Sự thay đổi trong doanh nghiệp ở đây được hiểu là tất cả mọi
quá trình cải tổ một cách chủ động nhằm mục đích tạo sức cạnh
tranh lớn hơn cho doanh nghiệp, từ việc áp dụng công nghệ mới,
những bước dịch chuyển có tính chất chiến lược, tổ chức lại dây
chuyền sản xuất, liên kết hoặc hợp nhất với doanh nghiệp khác,
tái cơ cấu các bộ phận kinh doanh, đến nỗ lực tối ưu hóa phong
cách văn hóa tập đoàn Sẽ thật sai lầm nếu duy trì những tư
tưởng bảo thủ chống lại sự thay đổi, bởi điều đó đồng nghĩa với
việc bạn đang từng bước dấn sâu vào con đường dẫn tới sự sụp
đổ.
Giai đoạn khó khăn này là một thử thách thực sự đối với doanh
nghiệp. Đây chính là lúc nhà lãnh đạo cần phải hành động linh
hoạt và khéo léo để làm cho quá trình thay đổi được diễn ra
thuận lợi, hiệu quả và không gây ra tác động tiêu cực làm ảnh
hưởng hay gián đoạn hoạt động kinh doanh.
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kỹ năng quản lý sự thay đổi của nhà quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ năng quản lý sự thay đổi của
nhà quản lý
Quản lý sự thay đổi thế nào cho hiệu quả?
Sự thay đổi trong doanh nghiệp ở đây được hiểu là tất cả mọi
quá trình cải tổ một cách chủ động nhằm mục đích tạo sức cạnh
tranh lớn hơn cho doanh nghiệp, từ việc áp dụng công nghệ mới,
những bước dịch chuyển có tính chất chiến lược, tổ chức lại dây
chuyền sản xuất, liên kết hoặc hợp nhất với doanh nghiệp khác,
tái cơ cấu các bộ phận kinh doanh, đến nỗ lực tối ưu hóa phong
cách văn hóa tập đoàn… Sẽ thật sai lầm nếu duy trì những tư
tưởng bảo thủ chống lại sự thay đổi, bởi điều đó đồng nghĩa với
việc bạn đang từng bước dấn sâu vào con đường dẫn tới sự sụp
đổ.
Giai đoạn khó khăn này là một thử thách thực sự đối với doanh
nghiệp. Đây chính là lúc nhà lãnh đạo cần phải hành động linh
hoạt và khéo léo để làm cho quá trình thay đổi được diễn ra
thuận lợi, hiệu quả và không gây ra tác động tiêu cực làm ảnh
hưởng hay gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Tuân theo 6 bước dưới đây, bạn sẽ hạn chế được những biến
động xấu nói chung trong thời gian diễn ra một thay đổi nào đó tại
công ty mình, đồng thời đảm bảo việc thay đổi đạt được kết quả
tốt nhất:
Bước 1: Thiết lập các mục tiêu cụ thể:
Quy trình thay đổi nên được bắt đầu với những tuyên bố rõ ràng
và chi tiết về các mục tiêu mà bạn muốn vươn tới. Các mục tiêu
này nên được trình bày trong bối cảnh tình hình thực tế và liên
quan với mục đích chung của công ty. Điều này yêu cầu hoạt
động thông tin và giao tiếp nội bộ phải được đảm bảo thông suốt
để toàn bộ nhân viên đều chắc chắn rằng tập thể của bạn đang đi
đúng hướng, đồng thời các mục tiêu lớn của công ty không mâu
thuẫn với nhu cầu của nhân viên.
Bước 2: Tổ chức và Lên kế hoạch:
Để quá trình thay đổi tiến hành thuận lợi, bạn cần có khả năng và
những nguồn lực (tài lực và nhân lực) nhằm phát triển cũng như
truyền tải một cách hiệu quả các kế hoạch thiết kế/tái thiết kế và
lịch trình diễn ra trên thực tế, trong khi vẫn duy trì sự cân bằng
giữa một tầm nhìn bao quát và các hoạt động kinh doanh thường
nhật.
