Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu của sinh viên khoa Sư phạm Sử - Địa và giáo dục chính trị, trường Đại học Đồng Tháp

Biến đổi khí hậu hiện nay là một trong những vấn đề cấp thiết của

nhân loại, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của con người. Kỹ năng ứng phó với biến

đổi khí hậu là một trong những kỹ năng cần thiết của sinh viên hiện nay. Từ việc

nghiên cứu, phân tích, khảo sát và phỏng vấn các bạn sinh viên tác giả đã làm rõ

thực trạng về kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu của sinh viên Khoa Sư phạm Sử -

Địa và Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Đồng Tháp. Trên cơ sở đó, tìm ra nguyên

nhân của tồn tại và đề xuất các giải pháp phù hợp và khả thi nhằm phát triển kỹ năng

ứng phó với biến đổi khí hậu cho sinh viên Khoa Sư phạm Sử - Địa và Giáo dục

Chính trị, Trường Đại học Đồng Tháp hiện nay.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu của sinh viên khoa Sư phạm Sử - Địa và giáo dục chính trị, trường Đại học Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
105 C. NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM SỬ - ĐỊA VÀ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP SV: Lê Thị Tuyết Nhung - Trịnh Văn Nhờ Lớp: ĐHGDCT 16A GVHD: TS. Lê Văn Tùng Tóm tắt: Biến đổi khí hậu hiện nay là một trong những vấn đề cấp thiết của nhân loại, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của con người. Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những kỹ năng cần thiết của sinh viên hiện nay. Từ việc nghiên cứu, phân tích, khảo sát và phỏng vấn các bạn sinh viên tác giả đã làm rõ thực trạng về kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu của sinh viên Khoa Sư phạm Sử - Địa và Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Đồng Tháp. Trên cơ sở đó, tìm ra nguyên nhân của tồn tại và đề xuất các giải pháp phù hợp và khả thi nhằm phát triển kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu cho sinh viên Khoa Sư phạm Sử - Địa và Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Đồng Tháp hiện nay. Từ khóa: Khí hậu, biến đổi khí hậu, kỹ năng, ứng phó với biến đổi khí hậu. 1. Mở đầu Biến đổi khí hậu đã trở thành vấn nạn toàn cầu, là vấn đề cấp thiết ảnh hưởng đến tất cả các nước trên thế giới [4]. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khí hậu, nhất là đối với những khu vực thấp như ở đồng bằng sông Cửu Long. Đồng Tháp được xem là vựa lúa, vựa nông sản của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, Biến đổi khí hậu đang có những ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt đời sống của người dân ở khu vực này. Để có thể thích ứng với biến đổi khí hậu mỗi người chúng ta cần phải được trang bị những kỹ năng cần thiết về ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, sinh viên – tầng lớp tri thức trẻ, những người mà sau này sẽ hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Đảng [3]. Cần phải có những hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu, để có thể hình thành cho mình những kỹ năng trong việc góp phần làm giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống của chính bản thân mình, gia đình và xã hội. Sinh viên Khoa Sư phạm Sử - Địa và Giáo dục chính trị, Trường Đại học Đồng Tháp là những sinh viên có kiến thức về các vấn đề xã hội tương đối tốt. Có khả năng tiếp cận, cập nhật các vấn đề xã hội nhanh nhẹn, kịp thời, linh hoạt. Do đó, đã hình thành ở sinh viên thói quen tiếp cận thời sự, tiếp cận các vấn đề nóng của xã hội, trong đó có vấn đề về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, sinh viên chỉ mới tiếp cận ở dạng mở rộng thêm tri thức chứ chưa thật sự quan tâm, đi sâu tìm hiểu. Bài viết sau đây sẽ chỉ rõ thực trạng về kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu của sinh viên Khoa Sư phạm Sử - Địa và Giáo dục chính trị, Trường Đại học Đồng Tháp. Từ đó, giúp sinh viên có cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn về các vấn đề môi trường, vấn đề biến đổi 106 khí hậu nhằm trang bị cho sinh viên của Khoa có sự hiểu biết, có vốn tri thức sâu rộng để có thể áp dụng vào cuộc sống nhằm góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. 