Mỗi năm có hàng ngàn cử nhân ngành kinh tế ra trường, họ là những nhân tố bổ sung nhân lực
cho nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng
thì chất lượng nguồn nhân lực này vẫn còn yếu và kém. Có thể thấy, những yếu kém này là do
những lỗ hỏng trong quá trình học tập của bạn sinh viên tại trường, có thể là do sinh viên quá lười
học, hoặc chọn sai ngành dẫn đến nản chí hoặc chưa tìm ra cách học hiệu quả, Đặc biệt với sinh
viên khối ngành kinh tế, lượng kiến thức nắm bắt cần phải nhiều, đa dạng trên nhiều mặt của đời
sống, đòi hỏi tính thực tiễn cao. Với một lượng kiến thức khổng lồ như vậy, bắt buộc các bạn phải
học, học không ngừng nghỉ, không những học ở thầy cô, bạn bè mà quan trọng hơn cả là quá trình
tự học của các bạn. Và bài báo Khoa học này sẽ làm rõ vấn đề làm thế nào để có thể tự học tập
thật hiệu quả cho sinh viên khối ngành kinh tế.
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kỹ năng tự học của sinh viên khối ngành Quản trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1979
KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH QUẢN TRỊ
Lưu Ngân Diệu
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Dươ Việt Anh ư
TÓM TẮT
Mỗi năm có hàng ngàn cử nhân ngành kinh tế ra trường, họ là những nhân tố bổ sung nhân lực
cho nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng
thì chất lượng nguồn nhân lực này vẫn còn yếu và kém... Có thể thấy, những yếu kém này là do
những lỗ hỏng trong quá trình học tập của bạn sinh viên tại trường, có thể là do sinh viên quá lười
học, hoặc chọn sai ngành dẫn đến nản chí hoặc chưa tìm ra cách học hiệu quả, Đặc biệt với sinh
viên khối ngành kinh tế, lượng kiến thức nắm bắt cần phải nhiều, đa dạng trên nhiều mặt của đời
sống, đòi hỏi tính thực tiễn cao. Với một lượng kiến thức khổng lồ như vậy, bắt buộc các bạn phải
học, học không ngừng nghỉ, không những học ở thầy cô, bạn bè mà quan trọng hơn cả là quá trình
tự học của các bạn. Và bài báo Khoa học này sẽ làm rõ vấn đề làm thế nào để có thể tự học tập
thật hiệu quả cho sinh viên khối ngành kinh tế.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với môi trường học tập tại Đại học thì tự học là một nhân tố quan trọng, quyết định nhiều kết
quả của quá trình học tập. Khác với môi trường học tập ở bậc phổ thông- ‚ thầy truyền thụ, trò tiếp
thu‛, tại đại học, sinh viên là người trực tiếp tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức còn giảng viên chỉ đóng vai
trò là người hướng dẫn. Chính sự khác biệt này đã khiến phần lớn sinh viên khi mới bước chân vào
ngưỡng Đại học gặp nhiều khó khăn. Trong học tập, tuy không còn sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ
như giáo viên hồi phổ thông (áo dài đầu tuần, đi học đúng giờ, vở sách đầy đủ, thuộc bài trước khi
đến lớp, , thay vào đó sinh viên đại học phải chịu nhiều áp lực về học tập hơn. Điều này đồng
nghĩa với việc mỗi người phải tự ý thức học tập, tự học tập, lĩnh hội kiến thức. Để làm được điều đó
thì mỗi sinh viên phải tự nghiên cứu, tìm ra phương pháp tự học phù hợp để nâng cao hiệu quả học
tập và tiết kiệm thời gian.
2 NỘI DUNG
2.1 Khái niệm tự h c
Tự học có nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, song, dưới
đây là 3 nhà nghiên cứu đã đưa ra những lý thuyết, định nghĩa tổng quát nhất về tự học. Người đầu
tiên là Philip Benson hiện là Phó giáo sư của Viện Giáo dục Hồng Kông, là tác giả và đồng tác giả
của nhiều cuốn sách và bài báo liên quan tới vấn đề tự học. Theo Benson , việc tự học hay năng lực
tự học, tự chủ trong học tập của người học chỉ nảy sinh và có kết quả học tập tốt khi người học trực
tiếp tham gia vào hoạt động học tập, môi trường học tập. Tác giả cho rằng, nếu một hoạt động học
tập được thiết kế tốt thì bất kỳ sinh viên nào khi tham gia vào hoạt động học tập đó cũng sẽ tạo
1980
được năng lực tự học tốt. Theo Rebecca L. Oxford là giáo sư, tiến sĩ ngành Tâm lý học giáo dục
Trường Đại học North Carolina (Mỹ), việc tự học, tự chủ trong học tập của người học chỉ nảy sinh và
phát triển do yếu tố tâm lý của chính bản thân người học, chứ không phải do yếu tố môi trường tác
động như quan điểm đã đề cập ở trên của Benson. Lý luận của quan điểm này bắt đầu từ bản chất
hiếu kỳ trời sinh của con người. Từ khi mới được sinh ra, con người luôn có nhu cầu tìm hiểu về thế
giới xung quanh. Tuy nhiên, phương cách tìm hiểu có thể không giống nhau, những người thích
mày mò, tự học từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao kiến thức, cần có năng lực tự học cao hơn.