Trong trường hợp tái thiết kế, cấu trúc phòng ban hiện tại là yếu
tố có ảnh hưởng quyết định đến thành công của kế hoạch thay
đổi nói chung, vì nó phản ánh phần lớn năng lực lãnh đạo của
bạn, giúp bạn uỷ thác trách nhiệm trong khi vẫn tiếp tục giám sát
và kiểm soát các kết quả. Việc sắp xếp lại cấu trúc tổ chức
thường chỉ diễn ra trong giai đoạn quá độ, nhưng lại chiếm một vị
trí quan trọng trong cả quá trình và thường được xem như một
thách thức trong bầu không khí của sự thay đổi.
Bước 3: Giao tiếp:
Những giao tiếp hiệu quả, cung cấp được lượng thông tin đầy đủ
và kịp thời về các nội dung khác nhau luôn rất cần thiết trong giai
đoạn thay đổi. Bạn cần đảm bảo rằng toàn bộ nhân viên trong
công ty đã nắm bắt và hiểu rõ những gì mà bạn muốn truyền tải
đến họ. Các kênh thông tin càng đa dạng, thì nguồn thông tin
càng được tiếp cận nhanh hơn, thông tin càng có độ tin cậy cao
hơn và mau chóng dẫn đến hành động hơn. Bằng các phương
tiện giao tiếp rõ ràng, một quy trình hành động trong thời gian
diễn ra sự thay đổi sẽ được xác định, những thông tin thích hợp
sẽ được cung cấp và các mục tiêu sẽ được đáp ứng.
Bước 4: Động viên:
Động cơ làm việc là sự thúc đẩy hướng đến hành động. Đây là
khái niệm khá phức tạp và thường có nhiều dạng thức, tùy thuộc
vào mỗi cá nhân, tập thể, nhà quản lý, và vào sản phẩm/dịch vụ
mà công ty cung cấp. Các chuyên gia nhân sự cho rằng mức độ
tình cảm của mỗi cá nhân hay tập thể hướng tới lãnh đạo –
người “tiếp nhiên liệu” cho động cơ làm việc của họ - sẽ xác định
công suất làm việc của cá nhân hay tập thể đó. Mọi thứ sẽ càng
trở nên lý tưởng hơn, nếu có sự hợp tác trọn vẹn của tất cả
những cá nhân hay tập thể có ảnh hưởng trực tiếp tới quy trình
thay đổi, giúp cho các nhà lãnh đạo có một nhận thức sâu rộng
và mối quan hệ tốt đẹp với các tập thể và nhân viên trong công
ty.
Bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ làm xáo trộn hiện trạng đang tồn
tại trong công ty và luôn kéo theo một sức phản kháng nào đó.
Việc để các nhân viên chủ chốt tham gia vào quy trình thiết kế và
thực thi sự thay đổi - đặc biệt khi nó liên quan đến sự thay đổi lớn
trong cấu trúc – sẽ giúp bạn giảm bớt khó khăn trong hoạt động
quản lý sự thay đổi.
Bước 5: Phát triển nhân viên:
Phát triển con người nên được coi là mục tiêu hàng đầu của các
công ty. Việc phát triển đội ngũ nhân viên hiện tại trong suốt thời
gian chuyển tiếp còn giữ vai trò thiết thực hơn, vì nó sẽ ảnh
hưởng lâu dài đến tương lai và lợi ích của công ty. Các nhà lãnh
đạo của chương trình cải cách cần có đủ năng lực và quyền hành
để tạo ra môi trường và cơ hội cho nhân viên thể hiện chính
mình, đồng thời khuyến khích mọi người tự thân phát triển.