2. Nội dung 2.1.Thực trạng kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu của sinh viên Khoa Sư phạm Sử - Địa và Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Đồng Tháp Theo Liên hợp quốc “Biến đổi khí hậu nghĩa là thay đổi của khí hậu được quy cho trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được”[1]. Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu là do những biến động tự nhiên và những hoạt động của con người. “Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, biến đổi khí hậu đã xảy ra trên phạm vi toàn cầu, gây tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi quốc gia và sự sống trên trái đất, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người”[6]. Biến đổi khí hậu là mặt trái của quá trình công nghiệp hóa. Chính quá trình này cộng với ý thức của con người về bảo vệ môi trường còn thấp đã gây nên các hiện tượng biến đổi khí hậu. Sinh viên Khoa Sư phạm Sử - Địa và Giáo dục Chính trị gồm 3 chuyên ngành Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý và Giáo dục chính trị, với đặc thù ngành học có liên quan nhiều đến lý luận khoa học và các vấn đề đời sống xã hội. Theo khảo sát bằng phiếu điều tra câu hỏi liên quan đến mức độ nhận thức của sinh viên về khí hậu và biến đổi khí hậu đối với 90 sinh viên của Khoa Sư phạm Sử - Địa và Giáo dục Chính trị cho thấy: sinh viên được khảo sát đều có nhận thức tốt về khí hậu và biến đổi khí hậu. Trong đó, khi được hỏi về: “Mức độ quan tâm của Anh/Chị đến các vấn đề về khí hậu và biến đổi khí hậu?” thì kết quả 40% sinh viên được khảo sát trả lời “rất quan tâm”; 56,6% sinh viên được khảo sát trả lời “quan tâm”; còn lại 3,4% sinh viên được khảo sát trả lời “không quan tâm” đến các vấn đề về khí hậu và biến đổi khí hậu. Điều này cho thấy mức độ quan tâm và nhận thức đối với các vấn đề về khí hậu và biến đổi khí hậu của sinh viên Khoa là tương đối tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận sinh viên vẫn chưa thật sự quan tâm đến các vấn đề về khí hậu và biến đổi khí hậu. Khi thực hiện khảo sát bằng phiếu điều tra câu hỏi liên quan đến những nguyên nhân trực tiếp gây ra biến đổi khí hậu đối với 90 sinh viên của Khoa Sư phạm Sử - Địa và Giáo dục Chính trị cho thấy: sinh viên được khảo sát đưa ra rất nhiều câu trả lời như: “ô nhiễm môi trường”; “con người không có ý thức, xã rác bừa bãi ra môi trường tự nhiên”; “do ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất công nghiệp và con người, phần nào cũng đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm và gây ra các hiện tượng hiệu ứng nhà kính và các hiện tượng động đất, núi lửa xảy ra cũng là do trái đất nóng lên”; “do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác”; Tuy nhiên, các câu trả lời của sinh viên đưa ra đều xoay quanh vấn đề nhận thức và hoạt động của con người và do ô nhiễm môi trường nên gây ra biến đổi khí hậu. Như vậy, có thể thấy tất cả sinh viên 107 được khảo sát đều có hiểu biết tốt và trả lời đúng những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, khi được khảo sát về tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với con người và xã hội thì đa số sinh viên vẫn chưa có cái nhìn sâu sắc, toàn diện và chưa thấy được những tác động to lớn của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống