Kỹ năng nhớ

 viên phải vừa nhớ thông tin bằng 1 ngôn ngữ và dịch nó ra thành một ngôn

ngữ khác).Tuy nhiên, thông tin này sẽ nhanh chóng biến mất trừ khi chúng ta cố

gắng lưu giữ lại một cách có ý thức. Trí nhớ ngắn hạn là bước cần thiết đi đến

giai đoạn tiếp theo, trí nhớ dài hạn. Sự chuyển thông tin đến vùng trí nhớ dài hạn

để nhớ được lâu hơn có thể được kích hoạt và cải thiện bằng cách lặp lại thông tin

đó, hoặc hiệu quả hơn nữa, bằng cách gắn thông tin đó với một ý nghĩa hoặc

những kiến thức có sẵn. Động lực cũng là một điều quan trọng, khi thông tin liên

quan đến một điều quan trọng của chúng ta, nó sẽ dễ được lưu vào bộ nhớ dài hạn

hơn.

Não có khả năng giữ lại các thông tin từ môi trường xung quanh trong một

thời gian ngắn. Đó là bước đầu mã hóa các tín hiệu hướng tâm dưới dạng các

xung thần kinh. Nếu không được chọn lọc và củng cố thì các thông tin ban đầu sẽ

biến mất một cách nhanh chóng trong vài giây. Ngược lại, nếu não ưu tiên dành

cho các xung hướng tâm một sự tập trung nhất định và tuyển chọn chúng, sẽ xảy

ra các hiện tượng tiếp theo, chúng được lưu lại thêm vài phút nữa để thử thách

dưới dạng trí nhớ trung gian. Sau khi xem xét và so sánh kỹ lưỡng, não sẽ dựa

vào mức độ cần thiết và quan trọng của kích thích mà cố định nó dưới dạng trí

nhớ dài một cách chắc chắn. Nếu không, các kích thích ban đầu sẽ mờ dần không

thể tái hiện lại được.