Còn theo Lev S. Vygotsky là nhà tâm lý học người Nga, người sáng lập ra Lý thuyết văn hóa xã hội
(Sociocultural Theory). Về cơ bản đây là một học thuyết dựa trên sự quan sát và nghiên cứu khoa
học nhằm trả lời cho câu hỏi: ‚Con người học như thế nào?‛. Học thuyết này cho rằng, con người
kiến tạo những sự hiểu biết và tri thức về thế giới thông qua trải nghiệm và phản ánh. Để làm được
điều này thì cần đưa ra những nghi vấn, khám phá và đánh giá cái mà chúng ta đã biết. Đúc kết
quan điểm của 3 nhà nghiên cứu trên, ta thấy: KẾT QUẢ TỰ HỌC = PHƯƠNG PHÁP + NHẬN THỨC +
THÁI ĐỘ.
2.2 Thực trạng của việc tự h c hiện nay
Phương châm chính của các trường ở phương Tây chính là tự học, giờ lên lớp rất hạn chế, sinh viên
chủ yếu là tự học và nghiên cứu thêm trong thư viện. Theo đó, trong một nghiên cứu về thời gian tự
học của các sinh viên của nhiều Trường Đại học ở Hà Lan trong 9 năm từ 1989-1998, đã tổng kết
ngắn gọn trong bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Phương tiện, độ lệch chuẩn, cực tiểu và cực đại của các biến quan tâm, tính trung bình trên tám
trường và mười thế hệ sinh viên ở Hà Lan vào giữa năm 1989 và 1998.
Phương tiện Độ lệch chuẩn Cực tiểu Cực đại
Tỷ lệ tốt nghiệp 82.61 5.73 68.27 94.78
Thời lượng bài giảng mỗi tuần 8.67 3.87 1.50 13.85
Số giờ thực hành mỗi tuần 4.41 2.50 0.00 9.31
Số giờ tự học mỗi tuần 21.58 3.54 16.40 28.00
Thời gian dành cho tự học là trên 2 giờ/ngày, tức 14h/tuần đây là con số khá lý tưởng nếu như thực
tế diễn ra như vậy. Tuy nhiên theo số liệu bảng 1 thì số giờ tự học tối thiểu mỗi tuần của sinh viên là
16.40h/tuần và nhiều nhất 28h/tuần, có thể thấy rằng sinh viên ở đây đã nhận thức được tầm quan
trọng của việc tự học từ rất sớm và dành nhiều thời gian cho tự học (chiếm 16,67% tổng số giờ một
tuần).
Học hỏi theo phương pháp dạy từ các nền giáo dục tiên tiến ở nước ngoai, Đại học Cần Thơ đã xây
dựng chiến dịch ‚mỗi ngày hai giờ tự học‛ đối với sinh viên của trường. Sau một thời gian áp dụng,
họ đã có một cuộc khảo sát với 1200 sinh viên, và đây là thực trạng thực hiện chiến dịch của sinh
viên tại trường:
1981
Biểu đồ 1: Thực trạng sinh viên sử dụng hai giờ tự học
Biểu đồ 1 cho thấy hơn 64% sinh viên sử dụng hai giờ tự học là phục vụ cho việc học tập của
bản thân. Tuy nhiên, một tỷ lệ không nhỏ sinh viên sử dụng thời gian này cho việc lướt web, đi
chơi hay làm việc riêng vì họ cho rằng đây là thời gian nghỉ ngơi, vui chơi để học tập được tốt
hơn. Một lượng không nhỏ sinh viên tận dụng thời gian này để đi làm thêm, một mặt tăng
thêm thu nhập, một mặt tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân trước khi ra trường. Nhìn
chung sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học và có thai độ tích cực đối
với nhận đề này, song vì nhiều lý do khách quan khiến việc tự học chưa thật sự có kết quả tốt.