của con người. Kết quả khảo sát đối với 90 sinh viên của Khoa về câu hỏi “Theo Anh/Chị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với con người thể hiện trên những lĩnh vực nào?” thì có 21,1% sinh viên được khảo sát trả lời là “chính trị”; 50% sinh viên được khảo sát trả lời là “kinh tế”; 66,6% sinh viên được khảo sát trả lời là “xã hội” và 18,8% sinh viên trả lời là “cả ba lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội”. Từ đó, có thể khẳng định các bạn sinh viên chỉ mới có những kiến thức cơ sở, cơ bản về biến đổi khí hậu chứ chưa thật sự nắm được bản chất cũng như tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, sinh viên chỉ mới có thể thực hiện những hành động bảo vệ môi trường lớp học, môi trường nơi mình đang sinh sống chứ chưa thể có những hành động thiết thực hơn trong việc góp phần làm giảm tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Sinh viên có nhận thức khá tốt với các hoạt động cần làm gì để phòng chống biến đổi khí hậu từ đó viên tích cực tham gia các hoạt động thiết thực để góp phần thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu hiện nay và mai sau. Theo sự khảo sát bằng phiếu điều tra câu hỏi “Anh/Chị đã thực hiện những hoạt động gì để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu?” đối với 90 sinh viên của Khoa. Kết quả 100% sinh viên trả lời có thực hiện “giữ vệ sinh nơi ở, khu dân cư, nơi công cộng” và “nghiêm chỉnh chấp hành luật bảo vệ môi trường”; 97,7% sinh viên có thực hiện “bỏ rác đúng nơi quy định”; 97,7% sinh viên có thực hiện “trồng cây xanh”; 96,6% sinh viên có thực hiện “sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng”; 95,5% sinh viên có thực hiện “sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên”; 94,4% sinh viên có thực hiện “vận động mọi người có ý thức bảo vệ môi trường”; 81,1% sinh viên có thực hiện “tham gia các câu lạc bộ, hội thảo, hội nghị về biến đổi khí hậu”; 83,3% sinh viên có thực hiện “tham gia các hoạt động chống biến đổi khí hậu”; 94,4% sinh viên có thực hiện “tuyên truyền cho mọi người xung quanh về tác hại của biến đổi khí hậu”. Như vậy, có thể thấy trên 94% cá nhân sinh viên đều đã có những hành động, việc làm cụ thể để góp phần thích ứng và làm giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với con người. Riêng những hoạt động, những việc làm mang tính tập thể, cộng đồng thì số lượng sinh viên đã tham gia là thấp hơn (dưới 84% sinh viên tham gia). Sinh viên của Khoa Sư phạm Sử - Địa và Giáo dục Chính trị đã trang bị cho bản thân được những kỹ năng cơ bản, cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, những sinh viên đã được trang bị kỹ năng về ứng phó với biến đổi khí hậu chưa thật sự cao. Kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra đối với 90 sinh viên của Khoa về câu hỏi “Sinh viên Khoa Sư phạm Sử - Địa và Giáo dục chính trị đã được trang bị những kỹ năng về ứng phó với biến đổi khí hậu hay chưa?” thì có 62,2% sinh viên được khảo sát trả lời “đã được trang bị”; 28,2% sinh viên được khảo sát trả lời “chưa được trang bị” và 9% sinh viên được khảo sát trả lời “không biết”. Sinh viên các khóa trước (bao gồm sinh viên năm ba, năm tư) có nhận thức cao hơn sinh viên các khóa sau (một bộ phận sinh viên năm nhất và năm hai). Điều này hoàn toàn phù hợp, bởi vì 108 các bạn sinh viên năm nhất và năm hai chưa được tiếp xúc nhiều với các hoạt động cộng đồng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, chưa có điều kiện để được nghe các chuyên gia tư vấn, cung cấp thông tin về những diến biến của biến đổi khí hậu. Đồng thời các bạn cũng chưa giành nhiều thời gian hơn cho việc tự tìm hiểu, tự nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Đoàn trường Đại học Đồng