Kỹ năng tham vấn trong công tác xã hội

1. Tư vấn (consultation)

Tư vấn là sự tham khảo và cung cấp ý kiến giữa một bên A (có thể là một cá

nhân, một tổ chức) cần tìm câu trả lời cho một thắc mắc hoặc tìm giải pháp với

bên B là một cá nhân, một tổ chức khác có chuyên môn, kinh nghiệm và giúp họ

giải đáp những thắc mắc hay vấn đề của họ.

Như vậy, người tư vấn có thể đóng vai trò như người chịu trách nhiệm tìm ra

những giải pháp (R. Schein, 1969), hay thu thập thông tin, chẩn đoán vấn đề và

đề xuất giải pháp (D.J. Kurpius & J.C. Brukbaker 1976).

2. Tham vấn

Tham vấn là một quá trình thiết lập tương quan trợ giúp chuyên nghiệp, sử

dụng những kỹ năng và kiến thức chuyên biệt để hiểu vấn đề của một người theo

quan điểm của họ, làm cho họ có thể thực hiện những hành động cần thiết để giải

quyết vấn đề của mình (Vellerman, 2010).

pdf42 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kỹ năng tham vấn trong công tác xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể hiện thông qua sự sao lãng, giấc Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 31 Kỹ năng tham vấn trong CTXH SDRC - CFSI mơ, kèo dài thời gian của buổi tham vấn, nhận thấy tình cảm của thân chủ đối với mình. Trong trường hợp này, các tham vấn viên chuyên nghiệp thường nói không (họ sẽ từ chối). Trên tinh thần cái lợi của thân chủ, tham vấn viên không nói vì: Không được nói chuyện riêng của mình với thân chủ trong khi tham vấn (không được nói chuyện yêu đương với thân chủ vì nếu thân chủ là người rất yêu tham vấn viên thì họ sẽ bị tổn thương). Hơn nữa, nếu tham vấn viên nói ra thì thân chủ sẽ nghĩ rằng tham vấn viên yếu kém (bộc lộ sự yếu kém của tham vấn viên) vì không vượt qua được tình cảm đó để làm công việc và ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức. Bên cạnh đó, cũng có thể khi tham vấn viên nói ra thân chủ sẽ ghi âm lại và kiện tham vấn viên là vi phạm nguyên tắc đạo đức. Tham vấn viên sẽ thảo luận với nhà giám sát mình, vì đây vừa là trách nhiệm vừa là tình cảm và là chuyện bình thường hết sức mang tính con người (nhân văn). Nói để nhà giám sát sẽ giúp đỡ tham vấn viên khi gặp khó khăn và tính chuyên nghiệp của tổ chức (cơ sở nơi tham vấn viên làm việc) phải biết các vấn đề của tổ chức mình để giải quyết. Tham vấn viên không nói về tình cảm, cảm xúc của mình mà chuyển thân chủ cho một chuyên gia (tham vấn viên) khác (tham vấn viên sẽ được an toàn hơn) nhưng cần phải lưu ý rằng trường hợp này tham vấn viên đã làm việc với thân chủ được 6 tuần rồi, nếu chuyển thì thân chủ sẽ rất bất ngờ nên khi chuyển thân chủ cho tham vấn viên khác cần phải lưu ý hai vấn đề: không làm tổn thương về mặt chuyên môn và không để biểu lộ rằng tham vấn viên yếu kém về mặt tình cảm. Khi chuyển tham vấn viên sẽ nói với thân chủ: Trong trường hợp của chị/anh/cô/chú, tôi và chị/anh/cô/chú đã làm việc với nhau được 6 tuần mặc dù có tiến triển nhưng cũng có một số khó khăn (nhưng công việc không được tiến triển bao nhiêu). Mặt khác, trong quá trình xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp giữa tôi với chị/anh/cô/chú tôi biết chị/anh/cô/chú cũng có tình cảm với tôi (lưu ý không được nói rằng ta có tình cảm với thân chủ). Tôi e rằng, những xáo Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 32 Kỹ năng tham vấn trong CTXH SDRC - CFSI trộn trong tình cảm sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc giải quyết vấn đề của chị/anh/cô/chú (nếu công việc cứ tiếp tục thì hiệu quả công việc sẽ không được tốt). Vậy chị/anh/cô/chú nghĩ gì khi tôi chuyển vấn đề của chị/anh/cô/chú cho một chuyên gia khác (tôi sẽ nói vấn đề này với người giám sát của tôi và sẽ tìm một chuyên gia khác giúp đỡ chị/anh/cô/chú tốt nhất). Lưu ý rằng, trong trường hợp đồng tham vấn luôn ghi nhận một điều gì đó là: Tham vấn viên và thân chủ có thể chấm dứt hợp đồng khi hai bên thấy công việc tiến triển không