Đặt nhân viên vào những ví trí thích hợp với khả năng của họ là
một khâu quan trọng trong thời kỳ quá độ nhằm đảm bảo rằng
chính đội ngũ nhân viên sẽ là những người góp phần vào thành
công chung của công ty. Một nhà lãnh đạo có kinh nghiệm luôn
hiểu rằng nhận thức rõ về sự phù hợp của mỗi cá nhân cho từng
vị trí công tác là cơ sở của tất cả những nỗ lực trong hiện tại và
trong tương lai. Sự thiếu quan tâm hay thiếu hiểu biết về việc này
có thể khiến bạn tốn kém cả về thời gian và tiền bạc trong suốt
thời gian diễn ra sự thay đổi.
Bước 6: Đánh giá và Phân tích:
Các nhà quản lý không chỉ có trách nhiệm theo dõi, đánh giá và
phân tích cả các quy trình diễn ra sự thay đổi, mà còn phải kiểm
tra từng cá nhân trong công ty. Mỗi nhân viên đều phải biết rõ về
những thay đổi trong công việc hiện tại của họ, đồng thời họ cũng
cần được hướng dẫn để có thể thực thi các công việc, nhiệm vụ
mới. Ngoài ra, nhân viên của bạn cũng phải được tạo điều kiện
và thời gian để điều chỉnh các mục tiêu cá nhân, cải thiện hoạt
động và thích nghi với vị trí mới của họ. Các tiêu chí đánh giá và
phân tích nên được thiết kế với mục tiêu phản ánh viễn cảnh của
công ty, trong khi vẫn động viên và khơi mở tính tự giác trong
công việc của mỗi nhân viên.
Bạn cần phải xác định một cách rõ ràng các mốc thời gian quan
trọng của cả quá trình, khi giai đoạn phát triển kết thúc và những
hành động bắt đầu. Sự phát triển, khác với sự thay đổi, là một
quy trình được thực thi trong hoàn cảnh tương đối ổn định. Sự
thay đổi tự thân đã bao hàm ý nghĩa bất ổn, nhưng đây lại là
quãng thời tạo ra nhiều tài năng, đặc biệt trong thời kỳ quá độ,
các nhân viên “ngôi sao” sẽ bắt đầu toả sáng.
Để giai đoạn thay đổi diễn ra suôn sẻ và đạt được kết quả như
dự tính, có hai kỹ năng mà bạn không thể bỏ qua là kỹ năng lãnh
đạo và kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân, trong đó kỹ năng giao
tiếp giữa các cá nhân luôn được coi là quan trọng hơn. Các nhà
lãnh đạo cần chú ý sao cho tất cả mọi nhân viên đều phải được
đối xử công bằng, đồng thời xây dựng những quan hệ làm việc
bền vững ở tất cả các cấp độ. Một nhà lãnh đạo lớn cần có niềm
đam mê thực sự trước thành công của toàn bộ công ty, thân thiện
với nhân viên, tạo dựng lòng tin và có luôn cảm thấy thoải mái,
lạc quan trong quá trình thực thi công việc.
Sau cùng, cho dù sự thay đổi ở công ty bạn có bắt nguồn từ
nguyên nhân nào chăng nữa và bất kể biểu hiện của nó là gì, thì
vẫn tồn tại một chi tiết mang tính quy luật: lãnh đạo càng dành
nhiều thời gian để nhận định, phân tích và lựa chọn quyết định,
thì những sự lựa chọn đó sẽ càng ít đi và công ty càng tiến gần
đến tình trạng khủng hoảng. Vậy thì với 6 bước trên đây, bạn còn
chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào công cuộc cải tổ doanh
nghiệp mình?
13 bí quyết quản lý sự thay đổi
Dennis Sparks - Giám đốc điều hành Hội đồng Phát triển nhân
viên quốc gia tiết lộ 13 bí quyết quản lý quá trình thay đổi
(Sparks, 1993). Chi tiết như sau:
1. Truyền đạt các kiến thức về sự thay đổi cho mọi thành viên, từ
lãnh đạo chủ chốt đến nhân viên.
2. Sử dụng một “phương pháp hệ thống” nhằm bảo đảm không
bỏ qua bất kỳ một khía cạnh nào liên quan đến tổ chức/ công ty
trong quá trình lập kế hoạch và thực thi những sự thay đổi.