Dưới đây là phương pháp tự học giúp mỗi sinh viên đều có thể áp dụng và mang lại hiệu quả
học tập tốt hơn.
2.2.1 P.O.W.E.R- Phương pháp h c cho sinh viên quản trị
Học tập là một quá trình lâu dài và gắn liền với cuộc đời mỗi
người, bất cứ ai cũng phải học, đặc biệt là học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, không phải ai cũng giỏi, có người học rất nhiều, học
suốt ngày lẫn đêm nhưng vẫn không giỏi bằng những người
chỉ bỏ ra vài giờ để học. Do đó, hãy trở thành người học thông
thái, khoa học, hiệu quả, đừng phí thời gian vào những cách
học không đem lại hiệu quả, mà mất nhiều công sức. Vậy nên
điều quan trọng là phải có một phương pháp học tốt, phù hợp
thì mới có thể học nhanh chóng, hiệu quả mà tiết kiệm được
nhiều thời gian và công sức. Phương pháp học tập hiệu
quả luôn đưa chúng ta tới thành công bằng con đường ngắn
và nhanh nhất. Do đó mà Giáo sư Robert S. Feldman (Đại học
Massachusetts đã sáng tạo ra phương pháp P.O.W.E.R, được
xem là ‚bí kíp‛ để sinh viên học tập hiệu quả nhất.
1982
2.2.2 PREPARE (Chuẩn bị).
Để bắt đầu một quá trình học tập hiệu quả, thì công tác chuẩn bị là vô cùng quan trọng. Đầu tiên,
ta phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc học. Tâm lý tốt giúp ta tự tin, chủ động, hăng hái hơn
trong việc học. Hơn nữa, tâm lý tốt mới có thể đối mặt với những khó khăn trong quá trình tự học bởi
tự học là cả một quá trình rèn luyện kéo dài và liên tục, sẽ có rất nhiều khó khăn, chán nản.Tiếp đến
là phải có sự chuẩn bị tốt về tài liệu học tập, bởi nguồn tài liệu vô cùng quan trọng trong việc học
tập, đặc biệt là giai đoạn đầu khi mới tiếp cận và nghiên cứu một kiến thức mới. Tài liệu trong quá
trình tự học có thể là sách báo, giáo trình của trường, hay những tài liệu sưu tập được trên Internet.
Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc tài liệu phù hợp với nhu
cầu học tập của mình. Trước vô vàn nguồn tài liệu về kinh tế như vậy, sinh quản trị cần phải trau dồi
cho mình kỹ năng tìm kiếm tài liệu trước khi bắt đầu vào quá trình tự học tập.
2.2.3 ORGANIZE (Tổ chức)
Tổ chức một quá trình tự học tập có hệ thống, khoa học, điều này có thể nói là vô cùng cần thiết đối
với những sinh viên ngành quản trị, cũng giống như để có một ngôi nhà hòan hảo thì cần có một
bảng vẽ kiến trúc chỉnh chu, tỉ mỉ . Để giải quyết, xây dựng hay thực hiện bất kì một công việc nào
cũng cần phải có tổ chức để không lạc hướng và đến đích sớm nhất với kết quả tối ưu nhất. Phải
hoạch định những điều cần làm từ đó thực hiện chúng theo quy trình nhất định. Việc tổ chức cũng
bao gồm các yếu tố nhỏ cấu thành nên quy trình thực hiện như:
Xác định mục tiêu cần đạt được trong tháng, trong quý hay trong học kì: việc đặt ra mục tiêu chính
là cỗ máy thúc đẩy quá trình tự học tập một cách nghiêm túc, đúng đắn hơn. Mục tiêu đặt ra phải
phù hợp với năng lực của bản thân, bên cạnh đó cần phải có thử thách để thúc đẩy sự cố gắng.
Một mục tiêu hoàn hảo là một mục tiêu phải có đủ 3 yếu tố: phải đảm bảo sự phát triển cao hơn,
phải phù hợp với chính mỗi sinh viên và đặc biệt là phải thực tế. Và cũng đừng ngại tự thưởng cho
bản thân một món quà nếu đạt được mục tiêu, đây cũng chính là động lực khuyến khích hoàn
thành những mục tiêu tiếp theo.