tốt. Tham vấn viên sẽ giải thích cho thân chủ về việc không thể duy trì mối quan hệ này trong tham vấn vì sẽ vi phạm nguyên tắc đạo đức - hay còn gọi là sự loạn luân chuyên môn, mất đi thân chủ trọng tâm, phá vỡ tính khách quan trong quá trình tham vấn, nguy cơ tổn hại đến cả tham vấn viên và thân chủ, có thể tham vấn viên sẽ bị kiện ra tòa. II. Tình huống 2: Bạn trao đổi với thân chủ về tính bảo mật thông tin (nguyên tắc giữ bí mật), bạn phải truyền đạt như thế nào để thân chủ hiểu rõ được mục đích của việc bảo mật thông tin, đồng thời, giúp họ hiểu được đây là vấn đề thuộc luật nghề nghiệp (nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp). → Bạn (tham vấn viên): những điều chị/anh/cô/chú chia sẻ với tôi, tôi sẽ không có quyền nói với bất kỳ ai, đó là đạo đức nghề nghiệp, trừ các trường hợp, đó là: việc làm của chị/anh/cô/chú có nguy cơ làm tổn hại đến chị/anh/cô/chú, tôi và cho những người khác; chị/anh/cô/chú cho phép tôi nói, khi tôi bị gọi ra tòa về vấn đề này chăng? Tham vấn viên buộc phải nói với thân chủ những trường hợp đó để thân chủ tự đương đầu với vấn đề của mình và lưu ý những thông tin mà thân chủ kể với tham vấn viên. III. Tình huống 3: Bạn là một sinh viên được đào tạo về ngành tham vấn. Bạn được cử xuống một cơ sở thực tập, ở đây tất cả các đồng nghiệp và nhà giám sát đánh giá rất cao về trình độ của bạn. Vì vậy, bạn được tham gia vào các cuộc tham luận chuyên môn, làm tất cả các việc như một tham vấn viên thực thụ. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 33 Kỹ năng tham vấn trong CTXH SDRC - CFSI Người quản lý giao cho bạn một thân chủ - đây cũng là mong ước của bạn. Người quản lý nói với bạn rằng: chị/anh không được nói với thân chủ chị/anh là sinh viên thực tập vì đa phần thân chủ sẽ không chấp nhận và họ sẽ đánh giá xấu về tổ chức, hơn nữa, khả năng của chị/anh tốt, nhưng nếu chị/anh nói mà thân chủ đồng ý, tiền thù lao sẽ được ½, không đủ để chi phí cho ca này. Bạn suy nghĩ rất nhiều, nếu không nói thì bạn nghi ngờ rằng sẽ vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp - vi phạm tính trung thực, nếu nói thì không có ca thực tập, không có kết quả ra trường. Vậy, trong trường hợp này bạn sẽ nói gì với thân chủ, người quản lý và giáo viên? IV. Tình huống 4: Các hành vi sau có đạo đức hay không? 1. Tham vấn viên và thân chủ có thể có mối quan hệ xã hội sau 3 năm 2. Trở thành tham vấn viên cho một trong những người bạn của mình. 3. Không cho thân chủ biết mục đích của trắc nghiệm mình đang làm với thân chủ. 4. Tham vấn viên dùng nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp để chống lại đồng nghiệp mình. 5. Nói cho thân chủ biết mình bực mình với thân chủ 6. Sử dụng các dịch vụ giải thích trắc nghiệm đã được vi tính hóa 7. Chấm dứt hợp đồng khi thân chủ không thể trả tiền 8. Chấp nhận sự phục vụ của thân chủ thay cho tiền thù lao 9. Để thân chủ tự làm trắc nghiệm ở nhà 10. Thay đổi việc chuẩn đoán để tương ứng với bảo hiểm 11. Nói với thân chủ rằng thân chủ rất hấp dẫn tình dục với mình 12. Sử dụng dịch vụ để đòi nợ khi thân chủ trả lệ phí chậm 13. Phá vỡ bí mật nếu thân chủ đã giết người 14. Bộc lộ bản thân như một kỹ thuật tham vấn 15. Tặng quà cho những người môi giới 16. Sử dụng việc tố tụng để thu hồi phí tham vấn cho thân chủ 17. Có quan hệ tình dục với thân chủ trước đây 18. Tránh một thân chủ nào đó vì sợ kiện cáo 19. Gặp thân chủ của đồng nghiệp mà không hỏi ý kiến đồng nghiệp 20. Cho thân chủ vay tiền 21. Chủ động hò hẹn tình cảm với thân chủ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 34 Kỹ năng tham vấn trong CTXH SDRC - CFSI 22. Tặng một món quà trị giá ít nhất 500 nghìn đồng cho thân chủ 23. Có quan hệ tình dục với người giám sát 24. Nhận thù lao khi chuyển thân chủ cho người khác 25. Hợp tác kinh doanh với thân chủ 26. Có quan hệ tình dục với thân chủ của mình. Đáp án: 1. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế có 56% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 2. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên, theo kết quả điều tra thực tế có 30% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 3. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết qua điều tra thực tế có 0,3% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 4. Hành vi này có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế chỉ có 96% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 5. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế có 86% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 6. Hành vi này có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế chỉ có 80% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 7. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế có 48% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 8. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế có 53% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 9. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế có 26% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 10. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế có 0,6% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 11. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế có 17% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 12. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế có 81% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 35 Kỹ năng tham vấn trong CTXH SDRC - CFSI 13. Hành vi này có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế không có tham vấn viên chuyên nghiệp nào vi phạm 14. Hành vi này có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế chỉ có 92% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 15. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế chỉ có 20% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 16. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế có 67% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 17. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế có 23% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 18. Hành vi này có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế chỉ có 80% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 19. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế có 0,9% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 20. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế có 17% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 21. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế không có tham vấn viên chuyên nghiệp nào làm như vậy. 22. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế có 0,9% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 23. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế có 0,2% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 24. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế có 0,8% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 25. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế có 0,9% tham vấn viên chuyên nghiệp làm như vậy. 26. Hành vi này không có đạo đức, tuy nhiên theo kết quả điều tra thực tế không có tham vấn viên chuyên nghiệp nào làm như vậy. V. Tình huống 5: Trắc nghiệm bản thân về thái độ có liên quan đến các vấn đề đạo đức Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 36 Kỹ năng tham vấn trong CTXH SDRC - CFSI Trắc nghiệm này được đưa ra để đánh giá thái độ và niềm tin của bạn về những vấn đề đạo đức nghề nghiệp chuyên môn. Hãy chọn câu trả lời gần nhất với quan điểm của bạn, hay viết câu trả lời của riêng bạn vào mục “e” - Trách nhiệm chính của một người làm tham vấn hoặc trị liệu là: a) Đối với thân chủ b) Đối với hãng đại diện của người làm tham vấn hay trị liệu c) Đối với xã hội d) Đối với gia đình khách hành e) ……………………………………………………. - Việc tham vấn hoặc trị liệu phải