3. Áp dụng phương pháp nhóm trong đó bao gồm những cá nhân
có liên quan đến quá trình thay đổi.
4. Chia quyền cho các cá nhân nhằm khuyến khích họ nỗ lực hơn
nữa thực thi sự thay đổi.
5. Lập kế hoạch, đồng thời “bám sát kế hoạch đã lập ra”. Thực thi
kế hoạch, nhưng cần nhận thức được rằng các kế hoạch đã đặt
ra phải thích nghi được với sự thay đổi.
6. Cần hiểu rõ sự khác biệt giữa một bên là lập kế hoạch cho sự
thay đổi và một bên là nhu cầu cần thiết có sự tham gia của mọi
cá nhân trong việc thực thi các kế hoạch mới. Mặc dù vấn đề thu
hút các cá nhân tham gia vào quá trình thay đổi là tương đối khó
khăn. Nhưng cũng không nên sử dụng quá nhiều thời gian và
công sức để thuyết phục những cá nhân vốn đã mất hết sự quan
tâm và mục tiêu phấn đấu trong công việc.
7. Đảm bảo cung cấp đầy đủ cán bộ truyền đạt những quan điểm
về sự thay đổi cho các cá nhân có liên quan đến sự thay đổi đó.
8. Lựa chọn phương pháp truyền đạt tiên tiến dựa trên cơ sở các
nghiên cứu đã tiến hành. Đồng thời, cần xem xét lại các phương
pháp vốn đã từng được nghiên cứu và ứng dụng để có thể thu
được kết quả tốt nhất với phương pháp mới.
9. Nhận thức rằng thay đổi chỉ có thể xảy ra bởi con người. Do
vậy, cần lưu ý đến những tác động liên quan đến tinh thần, tình
cảm của người lãnh đạo cũng như các cá nhân có liên quan tới
quá trình thay đổi. Nắm bắt được các trở ngại trong quá trình
thực thi sự thay đổi và tìm ra biện pháp giải quyết nhằm tháo gỡ
các khó khăn đó.
10. Cần chuẩn bị kỹ các công việc cần thiết để có thể thực hiện
thành công sự thay đổi. Lưu ý rằng hầu hết các sự thay đổi
thường bắt đầu bằng những khó khăn và thất bại tạm thời. Rồi
sau đó, thành công mới dần dần xuất hiện.
11. Tạo điều kiện để lãnh đạo và các cá nhân khác nắm bắt được
một “sự hiểu biết thông tuệ” (intellectual understanding). Mặc dù
vấn đề đánh giá các kết quả đạt được là rất quan trọng, chúng ta
cũng đừng quên nắm vững các kiến thức về chức năng và ý
nghĩa căn bản của những phương pháp thực thi.
12. Tìm ra các “cách thức chuyển đổi linh động” và những cá
nhân thành công trong việc thực thi sự thay đổi - những người
quan tâm đến việc tạo ra những thay đổi đáng kể trong thực tế.
13. Phải có một chiến lược lâu dài, nhận thức được rằng để thực
hiện những sự thay đổi đó cần phải mất nhiều thời gian. Không
nên đốt cháy giai đoạn.
Kỹ năng quản lý sự thay đổi
Thay đổi là một yếu tố quan trọng liên quan đến sự thành công
của việc quản lý kinh doanh. Nếu không mau chóng thích ứng với
sự thay đổi, doanh nghiệp khó có thể giữ được vị trí trong thị
trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Nhưng làm sao để quản
lý những sự thay đổi này để đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp
là câu hỏi thường xuyên gây đau đầu cho các nhà quản lý.
Hiểu được bản chất, nguyên nhân , các hình thức của sự thay đổi
và các bước quản lý chúng là nhiệm vụ của các nhà quản lý
doanh nghiệp.