Xây dựng hệ thống học tập: cần thiết lập, xây dựng một hệ thống học tập với đầy đủ các yếu tố ‚
học ” nghiên cứu ” thực hiện ” phân tích ” ghi nhớ - vận động‛. Đây là quy trình chuẩn cho bất kỳ
môn học nào, hãy liệt kê ra các công việc cần phải làm để đạt được yếu tố hiệu quả của quy trình
đối với từng môn học riêng biệt. Có hệ thống, có công việc, có quy trình thực hiện mọi việc sẽ dễ
thực hiện hơn rất nhiều, từ đó sẽ đạt được hiệu quả cao trong học tập.
2.2.4 WORK (Thực hành)
‚Học đi đôi với hành‛, bởi vậy phải biết vận dụng những kiến thức được học vào thực tế, cần phát
huy và chuyển hóa kiến thức thành hành động. Thực hành là tái hiện lại lý thuyết một lần nữa trên
thực tế chứ không phải là sách vở hay những tình huống giả định máy móc. Thực hành là lúc ta tiếp
xúc, đối mặt với những tình huống khác nhau, sẽ phải tự tìm ra phương án giải quyết, trải qua
những lần như vậy sẽ đúc kết được những kinh nghiệm thực tế. Thực hành đòi hỏi mỗi người phải
thật linh hoạt, phải có những kỹ năng mềm cơ bản như vậy mới có khả năng giải quyết những tình
huống bất ngờ. Tuy sẽ gặp phải nhiều vấn đề, nhiều khó khăn, nhưng cũng đừng ngần ngại, sợ sệt
1983
mà không dám giải quyết những vấn đề gặp trong công việc, hãy lấy kiến thức từ những lần kiến
tập, thực tập để làm kinh nghiệm cho bản thân trong những công việc sau này.
Hình 1: Kim tự tháp học tập
2.2.5 EVALUATE (Đánh giá)
Mỗi sinh viên cần xây dựng những chuẩn mực đánh giá riêng cho mình và phải biết tự đánh giá
chính bản thân mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập. Tự đánh giá bản
thân một cách trung thực, bạn mới biết mình đang đứng ở vị trí nào, thứ bậc nào và cần phải làm
thế nào để có thể cải thiện diều đó. Và thông qua đánh giá, nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu
trong quá trình học cũng như những khó khăn gặp phải và giải pháp khắc phục nhằm cải thiện
việc học đạt được kết quả cao hơn. Đây còn là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình
độ và ý thức học tập, tức phải đưa ra những hướng mới cho việc học tập nếu như kết quả chưa đạt
như mong muốn, và phải sửa đổi những sai lầm một cách triệt để.
2.2.6 RETHINK (Suy nghĩ lại)
Mỗi sinh viên cần phải xem xét lại những vấn đề mình đã học để hệ thống lại những kiến thức sao
cho sắp xếp theo một cách trật tự. Hãy sử dụng sơ đồ tư duy để có thể hệ thống một cách tối ưu
những kiến thức đã học. Học tập mà không xem xét lại chắc chắn không bao giờ chúng ta có thể
nhớ lâu và hiểu sâu vấn đề đó. Phải biết nên xem xét lại từ đầu và với cách thức nào hiệu quả . Hãy
ôn lại kiến thức trước khi quên.
Nhà khoa học người Đức có tên là Hermann Ebbinghaus đã có một công trình khoa học nghiên
cứu về biểu đồ trí quên. Qua đó, sự thật là sau một giờ, ta quên mất gần một nửa (44%) nếu
không ôn tập lại, sau một ngày ta thanh toán đi 67% lượng kiến thức và sau một tuần là 75%. Như
vậy, để có thể ghi nhớ thì điều quan trọng là phải nhanh chóng ôn tập lại những kiến thức mới vừa
tiếp cận. Điều đó giúp phục hồi lại lượng thông tin mình ghi nhớ được, đồng thời việc ôn tập đồng
nghĩa với việc gặp lại kiến thức đó. Và hiển nhiên khi gặp lại, bộ não sẽ ấn tượng với nó và sẽ khắc
ghi nó nhiều hơn. Khi việc ghi nhớ nó đủ tốt, kiến thức sẽ đi vào vùng trí nhớ dài hạn, và hiển nhiên
ta sẽ nhớ một cách lâu dài.