chủ yếu nhằm vào a) Sự thay đổi hoàn toàn về mặt xã hội và về mặt chính trị b) Việc loại bỏ những căn bệnh xã hội dẫn tới sự bất lực c) Việc thay đổi cá nhân d) Việc thay đổi hoặc điều chỉnh trong vòng cơ cấu gia đình e) ………………………………………………….. - Một người làm tham vấn hoặc trị liệu nên kết thúc một mối quan hệ tham vấn hoặc trị liệu khi a) Thân chủ quyết định kết thúc b) Người làm tham vấn hay trị liệu cho rằng đã tới lúc kết thúc c) Rõ ràng rằng thân chủ không được lợi gì từ việc tham vấn hoặc trị liệu d) Khách hành đi vào ngõ cụt (thân chủ vấp vào sự bế tắc) e) ……………………………………………….. - Về việc ghi âm lại các buổi tham vấn, tôi tin rằng a) Có lẽ nó chỉ được thực hiện khi tôi có được sự đồng ý, chấp thuận của thân chủ. b) Ghi lại một cách bí mật một vài buổi là nguyên tắc nghề nghiệp khi mà thân chủ không tự ý thức được c) Có lẽ không bao giờ được làm như vậy trừ khi người giám sát yêu cầu d) Nó chỉ thích hợp khi người làm tham vấn cho rằng như vậy là cần e) ………………………………………………….. - Đối với việc giữ bí mật, quan điểm của tôi là: Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 37 Kỹ năng tham vấn trong CTXH SDRC - CFSI - Việc tiết lộ ra bất kỳ điều gì mà một thân chủ nói với tôi dưới bất kỳ trường hợp nào đều vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. - Việc tiết lộ một bí mật nào đó là nguyên tắc nghề nghiệp khi người làm tham vấn hoặc trị liệu cho rằng thân chủ có thể gây hại cho bản thân anh/chị ta hay cho người khác. - Những bí mật có thể được chia sẻ với những ông bố, bà mẹ của thân chủ nếu họ đòi hỏi những thông tin đó. - Nó áp dụng chỉ với những người làm tham vấn hoặc trị liệu có giấy phép hành nghề. - …………………………..................................... - Cách thức tốt nhất mà tôi có thể nghĩ ra để tránh liên quan đến một vụ kiện tụng phi pháp đó là: a) Nhất nhất tuân thủ luật pháp trong việc hành nghề của tôi như là một NTV b) Quyết định tránh tạo ra những rủi ro khi là một NTV c) Nhờ một người giám sát vào bất cứ lúc nào tôi gặp phải những khó khăn. d) Giữ cho bản thân mình không bị đưa tới các cơ quan luật pháp nhưng không cho phép quan điểm này làm cản trở hoạt động của tôi như là một NTV. e) ……………………………………………………….. - Mối quan hệ tình dục giữa một thân chủ và một người làm tham vấn hoặc trị liệu là: a) Đạo đức nghề nghiệp nếu thân chủ muốn bắt đầu một mối quan hệ như vậy. b) Đạo đức nghề nghiệp nếu NTV hoặc trị liệu qui định rằng nó sẽ là những ham muốn (mối quan tâm) nhiều nhất của thân chủ. c) Chỉ là đạo đức nghề nghiệp khi cả NTV hoặc trị liệu và thân chủ thảo luận về vấn đề này và đồng ý chấp nhận mối quan hệ như vậy. d) Không phải là đạo đức nghề nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào e) ........................................................................................ - Xem xét các vấn đề về những người bạn trong tham vấn, tôi nghĩ rằng: a) Việc chấp nhận một người bạn có giá trị đối với một thân chủ là thỏa đáng. b) Điều đó hiếm khi có thể làm được và rõ ràng mối quan hệ bạn bè sẽ không làm cản trở quan hệ trong tham vấn hoặc trị liệu. c) Không thể lẫn lộn tình bạn và tham vấn hoặc trị liệu. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 38 Kỹ năng tham vấn trong CTXH SDRC - CFSI d) Một người bạn có thể được chấp nhận như một thân chủ chỉ khi người bạn đó yêu cầu như vậy. e) ................................................................................................. - Đối với vấn đề tiếp xúc thể chất với thân chủ, quan điểm của tôi là: a) Việc tiếp xúc là một phần quan trọng trong quá trình tham vấn hoặc trị liệu b) Việc tiếp xúc với một thân chủ là không khôn ngoan vì điều đó có thể làm thân chủ suy luận sai lệch đi c) Việc tiếp xúc với thân chủ là theo nguyên tắc nghề nghiệp, khi mà thân chủ đòi hỏi gần gũi về mặt thể chất (thể xác) với người làm tham vấn hoặc trị liệu. d) Nó chỉ nên được thực hiện khi người làm tham