Bản chất của sự thay đổi trong doanh nghiệp
Sự thay đổi trong doanh nghiệp ở đây được hiểu là tất cả mọi
quá trình cải tổ một cách chủ động nhằm mục đích tạo sức cạnh
tranh lớn hơn cho doanh nghiệp, từ việc áp dụng công nghệ mới,
những bước dịch chuyển có tính chất chiến lược, tổ chức lại dây
chuyền sản xuất, liên kết hoặc hợp nhất với doanh nghiệp khác,
tái cơ cấu các bộ phận kinh doanh, đến nỗ lực tối ưu hóa phong
cách văn hóa tập đoàn… Sẽ thật sai lầm nếu duy trì những tư
tưởng bảo thủ chống lại sự thay đổi, bởi điều đó đồng nghĩa với
việc bạn đang từng bước dấn sâu vào con đường dẫn tới sự sụp
đổ.
Nguyên nhân của sự thay đổi
Dẫn đến sự thay đổi trong doanh nghiệp có rất nhiều nguyên
nhân từ phía xã hội, do tác động của kinh tế và công nghệ. Các
nhà quản lý cần xem xét nhìn nhận các nguyên nhân này để có
cái nhìn khách quan về sự thay đổi.
Các nguyên nhân xã hội. Những xu hướng chung trong xã hội
không những ảnh hưởng đến con người mà còn ảnh hưởng đến
hoạt động của các công ty. Nó gây ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu
thụ và các loại hình kinh tế khác.
Các nguyên nhân kinh tế. Xu hướng thay đổi kinh tế khá chậm
nhưng có một sức mạnh khó lay chuyển được. tuy nhiên trong xu
hướng tương đối ổn định đó, thị trường và dòng tiền có thể biến
động mạnh, hình thức cạnh tranh có thể thay đổi nhiều, công
nghệ và phát minh có thể vượt qua những gì hiện có. Điều này
buộc các công ty phải điều chỉnh theo những thay đổi bất ngờ ở
mọi cấp.
Các nguyên nhân về công nghệ. Cách mạng công nghệ thông
tin(IT) với tốc độ ngày càng gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ đến
phương pháp quản lý, sản xuất, dịch vụ, mua bán.
Sự thay đổi trong doanh nghiệp thể hiện dưới nhiều hình
thức đa dạng
Những thay đổi trong bản thân doanh nghiệp thường rơi vào các
hình thức: thay đổi trong cơ cầu, cắt giảm chi phí, thay đổi quy
trình và thay đổi văn hóa nên hầu hết các công ty đều chuẩn bị
cho mình những chương trình khác nhau để ứng phó với từng
loại biến động
Thay đổi cơ cấu: với các chương trình thay đổi cơ cấu, công ty
được xem như một nhóm các bộ phận chức năng- theo mô hình
"một cỗ máy". trong suốt quá trình thay đổi này, với sự hỗ trợ của
các chuyên viên tư vấn, ban quản lý cấp cao cố gắng định hình
lại những bộ phận này nhằm đạt được hiệu suất tổng thể cao
hơn.
Cắt giảm chi phí: các chương trình này chủ yếu tập trung vào
việc cắt giảm những hoạt động không cần thiết hoặc thực hiện
những phương pháp thu hẹp tối đa chi phí hoạt động. Những
hoạt động ít được xem xét trong những năm có lãi sẽ thu hút sự
chú ý của các chuyên gia cắt giảm chi phí thời kì khó khăn xuất
hiện.
Thay đổi quy trình. Các chương trình này tập trung vào việc
thay đổi cách thức hiệu quả công việc. Có thể bạn đã từng trải
qua một vài lần thay đổi kiểu này, chẳng hạn như xây dựng lại
quy trình phê duyệt các khoản vay, cách tiếp cận xử lý yêu cầu
bảo hành từ khách hàng, hoặc thậm chí các đưa ra quyết định.
Thay đổi quy trình thường nhằm thúc đẩy công việc thực hiện
nhanh hơn, hiệu quả hơn, đáng tin cậy hơn và ít tốn kém hơn.