Tháp là một trong những bộ phận quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động cộng đồng nhằm tuyên truyền đến từng sinh viên các vấn đề liên quan đến đời sống và xã hội. Đoàn trường cũng đã tổ chức các buổi tọa đàm liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng trong tầng lớp sinh viên các vấn đề liên quan đến môi trường, biến đổi khí hậu, tác hại của việc làm ảnh hưởng đến môi trường, làm cho môi trường bị ô nhiễm, đồng thời giúp các bạn sinh viên hình thành được thói quen bảo vệ môi trường, Đồng thời, đã giúp sinh viên hình thành cho mình những thói quen trong sinh hoạt, những kỹ năng để có thể góp phần làm giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các hoạt động của Đoàn trường tương đối nhiều nên không thể tổ chức một hoạt động riêng lẽ mà chỉ có thể lồng ghép các hoạt động có chung một lĩnh vực lại với nhau để thực hiện. Chính vì vậy, chưa có sự đầu tư tập trung vào một vấn đề cụ thể dẫn đến các hoạt động tuy đạt được kết quả như kế hoạch đề ra nhưng kết quả tuyên truyền chưa thật sự tốt. Bên cạnh đó, một lượng không ít sinh viên khi tham gia các buổi tọa đàm, các buổi tuyên rất ít chú ý đến nội dung của hoạt động, không tập trung để lắng nghe Thầy, Cô hoặc các chuyên gia tư vấn, thông tin mà chủ yếu là làm việc riêng dẫn đến hoạt động sau khi thực hiện thì kết quả tuyên truyền, vận động cũng không như mong muốn. Ngoài ra, do số lượng giảng viên của Khoa có kiến thức chuyên sâu về biến đổi khí hậu là tương đối ít trong khi đó khối lượng công việc là tương đối nhiều nên Liên chi Đoàn Khoa không thể tham mưu cho lãnh đạo Khoa lập kế hoạch thực hiện các cuộc tòa đàm trực tiếp giữa giảng viên với sinh viên trong Khoa về biến đổi khí hậu. Từ đó có thể thấy những kiến thức cần biết về biến đổi khí hậu từ cơ bản đến chuyên sâu, những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu hay làm thế nào để làm giảm tác động của biến đổi khí hậu ngoài ngành Sư phạm Địa Lí là ngành học đặc thù ra thì hai ngành còn lại là ngành Sư phạm Lịch Sử và Giáo dục Chính trị đa số điều chỉ mới biết được, hiểu được chứ chưa thật sự có đầy đủ các kiến thức để tự bản thân mỗi sinh viên có thể góp phần vào việc hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. 2.2. Nguyên nhân của tồn tại 2.2.1. Nguyên nhân khách quan Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến một bộ phận sinh viên Khoa Sư phạm Sử - Địa và Giáo dục chính trị chưa trang bị được cho mình những kỹ năng cần thiết trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu là do thư viện của Trường chưa trang bị được nhiều tài liệu liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu, tài liệu còn chưa đa dạng, phong phú. Từ đó, làm cho sinh viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu khi muốn tiếp cận thông tin về các vấn đề liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu. Ngày nay, với việc phát triển mạnh mẽ của Internet nên việc tiếp 109 cận thông tin của sinh viên trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết [2]. Đa số sinh viên điều chọn cho mình cách tiếp cận thông tin thông qua mạng Internet với thao tác dễ dàng và nguồn tài liệu cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, việc tiếp cận thông tin qua cổng truyền thông Internet của sinh viên cũng gặp không ít những khó khăn. Với nguồn tài liệu vô cùng phong phú và đa dạng nên sinh viên khó có khả năng chọn lọc, tổng hợp, khó có thể nắm vững được nội dung mà mình quan tâm. Sinh viên chủ yếu tiếp cận thông tin thông qua việc đọc các bài báo, các tạp chí, xem các đoạn video, các bài viết chia sẽ kinh nghiệm, với nội dung chưa được đầu tư nhiều, nghiên cứu sâu. Từ đó, những thông tin cần thiết mà sinh viên muốn tìm hiểu và nên tìm