pdf18 trang | Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 10/12/2023 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kỹ năng nhớ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn công và không hề dễ. Do đó, tôi xin đề xướng một phương pháp nhớ số dựa trên đặc thù của tiếng Việt, tạm gọi là kỹ năng NSV (nhớ số Việt): Đầu tiên, gán cho mỗi chữ số một kí tự trong bảng chữ cái và ở đây, tôi chọn mỗi chữ cái ứng với mỗi chữ số là chữ cái đầu tiên của chữ mà ta đọc thành từ số. Ví dụ: 1 đọc là “một” nên chữ cái gắn với số 1 là “m”. Riêng số “3”, ta gắn là chữ “a” vì nếu dùng chữ “b” sẽ bị trùng do “ba”, và “bốn”, bảy đều bắt đầu bằng chữ “b” ( “a” là chữ cái tận cùng của chữ “ba”). Cũng với một lý do tương tự, ta gắn số 7 với chữ “y” vì “ba”, và “bốn”, bảy đều bắt đầu bằng chữ “b” ( “y” là chữ cái tận cùng của chữ “bảy”). Như vậy, các chữ số từ 0-9 được gán như sau: Chữ số Chữ cái 0 K 1 M 2 H 3 A 4 B 5 N 6 S 7 Y 8 T 9 C và ta sử dụng các chữ cái này để tạo thành câu, thơ, Ví dụ: để nhớ 19-5-1890 là sinh nhật Bác Hồ, ta thực hiện các bước sau: 1.Ghi ra các chữ cái đại diện cho mỗi chữ số: M C N M T C K 2. Viết thành một câu có ý nghĩa: Một Cây Nấm Mọc Trong Cây Khế Khi phải ghi nhớ một chuỗi sự kiện kèm mốc thời gian, ta có thể kết hợp cách trên với việc tạo câu có ý nghĩa gần với sự kiện. VÍ DỤ 2 Chiến tranh thế giới. Nhớ các chuỗi sự kiện: 7 - 1943: Phát xít Ý sụp đổ 9-5-1945: Đức ký văn bản đầu hàng vô điều kiện 6-8-1945: Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma làm 8 vạn người chết 15-8-1945: Nhật đầu hàng vô điều kiện thực hiện 1.Ghi ra các chữ cái đại diện cho mỗi chữ số: Y M C B A C N M C B N S T M C B N M N T M C B N 2.Ta viết thành: Ý mới chết bởi ai, (Phát xít Ý mới sụp đổ) có người mạnh chịu bại nữa (Đức – người mạnh, thua nên phải kí văn bản đầu hàng vô điều kiện) Sau thì Mỹ cho bom Nhật (Mỹ ném bom Nhật) Mốt Nhật thảm mà chịu bên này (Nhật thảm quá nên đành đầu hàng vô điều kiện)  TƯ DUY Các phương pháp tư duy đều hữu dụng trong việc trợ giúp trí nhớ. VÍ DỤ Ghép lò xo (Vật lý 12). Ta có thể so sánh điều cần nhớ với một điều khác để nhớ. Chẳng hạn: trước đây, ta từng học công thức ghép điện trở: Ghép nối tiếp: ; Ghép song song: Và bây giờ, ta được học công thức ghép lò xo (vật lý 12) như sau: Ghép nối tiếp: ; Ghép song song Thì ta có thể nhớ công thức ghép lò xo bằng cách nhớ: “ghép lò xo ngược với ghép điện trở”.  Ví dụ 2 [cụ thể hóa]: hàm lồi, lõm. Để nhớ thế nào là hàm lồi, hàm lõm, một số người thường nhớ rằng là hàm lồi. Ta thấy . Như vậy, ta nhớ lại ngay, hàm lồi là hàm có đạo hàm cấp hai lớn hơn hoặc bằng 0. Ví dụ 3 [mô phỏng lại từ video How to speed up chemical reactions (and get a date) - Aaron Sams – Ted Edu]: để nhớ được 5 cách làm tăng tốc độ của một phản ứng hóa học, một nhà hóa học đã hồi tưởng lại ngày cô có cuộc hẹn dạ tiệc khiêu vũ khi còn là học sinh cấp III: say mê ngồi tự học vào giờ nghỉ, cô không để ý thời gian và sắp bị trễ học và cũng không biết rằng Harold đang ở ngay lối rẽ và cũng sắp trễ giờ. Tiếng trống vang lên. Cả hai vội vã chạy vào lớp và khi đến ngã rẽ thì cả hai va thẳng vào nhau, mạnh đến nỗi sách vở trên tay hai người rơi hết xuống đất. "Mình xin lỗi," anh ta nói. "Để mình giúp bạn." rồi tử tế giúp cô nhặt lại sách của mình, lịch sự tỏ ý cùng cô vào lớp. Chính nhờ cuộc va chạm đó, lửa tình đã nhen nhóm và bốc lên giữa hai người, họ rủ nhau đi dạ tiệc khiêu vũ năm ấy. Vậy, từ ví dụ này chúng ta có thể thấy: chìa khóa để có một cuộc hẹn dạ tiệc khiêu vũ đó là đâm sầm vào một ai đó và làm rơi sách khỏi tay người đó. Nhưng không phải cuộc va chạm nào cũng dẫn đến cuộc hẹn dạ tiệc. Các cuộc va chạm phải có hai đặc điểm quan trọng: một là phải đúng hướng để làm rơi sách khỏi tay người đó, hai là, phải đủ năng lượng để làm rơi sách xuống. Tương tự như vậy, để phản ứng xảy ra nhanh chóng: - Đầu tiên, chúng ta cần làm hẹp kích thước hành lang lại. Điều này sẽ làm việc di chuyển an toàn trong hành lang khó khăn