn, tạo ra
lượng cầu ảo với giá cao. Do đó, cẩn trọng với giá cổ phiếu
ngày chào sàn là điều không thừa với các NĐT chưa hiểu rõ
về DN hoặc còn non kinh nghiệm.
Cổ phiếu CTCP Cavico Khoáng sản và Công nghiệp (CMI) chào
sàn HNX ngày 23/6 với giá bình quân 47.300 đồng/CP là điều bất
ngờ với nhiều NĐT. Bất ngờ bởi trước đó 1 tháng, giá cổ phiếu
này chỉ "lẹt đẹt" ở mức 1x trên sàn UPCoM. Điều gì khiến CMI
"lột xác" nhanh như vậy chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng? Có
nhiều nguyên nhân, nhưng không ít người nghĩ đến kỹ nghệ đẩy
giá cổ phiếu này.
Khách quan nhìn nhận, một NĐT gạo cội trên thị trường cho rằng,
việc tăng giá sau khi rời sàn UPCoM của CMI là điều bình
thường. Vì trên sàn UPCoM, nhiều cổ phiếu có các chỉ số cơ bản
tương đương các cổ phiếu niêm yết tại HOSE và HNX, nhưng
chưa được định giá chính xác, do cơ chế khớp lệnh bất tiện tại
sàn này.
Vừa qua, có thông tin thay đổi cơ chế khớp lệnh tại UPCoM,
chuyển từ giao dịch thỏa thuận sang khớp lệnh liên tục, nhiều mã
cổ phiếu tại UPCoM đã tăng giá chóng mặt. Tuy nhiên, mức tăng
gần 300% trong vòng 1 tháng trong khi DN không có thông tin
kinh doanh gì đột biến như CMI khiến nhiều NĐT nghĩ cổ phiếu
này được đẩy giá.
Trên thực tế, sau khi chào sàn "ngất ngưởng" trên HNX, đến
phiên giao dịch ngày 15/7, giá cổ phiếu này giảm xuống còn
37.800 đồng/CP. Bên cạnh xu hướng giảm chung của thị trường,
việc giảm giá của cổ phiếu CMI cũng là biểu hiện thị trường định
giá lại giá trị của cổ phiếu này.
Cổ phiếu CTCP Thép Đà Nẵng Ý (DNY) chào sàn HNX ngày 11/5
với giá bình quân 54.800 đồng/CP, trong khi trước đó, trên thị
trường OTC, cổ phiếu này được giao dịch ở mức xấp xỉ 40.000
đồng/CP. Ngay sau phiên chào sàn "đẹp như mơ", giá cổ phiếu
DNY liên tục sụt giảm, về 32.300 đồng/CP vào ngày 24/5.
Trước khi thông tin DNY sẽ phát hành 3 triệu cổ phiếu cho cổ
đông hiện hữu, theo tỷ lệ 5:1, với giá 13.000 đồng/CP; phát hành
cho đối tác chiến lược 2 triệu cổ phiếu, với giá 25.000 đồng/CP
được công bố rộng rãi vào ngày 15/7, thì cổ phiếu này tăng giá
được vài phiên.
Trong ngày 15/7, cổ phiếu này tăng giá, được giao dịch ở mức
trung bình 33.800 đồng/CP. Nhưng tính ra, những NĐT trót mua
cổ phiếu DNY hôm chào sàn, đến nay, sau 2 tháng có thể đã mất
gần 40% giá trị. Việc cổ phiếu DNY rớt giá cũng là do xu hướng
chung của thị trường, kết hợp với thông tin giá thép giảm mạnh
do nhu cầu quý II ảm đạm. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, giá cổ
phiếu DNY giảm mạnh còn là do có hiện tượng đẩy giá lên quá
cao trong phiên chào sàn.
Trước ngày chào sàn ít hôm, chủ tịch HĐQT một DN chuyên về
vận tải đã chỉ đạo cán bộ, nhân viên và các cá nhân trong ban
lãnh đạo hạn chế việc chuyển nhượng cổ phiếu, do kỳ vọng khi
lên sàn giá cổ phiếu sẽ tăng cao, bán được giá hơn. Hành động
này vô tình tạo ra sự khan hàng giả tạo, khiến giá cổ phiếu này bị
đẩy lên trên 20.000 đồng/CP và mất thanh khoản. Trong khi
người đứng đầu DN kỳ vọng cổ phiếu chào sàn với giá gần
30.000 đồng/CP, thì một số người dày dạn kinh nghiệm lặng lẽ
bán ra, vì nhận định, khi lên sàn, cổ phiếu có thể được đẩy lên 1 -
2 phiên, nhưng sau đó nhiều khả năng sẽ trượt dài, khó mà bán
được.
Giám đốc một quỹ đầu tư cho rằng, đỡ giá trong ngày chào sàn là
hiện tượng có thật, tuy nhiên không phải diễn ra với tất các mã cổ
phiếu và các DN. "Với những công ty mà cổ đông lớn là các cá
nhân, họ sẵn sàng dành ra một số tiền để mua vào đỡ giá, đẩy
giá cổ phiếu của mình. Tùy vào tình hình thị trường mà có thể
mua nhiều hay mua ít", vị giám đốc kể trên nói. Theo vị này, trong
những trường hợp như vậy, DN phải có thông tin hỗ trợ sau niêm
yết thì giá cổ phiếu mới trụ được và việc đỡ giá, đẩy giá trong
phiên chào sàn mới không bị thua lỗ.
Vì nhiều mục tiêu khác nhau, nhiều DN muốn đẩy giá cổ phiếu
trong phiên chào sàn. Có DN muốn bán ra nhằm chốt lời, nhưng
đây là cách "ăn xổi" và ít DN làm theo cách này. Cũng có DN
muốn tạo mặt bằng giá mới sau khi niêm yết đủ sức hấp dẫn để
đợt phát hành ngay sau đó thành công.
Tuy nhiên, cũng có khi việc đẩy giá cổ phiếu trong ngày chào sàn
nằm ngoài tầm kiểm soát, cũng như sự mong đợi của DN. Tổng
giám đốc một công ty niêm yết tâm sự: "Chúng tôi không hề
muốn cổ phiếu ngày chào sàn bị đẩy lên quá mức, vì điều này
không mang lại nhiều lợi ích cho bản thân các cá nhân là lãnh
đạo trong DN. Bởi lẽ, ban điều hành chưa được bán cổ phiếu
ngay (do bị hạn chế chuyển nhượng), mặt khác chịu áp lực về
việc làm ra lợi nhuận cho xứng với giá cổ phiếu".
Thực tế cho thấy, đối với một số mã nhất định, đẩy giá cổ phiếu
trong phiên chào sàn là việc có thể làm được, thông qua hành
động đặt lệnh lô lớn, tạo ra lượng cầu ảo với giá cao. Do đó, cẩn
trọng với giá cổ phiếu ngày chào sàn là điều không thừa với các
NĐT chưa hiểu rõ về DN hoặc còn non kinh nghiệm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_nghe.pdf