hiểu sẽ bị hạn chế dẫn đến kiến thức của sinh viên bị gián đoạn, mơ hồ, không thể có những hiểu biết sâu rộng để hình thành cho mình những kỹ năng cần thiết áp dụng vào cuộc sống. Nguyên nhân thứ hai là do Đoàn Trường và Ban chấp hành Liên chi Đoàn Khoa chưa tổ chức nhiều các hoạt động tọa đàm, các cuộc thi, các sân chơi nhằm mục đích tuyên truyền, vận động sâu rộng trong tầng lớp sinh viên những kiến thức về biến đổi khí hậu cũng như những nguyên nhân, những tác động, những ảnh hưởng và các biện pháp góp phần làm giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Để từ đó, sinh viên có thêm tri thức về biến đổi khí hậu, khơi dậy sự hứng thú, ham tìm hiểu, khám phá để có thể tự bản thân mình làm những việc có ích, những việc góp phần làm giảm tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời, thông qua đó có thể giáo dục được ý thức tự giác của sinh viên trong việc bảo vệ môi trường. 2.2.2. Nguyên nhân chủ quan Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc sinh viên của Khoa Sư phạm Sử - Địa và Giáo dục Chính trị thiếu những kiến thức về biến đổi khí hậu đó là do sinh viên của Khoa chỉ tập trung học các môn học chuyên ngành của mình trên giảng đường, thời gian để sinh viên giành cho việc tự tìm hiểu, tự nghiên cứu tài liệu chủ yếu cũng là các loại tài liệu liên quan đến ngành học, môn học của mình. Vì kiến thức thì vô vàn, vô tận mà thời gian tự tìm tòi, khám phá, học hỏi của sinh viên là có hạn nên đa số sinh viên không giành thời gian hoặc giành rất ít thời gian cho việc tự tìm hiểu, tự nghiên cứu các vấn đề về biến đổi khí hậu ngoại trừ những sinh viên thật sự quan tâm đến biến đổi khí hậu. Ngày nay, dưới tác động của khoa học kỹ thuật hiện đại, cuộc sống của con người được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Tri thức là tài sản to lớn nhất mà mọi người có được, trên nền tảng tri thức con người có thể tiếp thu những cái tinh hoa và sáng tạo ra những cái mới. Sinh viên ở các trường đại học là tầng lớp trẻ với tri thức tích lũy ngày càng cao. Tuy nhiên, những tri thức mà sinh việc được học, được biết, được tìm hiểu, được hướng dẫn ở giảng đường hay trong quá trình tự học điều là các tri thức có nội dung liên quan đến nghành học của mình. Sinh viên hiện nay rất ít quan tâm đến các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề về biến đổi khí hậu. Do ít quan tâm nên sinh viên không có hoặc có ít hiểu biết về biến đổi khí hậu cũng như những nguyên nhân, những tác động, những ảnh hưởng mà biến đổi khí hậu gây ra cho con 110 người. Từ đó, việc tự hình thành kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu trong sinh viên còn hạn chế, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao. 2.3. Giải pháp phát triển kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu cho sinh viên Khoa Sư phạm Sử - Địa và Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Đồng Tháp 2.3.1. Về phía nhà Trường Cần trang bị nhiều hơn nữa các tài liệu như sách, báo, tài liệu các loại, ấn phẩm định kì, các bài viết, bài nghiên cứu, các bài đăng hội thảo, hội nghị, liên quan đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có thể tiếp cận một cách tốt nhất các nguồn thông tin đã được đầu tư, nghiên cứu sâu về nội dung. Từ đó, kiến thức của sinh viên về biến đổi khí hậu sẽ được tích lũy nhiều hơn, sinh viên có hiểu biết sâu rộng hơn về biến đổi khí hậu. Đồng thời, với những kiến thức tích lũy được sinh viên có thể dần hình thành cho mình những kỹ năng cần thiết, hình thành cho mình tinh thần tự giác trong việc góp phần làm giảm tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường sống của con người. “Lồng ghép, tích hợp các kiến thức biến đổi khí hậu trong các môn học”[5]. Nhà trường cần có kế hoạch đầu tư, nghiên cứu để lồng ghép các kiến thức về môi trường và biến đổi khí hậu vào các môn học không bắt buộc trong chương trình đào tạo. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi tốt cho những sinh viên quan tâm đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu có thể được học tập, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn, định hướng của các giảng viên có chuyên môn và hiểu biết sâu sắc về vấn đề môi trường cũng như biến đổi khí hậu. Trong quá trình tự học, tự nghiên cứu nếu sinh viên có những khó khăn, trở ngại hoặc có những nghi vấn, thắc mắc không thể tự giải thích được về các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu thì có thể trực tiếp tham khảo ý kiến định hướng của giảng viên phụ trách môn học. Như thế sẽ tạo thêm cho sinh viên có động lực, có hứng thú hơn với các vấn đề mà mình quan tâm. Nhà trường còn có thể lồng ghép những kiến thức về môi trường và biến đổi khí hậu vào một chương, một bài hay một chuyên đề nào đó trong các môn học có liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Nhà trường còn có thể mở các lớp học hình thành kỹ năng về ứng phó với biến đổi khí hậu để sinh viên có thể có thêm kiến thức về biến đổi khí hậu và từng bước hình thành, rèn luyện cho bản thân những kỹ năng về ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó, có thể vận dụng những kiến thức mà mình đã được học vào cuộc sống và thông qua các mối quan hệ mỗi sinh viên cũng có thể tuyên truyền cho người thân, bạn bè của mình về biến đổi khí hậu, giúp mọi người ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường góp phần bảo vệ một phần sự sống của chúng ta. 2.3.2. Về phía Liên chi Đoàn Khoa Liên chi Đoàn Khoa cần phối hợp nhiều hơn nữa với Đoàn Trường thực hiện nhiều chương trình, hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền, vận động sâu rộng trong tầng lớp sinh viên của Trường nói chung và của Khoa nói riêng để sinh viên có hứng thú với các vấn đề xã hội đặc biệt là các vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu. Tổ chức lồng ghép tuyên truyền về biến đổi khí hậu trong các hoạt động của thanh niên như “chiến dịch mùa hè xanh”, hội trại với chủ đề “bảo vệ môi trường”, các cuộc thi về những sáng chế có ích trong việc bảo vệ môi trường, hay các cuộc thi viết báo về 111 môi trường, để sinh viên tự nguyện tham gia, thông qua đó có thể tích lũy kiến thức về biến đổi khí hậu, rèn luyện kỹ năng về ứng phó với biến đổi khí hậu và sinh viên có thể giao lưu, chia sẽ kinh nghiệm về biến đổi khí hậu cũng như những kỹ năng cần thiết về ứng phó với biến đổi khí hậu. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Với hai hoạt động ngoại khóa chính là ngoại khóa nhận thức và ngoại khóa truyền thông[5]. Liên chi Đoàn Khoa và Đoàn Trường có thể phối hợp thực hiện các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên với chủ đề bảo vệ môi trường với các hoạt động nhận thức về môi trường, biến đổi khí hậu và các hoạt động cũng cố, rèn luyện tinh thần tự giác cho sinh viên trong việc bảo vệ môi trường. Làm cho sinh viên thấy được vai trò của việc giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp cũng là một trong những hành động góp phần làm giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đời sống của con người. Đồng thời qua các hoạt động ngoại khóa còn có thể giáo dục cho sinh viên thấy được trách nhiệm bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của riêng cá nhân, tổ chức nào mà là trách nhiệm chung của mọi người, là trách nhiệm của toàn thể sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp, đặc biệt là sinh viên Khoa Sư phạm Sử - Địa và Giáo dục chính trị. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa sẽ thu hút được nhiều sinh viên tham gia vì thế việc tuyên truyền, vận động, thông tin đến sinh viên các vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu cũng thuận lợi hơn. Với việc để sinh viên tự tham gia các các hoạt động gần gũi, thân thiện với môi trường còn giúp sinh viên hình thành cho bản thân ý thức cũng như các kỹ năng cần thiết trong việc bảo vệ môi trường. 2.3.3. Đối với sinh viên Sinh viên nên quan tâm nhiều hơn nữa đến các vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu, cần phải làm chủ và sắp xếp thời gian của mình một cách hợp lý, logic, để vừa có thời gian cho việc tự học, tự nghiên cứu các môn chuyên ngành đồng thời cũng vừa có thời gian để đọc sách, báo, các vấn đề liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu. Sinh viên cần hình thành cho mình kỹ năng, thói quen cập nhật thông tin về môi trường và biến đổi khí hậu nhiều hơn. Vì những thông tin này không chỉ có ích cho sinh viên mà còn có ích cho gia đình và xã hội. Ngoài sinh viên ngành Sư phạm Địa Lí thì sinh viên ngành Sư phạm Lịch Sử và sinh viên ngành Giáo dục Chính trị cũng cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đối với các vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu. Mỗi sinh viên cần hình thành cho mình thái độ tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Cần có tinh thần phê bình, nhắc nhỡ mọi người xung quanh đặc biệt là người thân, bạn bè của mình khi có các hành vi thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời qua đó có thể tuyên truyền, vận động người thân và bạn bè của mình cùng chung tay bảo vệ môi trường. Có bảo vệ môi trường tốt thì mới góp phần làm tốt việc làm giảm biến đổi khí hậu. 3. Kết luận Từ những phân tích trên việc trang bị kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu đối với sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp nói chung và sinh viên Khoa Sư phạm Sử - Địa và Giáo dục chính trị nói riêng là rất cần thiết. Mỗi sinh viên điều có những hiểu 112 biết về biến đổi khí hậu và có những kỹ năng để ứng phó với biến đổi khí hậu thì sẽ góp phần làm giảm tác động của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống của con người tốt hơn, hiệu quả hơn. Để làm được điều đó, đòi hỏi nhà Trường cần có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa trong việc cung cấp thông tin, tài liệu về biến đổi khí hậu cho sinh viên. Đồng thời, Đoàn Trường và Liên chi Đoàn Khoa cần phối hợp với nhau một cách chặc chẽ, sâu sát hơn nữa trong việc quản lý, tuyên truyền, vận động để sinh viên có thể tự ý thức và tự giác tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Liên Hợp Quốc (1992), Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. [2]. Hương Thủy, Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu với sức khỏe con người, doi-khi-hau-voi-suc-khoe-con-nguoi, [truy cập ngày: 10/03/2019]. [3]. Nguyên Thị Diệp, Những trăn trở hiện nay về thư viện trong trường học, https://dantri.com.vn/dien-dan/nhung-tran-tro-hien-nay-ve-thu-vien-trong-truong-hoc- 20170422003422645.htm, [truy cập ngày: 10/03/2019]. [4]. Phạm Thị Hải Yến, Biện pháp nâng cao nhận thức của sinh viên Trường Đại học Thủy Lợi về biến đổi khí hậu, nhan-thuc-cua-sinh-vien-truong-dai-hoc-thuy-loi-ve-bien-doi-moi-truong.aspx, [truy cập ngày: 10/03/2019]. [5]. Trường Lưu, Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, trien-doi-ngu-tri-thuc-Viet-Nam-ngang.aspx, [truy cập ngày: 10/03/2019]. [6]. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, https://cacnuoc.vn/tin/tac-dong-cua-cuoc-cach-mang-khoa-hoc-ky-thuat-khkt-hien- dai/, [truy cập ngày: 10/03/2019].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_nang_ung_pho_voi_bien_doi_khi_hau_cua_sinh_vien_khoa_su_p.pdf
Tài liệu liên quan