1984
Hình 2: Biểu đồ đường trí quên
3 ĐỀ XUẤT
Sinh viên cần xác định mục tiêu quan trọng trước mắt là tiếp cận, phát triển phương pháp tự học
phù hợp, sau đó xây dựng kế hoạch học tập cụ thể, rõ ràng và quyết tâm thực hiện một số việc sau
đây:
– Lập thời gian biểu cho riêng mình, sắp xếp thời gian học và làm thêm/vui chơi một cách cân
đối, hợp lý, cũng như ưu tiên những việc nào cần làm trước để đảm bảo tiến độ và hoàn
thành kế hoạch đã đề ra; biết cách sắp xếp, lựa chọn, đăng ký các môn học theo tín chỉ một
cách phù hợp, hài hoà và dàn đều giữa các năm học, tránh tình trạng đăng ký quá nhiều
môn học và học dồn dập trong một học kỳ. Chủ động liên hệ GV, Ban Cố vấn học tập để được
tư vấn, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc; cũng như chủ động học hỏi kinh nghiệm tự học từ
bạn bè, qua sách vở, báo, đài, internet và/hoặc tham gia các câu lạc bộ học thuật trong
lớp, trường
– Đi học đầy đủ/không trốn giờ, bỏ tiết; ôn lại bài sau mỗi buổi học; cần đọc thêm nhiều tài liệu
tham khảo trên thư viện, internet; học hỏi kinh nghiệm tự học từ bạn bè, thầy cô; thường
xuyên trao đổi, thảo luận trên lớp; vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế; luôn tìm hiểu,
bổ sung và tiếp thu kiến thức mới
– Nâng cao tinh thần, ý thức tự giác cao trong học tập, quyết tâm thực hiện kế hoạch học tập
đã đề ra và kiên trì trong việc tự học; chọn một không gian học yên tĩnh, cố định như thư viện,
phòng thực hành, học theo nhóm nhằm chia sẻ nguồn tài nguyên học tập cũng như phương
tiện hỗ trợ.
4 KẾT LUẬN
Đại học là một quá trình rất dài, mỗi ngày ta phải thay đổi, phải cải thiện suy nghĩ và tư duy để
quen với quá trính này bởi ở đại học sẽ không có những phương pháp học truyền thống như đọc
chép hoặc chỉ răm rắp học lí thuyết, mà đó là quá trình ‚học ” nghiên cứu ” thực hiện ” phân tích ”
1985
ghi nhớ và quan trọng nhất là vận dụng‛ , thầy cô chỉ chịu trách nhiệm hướng dẫn cho ta hướng đi,
ta phải tự bước đi trên con đường đó. Không chỉ dừng lại ở kiến thức đại học mà ta phải biết rằng
trong cuộc sống này nguồn kiến thức luôn là vô tận, kiến thức của chúng ta chỉ là một giọt nước
trong đại dương mênh mông mà thôi. Chương trình học tập trên giảng đường chỉ là một phần rút
gọn đem lại cho chúng ta nguồn kiến thức cơ bản tổng quan và còn nhiều thiếu sót. Vì thế thông
qua quá trình tự học, mỗi cá nhân tiếp thu, lĩnh hội thêm nhiều kiến thức, hiểu biết, kỹ năng để
hoàn thiện tri thức của bản thân. Tóm lại vấn đề tự học, tự đào tạo là vô cùng quan trọng được
quan tâm nhiều và khuyến khích trong học tập, bởi vì sinh viên chỉ có thể thành công trong học tập,
nghiên cứu khoa học và những thành tựu nhất định trong tương lai cũng bằng quá trình tự học. Thời
gian học trong trường, trên giảng đường Đại học bao giờ cũng có hạn, trong khi đó sự phát triển tri
thức của loài người là không bờ bến. Giải quyết mâu thuẫn này không có con đường nào khác là
phải tự học và học suốt đời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vnhello, 21/02/2012, Phương Pháp Học P.O.W.E.R Hiệu Quả, 123loading.
[2] May Van, 2018, Học Cách Nhớ Nhanh Với Biểu Đồ Trí Quên, YBOX.VN.
[3] Kim Nguyễn, 24/11/2017, Kim Tự Tháp Học Tập, Internship.
[4] Benson, 2001,P. Teaching and researching autonomy in language learning. Longman,
London.
[5] Oxford, R. L, 2003, ‚Toward a more systematic model of L2 learner autonomy‛. In D.
Palfreyman & R. Smith (Eds.), Learner autonomy across cultures: language education
perspectives, pp. 75-91. Basingstoke: Palgrave MacMillan.
[6] Vygotsky,1896, L. S. Thought and language (A. Kozulin, Trans. ed.). MIT Press, Cambridge.
[7] Henk G.Schmidt,30/12/2009,Learning more by being taught less: a ‚time-for-self-study‛
theory explaining curricular effects on graduation rate and study duration, Springer Link.
[8] Tạp chí Khoa học 2011: 20a 183-192.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_nang_tu_hoc_cua_sinh_vien_khoi_nganh_quan_tri.pdf