hơn, gây ra nhiều cuộc va chạm hơn so với trong hành lang rộng hơn. Nhờ tăng số cuộc va chạm, chúng ta làm tăng xác suất cuộc va chạm xảy ra theo đúng hướng và đủ năng lượng để tạo ra cuộc hẹn đến dạ tiệc khiêu vũ. Và bây giờ, nói theo ngôn ngữ Hóa học, điều này giống như việc làm giảm thể tích bình phản ứng hoặc hỗn hợp phản ứng. Làm như vậy, các hạt sẽ đến gần nhau hơn, và nhiều cuộc va chạm xảy ra hơn. Nhiều cuộc va chạm hơn nghĩa là xác suất xảy ra nhiều cuộc va chạm có năng lượng và cấu hình phù hợp hơn. - Thứ hai, ta tăng tổng số học sinh toàn trường lên. Nhiều học sinh hơn tức là sẽ có nhiều cuộc va chạm hơn. Bằng cách tăng số lượng hạt cho cuộc va chạm, chúng ta tạo ra môi trường để có thể xảy ra nhiều cuộc va chạm hơn. - Thứ ba, chúng ta phải giảm thời gian nghỉ giữa các tiết học. Chúng ta hãy giảm nó xuống một nửa đi. Làm như vậy, học sinh sẽ cần phải di chuyển nhanh hơn để đi từ lớp này sang lớp tiếp theo. Tăng vận tốc sẽ đảm bảo cho các cuộc va chạm có năng lượng phù hợp cần thiết để làm rơi sách. Điều này tương tự như việc tăng nhiệt độ của hỗn hợp phản ứng. Nhiệt độ cao hơn nghĩa là các hạt sẽ di chuyển nhanh hơn. Các hạt di chuyển nhanh hơn nghĩa là nhiều năng lượng hơn, và xác suất xảy ra va chạm trong phản ứng lớn hơn. - Thứ tư, các học sinh không được đi thành từng cụm. Đi thành từng cụm nghĩa là các học sinh ở bên ngoài cụm sẽ ngăn những bạn ở giữa thực hiện bất kỳ cuộc va chạm nào. Bằng cách tách nhau ra, mỗi học sinh sẽ có nhiều diện tích tiếp xúc hơn để sẵn sàng cho một cuộc va chạm. Khi các hạt dính thành cụm, diện tích bề mặt rất nhỏ, và chỉ những hạt bên ngoài mới có thể va chạm.Tuy nhiên, nhờ tách các cụm này ra thành các hạt đơn lẻ, tổng diện tích bề mặt tăng lên, và mỗi hạt làm lộ ra bề mặt có thể phản ứng. - Cách thứ 5: chúng ta thuê một bà mối. Va vào nhau và làm rơi sách thì thật quá bạo lực nên ta tìm cách để có cuộc hẹn mà cần ít năng lượng khởi đầu hơn. Và bà mối sẽ giúp chuyện này. Bà mối sẽ giúp cặp đôi gặp nhau dễ dàng hơn bằng cách sắp xếp một buổi xem mắt. Bà mối của chúng ta giống như một chất xúc tác. Các chất xúc tác hóa học giúp làm giảm năng lượng hoạt hóa, hay nói cách khác là làm giảm năng lượng cần thiết để bắt đầu phản ứng. Chúng thực hiện điều này bằng cách mang hai chất đến gần nhau và định đúng hướng cho chúng trong không gian để cả hai có thể gặp nhau với cấu hình phù hợp và cho phép phản ứng xảy ra. Cuối cùng, khi bạn nghĩ là bạn đã nhớ được điều cần nhớ, hãy thử nhắm mắt và vẽ lại hoặc nhẩm lại trong đầu toàn bộ những gì mình vừa học hoặc tự đặt, tự trả lời các câu hỏi về những điểm chính của bài xem bạn đã nhớ được hết những điều cần thiết chưa. Nếu chưa thuộc phần nào thì hãy ghi nhận phần chưa thuộc mở tài liệu ra coi lại chỗ chưa thuộc và học tiếp. Và đừng quên rằng: Bên cạnh việc thành lập các phản xạ mới cũng xảy ra quá trình ức chế phản xạ, nếu phản xạ đó không còn cần thiết đối với đời sống. Do đó, nếu bạn muốn kiến thức không bị lãng quên đi dần với thời gian thì nên ôn tập, củng cố kiến thức đều đặn. Hệ thống hóa những điều cần nhớ và kết hợp cái mới với những gì đã học để củng cố kiến thức, giải thích các sự việc, hiện tượng, hay nói cách khác, sắp xếp những gì đã học cho có hệ thống và tập suy tư để ra vào hệ thống đó cách thường xuyên là đều tối cần thiết cho việc cải thiện trí nhớ cũng như sử dụng hiệu quả những điều đã nhớ. Chỉ có bộ óc của con người mới phát huy được tất cả những cái hay, cái mới và phát huy mãi mãi chứ không phải những điều đã ghi nhớ. Tài liệu tham khảo: 1. vi.wikipedia.org/wiki/Trí_nhớ 2. bài giảng Vật lý 12 – Lê Tấn Hậu – THPT. Nguyễn Hữu Huân – TP.HCM 3. Nâng cao và phát triển toán 8 – Vũ Hữu Bình – NXB Giáo Dục 2006. 4. Bài giảng giải phẫu học – ĐH Y Hà Nội – NXB. Y học. 5. Bài giảng giải phẫu & Sinh lý người – Phạm Văn Hạp – Phạm Thị Mười Ba – trường Đại học Đồng Tháp – khoa Sinh học. Và một số bài viết trên mạng khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_nang_nho.pdf