vấn hoặc trị liệu cảm thấy thích làm điều đó. e) ..................................................................................... - Cái cách mà tôi có thể xác định rõ nhất về trình độ, năng lực của mình trong khi làm việc với một kiểu thân chủ đã cho trước là: a) Bằng sự tập luyện, giám sát và bằng vào kinh nghiệm trong những lĩnh vực mà tôi đang thực tập. b) Bằng việc hỏi các thân chủ của mình xem họ cảm thấy là họ đang được giúp đỡ hay không. c) Bằng việc sở hữu một bằng cấp cao và giấy phép hành nghề. d) Bằng việc dựa vào những phản ứng và những phán xét từ các đồng nghiệp mà quen thuộc với công việc của tôi. e) .............................................................................. - Nếu tôi nghĩ rằng sự giám sát tôi – với tư cách là một NTV thực hành nội trú không được đầy đủ, tôi sẽ: a) Đưa ra ý kiến và nói với người giám sát của tôi về điều đó. b) Tìm kiếm sự giám sát ở nơi khác, thậm chí tôi có thể phải trả tiền cho việc này. c) Tiếp tục công việc mà không phàn nàn gì. d) Cố gắng bù đắp sự thiếu giám sát bằng cách mở rộng phạm vi đọc sách, tham gia các hội nghị, các thảo luận và nói với những người cùng nghề về công việc của mình. e) ........................................................................................ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 39 Kỹ năng tham vấn trong CTXH SDRC - CFSI - Việc tiếp tục đào tạo những người làm tham vấn cho những người khác là: a) Phải được các tổ chức chuyên môn ủy quyền. b) Nên để cho những người đang hành nghề tự do hành động. c) Phải đòi hỏi việc cấp lại giấy phép của các nhà hành nghề chuyên nghiệp về sức khỏe tâm thần. d) Phù hợp chủ yếu đối với những người hành nghề chuyên nghiệp, sẵn sàng tiếp thu những hiểu biết, kiến thức mới, bởi vì nó sẽ đơn giản dẫn đến việc tuân theo những đòi hỏi của các văn bản pháp luật. e) ............................................................................................... Đáp án: 1. (a) đối với thân chủ 2. (c) việc thay đổi cá nhân 3. (c) rõ ràng rằng thân chủ không được lợi gì từ việc trị liệu 4. (a) có lẽ nó chỉ được thực hiện khi tôi có sự đồng ý, chấp thuận của thân chủ. 5. (d) nó áp dụng chỉ với những người làm trị liệu có giấy phép hành nghề (người làm tham vấn chuyên nghiệp). 6. (a) nhất nhất tuân thủ luật pháp trong việc hành nghề của tôi như là một tham vấn viên. 7. (d) không phải là đạo đức nghề nghiệp trong bất kỳ hoàn cảnh nào 8. (c) không thể lẫn lộn tình bạn và trị liệu 9. (a) việc tiếp xúc là một phần quan trọng trong quá trình trị liệu 10. Trên thực tế cả 4 phương án đều có ý nghĩa nhưng quan trọng nhất vẫn là phương án b-bằng việc hỏi thân chủ của mình xem họ có cảm thấy là họ đang được giúp đỡ hay không (vì chỉ có thân chủ mới làm việc với tham vấn viên). 11. (a) đưa ra ý kiến và nói với người giám sát của tôi về điều đó. 12. (d) phù hợp chủ yếu đối với những người hành nghề chuyên nghiệp, sẵn sàng tiếp thu những hiểu biết, kiến thức mới, bởi vì nó sẽ đơn giản dẫn đến việc tuân theo những đòi hỏi của các văn bản pháp luật. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 40 Kỹ năng tham vấn trong CTXH SDRC - CFSI TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Richard Nelson John. (2005). Practical Counseling and Helping Skills. London: Sage Publication [2] Seden Janet. (2005). Counselling Skills in Social Work Practice. 2nd ed. Berkshire: Open University press. [3] Hoàng Minh Tố Nga. (2008). Kỹ năng Tham vấn (Tài liệu học tập) [4] Tăng Thị Thu Trang và Trần Xuân Hòa. (2007). Tham Vấn Trong Công Tác Xã hội (Tài liệu tham khảo). Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Hà Nội. [5] Trần Thị Giồng. (2008). Kỹ năng Tham vấn Tâm lý (Tài liệu học tập) [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 41 Kỹ năng tham vấn trong CTXH SDRC - CFSI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_nang_tham_van_4423.pdf