Thay đổi văn hóa. Các chương trình này tập trung vào khía cạnh
con người như cách tiếp cận thông thường của công ty trong kinh
doanh hoặc mối quan hệ giữa cấp quản lý và nhân viên. Việc
thay đổi từ quản lý theo kiểu mệnh lệnh và điều khiển sang cách
thức quản lý mang tính tham gia đóng góp là một ví dụ về thay
đổi môi trường văn hóa, là nỗ lực tái định hướng từ một công ty
chỉ tập trung nội bộ và mang tâm lý “sản phẩm là trung tâm phát
triển” sang định hướng lấy khách hàng làm mục tiêu trung tâm.
Làm theo các bước để quản lý sự thay đổi hiệu quả
Tuân theo 6 bước dưới đây, bạn sẽ hạn chế được những biến
động xấu nói chung trong thời gian diễn ra một thay đổi nào đó tại
công ty mình, đồng thời đảm bảo việc thay đổi đạt được kết quả
tốt nhất:
Thiết lập các mục tiêu cụ thể: Các mục tiêu này nên được trình
bày trong bối cảnh tình hình thực tế và liên quan với mục đích
chung của công ty. Điều này yêu cầu hoạt động thông tin và giao
tiếp nội bộ phải được đảm bảo thông suốt để toàn bộ nhân viên
đều chắc chắn rằng tập thể của bạn đang đi đúng hướng, đồng
thời các mục tiêu lớn của công ty không mâu thuẫn với nhu cầu
của nhân viên.
Tổ chức và Lên kế hoạch: Để quá trình thay đổi tiến hành thuận
lợi, bạn cần có khả năng và những nguồn lực (tài lực và nhân
lực) nhằm phát triển cũng như truyền tải một cách hiệu quả các
kế hoạch tái thiết kế trong khi vẫn duy trì sự cân bằng với các
hoạt động kinh doanh thường nhật.
Giao tiếp: Bạn cần đảm bảo rằng toàn bộ nhân viên trong công
ty đã nắm bắt và hiểu rõ những gì mà bạn muốn truyền tải đến
họ. Các kênh thông tin càng đa dạng, thì nguồn thông tin càng
được tiếp cận nhanh hơn, thông tin càng có độ tin cậy cao hơn
và mau chóng dẫn đến hành động hơn.
Động viên: Các chuyên gia nhân sự cho rằng mức độ tình cảm
của mỗi cá nhân hay tập thể với người quản lý sẽ xác định công
suất làm việc của cá nhân hay tập thể đó. Mọi thứ sẽ càng trở
nên lý tưởng hơn, nếu có sự hợp tác trọn vẹn của tất cả những
cá nhân hay tập thể có ảnh hưởng trực tiếp tới quy trình thay đổi,
giúp cho các nhà quản lý có một nhận thức sâu rộng và mối quan
hệ tốt đẹp với các tập thể và nhân viên trong công ty.
Phát triển nhân viên: Phát triển con người nên được coi là mục
tiêu hàng đầu của các công ty. Việc phát triển đội ngũ nhân viên
hiện tại trong suốt thời gian chuyển tiếp còn giữ vai trò thiết thực
hơn, vì nó sẽ ảnh hưởng lâu dài đến tương lai và lợi ích của công
ty.
Đánh giá và Phân tích: Các nhà quản lý không chỉ có trách
nhiệm theo dõi, đánh giá và phân tích cả các quy trình diễn ra sự
thay đổi, mà còn phải kiểm tra từng cá nhân trong công ty. Mỗi
nhân viên đều phải biết rõ về những thay đổi trong công việc hiện
tại của họ, đồng thời họ cũng cần được hướng dẫn để có thể
thực thi các công việc, nhiệm vụ mới. Ngoài ra, nhân viên của
bạn cũng phải được tạo điều kiện và thời gian để điều chỉnh các
mục tiêu cá nhân, cải thiện hoạt động và thích nghi với vị trí mới
của họ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_nang_quan_ly_su_thay_doi_cua_nha_quan_ly_5186.pdf